Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo vệ và phát triển rừng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan

tâm, vì rừng giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Rừng

được coi là lá phổi xanh của trái đất vì lá rừng hấp thụ CO2 và nhả ra khí O2

để duy trì sự sống của con người và những cá thể sống khác. Hơn nữa rừng

còn bảo vệ môi trường sống của con người, bảo tồn các nguồn geen, bảo tồn

đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản

xuất phát triển. Rừng cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người và

góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, lịch sử của các cộng đồng.

Dựa trên tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước đã ban hành

nhiều văn bản pháp luật và các chương trình, dự án nhằm bảo vệ phát triển

rừng, sự nỗ lực đó đã đạt được kết quả tương đối khả quan đó là độ che phủ

của tán rừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, chất lượng rừng vẫn ngày càng

suy giảm do khai thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp,

chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do

công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương chưa đạt hiệu quả tích cực, các

ưu đãi giành cho người quản lí, bảo vệ rừng chưa thực sự khuyến khích họ gìn

giữ, bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, chủ thể nào được giao quản lí, bảo vệ

phát triển rừng cũng tìm cách nhanh chóng khai thác tài nguyên rừng. Để giải

quyết tình trạng trên chúng ta cần tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu

quả công tác bảo vệ phát tiển rừng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - văn

hóa - xã hội của từng vùng.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ của nước ta.

Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 485.900 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên

của tỉnh là 277.193 ha với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu

ngựa, báo lửa, báo Hoa Mai, Voọc đen, gà lôi.; các loại gỗ: Nghiến, Đinh,2

Lim, Trúc dây, Sam vàng, Lát hoa.; các loại dược liệu: Sa nhân, củ Bình vôi,

Ba kích, Sâm ngọc linh, Tam thất hoang, Vù hương, Gù hương. Rừng Bắc

Kạn không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng

Đông Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

công nghiệp, xây dưng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lí tưởng của

tỉnh. Trong đó Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc của huyện

Ba Bể, có diện tích đất tự nhiên 4.433,58 ha, tổng diện tích đất lâm nghiệp là

3.604,54 ha, trong đó rừng sản xuất 2.329,63 ha, rừng phòng hộ 220,85 ha,

rừng đặc dụng 1.054,06 ha. Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế -

xã hội đang phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm xã đã áp dụng nhiều

văn bản pháp luật, các chương trình dự án nhằm bảo vệ và phát triển rừng, sự

nỗ lực đó đã đạt được hiệu quả tích cực là độ che phủ tán rừng tăng lên hàng

năm. Tuy nhiên hiện nay chất lượng rừng của xã vẫn còn chưa cao. Do vậy,

tôi đã thực hiện đề tài”Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ

phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 5880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
ng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây 
leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm 
khối lượng vật liệu cháy trong rừng. 
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác 
chữa cháy rừng dần dần thay thế công tác thủ công hiện đang áp dụng. 
- Nghiên cứu các vật liệu xây dụng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. 
Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen 
sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ gỗ. 
 46 
4.4.3. Tổ chức thực hiện 
- Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ 
mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện 
tích rừng đã được giao. 
- Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt 
động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và 
triển khai các phương án, biện pháp kế hoạch bảo vệ rừng. 
- Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển 
khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện 
pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát 
triển rừng và hướng tới cộng đồng. 
- Phải xác định được vùng trọng điểm, điểm nóng về vi phạm Luật bảo 
vệ và phát triển rừng, về cháy rừng... để có phương án cụ thể 
- Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy 
rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực 
hiện công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng. 
- Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên 
nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lí mọi tình huống xảy ra. Có sự phối hợp từ 
nhiều ngành: kiểm lâm, công an, người dân địa phương.... 
4.4.4. Giải pháp về kinh tế. 
Thực tế, các giải pháp tiến tới đồng quản lý đã góp phần cải thiện đời 
sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các bên liên quan tham 
gia. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể như sau: 
- Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao 
Đa số các HGĐ ở đây đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông, lâm 
nghiệp. Nhiều HGĐ có lao động, có đất và nguyện vọng phát triển cây trồng, 
vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như phát triển trồng cây hồng không hạt, cây 
chuối tây và chăn nuôi như chăn nuôi trâu, bò bán thâm canh, chăn nuôi lợn 
nái, chăn nuôi dê, thả cá. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản 
xuất có hiệu quả cao và góp phần thiết thực nâng cao thu nhập. 
 47 
- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian 
nông nhàn 
 Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương 
như gây trồng và chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến nông sản. Việc phát triển 
những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm 
năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. 
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các 
thôn bản. Hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong 
những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí. Tăng cường trao đổi kinh tế, 
giao lưu văn hoá nâng cao năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có 
quản lý bảo vệ và phát triển rừng. 
- Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu QLBVR với mục tiêu 
phát triển kinh tế 
Cần đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng. Nếu 
quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể nhằm nâng cao đời sống 
nhân dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng. 
4.4.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 
Tuyên truyền giáo dục là nội dung hoạt động rất quan trọng trong đồng 
quản lý TNR. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ 
làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng. 
Khi người dân và các bên liên quan đến TNR nâng cao được nhận thức, nhận 
ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự 
nhiên thì khi đó công tác QLBVR sẽ thành công và TNTN sẽ được sử dụng 
bền vững. 
Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp được đề xuất như sau: 
- Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. 
- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham 
gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ sở thích về QLBVR và phát 
triển KT-XH. 
 48 
- Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như già 
làng, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những 
người địa phương thông thạo tiếng phổ thông và tiếng địa phương tạo điều 
kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận. 
- Xây dựng áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi 
công cộng về công tác BTTN và bảo vệ môi trường. 
- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường 
học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học. 
4.4.6. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý 
- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực 
 Lồng ghép các nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng, nguồn thu từ dịch 
vụ rừng, nguồn từ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, dự án nâng cao năng lực 
cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng liên kết với các trường Đại học, Viện 
nghiên cứu đào tạo tập huấn ngắn hạn tại chỗ hoặc gửi cán bộ học các lớp 
dài hạn đối với cán bộ trẻ, đảm bảo nguồn cán bộ làm công tác quản lý bảo 
vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. 
Về nội dung đào tạo tập huấn: Quản lý tài nguyên rừng và đất lâm 
nghiệp, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học, kỹ năng tuyên truyền bảo tồn đa 
dạng sinh học 
 Đối tượng đào tạo: các thành viên Hội đồng, cộng đồng dân cư và các 
chủ thể khác tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. 
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị 
Để đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng hoạt động liên tục, hiệu quả 
cần phải bố trí đủ phòng làm việc và các trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, 
máy photo, bàn ghế 
Mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác văn phòng và 
quản lý bảo vệ rừng. 
Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh để phát 
triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa. 
 49 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua thời gian nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại 
xã Khang Ninh đưa ra một số kết luận như sau: 
Xã Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc cuả huyện Ba 
Bể, có diện tích đất tự nhiên 4.433,58 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 3.604,54 
ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 2.329,63 ha, rừng phòng hộ là 220,85 
ha, rừng đặc dụng là 1.054,06 ha. 
Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực, vận 
động nhân dân không phá rừng làm nương, xử lí đốt thực bì canh tác nương 
rẫy có kiểm soát, tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCCR ở tất 
cả các thôn, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng 
năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người 
dân địa phương, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, mở 
các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương 
về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý, BV 
&PTR tại xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích rừng của xã lớn gây khó 
khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc tuần tra, kiểm soát tình hình, các tổ 
đội bảo vệ rừng của thôn chưa có trang thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất 
thiếu thốn... Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trọng nhiệm vụ bảo vệ 
rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân vẫn còn thái độ e ngại, né 
tránh va chạm với các đối tượng lâm tặc. Hoạt động tuyên truyền, vận động 
phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng. Đời sống của người dân địa 
phương còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, ngành nghề 
khác chưa phát triển. 
 50 
Chính vì vậy để khắc phục những khó khăn trên ta cần thực hiện các 
giải pháp như sau: 
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức hiểu biết của 
cộng đồng và các bên tham gia về chính sách, pháp luật. 
- Nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân thông qua lồng ghép các 
chương trình, dự án trên địa bàn; quản lý và khai thác hợp lý các loài lâm sản 
ngoài gỗ. 
- Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện điều chỉnh bổ 
sung hoàn thiện quy chế, kế hoạch hành động đảm bảo công tác quản lý ngày 
càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. 
5.2. Kiến nghị 
Cần có các nghiên cứu sâu hơn về thực trạng bảo vệ phát triển rừng ở 
các địa phương để phát hiện kịp thời những khó khăn trong công tác bảo vệ 
phát triển rừng, đặc biệt cần nghiên cứu các giải pháp nâng cao thu nhập cho 
các hộ tham gia bảo vệ phát triển rừng, để người dân thấy được vai trò của 
rừng và tích cực tham gia bảo vệ phát triển rừng. 
Đối với địa phương có rừng cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao 
hiệu quả bảo vệ phát triển rừng, cụ thể: ở những nơi địa bàn hiểm trở cần có 
thêm đội ngũ tham gia bảo vệ rừng, phát triển công tác đồng quản lý rừng, có 
các chế tài phù hợp đối với những đối tượng vi phạm. 
 51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
[1]. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam, 
thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ Luật học, 
Trường Đại học Luật, Hà Nội. 
[2]. Trần Văn Con, Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa – Tổng quan kết 
quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội, 2006. 
[3]. Nguyễn Việt Dũng, Trịnh Lê Nguyên, Hoàng Xuân Thủy,Nguyễn Danh 
Tính, Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên: Bàn luận về lí 
thuyết và phương pháptiếp cận, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 
Hà Nội, 2007. 
[4]. Nguyễn Huy Dũng (2002). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng 
Đông Bắc Việt Nam. 
[5]. Vũ Thị Hạnh, Tác động của chính sách pháp luật đến quản lí tài nguyên 
rừng công bằng và bền vững, Hà Nội, 2014. 
[6]. Quốc hội (2017). Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017. 
[7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).Thông tư Số 34/2009/TT-
Bộ NN&PTNT ngày 10/6/2009. 
[8]. Phạm Minh Thảo(2005). Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. 
II. Tài liệu từ Internet. 
[9].https://123doc.org//document/2684987-thuc-trang-tai-nguyen-rung-o-viet-
nam.htm 
[10].https://tailieu.vn/doc/de-tai-nghien-cua-khoa-hoc-thuc-trang-bao-ve-
rung-o-viet-nam-hien-nay-452189.html 
[11].https://123doc.org/document/2480680-danh-gia-thuc-trang-cong-tac-
quan-ly-bao-ve-va-phat-trien-rung-o-hat-kiem-lam-thanh-pho-dong-hoi-tinh-
quang-binh-khoa-luan-tot-nghiep.htm 
[12]. https://download.com.vn/nghi-dinh-156-2018-nd-cp/download 
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 
Số phiếu:........ 
I Thông tin chung về hộ: 
1. Họ tên chủ hộ:............................................................................... 
2. Địa chỉ: Thôn/bản:.............................................................................. 
3. Tuổi:................................................ Giới tính:..................................... 
4. Dân tộc:...............................SĐT:...................................................... 
5. Trình độ học vấn:...............................Nghề nghiệp:......................... 
6. Tổng số nhân khẩu:...........................Số lao động chính:............. 
7. Khoảng cách từ hộ đến UBND xã........................km 
8. Phân loại hộ theo chuẩn nghèo: 
 Nghèo theo chuẩn mới 
 Cận nghèo theo chuẩn mới 
 Hộ trung bình 
 Hộ khá 
II Các thông tin chi tiết 
Câu 1:Gia đình mình có được giao đất lâm nghiệp không? 
a. Có 
b. Không 
Câu 2: Nếu có thì diện tích là bao nhiêu?............................................................ 
Đất được giao đã có sổ đỏ chưa?........................................................... 
Câu 3: Gia đình mình có tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng tại 
địa phương không? 
a. Có 
b. Không 
Câu 4: Nếu có thì bằng hình thức và các hoạt động nào? 
a. Trồng mới (Diện tích trồng mới........(ha) Loại 
câytrồng............................) 
b. Bảo vệ rừng đầu nguồn (Diện tích bảo vệ.............(ha) Số tiền 
được chi trả................/năm) 
c. Khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ 
d. Chi trả dịch vụ môi trường (Diện tích bảo vệ..........(ha) Số tiền 
được chi trả......................./năm) 
e. Các hoạt động khác.......................................................................... 
Câu 5: Lí do tại sao lại tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng? 
a. Cho hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập 
b. Do cán bộ địa phương phát động 
c. Ý kiến khác.................................................................................... 
Câu 6: Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng có gặp khó khăn gì không? 
a. Có 
b. Không 
Các thuận lợi trong công tác bảo vệ rừng?................................. 
................................................................................................................... 
................................................................................................................... 
Các khó khăn hiện nay trong công tác bảo vệ rừng?.......................... 
............................................................................................................ 
................................................................................................................... 
Các thuận lợi trong công tác phát triển rừng?................................... 
......................................................................................................... 
Các khó khăn hiện nay trong công tác phát triển rừng?........................... 
................................................................................................................... 
Câu 7: Gia đình có kiến nghị/đề xuất gì để công tác bảo vệ và phát triển rừng 
ngày càng tốt hơn? 
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Câu 8: Diện tích đất đai của gia đình như thế nào? 
STT Loại đất Diện 
tích(ha) 
Loại cây trồng trên 
đất 
Đã có sổ/bìa 
đỏ chưa? 
1 Đất nông nghiệp 
 Đất ruộng 
Nương rẫy 
2 Đất lâm nghiệp 
 Đất rừng tự nhiên 
Đất rừng trồng 
3 Đất khác 
Câu 9: Nguồn thu nhập chính của gia đình có từ đâu? 
Nguồn thu nhập Loại cây/con Sản lượng/năm Giá bán số tiền thu 
dược trong một năm 
Từ trồng trọt 
Chăn nuôi 
Từ rừng(bán gỗ, 
hoặc bảo vệ rừng) 
Nguồn khác (ghi 
rõ) 
Thu nhập từ rừng chiếm bao nhiêu % tổng thu nhập của gia đình?................... 
Câu 10: Các khoản chi chính của gia đình? 
Khoản chi chính Số tiền chi tiêu/năm 
Đại diện gia đình Người phỏng vấn 
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_ba.pdf