Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, là lá phổi xanh
khổng lồ của nhân loại. Rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài
người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa
bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng đóng
góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của
mỗi quốc gia. Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, điều đó
được khẳng định trong nhiều Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết
như CITES - 1973, RAMSA - 1998, UNCED - 1992, CBD - 1994, UNFCCC -
1994, UNCCD - 1998.
Theo FAO, trong mấy chục năm qua trên thế giới đã mất đi trên 200 triệu
ha rừng tự nhiên, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hoá
nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái. Nguyên nhân chủ
yếu là do công tác quản lý, sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý, không đảm
bảo phát triển bền vững, đặc biệt là về mặt xã hội và môi trường. Cháy rừng là
một thảm họa thường xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, gây
nên những tổn thất về của cải, tài nguyên, môi trường và cả tính mạng con
người. Vì vậy phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nội
dung rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
Những tổn thất do cháy rừng gây ra về kinh tế, xã hội và môi trường là rất lớn và
khó có thể tính được.
Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm trong
tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc. Mường Khương
giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với đường biên giới Việt -Trung dài 86,5
km, trong đó có 55 km đất liền. Phía Đông và phía Bắc giáp các huyện Si Ma2
Cai và Bắc Hà. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Bảo Thắng. Huyện Mường
Khương là một huyện có địa bàn rộng, địa hình phức tạp. Qua theo dõi những
năm gần đây, việc đốt nương rẫy làm lửa bén vào các vật liệu cháy ở rừng vào
mùa nắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy rừng tại huyện. Các hộ dân, đặc
biệt là các hộ dân vùng cao đốt nương làm rẫy không tuân thủ tốt các quy định
về PCCCR đã gây ra các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện. Chính vì vậy cần phải
có những nghiên cứu cụ thể về tổ chức dự báo phòng cháy chữa cháy, đánh giá
tổ chức này để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn, từ những
lý do trên tôi tiến hành:“Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái
rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác
phòng cháy chữa cháy rừng”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng
tôi thấy rằng, có sự khác biệt khá rõ về độ dốc giữa một số trạng thái rừng. Đặc biệt là giữa rừng trồng và rừng tự nhiên. Các trạng thái rừng tự nhiên thường phân bố ở nơi xa, có độ dốc lớn (17o – 20o) còn các loại rừng trồng chủ yếu phân bố ở những nơi có độ dốc thấp hơn (8o – 14o). Chính quyền địa phương cũng như cán bộ kiểm lâm có sự quan tâm sát sao của vì vậy nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như QLBV phát triển các loại rừng rất tốt nên các loại rừng trên địa bàn sinh trưởng tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng trồng có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu đó là rừng mỡ và rừng keo có độ tuổi 6 năm tuổi sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh phát triển tốt, được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì. Thuận lợi, khó khăn: - Về mặt thuận lợi: Luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, có sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, người dân có nhận thức tốt hơn trong công tác PCCCR. - Về mặt khó khăn: Địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, giáp ranh với nhiều xã, huyện, tỉnh khác; khí hậu khô hanh kéo dài; đội ngũ cán bộ kiểm lâm trên địa bàn còn mỏng; nguồn vốn chưa được đầu tư nhiều, trang thiết bị PCCCR còn thiếu thốn chưa có trang thiết bị hiện đại; chế độ cho người tham gia PCCCR chưa rõ ràng. Giải pháp đề xuất: Trên cơ sở phân tích những tồn tại trên, để thực hiện công tác PCCCR trong thời gian tới UBND huyện và Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức giáo dục cho người dân, tổ chức thêm nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn về PCCCR cho người dân và cho các lực lượng nòng cốt, đầu tư thêm kinh phí cho công tác 52 PCCCR để mua thêm trang thiết bị, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho toàn bộ các khu rừng trên địa bàn, xây dựng phương án PCCCR hằng năm từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở, cấp thôn bản cụ thể sát với yêu cầu công tác PCCCR hiện nay, có nhiều dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo khuyến kích người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp để giảm tác động của người dân vào rừng. 5.2. Kiến nghị Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật hữu ích, cụ thể thì cần có thời gian nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Cần có những nghiên cứu khác liên quan đến nội dung của đề tài đã đề cập như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng, nghiên cứu về các loài cây làm băng cản lửa, để có các giải pháp toàn diện hơn. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Tuấn Anh (2006), Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015),Quyết định 3135/QĐ-BNN- TCLN ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cẩm nang Lâm Nghiệp chương PCCCR (2004). 4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quyết định số 1739/QĐ-BNN- TCLN năm 2013 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc. 5. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tài liệu tập huấn công tác PCCCR, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), cẩm nang pháp luật ngành kiểm lâm lâm nghiệp, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 7. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2000), Giáo trình Lửa rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Dương Văn Chí (2005), Cỏ dại phổ biến ở Việt Nam. 9. Chính phủ (2006), Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. 10. Trần Văn Cường (2012), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011. 11. Đồng Văn Hoạt (2015), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014. 12. Phạm Ngọc Hưng (1988),Xây dựng phương pháp dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng thông nhựa (Pinusmerkusii) ở Quảng Ninh. 13. Phạm Ngọc Hưng (2005), Quản lý cháy rừng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 54 14. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004. 15. Trịnh Phú Nhuận (2010), Nghiên cứu các giải pháp quản lý cháy rừng tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh. 16. Nguyễn Văn Quỳnh (2015), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 17. Lê Sĩ Trung và Đặng Kim Tuyến(2003), Giáo trình quản lý và phòng trống cháy rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 18. Đinh Thanh Tùng (2012), Đánh giá công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012. 19. Tổng cục lâm nghiệp, Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 – 2020. 20. UBND huyện Mường Khương .2011. Phương án PCCCR, BVPTR huyện Mường Khương (2011-2015) 21. UBND huyện Mường khương (2015), Kiểm kê đất đai huyện Mường Khương Trang wep 22. Phụ lục 1 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ KIỂM LÂM 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên:................................tuổi:..................trình độ....................Nam/nữ Dân tộc:.......................................Địa chỉ ............................................................. Cơ quan công tác: Chức vụ: . 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? ...........................Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? ......................... - Số vụ? ...................................................................................................... - Diện tích thiệt hại khoảng bao nhiêu? .................................................... - Nguyên nhân cháy? ................................................................................. 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm lực lượng Kiểm Lâm đã làm gì và làm như thế nào trong công tác PCCCR? - Tuyên truyền: + Hình thức (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, xây dựng biển báo, phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung giáo dục vào trường học: ......... ........................................................................................................................ ..... + Kết quả tuyên truyền (đã triển khai thực hiện hàng năm) + Số lượng, chất lượng các hoạt động tuyên truyền được tổ chức: .......... - Xây dựng cơ sở vật chất đầu tư cho PCCR (đầu tư mua sắm, xây dựng các dụng cụ, tròi canh...) ............................................................................................ - Làm đường băng cản lửa: Loại đường băng: .................................................... Số lượng, cây trồng: .................................................................................. - Giảm vật liệu cháy (đốt trước, vệ sinh rừng): ................................................... - Dự báo cháy rừng: ............................................................................................. 4. Anh, chị cho biết những thuận lợi, khó khăn trong PCCCR. - Thuận lợi: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR: ................. + Điều kiện tự nhiên: ................................................................................. + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: ................................. + Khoa học kỹ thuật: ................................................................................. + Đầu tư cho sơ sở vật chất: ...................................................................... + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: ........................................ - Khó khăn: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR .................. + Điều kiện tự nhiên: ................................................................................. + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: ................................. + Khoa học kỹ thuật: ................................................................................. + Đầu tư cho sơ sở vật chất: ...................................................................... + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: ........................................ 5. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì?......................................................................................................................... Người điều tra Cán bộ cung cấp thông tin Phụ lục 2 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ HUYỆN 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên:................................tuổi:..................trình độ....................Nam/nữ Dân tộc:.......................................Địa chỉ ............................................................. Cơ quan công tác:.. Chức vụ: . 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? ...........................Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? ......................... - Số vụ? ...................................................................................................... - Diện tích thiệt hại khoảng bao nhiêu? .................................................... - Nguyên nhân cháy? ................................................................................. 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm lực lượng Kiểm Lâm đã làm gì và làm như thế nào trong công tác PCCCR? - Tuyên truyền: + Hình thức (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, xây dựng biển báo, phương tiện thông tin đại chúng, đưa nội dung giáo dục vào trường học: ......... ........................................................................................................................ ..... + Kết quả tuyên truyền (đã triển khai thực hiện hàng năm) + Số lượng, chất lượng các hoạt động tuyên truyền trên: ......................... - Xây dựng cơ sở vật chất đầu tư cho PCCR (đầu tư mua sắm, xây dựng các dụng cụ, tròi canh...) ............................................................................................ - Làm đường băng cản lửa: Loại đường băng: .................................................... Số lượng, cây trồng: .................................................................................. - Giảm vật liệu cháy (đốt trước, vệ sinh rừng): ................................................... - Dự báo cháy rừng: ............................................................................................. 4. Anh, chị cho biết những thuận lợi, khó khăn trong PCCCR. - Thuận lợi: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR: ................. + Điều kiện tự nhiên: ................................................................................. + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: ................................. + Khoa học kỹ thuật: ................................................................................. + Đầu tư cho sơ sở vật chất: ...................................................................... Quyền lợi của những người tham gia PCCR: .......................................... - Khó khăn: + Ý thức trách nhiệm và vai trò của các bên tham gia PCCR .................. + Điều kiện tự nhiên: ................................................................................. + Chính sách và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: ................................. + Khoa học kỹ thuật: ................................................................................. + Đầu tư cho sơ sở vật chất: ...................................................................... + Quyền lợi của những người tham gia PCCR: ........................................ 5. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì?......................................................................................................................... Người điều tra Cán bộ cung cấp thông tin Phụ lục 3 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN 1. Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra Họ, tên:................................tuổi:..................trình độ....................Nam/nữ Dân tộc:.......................................Địa chỉ ................................................................. 2. Xin anh/chị cho biết tại địa phương có xảy ra cháy rừng hay không? ...........................Nếu có thì thường cháy những loại rừng nào? ......................... ............................................................................................................................. - Bao nhiêu vụ?.......................................................................................... - Thiệt hại về diện tích khoảng bao nhiêu? ............................................... - Nguyên nhân cháy do đâu? ..................................................................... 3. Xin anh/chị cho biết hàng năm gia đình đã tham gia những hoạt động gì trong công tác PCCCR? ....................................................................................... (Hội họp, phát tờ rơi, ký cam kết PCCR, tập huấn, tuần tra canh gác, tham gia chữa cháy rừng?: ................................................................................... 4. Anh, chị có nhận xét gì về phương pháp tổ chức thực hiện, tác động của các hoạt động mà anh/chị đã tham gia? ..................................................................... 5. Quá trình PCCR anh/chị đã gặp những thuận lợi, khó khăn. + Thuận lợi: ............................................................................................... ............................................................................................................................. + Khó khăn: ............................................................................................... ............................................................................................................................. 6. Theo anh/chị để thời gian tới công tác PCCR đạt hiệu quả cần làm tốt những gì?......................................................................................................................... Người điều tra Người cung cấp thông tin Phụ lục 4. DANH MỤC ẢNH Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài. Ảnh phụ lục 1: Một số loài cây bụi gặp trong rừng tự nhiên Ảnh phụ lục 2: Rừng Hồi tại khu vực điều tra Ảnh phụ lục 3: Vật liệu cháy thu được. Ảnh phụ lục 4: Một số loài cây bụi xuất hiện tại rừng trồng và rừng tự nhiên Ảnh phụ lục 5: Thu thập vật liệu cháy Ảnh phụ lục 7: Lập OTC điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng. Ảnh phụ lục 6: Diễn tập PCCCR tại huyện Mường Khương
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_mot_so_yeu_to_noi_tai_cua_cac_trang_tha.pdf