Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh Quảng Ninh
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ba kích là cây dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất,
cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho ngành dược. Củ ba kích có tác dụng ôn thận trợ
dương, mạnh gân cốt, chữa phong thấp cước khí, gân cốt yếu mến, lung gối mỏi
đau. Ngoài ra còn có tác dụng đối với bệnh liệt dương và xuất tinh sớm. Như vậy,
cây ba kích có giá trị y dược và giá trị kinh tế cao, ngoài khai thác từ tự nhiên loại
cây này đã được trồng tại huyện Ba Chẽ, huyện Hoành Bồ, Huyện Vân đồn. tập
trung tạo ra khu vực trồng cây hàng hóa.
Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây
dược liệu bản địa có giá trị cao trong y học nói chung và cây ba kích nói riêng. Do
đó, Tỉnh Quảng Ninh đã có định hướng quy hoạch phát triển vùng dược liệu nguyên
liệu gắn liền với chế biến một cách hiệu quả, ưu tiên và tập trung vào bảo tồn và phát
triển một số loài cây dược liệu quý bản địa và dần hình thành các vùng sản xuất với
quy mô công nghiệp.vì vậy trong khoảng vài năm trở lại đây bệnh vàng lá thối rễ bắt
đầu xuất hiện và gây hại sau khi trồng từ 1-3 năm tuổi, chỉ sau một thời gian ngắn
toàn bộ cây bị chết. gây khuyết mật độ; ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của
người dân cho đến nay vẫn chưa có chiều hướng giảm. Thực tế sản xuất ba
kích đang gặp phải nhiều trở ngại về, biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp
Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật đến cây ba kích như
hiệu lực thuốc hóa học, sinh học, phân bón và xử lý cây con trước khi trồng, là vấn
đề cần thiết, ít chi phí đầu tư, dễ được người dân chấp nhận và có tính khả thi cao.
Từ đó làm cơ sở để thực hiện thành công chiến lược phát triển cây dược liệu của
tỉnh, ổn định được vùng nguyên liệu, tăng thu nhập cho người dân. Việc thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba
kích tại tỉnh Quảng Ninh” sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản
xuất ba kích tại Tỉnh Quảng Ninh.2
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đến bệnh vàng là thối rễ cây ba kích
tím tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích
- Nghiên cứu xử lý cây con và đất đến bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích
- Nghiên cứu được hiệu lực của thuốc hóa học đến bệnh vàng lá thối rễ ba kích
- Nghiên cứu được hiệu lực của thuốc sinh học đến bệnh vàng lá thối rễ
ba kích
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết đã được học trên giảng đường, đồng
thời làm quen với công tác nghiên cứu giúp sinh viên nắm vững được các bước tiến
hành một đề tài nghiên cứu khoa học, bước đầu tích lũy các kiến thức thực tế, kỹ
năng và kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm từ thực tế sản
xuất để hoàn thiện kiến thức đã học từ nhà trường và có được kĩ năng nghiên cứu
khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ việc thực hiện nghiên cứu đề tài với mục đích góp phần tìm được một số
biện pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả bệnh vàng lá thối rễ ba kích tím trong thực
tiễn sản xuất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại tỉnh Quảng Ninh
c MICROTECH-1(NL)(NL) đều cho hiệu quả giảm bệnh so với đối chứng, cụ thể mức độ bị bệnh chỉ còn 29,56 và 29,78%, tương ứng. Trong khi đó, sự kết hợp cả biện pháp xử lý cây con và xử lý đất hoặc bằng SH-BV1 hoặc MICROTECH-1(NL)(NL) có khả năng giảm bệnh xuống còn 20,89 và 14,22%, tương ứng. Đặc biệt, việc kết hợp xử lý cả cây con và đất trước khi trồng bằng cả hai loại chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL)(NL) đã làm giảm đáng kể mức độ bị nhiễm bệnh xuống còn 12,22% (Hình 4.2). 30 Như vậy, biện pháp xử lý cây con và đất trồng bằng cả hai loại chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL)(NL) là biện pháp phòng chống bệnh vàng lá thối củ hiệu quả nhất. 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Tỷ lệ b ện h (% ) Tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ (%) a b b c c d e e Hình 4.2. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý cây con và xử lý đất đối với tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ cây ba kích tím (Ba Chẽ, 2018). A B Hình 4.3. Hiệu quả của biện pháp xử lý cây ba kích con trong giai đoạn vườn ươm bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL). (A) Cây ba kích con được xử lý bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 và MICROTECH-1(NL) 2 lần/tháng, trong 3 tháng trước khi trồng. (B). Cây ba kích con không được xử lý, chỉ tước bằng nước thường làm đối chứng. 31 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh vàng lá thối rễ cây Ba kích Đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ. Tuy nhiên, không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa tỷ lệ bệnh của các công thức phân bón khác nhau (Bảng 4.2). Như vậy, việc sử dụng phân bón với các liều lượng khác nhau đã không có sự sai khác có ý nghĩa đến sự phát sinh và phát triển của bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. Bảng 4.2. Ảnh hưởng lượng phân bón đến tỷ lệ bệnh vàng lá thối củ cây ba kích (Ba chẽ, năm 2018) Đơn vị: % Công thức Tỷ lệ bệnh (%) 1TSXL 3TSXL 5TSXL 7TSXL 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O 10,9 13,1 14,8 17,5 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O 9,9 11,2 13,2 14,7 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O 8,2 9,7 12,2 13,6 6 tấn phân Hữu cơ Vi sinh + 110 kg N + 70 kg P2O5 + 60 kg K2O 8,1 9,4 11,6 12,9 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 CV(%) 16,8 13,36 11,45 5,36 LSD0.05 ns ns ns ns Ghi chú: ns (not significant) đối với trường hợp P>0,05 TSXL: Tháng sau xử lý. 4.4. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc sinh học trong phòng trừ bệnh hại chính trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh Kết quả đánh giá hiệu lực của một số chế phẩm sinh học và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học đối với bệnh vàng lá thối củ cây ba kích tím cho thấy tất cả các chế phẩm được sử dụng làm thí nghiệm đều có hiệu lực trừ bệnh vàng lá thối củ. Chế phẩm MICROTECH-1(NL) cho hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất đạt 68,41% ở 32 thời điểm sau xử lý 60 ngày và hiệu lực này kéo dài và đạt 66,25% ở thời điểm 90 ngày sau xử lý. Chế phẩm SH-BV1 cũng cho hiệu quả phòng chống tương tự ở các thời điểm sau xử lý 30 ngày và 90 ngày. Đây là các chế phẩm sinh học được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Bảo vệ thực vật để phòng trừ nhóm bệnh hại trong đất do nấm Fusarium spp. gây ra và đã được áp dụng thành công trên nhiều loại cây trồng cạn. Các loại chế phẩm còn lại có hiệu lực trừ bệnh tương đương nhau nhưng thấp hơn so với MICROTECH-1(NL) và SH-BV1 (Bảng 4.4). Bảng 4.3. Hiệu lực của một số chế phẩm sinh học thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học đối với bệnh vàng lá thối củ cây ba kích tím (Ba Chẽ, năm 2018) Công thức Tỷ lệ cây bị bệnh TXL 10 NSXL 20 NSXL 30 NSXL 60 NSXL 90 NSXL Bacillus subtilis 13,07 19,18b 37,46b 35,37b 24,84b 21,60cd Citrus oil 12,80 22,06b 35,87b 32,01b 21,70b 17,22d Chitosan 11,47 19,63b 36,39b 34,26b 29,92b 14,10d Trichoderma spp. 12,00 22,64b 38,86b 38,98b 33,53b 29,06bc Chaetomium sp. và Trichoderma sp. 12,53 20,83b 41,87 39,54b 37,47b 33,87b SH-BV1 11,73 27,85b 45,55 61,47a 61,27a 58,48a MICROTECH-1(NL) 12,27 35,12a 54,29a 67,01a 68,41a 66,52a Đối chứng (không xử lý) 13,07 - - - - - P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 9,23 14,65 16,88 17,62 11,99 LSD0.05 4,24 6,72 7,75 8,09 5,50 Ghi chú: NSXL: Ngày sau xử lý 4.5. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây ba kích tím tại Quảng Ninh * Trên môi trường nhân tạo: Trong số các loại hoạt chất thử nghiệm, sự có mặt của hỗn hợp hoạt chất metalaxyl M + mancozeb trong môi trường PDA đã ức chế hoàn toàn sự phát triển 33 của tản nấm, hiệu lực đạt 100%. Tiếp đến là hỗn hợp hoạt chất difenoconazole + propiconazole đạt hiệu lực ức chế trên 86% sau 3 ngày và 5 ngày thí nghiệm (Bảng 4.4, Hình 4.3). Hình 4.4. Khả năng ức chế của một số loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học đối với sự phát triển của nấm F. fujikuroi trên môi trường nhân tạo sau 5 ngày thử nghiệm (Viện Bảo vệ thực vật, 2017) Bảng 4.4. Khả năng ức chế của một số loại hoạt chất bảo vệ thực vật đối với nấm F. fujikuroi trên môi trường thí nghiệm (Viện Bảo vệ thực vật, năm 2017) Hoạt chất (Tên thuốc) Đường kính tản nấm (cm) Hiệu lực (%) 3 NSXL 5 NSXL 3 NSXL 5 NSXL Propineb (Antracol 70WP) 1,8 3,0 64,7 64,3 Metalaxyl M + mancozeb (Ridomil Gold 68WG) 0,0 0,0 100,0 100,0 Difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC) 0,7 1,1 86,3 86,9 Copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG) 2,5 4,1 51,0 51,2 Đối chứng 5,1 8,4 - - CV (%) - - 2,45 19,3 LSD0.05 - - 0,065 0,82 Ghi chú: NSXL: Ngày sau xử lý 34 * Thí nghiệm trên đồng ruộng: Do tác nhân gây bệnh vàng lá thối củ tồn tại trong đất, tác động của thuốc đến tác nhân gây bệnh thường chậm hơn so với các loại bệnh hại các bộ phận trên mặt đất. Hiệu lực của thuốc được đánh giá gián tiếp qua phân tích, đánh giá tỷ lệ cây biểu hiện vàng lá trên mặt đất. Trong số các loại hoạt chất thí nghiệm, hỗn hợp Metalaxyl M+Mancozeb có hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối củ cao nhất. Sau 1 tháng xử lý, hiệu lực phòng trừ của hỗn hợp hoạt chất này đạt 62,65%, tăng lên và đạt cao nhất 75,90% sau 3 tháng xử lý trước khi giảm dần và chỉ còn 58,76% sau 5 tháng xử lý. Mặc dù hỗn hợp hoạt chất difenoconazole + propiconazole và chlorothalonil có hiệu lực phòng trừ tương đương nhau sau 1 tháng xử lý; tuy nhiên, hiệu lực của hỗn hợp difenoconazole + propiconazole tăng vượt hơn so với chlorothalonil sau 2, 3, 4 và 5 tháng xử lý. Bảng 4.5. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với bệnh vàng lá thối củ hại cây ba kích tím (Ba Chẽ, năm 2018). Đơn vị: % Công thức Thời gian sau xử lý thuốc (tháng) 1 2 3 4 5 Propineb (Antracol 70WP) 43,85c 40,67d 37,58d 28,70d 9,00d Metalaxyl M+Mancozeb (Ridomil Gold 68WG) 62,65a 72,19a 75,90a 71,57a 58,76a Difenoconazole+Propiconazole (Tilt Super 300EC) 46,76b 65,19b 65,20b 55,58b 47,31b Chlorothalonil (Daconil 75WP) 57,09c 55,82c 59,98c 48,79c 29,73c Đối chứng - - - - - P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 0,05 CV(%) 20,57 16,43 2,85 6,22 12,34 LSD0.05 21,61 19,20 3,40 6,35 8,92 35 Hình 4.5. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh vàng lá thối củ hại cây ba kích (Ba Chẽ, 2017-2018). Cụ thể difenoconazole + propiconazole đạt và duy trì hiệu lực trên 65% trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng sau xử lý trước khi giảm dần và chỉ còn 47,31% sau 5 tháng xử lý. Trong khi đó, hoạt chất chlorothalonil đạt hiệu lực phòng trừ trên 55% sau khi xử lý 1 tháng và duy trì hiệu lực này cho đến thời điểm 3 tháng sau xử lý trước khi giảm và chỉ còn gần 30% sau 5 tháng xử lý. Hoạt chất còn lại propineb có hiệu lực thấp đối với bệnh vàng lá thối củ trong điều kiện đồng ruộng, chỉ đạt <45% trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm (Bảng 4.5). 36 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Đã ghi nhận được 7 loại bệnh hại bao gồm 5 bệnh nấm, 1 bệnh vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh do tảo gây ra, thuộc 6 bộ, 6 họ khác nhau. Trong đó, bệnh đốm đen và bệnh đốm đỏ gân lá chưa xác định được tên khoa học. - Biện pháp xử lý cây con và đất trồng bằng cả hai loại chế phẩm sinh học SH- BV1 và MICROTECH-1(NL)(NL) là biện pháp phòng chống bệnh vàng lá thối củ hiệu quả nhất. - Hiệu lực việc sử dụng phân bón với các liều lượng khác nhau đã không có sự sai khác có ý nghĩa đến sự phát sinh và phát triển của bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích. - Hiệu lực của thuốc sinh học về chế phẩm MICROTECH-1(NL)(NL) cho hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất đạt 68,41% ở thời điểm sau xử lý 60 ngày và hiệu lực này kéo dài và đạt 66,52% ở thời điểm 90 ngày sau xử lý. -Hiệu lực của thuốc hóa học ở trong phòng thí nghiệm ở trong môi trường PDA đã ức chế hoàn toàn sự phát triển của tản nấm, hiệu lực đạt 100%. Ở ngoài đồng ruộng hỗn hợp Metalaxyl M+Mancozeb có hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cao nhất. Sau 1 tháng xử lý, hiệu lực phòng trừ của hỗn hợp hoạt chất này đạt 62,65%, tăng lên và đạt cao nhất 75,90% sau 3 tháng xử lý trước khi giảm dần và chỉ còn 58,76% sau 5 tháng xử lý. 5.2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004). “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam”, T.II; NXB. KH & KT. 2. Ngô Đình Bính,Vi sinh vật học công nghệ, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tr.53-71, 2005. 3. Hồng Châu (2009), Ứng dụng chế phẩm Trichoderma, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 2009 Đại học Cần Thơ, tr. 5 - 6. 4. Nguyễn Minh Châu (2009), “Sử dụng nấm Trichoderma để phòng trừ sâu bệnh cho vườn cây ăn quả”, Báo cáo của Viện cây ăn quả Miền Nam năm 2009, tr.2 5. Nguyễn Chiều (1995). Khảo sát xây dựng quy trình trồng ba kích. Chương trình YHCT trong chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế. MS 0806. 6. Nguyễn Chiều, Lê Thanh Sơn, Phạm Xuân Luôn và Nguyễn Văn Ngót (2006) Nghiên cứu xây dựng vườn giống ba kích và xây dựng luận chứng kinh tế trồng ba kích trong mô hình vườn gia đình, trang trại. Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam. Viện Dược liệu. NXB KH&KT 2006. Tr519-523. 7. Vi Thị Đoan Chính, Nghiên cứu khả năng nâng cao hoạt tính kháng sinh của chủng Streptomyces rimosus R77 và Streptomyces hygroscopicus 5820 bằng kỹ thuật dung hợp tế bào trần, Luận án TS sinh học, Viện công nghệ sinh học, Hà Nội, 2000. 8. Phạm Ngọc Dung, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Thị Ly, Trần Ngọc Khánh, Hồ Gấm, Nguyễn Quang Tuấn (2008), “Một số kết quả phòng trừ bệnh chết nhanh gây hại hồ tiêu tại Đăk Nông”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 3, tr. 17-23. 9. Bùi Thị Việt Hà, Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sunh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam, Luận án TS sinh học, Hà Nội, 2006. 38 10. Triệu Văn Hùng (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam - Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II. Nhà xuất bản Bản đồ Hà Nội, tr. 396-399. 11. Đỗ Tất Lợi (2006). Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. 12. Trần Kim Loang, Lê Đình Đôn, Tạ Thanh Nam, Ngô Thị Xuân Thịnh, Nguyễn Thị Tiến Sĩ, Trần Thị Xê (2008), “Phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học Trichoderma (Tricho-VTN) tại Tây Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 2008, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 307-315. 13. Lê Đức Mạnh, Ngô Tiến Hiển, Lê Đức Ngọc, 2003. Nghiên cứu thu nhận và bảo quản Protease từ chế phẩm lên men bề mặt của vi khuẩn Bacillus subtilis. Đề tài nghiên cứu khoa học. 14. Ban huấn luyện đào tạo cán bộ dược liệu Trung Quốc. Kĩ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu. Người dịch: Nguyễn Văn Lan; Đỗ Tất Lợi; Nguyễn Văn Thạch. NXBNN.1979. Tr 310-318. 15. Báo Tuyên Quang (2016), Thâm canh cây ba kích dưới tán rừng, 16. Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung (1999). Danh lục nguồn bệnh điều tra năm 1997-1998. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh trên cây ăn quả ở Việt Nam 1997-1998. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr 82-136. 17. Đặng Vũ Thị Thanh và Hà Minh Trung (2001). Giới phụ Eu-fungi Nấm thật. Danh lục các loại thực vật Việt Nam tập 1. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Tr 63 - 65. 18. Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung và Phạm Xuân Đồng (2001). Giới phụ Chromista fungi. Danh lục các loại thực vật Việt Nam tập 1. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Tr 57 – 62. 19. Đặng Vũ thị Thanh, Lê Thanh Thuỷ, Vũ Duy Hiện, Nguyễn Thị Vân và Đặng Đức Quyết (2006). Bệnh hại trên lạc, đậu tương, thuốc lá trong điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng ở Hà Nội và Hà Tây. Ba mươi năm điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tr 107-113. 39 20. Hoàng Thị Thế, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy (2013). Quy trình nhân giống invitro cây Ba kích tím(Morinda officenalis How). Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số 3: 285-292. 21. Nguyễn Đam Trần (1976). “Bước đầu nghiên cứu trồng ba kích trên diện rộng”, Báo cáo sơ kết đề tài. 22. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005. Nghiên cứu sử dụng bào tử Bacillus subtilislàm chế phẩm phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường Tai –Mũi – Họng. Đề tài nghiên cứu. Trường Đại Học Y dược TP HCM. 23. Nguyễn Văn Tuất, Lê Văn Thuyết (2001), Sản xuất chế biến và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc và sinh học, NXB. Nông nghiệp. 24. Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản, 2003. Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. NXB Nông NghiệpPhilippe Douillet, 2002. Strains of Bacillusfor biological control of pathogenic fungi. The United Stades Patent and Trademark office. 25. Trần Thị Thuần, Nguyễn Thị Ly, Phạm Ngọc Dung (2004), “Nghiên cứu và sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ nhóm nấm tồn tại trong đất gây hại cây trồng”, Tạp chí bảo vệ thực vật. 26. Võ Châu Tuấn, Huỳnh Minh Tư (2010). Nghiên cứu nhân giống cây Ba kích tím (Morinda officinalis. How) bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40): 1-9. 27. Võ Thị Thứ, 1996. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năngứng dụng của một số chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa Học Sinh Học.Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 1998. Bệnh cây nông nghiệp. p. 21-69. NXB Nông nghiệp. 28. Viện Bảo vệ thực vật 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập I: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. NxbNN Hà Nội. 29. Viện Dược liệu (2005). Kĩ thuật trồng sử dụng và chế biến cây thuốc. NXBNN. Tr 23-30.
File đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_doi_voi_benh.pdf