Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu và bậc nhất mà thiên nhiên

ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn.

Rừng cung cấp cho ta những sản vật quý hiếm, thanh lọc không khí, điều hòa

khí hậu, bảo về sự sống,. Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu,

giá trị của rừng càng được đề cao. Những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu

trên thế giới và trong nước nhằm nỗ lực bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng

(REDD) ở các nước đang phát triển là sang kiến toàn cầu đã được hội nghị

các nước thành viên thứ 13 (COP13) của công ước khung liên hợp quốc về

biến đổi khí hậu (UNFCCC) và nghị định như Kyoto thông qua tại Ba-li

(Indonesia) năm 2007. Hàng năm lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái

rừng ở các nước đang phát triển chiếm 20% so với tổng sản lượng phát thải

hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, vì thế sang kiến REDD đã dược hình thành

từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho các nước đang phát triển để làm

giảm phát khí thải CO2 từ nghành lâm nghiệp. Một số vấn đề đặt ra là cần

phải lượng hoá cacbon cơ sở, hiện đang được lưu trữ ở các cánh rừng. Các bể

chứa cacbon chính trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới là các sinh khối sống của

cây cối và thực vật dưới tán và khối lượng vật liệu chết rơi rụng, mảnh vụn gỗ

và các chất hữu cơ trong đất. Các bon được lưu trữ trong sinh khối sống trên

mặt đất của cây thường là các bể chứa lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp lớn

nhất từ nạn phá rừng và suy thoái. Như vậy, ước tính cacbon trong sinh khối

trên mặt đất của rừng là là bước quan trọng nhất trong việc xác định số lượng,

dòng cacbon từ rừng nhiệt đới phương thức đo lường đối với các bể chứa đã

được mô tả ở các tài liệu của Post và cộng sự (1999), Brown Masera (2003),

Pearson và cộng sự (2005), IPCC (2006).2

Sinh trưởng nhanh và năng suất cao đó là những loại cây trồng rừng tại

khu vực nhiệt đới. Ở khu vực này việc sản xuất gỗ có ý nghĩa và tầm quan

trọng hang. Diện tích rừng trồng trên thế giới khoảng 130 triệu ha (Allan and

Landy 1991) và che phủ toàn bộ khu vực nhiệt đới (FAO, 1995). Tổng số

lượng các bon tích luỹ tại các khu rừng trồng toàn cầu ước tính khoảng 11,8

PgC (Winjum and Schroeder 1997), trong đó lượng cacbon trên mặt đất chủ

yếu từ các khu công nghiệp. Những hoạt động của Nghành lâm nghiệp đang

có những đóng góp cho việc tích luỹ cacbon ở các khu vực nhiệt đới,cũng như

kết quả về sự thay đổikhí hậu và nhịp độ sinh trưởng của thực vật (Schroeder

and ladd 1991). Kết quả trồng rừng ở các khu vực trên thế giới đã tích luỹ một

lượng cacbon trong khí quyển và từ mặt đất (Schroeder, 1992). Tất cả ước

lượng cho việc tích luỹ cacbon ở các kiểu rừng (Brow, 1993; Lugo and Brow,

1992; Vogt, 1991) và những thông tin mới nhất về khả năng tích luỹ cacbon

của những loài cây đã được công bố. Tầm quan trọng những đặc điểm riêng

của loài cây có ý nghĩa trong việc tích luỹ cacbon toàn cầu và chu kỳ của nó.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với nhiều nhà máy, khu công nghiệp

lớn, đang gây sức ép nặng nề với môi trường về lượng khí thải. Điều quan

trọng, trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm tới công

tác phát triển rừng, diện tích rừng trên toàn tỉnh Thái Nguyên đã lên tăng đáng

kể. Để đánh giá được giá trị thực của rừng trồng keo tại tỉnh Thái Nguyên nói

chung, qua đó có thể thương mại hoá chứng chỉ giảm phát thải, chủ yếu là

lượng CO2, thì cần thiết phải xác định được trữ lượng cacbon có trong tích lũy

Cacbon của các loại rừng. Những nghiên cứu dựa trên các phương pháp được

thừa nhận và có độ tin cậy cao đã được áp dụng. Xuất phát từ lý do đó, được

sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa

Lâm Nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khả năng tích luỹ

Cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Phúc Xuân,

Thành phố Thái Nguyên”

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 2820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên

Khóa luận Nghiên cứu xác định tích luỹ cacbon của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) trên địa bàn xã Phúc Xuân - Thành phố Thái Nguyên
ấn/ha) 
Tầng thảm mục 
(tấn/ha) 
Tổng 
(tấn/ha) 
1 5,85 0,72 3,52 10,08 
2 4,38 1,67 3,41 9,45 
3 5,54 3,16 3,10 11,80 
4 4,81 3,2 2,85 10,86 
TB 5,146 2,188 3,216 10,550 
34 
Dẫn liệu tại bảng 4.7 cho thấy: 
- Tổng sinh khối lượng cacbon tích lũy rừng trồng Keo tai tượng tuổi 3 
tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 10,550 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 9,45 
tấn/ha và cao nhất đạt 10,86 tấn/ha; 
- Tầng cây gỗ trung bình đạt 5,146 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 4,38 
tấn/ha và cao nhất đạt 5,85 tấn/ha; 
- Tầng thảm tươi trung bình đạt 2,188 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 
0,72 tấn/ha và cao nhất đạt 3,16 tấn/ha; 
- Tầng thảm mục sinh khổi tuổi 3 tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 
3,216 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 2,85 tấn/ha và cao nhất đạt 3,52 tấn/ha. 
Ở trạng thái rừng Keo 3 tuổi có tổng tích luỹ cacbon là 6,85 tấn/ha 
trong đó tầng cây bụi thảm tươi có tổng tích luỹ các bon trong bình 1,18 
tấn/ha, tầng thảm mục có tổng tích luỹ trung bình là 2,5 tấn/ha, ở tầng cây gỗ 
có tổng tích luỹ cacbon trung bình 3,17 tấn/ha. 
Tỷ lệ lượng cacbon tích lũy trong các thành phần của rừng trồng Keo 
tai tượng tuổi 3 được trình bày tại hình 4.1. 
Hình 4.1. Tỷ lệ tích luỹ cacbon theo các thành phần rừng trồng 
Keo tai tượng 3 tuổi tại xã Phúc Xuân 
48.78%
20.74%
30.49%
Tầng cây gỗ
Tầng cây bụi, thảm 
tươi
Tầng thảm mục
35 
4.3.1.2. Lượng cacbon tích lũy trong rừng trồng Keo tai tượng tuổi 5 
Dẫn liệu về tích lũy cacbon của rừng trồng Keo tai tượng tuổi 5 tại xã 
Phúc Xuân được trình bày tại bảng 4.8. 
Bảng 4.8. Lượng cacbon tích lũy rừng trồng Keo tai tượng tuổi 5 
tại xã Phúc Xuân 
Lượng cacbon tích lũy tấn/ha 
OTC 
Tầng cây gỗ 
(tấn/ha) 
Tầng thảm tươi 
(tấn/ha) 
Tầng thảm 
mục (tấn/ha) 
Tổng 
(tấn/ha) 
1 12,00 1,07 3,71 16,78 
2 10,20 0,91 4,45 15,56 
3 12,25 1,12 3,46 16,83 
4 11,49 1,26 3,32 16,07 
TB 11,484 1,090 3,733 16,306 
Dẫn liệu tại bảng 4.8 cho thấy: 
- Tổng sinh khối lượng cacbon tích lũy rừng trồng Keo tai tượng tuổi 5 
tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 16,306 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 15,56 
tấn/ha và cao nhất đạt 16,83 tấn/ha; 
- Tầng cây gỗ trung bình đạt 11.484 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 
10,20 tấn/ha và cao nhất đạt 12 tấn/ha; 
- Tầng thảm tươi trung bình đạt 1,090 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 
0,91 tấn/ha và cao nhất đạt 1,26 tấn/ha; 
- Tầng thảm mục sinh khổi tuổi 5 tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 
3,733 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 3,32 tấn/ha và cao nhất đạt 4,45 tấn/ha. 
Ở trạng thái rừng Keo 5 tuổi có tổng tích luỹ các bon là 16,396 tấn/ha trong 
đó tầng cây bụi thảm tươi có tổng tích luỹ các bon trong bình 1,090 tấn/ha, 
36 
tầng thảm mục có tổng tích luỹ trung bình là 3,733 tấn/ha, ở tầng cây gỗ có 
tổng tích luỹ cac bon trung bình 11,484 tấn/ha. 
Tỷ lệ lượng cacbon tích lũy trong các thành phần của rừng trồng Keo 
tai tượng tuổi 5 được trình bày tại hình 4.2 
Hình 4.2. Tỷ lệ tích luỹ cacbon theo các thành phần rừng trồng 
Keo tai tượng 5 tuổi tại xã Phúc Xuân 
4.3.1.3. Lượng cacbon tích lũy trong rừng trồng Keo tai tượng tuổi 7 
Dẫn liệu về tích lũy cacbon của rừng trồng Keo tai tượng tuổi 7 tại xã 
Phúc Xuân được trình bày tại bảng 4.9. 
Bảng 4.9. Lượng cacbon tích lũy rừng trồng Keo tai tượng tuổi 7 
tại xã Phúc Xuân 
Lượng cacbon tích lũy tấn/ha 
OTC 
Tầng cây gỗ 
(tấn/ha) 
Tầng thảm 
tươi (tấn/ha) 
Tầng thảm 
mục (tấn/ha) 
Tổng (tấn/ha) 
1 15,00 0,83 2,12 17,94 
2 15,27 1,18 3,39 19,84 
3 11,20 1,04 3,39 15,63 
4 13,05 1,02 3,65 17,72 
TB 13,63 1,02 3,14 17,78 
70.43%
6.68%
22.89%
Tầng cây gỗ
Tầng cây bụi, thảm tươi
Tầng thảm mục
37 
Dẫn liệu tại bảng 4.9 cho thấy: 
- Tổng sinh khối lượng cacbon tích lũy rừng trồng Keo tai tượng tuổi 7 
tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 17,78 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 15,63 
tấn/ha và cao nhất đạt 17,94 tấn/ha; 
- Tầng cây gỗ trung bình đạt 13,63 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 11,20 
tấn/ha và cao nhất đạt 15,27 tấn/ha; 
- Tầng thảm tươi trung bình đạt 1,02 tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 
0,83 tấn/ha và cao nhất đạt 1,18 tấn/ha; 
- Tầng thảm mục sinh khổi tuổi 7 tại xã Phúc Xuân trung bình đạt 3,14 
tấn/ha, trong đó thấp nhất đạt 2,12 tấn/ha và cao nhất đạt 3,65 tấn/ha. 
Ở trạng thái rừng Keo 7 tuổi có tổng tích luỹ các bon là 17,78 tấn/ha 
trong đó tầng cây bụi thảm tươi có tổng tích luỹ các bon trong bình 1,02 
tấn/ha, tầng thảm mục có tổng tích luỹ trung bình là 3,14 tấn/ha, ở tầng cây gỗ 
có tổng tích luỹ cac bon trung bình 13,63 tấn/ha. 
Tỷ lệ lượng cacbon tích lũy trong các thành phần của rừng trồng Keo 
tai tượng tuổi 5 được trình bày tại hình 4.3 
Hình 4.3. Tỷ lệ tích luỹ cacbon theo các thành phần rừng trồng Keo tai 
tượng 7 tuổi tại xã Phúc Xuân 
76.65%
5.72%
17.63%
Tầng cây gỗ
Tầng cây bụi, thảm 
tươi
38 
- Qua kết quả nghiên cứu lượng cacbon tích luỹ trong phần cây bụi 
thảm tươi từ 1,02-2,19 tấn trên 1 ha biến đổi không đáng kể qua các độ tuổi 
và có xu hướng giảm khi tuổi cây rừng càng lớn nguyên nhân là do cây rừng 
phát triển độ che phủ của tán tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh 
trưởng của thành phần cây bụi thảm tươi. 
- Lượng cacbon tích luỹ ở thành phần thảm mục qua các độ tuổi của 
rừng keo trồng tương đối đồng đều khoảng 3,3 tấn trên 1 ha. 
- Lượng cacbon tích luỹ ở thành phần cây gỗ biến đổi rõ nhất qua các 
độ tuổi ở độ tuổi 3 cây trồng chỉ có khả năng tích luỹ cacbon khoảng hơn 5 
tấn/ha, đến độ tuổi 5 lượng cacbon tích luỹ của rừng keo đạt hơn 11 tấn/ha và 
đến độ tuổi 7, tuổi trưởng thành của cây keo khả năng tích luỹ cacbon lên đến 
hơn 13 tấn/ha. 
4.4. Đề xuất một số giải pháp 
* Giải pháp về vốn 
- Hỗ trợ vay vốn với những hộ, những gia đình còn nhiều khó khăn ít có 
điều kiện đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp lâu năm. 
- Các thủ tục vay vốn cần đơn giản hơn. Phổ biến các thủ tục vay vốn 
cho người dân để dễ dàng hơn trong việc vay và trả tiền. 
- Cần có các chính sách hỗ trợ về giống, phân bón cho người dân 
- Cần có nhưng biện pháp như là phổ biến, khích lệ để người dân mạnh 
dạn hơn trong việc vay vốn đầu tư vào sản xuất vì hiện nay có nhiều hộ khó 
khăn lo sợ không trả được nên không dám vay. 
- Tiếp tục tham gia vào các dự án đã và sắp tiến hành trong thời gian tới 
để vừa nâng cao sinh kế cho người dân, vừa phủ xanh dất trống đồi núi trọc, 
nâng cao khả năng tích lũy carbon ở rùng trồng. 
39 
* Giải pháp quản lý 
- Nên kết hợp sự quản lý của địa phương với sự chỉ đạo, lãnh đạo của 
cấp trên để tăng cường việc quản lý bảo vệ rừng. 
- Tăng cường các buổi tập huấn để nâng cao sự hiểu biết cũng như ý 
thức của ngươi dân về bảo vệ rừng - môi trường. 
- Tiếp tục giao khoán đất và quyền sử dụng đất cho người dân để người 
dân yên tâm hơn trong việc đặt niềm tin vào việc phát triển rừng sẽ nâng cao 
sinh kế. 
* Giải pháp kỹ thuật 
- Chuyển đổi hết những diện tích rừng Bạch Đàn kém hiệu quả sang 
trồng Keo. 
- Trồng rừng trên các trạng thái đất trống (Ia, Ib). 
- Chuyển những diện tích chè không hiệu quả ở những vùng núi cao sang 
trồng rừng. Và chuyển các diện tích chè già sang trồng chè cành và chè lai. 
40 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận 
Mật độ cây giảm dần theo tuổi rừng (2155 cây/ha ở tuổi 3; 1245 cây/ha 
ở tuổi 5 và 1055 cây/ha ở tuổi 7). Các chỉ tiêu đường kính 1,3 m, chiều cao 
vút ngọn và tổng tiết diện ngang tăng theo tuổi. Trữ lượng trung bình lâm 
phần đạt 16,264 m3/ha ở tuổi 3, tuổi 5 đạt 32,610 m3/ha và 36,565 m3/ha ở 
tuổi 7. 
Sinh khối của rừng Keo trồng độ tuổi 3 tuổi, có tổng sinh khối 16,88 tấn/ha. 
Sinh khối của rừng keo trồng độ tuổi 5 tuổi, có tổng sinh khối 32,61 tấn/ha. Sinh 
khối của rừng keo trồng độ tuổi 7 tuổi, có tổng sinh khối 38,07 tấn/ha. 
Lượng cacbon tích lũy của rừng Keo trồng độ tuổi 3 tuổi, có tổng là 
10,55 tấn/ha. Lượng cacbon tích lũy của rừng Keo trồng của rừng keo trồng 
độ tuổi 5 tuổi, có tổng là 16,306 tấn/ha. Lượng cacbon tích lũy của rừng keo 
trồng độ tuổi 7 tuổi, có tổng là 17,78 tấn/ha. 
Tỷ lệ trữ lượng cacbon tích lũy trong tầng cây gỗ tăng dần theo tuổi 
rừng (48,78% ở tuổi 3; 70,43% ở tuổi 5; và 76,65% ở tuổi 7). Tỷ lệ trữ lượng 
cacbon tích lũy trong tầng thảm tươi giảm dần theo tuổi rừng (20,74% ở tuổi 
3; 6,68% ở tuổi 5 và 5,72% ở tuổi 7). Tỷ lệ trữ lượng cacbon tích lũy trong 
tầng thảm mục giảm dần theo tuổi rừng (30,49% ở tuổi 3; 22,89% ở tuổi 5 và 
17,63% ở tuổi 7). 
2. Kiến nghị 
Tiếp tục nghiên cứu về sinh khối và lượng carbon tích lũy cho các cấp 
tuổi khác nhau. 
Cần có những nghiên cứu thêm về lượng các bon tích lũy trạng thái 
rừng trồng tại các mùa sinh trường khác nhau. 
Tiếp tục triển khai nghiên cứu về sinh khối, lượng carbon tích lũy cho 
nhiều đối tượng rừng trồng khác nhau và ở nhiều địa điểm khác nhau trên 
phạm vi rộng. 
41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng Việt 
1. Phạm Tuấn Anh (2007), “Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên 
lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Luận văn thạc sỹ 
khoa học lâm nghiệp”, Trường Đại học Lâm Nghiệp.Nguyễn Văn Dũng 
(2005), Nghiên cứu sinh khối và lượng carbon tích lũy của một số trạng 
thái rừng trồng tại Núi Luốt, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học 
Lâm nghiệp. 
2. Nguyễn Văn Dũng (2005), Nghiên cứu về rừng Thông Mã vỹ tại Núi Luốt - 
Đại học lâm nghiệp. 
3. Phạm Xuân Hoàn (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nhà xuất 
bản nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Phạm Xuân Hoàn (2005), Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại 
carbon trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.. 
5. Nguyễn Xuân Huy (2008), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 
6. Lý Thu Huỳnh (2007), Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon 
của rừng Mỡ (Manglietia conifera Dandy) trồng tại Tuyên Quang và Phú 
Thọ, 7, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. 
8. Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004), “Thử nghiệm tính toán 
giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch”, Tạp chí 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
9. Thái Văn Long (2008), Thị trường mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính. 
10. Lê Hồng Phúc (1996), Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất rừng 
trồng Thông ba lá vùng Đà lạt, Lâm Đồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học 
nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
42 
11. Vũ Tấn Phương (2006), “Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch 
vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Báo cáo sơ kết 
đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học 
Lâm nghiệp Việt Nam. 
12. Vũ Tấn Phương (2007), Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt 
động trồng rừng - Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp-Kinh 
nghiệm của Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
13. Ngô Đình Quế (2005), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu 
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam”, Tóm tắt báo cáo tổng 
kết đề tài, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa 
học Lâm nghiệp Việt Nam. 
14. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006), “Khả năng hấp thụ CO2 của một số dạng 
rừng chủ yếu ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
15. Đặng Trung Tấn (2001), Nghiên cứu sinh khối rừng Đước tại 2 tỉnh Bạc 
Liêu và Cà Mau. 
16. Nguyễn Văn Tấn (2006), Bước đầu nghiên cứu trữ lượng carbon của rừng 
trồng Bạch đàn Urophylla tại Chợ Đồn - Yên Bái làm cơ sở cho việc đánh 
giá giảm phát thải khí CO2 trong cơ chế phát triển sạch. 
17. Vũ Văn Thông (1998), Nghiên cứu sinh khối rừng Keo lá tràm phục vụ 
công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp, Trường đại học 
lâm nghiệp. 
18. Dương Hữu Thời (1992), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học và thông tin 
khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 
19. Nguyễn Hoàng Trí (1986), Góp phần nghiên cứu sinh khối và năng suất 
quần xã Đước Đôi ở Cà Mau, Minh Hải, Luận án Phó tiến sỹ, Đại học sư 
phạm Hà Nội. 
43 
20. Trung tâm Nghiên cứu Sinh Thái và môi trường rừng và HWWA (2005), 
Nghị định thư Kyoto - cơ chế phát triển sạch và vận hội mới, Hà Nội. 
21. Hà Văn Tuế (1994), “Nghiên cứu cấu trúc và năng suất của một số quần 
xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phú”, Tóm tắt luận 
án Phó tiến sĩ Khoa học sinh học, Trung tâm khoa học tự nhiên và công 
nghệ quốc gia, Viện sinh thái và tài nguyên thực vật. 
22. Hoàng Xuân Tý (2004), “Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và 
thay đổi sử dụng đất (LULUCF)”, Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế 
phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án 
CD4CDM - Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
23. Phạm Văn Viễn (2007), Cơ chế phát triển sạch và ứng dụng trong lĩnh 
vực lâm nghiệp ở Việt Nam. 
24. Đỗ Hoàng Chung (2012), Đa dạng nhóm sinh vật phân giải và cường độ 
phân giải thảm mục trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm đa 
dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc. 
25. Nguyễn Thanh Tiến (2012), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng 
thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên. 
II. Tiếng Anh 
26. Brown, S. (1996), Present and potential roles of forest in the global 
climate change debate, FAO Unasylva. 
27. Brown, S. (1997), Estimating biomass and biomass change of tropical 
forest: a primer, FAO forestry. 
28. Cairns, M. A. SK, Brown, E. H, Helmer, G. A. and Baumgardner (1997), 
Root biomass allocation in the word’sinh khối upland forests. 
29. Camillie Bann and Bruce Aylward (1994), “The economic evaluation of 
tropical forest land use option”, A review of methodology and 
applications, iied, UK, 157pp. 
44 
30. Cannell, M.G.R. (1981), World forest Biomass and Primary Production 
Data, Academic Press Inc (London), 391 pp. 
31. ICRAF (2001), “Carbon stocks of tropical land use system as part of the 
global C balance”, Effects of forest conservation and options for clean 
development activities, Borgor, Indonesia. 
32. Liebig J.V (1840), Organnic chemistry and its Applications to Agricuture 
and physiology, London Taylor and Walton, 387pp. 
33. Lieth, H (1964), Versuch einer kartog raphischen Dartellung der 
produktivitat der pfla zendecke auf der Erde, Geographisches 
Taschenbuch, Wiesbaden, Max steiner Verlag, 72-80pp. 
34. Mckenzie, N., Ryan, P., Fogarty, P and Wood, J. (2001), Sampling 
Measurement and Analytical Protocols for Carbon Estimation in soil, 
Litter and Coarse Woody Debris, Australian Geenhouse Office. 
35. Newbould, P.I. (1967), “Method for estimating the primary production of 
forest”, International Biological programe Handbook 2, Oxford and 
Edinburgh Black Weil, 62pp. 
36. Rodel D. Lasco (2002), “Forest carbon budgets in Southeast Asia 
following harvesting and land cover change”, Report to Asia Pacific 
Regional workshop on Forest for Povety Reduction: opportunity with 
CDM, Environmental Services and Biodiversity, Seoul, South Korea. 
37. Margaret Kraenzel, Alvaro Castillo, Tim Moore, Catherine Potvin (2001), 
Carbon storage of harvest-age teak (Tectona grandis) plantations, Panama. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_xac_dinh_tich_luy_cacbon_cua_rung_trong.pdf