Khóa luận Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn một số thôn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai Việt Nam chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng
còn lại ba phần tư diện tích là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn
chung là hạn hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất lại tăng cao cả về số lượng
và chất lượng, điều này tạo ra sức ép rất lớn đối với công tác quản lý, sử dụng
đất đai cả ở cấp quốc gia nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Chính vì
vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác và sử dụng một
cách hợp lý, thông minh, sáng tạo, sử dụng đất tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội
đồng thời bẫn bảovệ được đất đai, bảo vệ được môi trường, ổn định chế độ
chính trị và giữ vững được an ninh, quốc phòng.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vị trí đặc biệt trong
quá trình quản lý đất đai của nhà nước, xác lập mối quan hệ pháp lý về quyền
sử dụng đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất, không những đảm bảo
sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử
dụng, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh và cũng là cơ
sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước.
Hoạt động của thị trường Bất động sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, góp
phần tăng trưởng kinh tế, để thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải tiến hành nghiêm túc.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Đình Thi, tôi tiến hành
xây dựng và thực hiện đề tài: "Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn một số thôn xã Quang Sơn, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.2
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm được quá trình thực hiện kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn ba thôn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Quang Sơn,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp
GCNQSDĐ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
- Đưa ra những đề xuất, các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác
cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tài liệu, số liệu sử dụng thực hiện đề tài đảm bảo đúng và chính xác.
- Sản phẩm hoàn thành đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thái Nguyên.
- Các đề xuất giải pháp đưa ra có tính khả thi phù hợp với điều kiện, tình
hình thực tế tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng
cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên
bước đầu tiếp cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai. Nắm vững những quy
định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung
ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ.
- Đối với thực tiễn:Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy
được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ
đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình
thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công
tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn một số thôn xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
243 hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong địa bàn 3 thôn của xã với tổng diện tích là 768.862,3 m2. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 O N T O N T+ C LN C LN LU C N TS Diện tích Diện tích m2 Loại đất Tỷ lệ % cấp đổi theo loại đất ONT ONT+CLN CLN LUC NTS 25,3% 36,3% 12,8% 14,7 % 10,9% 47 Trong đó đất ở tại nông thôn và đất trồng cây lâu năm là 108 thửachiếm 36,3% với diện tích cấp mới lớn nhất 278.758,3m2. Thứ hai là đất ở tại nông thôn là 94 thửa với diện tích 194.580,1 m2 chiếm 25,3%. Thứ ba là đất đất chuyên trồng lúa nước là 49 thửa với diện tích 112.876,4 m2 chiếm 14,7%, tiếp đến là đất trồng cây lâu năm là 55 thửa với diện tích 98.078,0 m2 chiếm 12,8%, thấp nhất là đất rừng sản xuất là 25 thửa vớ diện tích 84.569,5 m2 chiếm 10,9 %. Trong quá trình cấp mới GCNQSDĐ còn gặp nhiều khó khăn, như người dân tự trao đổi ruộng cho nhau nên khó trong việc xác minh nguồn gốc, nên nhiều tình trạng đất trống, bỏ hoang, ranh giới không rõ ràng, một số hộ dân không xác định được diện tích đất của mình ngoài thực địa vì thế đã gây cho đơn vị đo đạc nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dẫn đến có sự sai sót lớn khi tiến hành lập hồ sơ đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất và để đảm bảo cho việc cấp GCNQSDĐ kịp thời khách quan, UBND xã Quang Sơn cần đưa ra thông báo với các hộ ra nhà văn hóa thôn, tự nguyện kê khai phối hợp với tổ công tác để hoàn thiện hồ sơ một cách chính xác và đúng theo quy định của Pháp Luật. 4.4.4. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận Bảng 4.6. Kết quả các trường hợp vướng mắc Các trường hợp vướng mắc Số hộ vướng mắc Diện Tích (m2) Tỷ lệ % Bìa thế chấp ngân hàng 20 36.662,7 47,2 Tranh chấp 8 6.878,5 8,9 Đang thu hồi 22 10.762,8 13,8 Đất quỹ 11 4.758,5 6,1 Sai mục đích 7 6.247,5 8,0 Sai diện tích 7 10.958,8 14,1 Trường hợp khác 9 1.485,5 1,9 Tổng 84 77.754,3 100 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) 48 Hình 4.5. Hiện trạng diện tích và tỷ lệ theo các trường hợp vướng mắc (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Trong giai đoạn thực hiện kê khai đăng kí cấp GCN có tổng số 84 hộ gia đình cá nhân, vi phạm không được cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 77.754,3 m2. Trong số các nguyên nhân không được cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ thì nguyên nhân Bìa thế chấp ngân hàng là nguyên nhân lớn nhất với 20 hộ gia đình, có diện tích 36.662,7 m2 chiếm 47,2%. - Thứ hai là sai diên tích với 7 hộ, có 10.958,8 m2 chiếm 14,1%. - Thứ ba làdo đang thu hồi với 22 hộ gia đình, có diện tích 10.762,8 m2 chiếm 13,8%. Do thu hồi đền bù, giải phòng mặt bằng diễn ra mạnh nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng . Vì vậy gây khó khăn nhất định trong quá trình kê khai và hoàn thiện hồ sơ.Tranh chấp với 8 hộ có diện tích 6.878,5m2 42,7% 8,9% 13,8% 6,1% 8,0% 14,1% 1,9% Tỷ lệ % Bìa thế chấp ngân hàng Tranh chấp Đang thu hồi Đất quỹ Sai mục đích Sai diện tích Trường hợp khác 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Diện tích theo các trường hợp vướng mắc Diện tích m2 Trường hợp 49 chiếm 8.9 %, sai mục đích với 7 hộ có diện tích 6.247,5 m2 chiếm 8,0%. Còn đất quỹ, trường hợp khác chiếm ít không đáng kể. Bảng 4.7. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp GCNQSD đất bị vướng mắc theo loại đất trên địa bàn 3 thôn STT Loại đất Số TH vướng mắc Diện tích Tỷ lệ % 1 ONT 22 3.640,0 5,2 2 ONT+CLN 19 38.479,9 54,5 3 LUC 22 9.026,1 12,8 4 LUK 34 7.730,2 10,9 5 BHK 25 10.219,2 14,5 6 CLN 2 989,2 1,4 7 NTS 1 465,6 0,7 Tổng 125 70.550,2 100 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Qua bảng trên ta thấy: - Loại đất ONT+CLN códiện tích 38.479,9 m2 với 19 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ vướng mắc lớn nhất 54,5%. - Thứ hai là loại đất BHK có diện tích 10.219,2 m2 với 25 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ 14,5%. - Thứ 3 là loại đất LUC có diện tích 9.026,1 m2 với 22 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ 12,8%, và đất ONT có diện tích 3.640,0 m2 với 22 trường hợp vướng mắc chiếm tỷ lệ 5,2%. - Còn loai đất NTS, CLN chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nguyên nhân các hộ gia đình, cá nhân có diện tích không được cấp không phải do cán bộ địa chính xã thiếu trách nhiệm quản lý mà vì các thửa đất xảy ra tranh chấp, lần chiếm, nhiều thửa đất bỏ hoang không rõ chủ sử dụng hoặc chủ sử dụng sử dụng đất sai mục đích, đất quỹ và đang trong diện 50 thu hồi và do thiếu các giấy tờ liên quan, không rõ ranh giới, trong đó thì nguyên nhân bìa thế chấp ngân hàng là nguyên nhân lớn nhất nên công tác cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn. Hồ sơ cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ không hợp lệ tương đối nhiều. Vì vậy, đối với các trường hợp vi phạm do tranh chấp cần tiến hành công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp đất đai một cách nhanh gọn, đạt kết quả . Đối với trường hợp vi phạm do lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng sai với quy hoạch cần tiến hành xử phạt hành chính, buộc người sử dụng đất trả về nguyên hiện trạng trước lúc vi phạm. Sau đó tiến hành theo dõi tình hình chấp hành pháp luật nếu có dấu hiệu tốt mới xem xét cấp GCNQSDĐ. 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ tại xã Quang Sơn 4.5.1. Những thuận lợi - Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSDĐ. Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. - Xã có đội ngũ lãnh đạo quản lý tốt, giám sát và chỉ đạo công việc nhiệt tình, xát xao. - Giảm bớt các thủ tục rườm rà, phân định rõ trách nhiệm xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai, công bố công khai các trường hợp đủ điều kiện. - UBND xã đã thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân viên chức cũng như cán bộ địa chính tại xã để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn về công tác cấp GCNQSDĐ, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ được dễ dànghơn. 51 - Có sự ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý hồ sơ. Dữ liệu bản đồ địa chính số và thông tin thuộc tính cơ bản của các thửa đất, đã được xây dựng và tích hợp thành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. 4.5.2. Những khó khăn Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục trong giai đoạn tới, đó là: - Một số hộ gia đình, cán hân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ - Luật Đất đai và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, liên tục được chỉnh sửa bổ sung. Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập một số trường hợp được hướng dẫn nhưng chưa cụ thể, rõ ràng, kịp thời và chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương gây khó khăn cho công tác cấp GCNQSD đất. - Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. - Điều kiện được cấp GCNQSDĐ là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấpgiấy. - Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ. - Do việc thu hồi, giải phóng mặt bằng diễn ra nhiều nên công tác cấp GCNQSD đất gặp nhiều vấn đề khó khăn. - Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSDĐ phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSDĐ trên địa bànxã. - Đo đạc bằng phương pháp thủ công độ chính xác không cao nên khó trong việc giải trình những thay đổi hồ sơ cũ và hồ sơ địa chính. 52 - Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về đất đai đến nhân dân còn hạn chế. Một bộ phận nhân dân do trình độ nhận thức hiểu biết, mức độ tự giác chấp hành các chính sách văn bản luật về đất đai chưa cao dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 4.5.3. Những giải pháp Để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Quang Sơn xin đưa ra những đề xuất như sau: - Đối với các hộ xảy ra tình trạng tranh chấp thì phối hợp với các ban ngành, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp. - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụngđất - Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng thôn, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSDđất. - Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địachính. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân theo các thủ tục của pháp luật về quản lý đất đai, nhất là hiểu về tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước15/10/1993. - Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụngđất. - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng cách hướng dẫn những hộ có nhu cầu cấp giấy chứng nhận hoàn thiện trình tự thủ tục theo đúng quy định. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Công tác cấp GCNQSDĐ là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã đã và đang được triển khai một cách khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Xã Quang Sơn đã được kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết 3 thôn. Tính đến 24/10/2018 đạt kết quả như sau: * Hồ sơ kê khai, đăng kí GCNQSDĐ được cấp đổi GCNQSDĐ 21 bộ hồsơ. Xã đã thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ cho các hộ gia đình trên địa bàn 3 xóm với tổng diện tích là 383.767,1 m2. Trong đó: - Loại đất chiếm tỉ lệ cấp đổi lớn nhất là đất Ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm với 13 thửa đất chiếm 30,8 % có diện tích lớn nhất là 118.025,3 m2; - Thứ hai là đất Ở nông thôn với 13 thửa đất chiếm 25,7% có diện tích 98.702,1 m2; -Thứ ba là đất trồng cây lâu năm với 11 thửa đất chiếm 22,4 % có diện tích 85.878,0 m2; - Còn các loại đất còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể; * Hồ sơ kê khai, đăng kí GCNQSDĐ đượccấp mới là 331 bộ hồ sơ với tổng diện tích là 768.862,5 m2, trong đó có: - Đất Ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm có 108 thửa với diện tích chiếm 36,3% diện tích cấp mới lớn nhất là 278.758,3 m2. - Thứ hai là đất Ở nông thôn có 94 thửa với 194.580,1 m2 chiếm 25,3%. -Thứ ba là đất chuyêntrồng lúanước có 49 thửa với 112.876,4 m2 chiếm 14,7% . - Còn các loại đất còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể; Tổng số hồ sơ cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ đợt một xã Quang Sơn cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn 3 thôn là 352 bộ hồ sơ. 54 * Trong giai đoạn thực hiện kê khai đăng kí cấp GCN có tổng số 84 hộ gia đình cá nhân, vi phạm không được cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 77.754,3m2 theo bảy trường hợp thường gặp thì: - Bìa thế chấp ngân hàng chiếm 47,2% là nguyên nhân lớn nhất; -Thứ hai là do sai diện tích chiếm 14,1%; - Thứ ba là do đang thu hồi chiếm 13,8%; - Còn trường hợp tranh chấp, sai mục đích, đất quỹ và các trường hợp khác chiếm ít không đáng kể; Ngoài ra trong giai đoạn thực hiện kê khai đăng kí cấp GCN có tổng số 125 trường hợp, vi phạm không được cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo loại đất đã được thống kê, như sau : - Loại đất ONT+CLN co diện tích 38.479,9 m2 với 19 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ vướng mắc lớn nhất 54,5%. - Thứ hai là loại đất BHK có diện tích 10.219,2 m2 với 25 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ 14,5%. - Thứ 3 là loại đất LUC có diện tích 9.026,1 m2 với 22 trường hợp vướng mắc, chiếm tỷ lệ 12,8%, và đất ONT có diện tích 3.640,0 m2 với 22 trường hợp vướng mắc chiếm tỷ lệ 5,2%. - Còn loai đất NTS, CLN chiếm tỷ lệ không đáng kể. 5.2. Đề nghị Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thôn trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau: Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận động, đồng thời răn đe bắt buộc phải đăng ký cấp giấy. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó. 55 Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó. Phải tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng định hướng chủ trương của đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng đất. Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ sở. - UBND xã, cần quan tâm chỉ đạo và thực hiện việc quản lý đất đai theo đúng pháp luật, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chính của Đảng và Nhà nước trong vấn đề quản lý đất đai đề người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 3. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 4. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình Đăng kí thống kê đất đai Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 6. Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường Thái Nguyên “Báo cáo tổng kết kỹ thuật”. 7. UBND xã Quang Sơn (2015) báo cáo “Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016.” Xã Quang Sơn– huyện Đồng Hỷ.
File đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_cong_tac_cap_doi_cap_moi_giay_chung_nhan.pdf