Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang

Cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris Gray, 1866) tên thường gọi cá heo

Irrawaddy [11, 12] là loài thú biển quý hiếm. Theo Danh lục Đỏ IUCN, cá heo Ông Sư

được xếp vào bậc sẽ nguy cấp (VU) [13] và là đối tượng được bảo tồn tại Việt Nam [8].

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang với nhiều hệ sinh thái đặc trưng có giá trị

đa dạng sinh học cao, có tiềm năng về giá trị bảo tồn, với tổng diện tích là 1.188.105

ha, có diện tích mặt biển lớn [3]. Sự phân bố của loài cá heo Ông Sư ở vùng biển

quần đảo Bà Lụa thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được ghi nhận trong các

nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga [4, 5, 6, 7] và Viện Sinh học Nhiệt

đới [2]. Đây là sinh cảnh thuận lợi cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm

bảo tồn và phát triển quần thể cá heo Ông Sư.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá heo

Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang từ năm 2003 đến năm 2013 của

Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 6

Trang 6

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 7

Trang 7

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5920
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang

Một số đặc điểm sinh học loài cá heo Ông sư (Orcaella Brevirostris Gray, 1866) ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 11
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÁ HEO ÔNG SƯ 
(Orcaella brevirostris Gray, 1866) Ở VÙNG BIỂN 
QUẦN ĐẢO BÀ LỤA, KIÊN GIANG 
CÙ NGUYÊN ÐỊNH (1), NGUYỄN THỊ NGA (1), MUKHAMETOV L. M.(2), BÙI LAI (3) 
1. MỞ ĐẦU 
Cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris Gray, 1866) tên thường gọi cá heo 
Irrawaddy [11, 12] là loài thú biển quý hiếm. Theo Danh lục Đỏ IUCN, cá heo Ông Sư 
được xếp vào bậc sẽ nguy cấp (VU) [13] và là đối tượng được bảo tồn tại Việt Nam [8]. 
Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang với nhiều hệ sinh thái đặc trưng có giá trị 
đa dạng sinh học cao, có tiềm năng về giá trị bảo tồn, với tổng diện tích là 1.188.105 
ha, có diện tích mặt biển lớn [3]. Sự phân bố của loài cá heo Ông Sư ở vùng biển 
quần đảo Bà Lụa thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được ghi nhận trong các 
nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga [4, 5, 6, 7] và Viện Sinh học Nhiệt 
đới [2]. Đây là sinh cảnh thuận lợi cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm 
bảo tồn và phát triển quần thể cá heo Ông Sư. 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá heo 
Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang từ năm 2003 đến năm 2013 của 
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris, Gray, 
1866)1 thuộc họ cá heo Delphinidae, phân bộ Cá voi có răng Odontoceti, bộ Cá voi 
Cetacea, lớp động vật có vú Mammalia. 
Tên tiếng Anh: Irrawaddy dolphin 
Tên tiếng Nga: Иравадийский дельфин 
Tên tiếng Việt: Cá heo Ông Sư [1]; Cá nược Minh Hải [8]. 
- Địa điểm nghiên cứu: Vùng biển thuộc quần đảo Bà Lụa, huyện Kiên Lương, 
tỉnh Kiên Giang. 
1Các nghiên cứu cá heo ở biển Đông Việt Nam của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
được thực hiện theo Công văn số 339/CP - NN ngày 27/3/2003 của Chính phủ về việc đánh 
bắt cá heo phục vụ nghiên cứu khoa học; Công văn số 4082/BNN KHCN ngày 08/12/2010 
của Bộ NN&PTNT về việc cho phép nghiên cứu đánh bắt cá heo tại tỉnh Kiên Giang. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Xác định loài theo các tài liệu được công bố bởi các tác giả Carwardine M., 
2000 [11]; Jefferson T.A. et al, 1993 [12]. 
- Quây bắt cá heo Ông Sư bằng ca nô Yamaha (công suất 200 CV, vận tốc 60 - 80 
km/h), thuyền cao su và lưới chuyên dụng (10 m x 800 m). 
- Khảo sát các đặc điểm hình thái bên ngoài của cá heo Ông Sư theo các chỉ 
tiêu: Kích cỡ, hình dáng, khối lượng thân; màu sắc, đặc điểm trên thân; vây lưng, 
vây ngực, đuôi 
- Giải phẫu cá heo (mẫu cá heo chết thu được) để ghi nhận hình ảnh bên trong, 
mô tả đặc điểm giải phẫu và một số cơ quan nội tạng cá heo [9]. 
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Ecxel 2003 và SPSS 16.0. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Một số đặc điểm hình thái cá heo Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa 
Kết quả quan sát 24 cá heo Ông Sư quây bắt được tại vùng biển quần đảo Bà 
Lụa, Kiên Giang, cho thấy cá heo Ông Sư có một số đặc điểm hình thái nổi bật sau: 
Thân hình thoi xuôn dần về phía đuôi. Đầu tù, trán hơi nhô trông như trái dưa 
lớn, mõm ngắn. Răng nhỏ, đồng dạng và thưa, chỉ hơi nhú khỏi hàm. Vây lưng nhỏ, 
ngắn, có hình tam giác, đỉnh tù và nằm gần về phía đuôi. Cặp vây ngực hình thìa, 
nhọn. Vây đuôi hình bánh lái, nằm ngang, hai thùy đối xứng. Cơ thể màu xám đến 
xám xanh, xám đen, bụng có màu nhạt hơn, da trơn bóng. Có một lỗ thở hình chữ U, 
mở về phía trước. Mắt nhỏ (hình 1 - 4). 
Hình 1. Đầu cá heo Ông Sư Hình 2. Vây lưng của cá heo Ông Sư 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 13
Hình 3. Vây ngực của cá heo Ông Sư Hình 4. Đuôi của cá heo Ông Sư 
Kết quả nghiên cứu một số chỉ số hình thái của cá heo Ông Sư tại vùng biển 
quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang, được trình bày trong bảng 1 và bảng 2. 
Bảng 1. Đặc điểm hình thái của cá heo Ông Sư trưởng thành (100 kg - 122 kg) 
Chỉ tiêu theo dõi Cỡ mẫu (N) 
Giá trị 
nhỏ nhất
Giá trị 
lớn nhất
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Khối lượng (kg) 19 100 122 111,6 6,9 
Dài thân (cm) 19 203 226 214,3 7,8 
Vòng đầu (cm) 19 74 86 79,2 4,1 
Vòng ngực (cm) 19 97 113 104,4 5,2 
Vòng bụng (cm) 19 98 111 103,7 3,7 
Vòng cuống đuôi (cm) 19 25 28 26,1 0,9 
Dài từ đầu đến vây lưng (cm) 19 100 117 109,1 5,1 
Dài từ vây lưng đến đuôi (cm) 19 79 100 89,7 5,2 
Dài vây lưng (cm) 19 13 18 15,5 1,4 
Cao vây lưng (cm) 19 4 8 6,5 1,3 
Dài vây ngực (cm) 19 34 41 38,3 2,1 
Rộng vây ngực (cm) 19 16 20 17,3 1,5 
Dài đuôi (cm) 19 16 25 19,4 2,5 
Rộng đuôi (cm) 19 52 68 61,4 4,4 
Số răng hàm trên 19 28 34 31,6 1,9 
Số răng hàm dưới 19 26 32 29,1 1,7 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 14
Qua bảng 1 và hình 1 ÷ 4 cho thấy các kết quả ghi nhận được về đặc điểm sinh 
học của cá heo Ông Sư vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang phù hợp với các 
công trình đã công bố [10, 11, 12] về loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris). 
Cá heo trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 210 cm. Khối lượng 
khoảng 100 kg - 130 kg. Các tỉ lệ kích cỡ của cá heo Ông Sư cho thấy không có sự 
khác biệt giữa cá đực và cá cái. 
Về hình dạng bên ngoài, cá heo Ông Sư khá giống với cá heo Beluga 
(Delphinapterus leucas). Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về di truyền cho 
thấy họ hàng gần nhất của nó có thể là cá heo Sát thủ (Orcinus orca) [10, 14]. 
Bảng 2. Đặc điểm hình thái của cá heo Ông Sư nhỏ (50 kg - 65 kg) 
Chỉ tiêu theo dõi Cỡ mẫu (N) 
Giá trị 
nhỏ nhất
Giá trị 
lớn nhất
Giá trị 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Khối lượng (kg) 5 50 65 56,0 6,5 
Dài thân (cm) 5 161 175 167,6 5,8 
Vòng đầu (cm) 5 62 68 66,0 2,5 
Vòng ngực (cm) 5 78 87 81,6 3,5 
Vòng bụng (cm) 5 73 84 78,4 4,4 
Vòng cuống đuôi (cm) 5 19 23 21,4 1,7 
Dài từ đầu đến vây lưng (cm) 5 84 96 88,2 5,5 
Dài từ vây lưng đến đuôi (cm) 5 65 70 67,4 2,3 
Dài vây lưng (cm) 5 11 13 12,0 0,7 
Cao vây lưng (cm) 5 5 8 5,6 1,3 
Dài vây ngực (cm) 5 27 33 29,2 3,0 
Rộng vây ngực (cm) 5 10 15 12,6 1,9 
Dài đuôi (cm) 5 16 20 18,2 1,5 
Rộng đuôi (cm) 5 45 50 46,6 2,1 
Số răng hàm trên 5 26 28 26,8 1,1 
Số răng hàm dưới 5 20 24 22,0 2,0 
Cá heo Ông Sư trưởng thành và cá nhỏ đều có cặp vây ngực khá to, độ dài vây 
ngực bằng khoảng 1/6 chiều dài thân. Cấu tạo như vậy của vây cùng với đuôi to 
khỏe và da trơn bóng giúp chúng dễ dàng bơi, đổi hướng với tốc độ cao trong môi 
trường nước. Cá heo Ông Sư có cổ khá linh hoạt, có thể gập, lắc dễ dàng. Cá heo có 
vây lưng nhỏ nằm gần về phía đuôi, tỷ lệ chiều dài từ đầu tới vây lưng bằng 1,2 - 1,3 
lần chiều dài từ vây lưng đến đuôi. Đây có thể được xem là một trong các chỉ số 
định loại cá heo Ông Sư. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 15
Cơ quan sinh sản của cá heo ở phần dưới của cơ thể. Cá heo đực có 2 khe, một 
khe chứa dương vật và một khe chứa hậu môn. Cá heo cái có một khe chứa cả âm 
vật và hậu môn. Ở cá cái hai vú ở hai bên khe chứa bộ phận sinh dục. Các kết quả 
thu được này phù hợp với các công trình đã công bố về loài cá heo Ông Sư [11, 12]. 
3.2. Một số đặc điểm giải phẫu cá heo Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa 
Kết quả giải phẫu mẫu xác cá heo cái nặng 115 kg thu ngày 25/3/2008 tại vùng 
biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang (Cá chết do mắc vào lưới đánh cá của ngư dân), 
được trình bày ở bảng 3, hình 5 ÷ 8. 
Bảng 3. Một số đặc điểm giải phẫu của cá heo Ông Sư 
Một số bộ phận 
cơ thể cá heo Đặc điểm, kích cỡ 
Vây Vây đuôi, vây lưng không có xương. Vây ngực có xương, có đốt như xương bàn tay người. 
Mắt Mắt một mí, không có lông mi, dài 3 cm. Hai mắt trong, tròng mắt màu nâu xám. 
Khoang miệng 
Vòm miệng rắn chắc, màu xám; lưỡi hơi trắng hồng có những 
đốm nhỏ màu hơi đỏ. 
Các răng đồng dạng, thưa nhau, chỉ hơi nhú 1 - 3 mm. Răng 
có đường kính khoảng 2mm. Dài 1,5 - 2,5 cm. Có 32 răng 
hàm trên và 30 răng hàm dưới. 
Các mô dưới da 
Có lớp mỡ dày 1 - 3 cm bao quanh thân (trừ vây lưng, vây 
ngực và đuôi). 
Các cơ, thịt có màu đỏ đậm 
Tim Tim có dạng hình tròn, màu đỏ, nặng 360 g (hình 5). 
Phổi Phổi lớn, hai bên phổi cân đối, màu hồng, mỗi bên nặng 1,5 kg (hình 6). 
Lá lách Hình tròn nhỏ, màu đỏ tía, nặng 20 g 
Gan Bề mặt gan trơn láng, màu nâu đen, nặng 2 kg. 
Thận 
Thận có hình dáng, kích cỡ, cấu tạo hoàn toàn khác thận của 
động vật có vú trên cạn. Có 2 thận to, phân thùy, các lớp tiểu 
thùy thì tươi sáng, nhu mô cứng, có màu đỏ hơi xám, mỗi thận 
nặng 300 g (hình 7). 
Dạ dày 
Dạ dày có cấu tạo 2 ngăn: Một ngăn có dạng trái tim, mặt bên 
trong màu trắng nối với thực quản; ngăn còn lại nhỏ hơn có 
hình hạt đậu, có bề mặt màu đỏ tía, nhiều dịch, trơn láng, nối 
xuống ruột (hình 8). Dạ dày nặng 1,5 kg 
Ruột Ruột dài 20 m, nặng 4 kg 
Bàng quang Bàng quang nhỏ, chứa nước tiểu màu vàng sáng 
Cơ quan sinh dục 
Cá cái có tử cung bình thường, dài 10 cm. 
Hai buồng trứng có kích cỡ giống nhau, hình ô van dài 4 cm, 
rộng 1 cm, nhu mô cứng, màu trắng. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 16
Hình 5. Tim của cá heo Ông Sư Hình 6. Phổi của cá heo Ông Sư 
Hình 7. Thận của cá heo Ông Sư Hình 8. Dạ dày của cá heo Ông Sư 
Kết quả mô tả ở bảng 3 và hình 5 ÷ 8 cho thấy, cá heo Ông Sư có phổi lớn 
tăng khả năng lặn cho cá, thận to phân thùy giúp cá heo tiết kiệm nước và tăng sự 
bài tiết muối dư thừa, có lớp mỡ dày quanh thân. 
Ngoài ra, cá heo Ông Sư mang nhiều đặc điểm giải phẫu giống với động vật 
móng guốc, nhai lại như độ dài ruột cá heo Ông Sư gấp khoảng 10 lần chiều dài cơ 
thể, dạ dày chia ngăn... Điều này có thể gợi mở về nguồn gốc tiến hóa của họ cá heo. 
4. KẾT LUẬN 
- Kết quả nghiên cứu 24 cá thể cá heo Ông Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên 
Giang cho thấy chúng có các đặc điểm hình thái tương đồng với các cá thể cá heo 
Orcaella brevirostris tại các khu vực phân bố khác đã được mô tả. 
- Nghiên cứu này đã cung cấp một số số liệu về đặc điểm giải phẫu cá heo Ông 
Sư ở vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang. Đây là kết quả nghiên cứu mới về đặc 
điểm sinh học loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris) ở biển Việt Nam. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yết, Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt 
Nam, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2009. 
2. Hoàng Minh Đức, Vũ Ngọc Long, Ghi nhận mới về loài cá heo Irrawaddy tại 
khu vực quần đảo Bà Lụa, Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Tạp chí Môi 
trường, 11/2011. 
3. Lương Thanh Hải, Tổng quan về Bảo tồn và Phát huy giá trị khu DTSQ Kiên 
Giang, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Bảo tồn và Phát huy các giá trị khu DTSQ 
Kiên Giang, Phú Quốc, Nxb. Nông nghiệp, 2012. 
4. Nguyễn Thị Nga, Mukhametov L.M.,và cs, Nghiên cứu khả năng đánh bắt, 
thuần dưỡng cá heo biển Đông Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài E 3.3 TTNÐ 
Việt - Nga, 2006 - 2008. 
5. Nguyễn Thị Nga, Mukhametov L. M., và cs., Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ 
đánh bắt, thuần dưỡng, huấn luyện cá heo biển Đông Việt Nam, Báo cáo kết 
quả đề tài E 3.5 TTNÐ Việt - Nga, 2012. 
6. Nguyễn Thị Nga và cs., Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ quây bắt, thuần 
dưỡng, huấn luyện cá heo biển Đông Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài cấp Sở 
KHCN Tp. Hồ Chí Minh, 2005. 
7. Nguyễn Thị Nga và cs., Đánh bắt, thuần hóa, huấn luyện cá heo biển Đông 
Việt Nam phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, kinh tế và bảo vệ nguồn lợi, 
Báo cáo kết quả Dự án cấp Sở KHCN Tp. Hồ Chí Minh, 2009. 
8. Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn: Về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt 
chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. 
9. Trần Thanh Tòng, Thực tập động vật có xương sống, Nxb. ĐHQG Tp. Hồ Chí 
Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2006. 
10. Arnold P. W., Irrawaddy dolphin - Orcaella brevirostris, In: Encyclopedia of 
marine mammals (Perrin W. F., Wursig B., Thewissen J. G. M. (eds.)) 
Academic Press, San Diego, 2002, p.652-654. 
11. Carwardine M., Whales Dolphins and porpoises, Dorling Kindersley Limited, 
London, 2000, p.222-223. 
12. Jefferson T. A., Leatherwood S., Webber M. A., Marine mammals of the 
world, FAO species identification guide, Rome, FAO, 1993, p.118-119. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015 18
13. Reeves R. R., Jefferson T. A., Karczmarski L., Laidre K., O’Corry-Crowe G., 
Rojas-Bracho L., Secchi E. R., Slooten E., Smith B. D., Wang J. Y. and Zhou K. 
(2008), Orcaella brevirostris, The IUCN Red List of Threatened Species. 
Version 2014.2. 
14. Rice D. W., Marine mammals of the world: Systematics and distribution, 
Society for Marine Mammalogy, Special Publication Number 4 (Wartzok D, 
ed.), Lawrence, KS. USA, 1998. 
SUMMARY 
SEVERAL BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF IRRAWADDY 
 DOLPHINS (Orcaella brevirostris Gray, 1866) IN 
BA LUA ISLANDS,KIEN GIANG PROVINCE 
In this document, we focus on the results of the 10 years Vietnam - Russia 
Tropical Center’s study on some biological characteristics of Irrawaddy dolphins 
(Orcaella brevirostris) which are in the IUCN Red List of threatened species in 
Vietnam. Several biological characteristics such as: shape, size, weight and 
anatomical features of Irrawaddy dolphins (Orcaella brevirostris) in Ba Lua 
Islands, Kien Giang are defined. These are the first research results obtained in 
Vietnam for the purposes of the species conservation and development. 
Từ khóa: Cá heo Irrawaddy, cá heo Ông Sư, hình thái, giải phẫu, quần đảo Bà 
Lụa, Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, Orcaella brevirostris, Irrawaddy dolphin, 
morphology, anatomy, Ba Lua Islands, Kien Giang Biosphere Reserves. 
Nhận bài ngày 12 tháng 12 năm 2014 
Hoàn thiện ngày 12 tháng 5 năm 2015 
(1) Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
(2) Viện Các vấn đề Sinh thái & Tiến hóa, Viện HLKH LB Nga 
(3) Viện Sinh học Nhiệt đới 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_sinh_hoc_loai_ca_heo_ong_su_orcaella_breviro.pdf