Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con người, là tài

sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đất có thể làm ra lương thực,

thực phẩm để nuôi sống con người. Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn

phân bố khu dân cư, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng. Như vậy đất đai đã

gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài người.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,

nhiều thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi công sức lẫn sương máu để bảo vệ từng

tấc đất của Tổ quốc. Vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm gìn giữ

và bảo vệ được nguồn tài nguyên vô giá và phải biết cách quản lý thật chặt chẽ, sử

dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bền vững. Tuy

nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước đang ngày

một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự phát triển của

các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác

quản lý Nhà nước về đất đai, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để

quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và

kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính

hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện nay dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của tự

nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng. Do đó để bảo vệ quỹ đất

đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính

là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp

thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của2

bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ

thống bản đồ địa chính.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà

trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và Công Ty VietMap với sự

hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành thực hiện đề tài “Ứng

dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công

tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc,

Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử vào

thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập một tờ bản đồ địa chính.

- Sử dụng máy toàn dạc điện tử (Topcon) và các phần mềm Microstation

V8i, gCadas. . . vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết, và thành lập

được tờ bản đồ địa chính số 10 tỷ lệ 1:1000 trên địa bàn thị trấn Hùng Quốc,

huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà

trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc.

- Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục

vụ cho công việc sau này tốt hơn.

- Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS.

- Sử dụng thành thạo công nghệ GIS.

- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Củng cố được kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến

thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên

trong quá trình làm đề tài.3

- Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công

tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất

đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.

- Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công

nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên

& Môi Trường.

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 1

Trang 1

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 2

Trang 2

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 3

Trang 3

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 4

Trang 4

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 5

Trang 5

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 6

Trang 6

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 7

Trang 7

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 8

Trang 8

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 9

Trang 9

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 74 trang xuanhieu 1280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020

Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 Thị Trấn Hùng Quốc, Huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng năm 2020
anh giới thửa đất được 
xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó; 
+ Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao 
ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc 
phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất 
(không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa); 
+ Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, 
đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh 
giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. 
Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì 
ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước. 
- Loại đất 
+ Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 
mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/BTNMT. 
+ Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng 
đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 
vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó 
còn trong thời hạn quy định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì 
thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển 
mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên 
giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy 
định tại Điểm h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại 
đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp 
(level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên 
và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa 
đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc. 
52 
Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử 
dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước 
công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộdiện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại 
đất là đất ở. 
- Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất 
+ Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được 
xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài 
cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các 
kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt 
đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che). Ranh 
giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của 
hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó. 
+ Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể 
cả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp 
phục vụmục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông 
như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu. 
 + Hệ thống thủy văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, 
mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể 
hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ởthời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ 
ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm 
đất của công trình. 
4.3.3. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 
 Từ giao diện Gcadas chọn / Hệ thống/ Kết nối CSDL/ Hiện thị giao diện 
Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính/ Tạo mới hoặc chọn đường dẫn đến tệp dữ liệu 
thuộc tính/ Sau đó chọn Thiết lập để thực hiện thiết lập cơ sở dữ liệu. 
53 
Hình 4.8: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 
Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ 
như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( topology). 
Công việc chuyển sang bước tiếp theo. 
4.3.4. Sửa lỗi. 
Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. 
Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của 
từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng 
với nhau như nối nhau, kề nhau. 
Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng 
vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào 
của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ 
nhãn thửa. 
* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo. 
Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép 
kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Gcadas cung 
cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. 
Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Bản đồ/ Topology/ Sửa lỗi tự động. 
54 
Hình 4.9: Sửa lỗi tự động 
 Vào sửa lỗi tự động, chọn lever cần sửa. Chức năng này chỉ sửa được các 
lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện 
cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây: 
Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng tìm lỗi dữ liệu để sửa. Từ menu 
chọn Bản đồ/ Topology/ Tìm lỗi dữ liệu/ Chọn lever cần sửa lỗi. 
Kích chuột vào nút Chấp nhận để hiển thị các lỗi trên màn hình bản đồ xuất 
hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ 
modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. . . 
Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và 
55 
những lỗi được tính năng sửa lỗi báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa 
đất sau khi được sửa lỗi. 
Hình 4.10: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 
Hình 4.11: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 
4.3.5. Chia mảnh bản đồ 
Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh 
bản đồ 
- Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/Bản đồ tổng/Tạo sơ đồ phân 
mảnh (Cắt mảnh bản đồ địa chính) 
 Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. 
56 
Hình 4.12: Bản đồ sau khi phân mảnh 
4.3.6. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau : 
* Tạo vùng thửa đất 
 Từ giao diện Gcadas chọn Bản đồ/ Topology/ Tạo thửa đất từ ranh thửa. 
Hiển thị giao diện tạo thửa đất bao gồm: Các lớp tạo thửa (chọn level thửa đất), gán 
thông tin mặc định, vẽ tâm thửa đất( Thông tin vẽ tâm thửa đất). Chọn Level cần 
tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất 
thì ta phải tích chuột chọn các level cần chọn. Kích chọn nút lệnh Chấp nhận thực 
hiện tạo vùng thửa đất/ Hiển thị thông báo tạo vùng thửa đất thành công. 
Hình 4.13: Tạo nhãn cho thửa đất 
57 
Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa 
Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 
Đánh số thửa 
Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Đánh số thửa/ 
Nhấp chọn nút lệnh Chấp nhận để thực hiện đánh số thửa cho các thửa đất. Số hiệu 
thửa sẽ được ghi vào tệp dữ liệu thuộc tính của tờ bản đồ. 
Hình 4.15: Đánh số thửa tự động 
58 
Tại mục bắt đằu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục 
độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp 
thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ 
trái qua phải. 
Hình 4.16: Hộp thoại đánh số thửa tự động 
Gán dữ liệu từ nhãn 
Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa 
chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc 
tành lập các loại hồ sơ địa chính. 
Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ 
và được gắn nằm trong các thửa. 
Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin 
từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó: 
Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chin 
59 
Hình 4.17: Gán dữ liệu từ nhãn 
Hình 4.18: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 
Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ ) 
bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên 
chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52, 
vvv.... gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ 
60 
* Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: 
- Vẽ nhãn thửa 
 Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu 
thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có 
rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được 
tất cả các dữ liệu. 
Bản đồ/ bản đồ địa chính/ vẽ nhãn quy chủ. 
Hình 4.19: Vẽ nhãn thửa 
Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ 
bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số 
thửa đã đánh. 
* Sửa bảng nhãn thửa 
Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo 
cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. 
Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, 
do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn. 
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa 
61 
Hình 4.20: Sửa bảng nhãn thửa 
Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ 
chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin 
như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung 
xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. 
* Tạo khung bản đồ địa chính 
Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng 
quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành. 
Từ menu chọn Bản đồ → Bản đồ địa chính → Vẽ khung bản đồ. 
Hình 4.21: Tạo khung bản đồ địa chính 
62 
Hình 4.22: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 
Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc 
khung của bản đồ xẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ 
lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng 
dụng phần mềm GCadas, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi 
tiết. 
Kiểm tra kết quả đo 
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, 
kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những 
thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển 
khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực 
địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn 
cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 
63 
4.3.7. Kiểm tra kết quả đo. 
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, 
kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những 
thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó 
chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách 
ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm 
trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt 
yêu cầu kỹ thuật. 
4.3.8. In bản đồ. 
Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ 
thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. 
4.3.9. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu. 
 Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận 
chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chúng ta đóng gói và giao nộp tài liệu: 
 - Các loại sổ đo. 
 - Bản đồ địa chính. 
 - Các loại bảng biểu. 
 - Biên bản kiểm tra. 
 - Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính. 
64 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Cuối cùng với sự giúp đỡ của đội đo đạc thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà 
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Hiểu qua 
thời gian thực tập, thực hiện đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho thị trấn Hùng 
Quốc đã được hoàn thành với khối lượng thi công cụ thể như sau: 
- Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: Từ 06 điểm địa chính ban đầu, thành lập 
được 40 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác tương đối cao. 
- Đo vẽ và thành lập được tờ bản đồ số 10 tỉ lệ 1:1000 thị trấn Hùng Quốc, 
huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt 
thực tập là 62 tờ với tổng số 1286 thửa đất tổng diện tích là 1.082.598,2m2, trong đó: 
+ ODT có 972 thửa với tổng diện tích là 731.059,4 m2. 
+ SON có tổng diện tích là 102.469,5m2. 
+ DGT có tổng diện tích là 248,725,9m2. 
+ DTL có 1 thửa với tổng diện tích là 340,6m2. 
 tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm 
MicroStationSE, gCadas đã đạt kết quả tốt. 
5.2. Kiến nghị. 
 Qua thời gian thực tập tại thị trấn Hùng Quốc, em có một số kiến nghị như sau: 
- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng phần mềm 
tin học vào công tác quản lý nhà nước về đất đai cho cán bộ. Cung cấp tài liệu 
hướng dẫn sử dụng chi tiết phần mềm này cho các cán bộ có thể cập nhật kịp thời 
tạo điều kiện thuận lợi, góp phần phổ biến rộng rãi trên địa bàn và toàn thị trấn. 
- Nâng cao nhận thức của người dân về độ quan trọng của bản đồ số. 
- Cần phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ 
thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, gCadas và các modul, 
phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ 
biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới để quản lý đất đai dễ dàng và chính xác hơn. 
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử 
lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc 
lưu trữ, quản lý và khai thác. 
65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, 
Hà Nội. 
2. Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia HN. 
3. Đề án xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020. 
4. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt (2006), giáo trình bản đồ 
địa chính, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 
5. Tổng cục địa chính, hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 
6. Tổng cục địa chính. hướng dẫn sử dụng phần mềm famis – caddb. 
7. Thông tư 25-2014 ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ 
TN&MT. 
8. Lê Văn Thơ (2009), bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm 
Thái Nguyên. 
9. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT. 
10. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông 
Lâm Thái Nguyên. 
11. Viện nghiên cứu địa chính (2002), hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation 
và Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_phuong_phap_may_toan.pdf