Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu

nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm

2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục

tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 và đến năm 2016

chính phủ ban hành quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình MTQG

xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và

an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, được

thực hiện trên phạm vi cả nước. Trong quá trình triển khai thực hiện chương

trình các địa phương đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng

nhưng vai trò đó chưa được phát huy đầy đủ.Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy

sự tham gia của cộng đồng trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan trọng

quyết định sự thành công của chương trình xây dựng NTM.

Công cuộc xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 Xã Phú Đô đã đạt được

một số thành tựu nhất sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản có bước tiến mới về

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; năng

suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực

trên địa bàn. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo

giảm, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được củng cố, đầu tư xây dựng; diện mạo

nông thôn từng bước thay đổi; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được

giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.2

Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện chương trình đã bộc lộ một số tồn tại

như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về quan điểm, mục tiêu, giải

pháp và lộ trình XDNTM chưa đầy đủ; còn xuất hiện tư tưởng “trông chờ”, “ỷ lại”

vào nhà nước. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình, ban phát triển

thôn còn hạn chế, còn mang tính chung chung, chưa có sự phân công, phân nhiệm

rõ ràng trách nhiệm của các thành viên trong các tổ chức; do vậy chưa khơi dậy

được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và từng người dân trong xây

dựng NTM; Công tác tuyên truyền, phổ biến; công khai các nội dung có vốn hỗ trợ

từ ngân sách nhà nước hạn chế, chưa sâu rộng nên người dân chưa hiểu rõ. Công

tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các nội dung, kết quả sử dụng nguồn vốn

hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan chưa được quan tâm thực hiện một cách thường

xuyên. Để góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn xã tôi đã chọn

đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu công tác huy

động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên’’.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài: Xem xét đánh giá hiện trạng của

việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh

công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái

Nguyên theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho

người dân.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu.

- Tìm hiểu tình hình xây dựng nông thôn mới của địa bàn nghiên cứu.3

- Phân tích và đánh giá hiện trạng của công tác huy động nguồn lực xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái

Nguyên. Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc,nguyên nhân

của những tồn tại và vướng mắc.

- Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của công tác công

tác huy động nguồn lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến

năm 2020.

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
 thôn. 
- Phát triển văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn 
mới. 
- Quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã 
hội trong nông thôn mới. 
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn. 
- Phân tích đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp 
xã có sự tham gia của người dân. 
- Quản lý tài chính và thực hiện các quy trình, thủ tục thanh quyết toán. 
- Kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới. 
- Kỹ năng lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thôn theo phương 
pháp dựa vào nội lực cộng đồng. 
- Kỹ năng lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển nông thôn theo 
phương pháp dựa vào nội lực cộng đồng. 
- Thăm quan nghiên cứu thực tế. 
c. Ý kiến của cán bộ xã về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng góp 
bằng tiền 
 Ý kiến về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng góp bằng tiền của cán 
bộ xã thể hiện qua bảng 4.8: 
39 
Bảng 4.10: Ý kiến của cán bộ xã về khó khăn trong huy động nguồn lực từ 
cộng đồng 
n = 22 
Nội dung 
Đồng ý 
Số lượng Tỷ lệ % 
Người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng 
NTM (mục tiêu, các tiêu chí, cách thức thực hiện, 
vai trò của người dân 
18 81,82 
Nhận thức của dân hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ 
nhà nước hỗ trợ 
13 59,09 
Thu nhập của người dân còn thấp 22 100,00 
Chưa đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc 
huy động nguồn lực 
5 22,73 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) 
 Lấy ý kiến của các cán bộ xã về khó khăn trong huy động nguồn lực từ 
cộng đồng, đặc biệt là đóng góp bằng tiền thì 100% cán bộ cho rằng khó khăn 
lớn nhất đó là thu nhập của người dân vẫn còn thấp. Tiếp đó là người dân chưa 
hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM với 81,82% đồng ý và 59,09% ý kiến 
cho rằng nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ nhà nước 
hỗ trợ. Qua đó có thể thấy khó khăn của các cán bộ xã trong việc huy động 
nguồn lực từ cộng đồng. 
 Đánh giá chung 
 Qua tổng số 22 cán bộ và 45 hộ dân được điều tra trên địa bàn xã. Ta rút 
ra được nhận xét: 
- Năng lực trình độ của cán bộ NTM tương đối thấp. 
- Các nội dung đào tạo tập huấn tương đối đầy đủ. 
40 
- Người dân đã tích cực tham gia các phong trào xây dựng NTM của xã nói 
riêng và chương trình MTQG về xây dựng NTM nói chung. 
4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong huy động các nguồn lực thực hiện 
xây dựng NTM trên địa bàn xã và mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới. 
4.5.1. Thuận lợi 
 Huy động các nguồn lực là do người dân tự nguyện, BCĐ, BQL xã chỉ 
định hướng. Việc sử dụng nguồn lực từ huy động tự nguyện do dân tự quyết định 
nhưng phải đúng quy định của Nhà nước. 
4.5.2. Khó khăn 
 Mức thu nhập của nhân dân còn thấp do đó việc huy động các nguồn đóng 
góp từ dân nhiều khi còn chậm 
4.5.3. Mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới. 
a. Mục tiêu chung 
 Xây dựng nông thôn mới là phấn đấu Phú Đô phát triển toàn diện, kinh tế 
- văn hóa, xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng 
đồng bộ, hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh chính trị giữ vững. 
b. Mục tiêu cụ thể 
- Mục tiêu đến hết năm 2019 xã đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí NTM tỉnh 
Thái Nguyên. 
- Mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: Cơ bản hoàn thành các 
công trình hạ tầng thiết yếu: giao thôn nông thôn, điện, nước sạch, trường học 
các cấp, trạm y tế xã, khu thể thao xã, xóm, nhà ở nông thôn, thủy lợi nhằm tạo 
sự đột phá diện mạo nông thôn cho phát triển kinh tế - xã hội. 
- Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn: 
 Thu nhập bình quân đầu người: Đến hết năm 2018 phấn đấu đạt trên 29 
triệu đồng. 
 Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo dưới 12%/năm. 
41 
- Mục tiêu về văn hóa, xã hội, môi trường, việc làm, CSHT thương mại, 
hình thức tổ chắc sản xuất, giáo dục, hệ thống tổ chức chính trị, an ninh và quốc 
phòng được đảm bảo. 
c. Dự kiến nguồn lực 2019 - 2020 
Tổng vốn: 15.500 triệu đồng, phân theo các nguồn: 
 Ngân sách nhà nước: 12.000 triệu đồng, trong đó: 
+ Ngân sách Trung ương: 4.400 triệu đồng; 
+ Ngân sách tỉnh: 7.000 triệu đồng; 
+ Ngân sách huyện: 500 triệu đồng; 
+ Ngân sách xã: 100 triệu đồng; 
 Tín dụng (vay phát triển sản xuất): 300 triệu đồng; 
 Vốn từ các chương trình, dự án khác:500 triệu đồng; 
 Vốn của doanh nghiệp: 200 triệu đồng; 
 Đóng góp của người dân: 2.000 triệu đồng; 
 Nguồn vốn khác: 500 triệu đồng. 
4.6. Các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chương trình 
 Qua quá trình thu thập thông tin và kết quả điều tra tại 3 xóm nghiên cứu 
em đưa ra một số giải pháp để huy động nhiều hơn nữa nguồn lực cộng đồng 
cho chương trình xây dựng NTM. Những giải pháp này đúng với cả 3 xóm 
nghiên cứu, đồng thời cũng là những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai 
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của xã Phú Đô. 
 Một là: Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung. 
Chính vì vậy cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở các xã, các 
thành viên trong tiểu ban phát triển nông thôn những kiến thức về xây dựng 
NTM. Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn thì mới vận động được người 
dân tham gia xây dựng NTM. Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực sẽ không phát 
huy được hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự 
42 
tham gia của nhân dân. Cán bộ xã, thôn là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ 
chức hướng dẫn cho nhân dân thực hiện xây dựng NTM, do đó thành công hay 
thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán 
bộ. 
 Hai là: Để nhân dân trước tiên phải hiểu được NTM là gì, tại sao lại xây 
dựng NTM, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM cần được phát 
huy như thế nào Công tác tuyên truyền cũng giúp cộng đồng nắm rõ mục tiêu 
của chương trình xây dựng NTM, 19 tiêu chí NTM, các bước xây dựng NTM, 
vai trò của các đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội. Ngoài việc tuyên truyền trên 
các kênh thông tin đại chúng, bên cạnh đó các xã nên in tờ rơi, biên soạn tài liệu 
được chuẩn bị bài bản về chương trình xây dựng NTM rồi phát tới các hộ dân; 
treo các bảng hiệu nơi công cộng: Trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM 
để người dân nắm được; bố trí các cuộc họp để thảo luận về chương trình NTM 
với người dân. 
 Ba là: Cụ thể hóa cách thức lấy ý kiến tham gia của người dân đối với các 
nội dung trong chương trình xây dựng NTM, cụ thể hóa cơ chế huy động các 
khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng CSHT đã quy định trong Nghị 
định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ; cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực 
cộng đồng từ việc hiến đất, tài sản cho các công trình công cộng. 
 Bốn là: Đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn việc đóng góp 
bằng tiền mặt gặp khó khăn có thể áp dụng một số giải pháp như sau: 
+ chuyển sang hình thức đóng góp bằng công lao động đối với 
nhóm hộ này. Đối với những công trình không đòi hỏi cao về kỹ thuật nên 
giao toàn bộ cho cộng đồng quản lý và khoán chất lượng. Như vậy thì 
người dân sẽ phấn khởi và nhiệt tình tham gia hơn vì họ được trực tiếp sử 
dụng đồng tiền của họ đóng góp và các khoản hỗ trợ của Nhà nước, địa 
phương. 
43 
+ Có thể đưa ra bàn bạc trước cuộc họp thôn và đưa ra mức đóng 
góp phù hợp với những hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thể đóng góp ít hơn 
so với các hộ còn lại). Bên cạnh đó các xã nên theo hình thức huy động tất 
cảngười dân trong thôn cùng đóng góp sau đó sẽ triển khai làm từng đoạn 
đường một như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho những hộ khó khăn. 
44 
PHẦN V 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu trong khóa luận này khẳng định lại việc huy động 
nguồn lực của cộng đồng trong việc XDNTM là đặc biệt quan trọng, có tinh 
quyết định cho sự thành công đối với xây dựng NTM ở mỗi xã, mỗi địa phương. 
 - Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp có định hướng 
phát triển lâu dài vì vậy, cần nâng cao hơn công tác tuyên truyền, vận động để 
nêu cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Để làm được điều 
này cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền. 
 - Để huy động tốt các nguồn lực cộng đồng ở mỗi thôn khi xây dựng NTM 
cần thực hiện tốt các công việc sau: Nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, coi trọng 
công tác tuyên truyền, vân động nâng cao nhận thức của người dân, cần có các 
văn bản quy định cụ thể về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM. 
 - Kết quả ở các thôn nghiên cứu cho thấy để huy động tốt các nguồn lực từ 
cộng đồng, ở mỗi thôn khi xây dựng NTM cần thực hiện tốt các công việc sau: 
tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức; thực hiện dân chủ, công khai, minh 
bạch; thực hiện tốt vai trò cán bộ, đoàn thể, người lãnh đạo; nâng cao năng lực 
cán bộ cơ sở; lựa chọn ưu tiên trong xây dựng NTM. 
 - Về các nguồn lực của cộng đồng, việc huy động đóng góp bằng tiền có 
thể theo khẩu, theo hộ, vận động con em đi làm xa, có hình thức miễn giảm, biểu 
dương Việc huy động bằng tài sản, nhất là hiến đất, cần có cách vận động 
khéo léo, thuyết phục được sự đồng tình của người dân. Việc huy động bằng lao 
động được dân hưởng ứng khi hoạt động đó đem lại lợi ích cho chính họ, có 
nhiều cách thức tổ chức lao động khác nhau mà chính cộng đồng là người có thể 
tự bàn bạc và thống nhất cách làm. 
45 
 - Việc huy động sự tham gia ý kiến, cần cụ thể từng vấn đề để người dân 
hiểu thì họ mới góp ý được, không thể chỉ là đọc lại văn bản, đề án mà người dân 
có thể đưa ra ý kiến của mình. Đây cũng là lý do mà việc đóng góp ý kiến của 
người dân vào bản quy hoạch và đề án chỉ mang tính chất hình thức. 
 - Về hoạt động tổ chức, phát triển kinh tế, huy động sự tham gia của 
cộng đồng cần tạo thành phong trào, có mô hình điểm, xây dựng các hình thức 
hợp tác có hiệu quả. 
46 
5.2. Kiến Nghị 
- Bố trí ngân sách phù hợp để địa phương thực hiện theo đúng lộ trình, theo đó 
có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các xã theo đăng ký để hoàn thành các tiêu chí 
vào năm 2020. Xây dựng quy định về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các 
nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới chung cho cả tỉnh. Có cơ chế cụ thể, đơn 
giản hơn trong thủ tục xây dựng, giải ngân và quyết toán phần vốn nhà nước hỗ trợ 
đối với những công trình kỹ thuật đơn giản do cộng đồng dân cư tự thực hiện. 
- Do trình độ dân trí ở các khu vực nông thôn chưa được cao, điều kiện cơ 
sở hạ tầng kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, có địa hình phức tạp vì vậy đề 
nghị Trung ương khi đầu tư và ban hành cơ chế cần có những chính sách ưu tiên, 
đặc thù cho lĩnh vực này. 
- Cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ khoa học, 
kỹ thuật vào sản xuất như: Tạo ra giống mới cho cây trồng, vật nuôi có năng 
suất, chất lượng cao, các loại phân bón, vắc xin phòng chống bệnh triển khai 
đến với người dân phải phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Mang 
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho 
người dân đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa CNH-HĐH với bảo vệ môi 
trường tự nhiên. 
- Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giá, trợ cước cho sản xuất nông 
nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ cho các hộ gia đình, các thành phần kinh tế sản xuất 
với quy mô lớn, tập trung. 
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư để thực hiện các dự 
án lợi thế trên địa bàn huyện, đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn. 
- Cụ thể hoá cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho 
xây dựng CSHT đảm bảo theo đúng quy định của pháp Luật. Trong đó nêu rõ 
trách nhiệm của các đơn vị liên quan và vai trò của Ban giám sát cộng đồng. 
47 
- Cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho 
các công trình công cộng (giao thông, kênh mương, nhà văn hoá). Do không 
được đền bù nên nhiều hộ sẽ gặp khó khăn khi phải hiến đất, tài sản.Vì thế, nên 
cần quy định các trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ để tạo điều kiện cho 
người dân giảm bớt một phần khó khăn. 
- Với các công trình cấp thôn, có sự hỗ trợ một phần của nhà nước, cần giao 
toàn bộ cho thôn thực hiện trên cơ sở giữa thôn và chủ đầu tư có sự cam kết về 
chất lượng, tiến độ thực hiện; thực hiện xây dựng cơ chế biểu dương, khen 
thưởng cho các xã đạt kết quả tốt, những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho 
xây dựng NTM. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí 
quốc gia về NTM. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ - Đầu tư, Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên 
tịch hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg 
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 
MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. 
3. Vũ Trọng Bình (2008), Phát triển nông thôn Trung Quốc - Hiện trạng, lý 
luận, chính sách và giải pháp. 
4. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn mới ở Việt 
Nam - Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 
262, tháng 8/2012. 
5. Nguyễn Hữu Hiếu (2017), Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Nông lâm Thái 
Nguyên. 
6. Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục 
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 
7. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung 
ương khóa X và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
8. Quyết định 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí và 
Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã Nông thôn mới, xã Nông thôn mới 
kiểu mẫu, xóm Nông thôn mới kiểu mẫu và hộ gia đình Nông thôn mới tỉnh 
Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020. 
9. Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về 
nông thôn mới, 2009. 
49 
10. Quyết định số 82-QĐU ngày 03/01/2018 V/v Kiện toàn Ban chỉ đạo xây 
dựng Nông thôn mới năm 2018 của Đảng ủy xã Phú Đô. 
11. Đặng Kim Sơn (Chủ nhiệm đề tài) (2009), Đề tài “Một số vấn đề về nông 
thôn Việt Nam trong điều kiện mới”. 
12. Đặng Kim Sơn, Phan Sỹ Hiếu (2001), Phát triển nông thôn bằng bằng phong 
trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc. 
13. UBND xã Phú Đô (2013), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng 
NTM giai đoạn 2011 – 2013, kế hoạch thực hiện năm 2014. 
14. UBND xã Phú Đô (2014), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng 
NTM năm 2014, kế hoạch thực hiện năm 2015. 
15. UBND xã Phú Đô (2015), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng 
NTM năm 2015, kế hoạch thực hiện năm 2016. 
16. UBND xã Phú Đô (2016), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng 
NTM năm 2016, kế hoạch thực hiện năm 2017. 
17. UBND xã Phú Đô (2017), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng 
NTM năm 2017, kế hoạch thực hiện năm 2018. 
18. UBND xã Phú Đô (2018), Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng 
Nông thôn mới giai đoạn 2011-2018 xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh 
Thái Nguyên. 
19. UBND xã Phú Đô (2018), Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 – 
2020. 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_nang_ca.pdf