Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang

nộidung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát

triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân

dân và du khách quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói,

giảm nghèo, đảm bảo an sinhxã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ

môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Cùng với sự phát triển kinh tế -

xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh

hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. “Du lịch trở thành một

trong ba ngành công nghiệp tạo ra việc làm lớn nhất trên thế giới. Du lịch thúc

đẩy sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và phần lớn trong số đó hỗ trợ một cách tích

cực cho việc cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương. Du lịch cũng

mang lại nguồn thu đáng kể từ thuế thu nhập. Những nghề nghiệp mới nhất

trong du lịch cũng được tạo ra ở các nước đang phát triển giúp cho họ cân

bằng cơ hội kinh tế và tránh khỏi việc di cư tự do từ các vùng quê lên các thành

phố lớn” [13].

Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu

hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh

tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du

lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết. Chú trọng phát triển du

lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của nhiều quốc

gia trên thế giới.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực

đang khai thác loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) để thu hút khách du lịch,2

được coi là hoạt động kinh tế cơ bản vừa đáp ứng nhu cầu du khách vừa mang

lại lợi ích cho cộng đồng (CĐ) địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về

cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập

tục và lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát

triển mạnh loại hình DLCĐ. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên

môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo

của địa phương.

Trước xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch, đặc biệt là DLCĐ đang

ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,

nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát

huy thế mạnh văn hóa bản địa. Đã có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp ra

đời và phát triển nhanh chóng. Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU

(Công ty HASU) ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những công

ty bạn. Tuy nhiên Công ty HASU lại tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu

để từ đó rút kết được nhiều ý tưởng hay để có cách điều chỉnh hợp lý. Nhờ vậy

mà hiện nay công ty HASU đã có được niềm tin tưởng trong lòng du khách.

Những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên phát triển, tự khẳng định

mình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt, công ty đã chú

trọng phát triển loại hình DLCĐ: Xây dựng và cung cấp cho khách hàng những

sản phẩm du lịch là các tour, tuyến, chương trình du lịch hấp dẫn, phong phú

cả về chất lượng lẫn loại hình du lịch đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong

lòng du khách tứ phương.

Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Kết nối

khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh

nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU,

tỉnh Thái Nguyên”.

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 75 trang xuanhieu 3540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên

Khóa luận Kết nối khách du lịch với các điểm đến du lịch cộng đồng thông qua các doanh nghiệp lữ hành: trường hợp tại Công ty Sự kiện và Du lịch Quốc tế HASU, tỉnh Thái Nguyên
iều kiến thức chuyên ngành du lịch và kiến thức xã hội, khả 
năng giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, đó cũng là những 
 58 
yếu tố cần thiết cho công việc sau này khi em ra trừng với tấm bằng tốt nghiệp 
Đại học. 
Qua quá trình thực tập tại Công ty HASU, em thấy được sự năng động, 
chuyên nghiệp, sáng tạo của đội ngũ nhân viên trẻ tuổi. Em có cơ sở xây dựng 
được các mối quan hệ mới, đây là tiền đề để sau khi ra trường xin việc.Anh chị 
nhân viên luôn tận tình chỉ bảo, chia sẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng và 
kiến thức cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống. Do vậy, em thấy dù được 
làm việc ở bất kỳ môi trường nào, công việc gì cũng cần sự chủ động, ham học 
hỏi và gắn bó với mọi người để công việc được hiệu quả hơn, 
Tiếp đó, nhà trường hết sức tạo điều kiện giới thiệu giáo viên hướng dẫn 
cho em là cô Vũ Thị Hải Anh, cô đã rất chu đáo, tận tình hướng dẫn trong quá 
trình thực tập. 
3.4.2.2. Khó khăn 
Do thời gian thực tập tại cơ sở ngắn nên em chưa tìm hiểu một cách đầy 
đủ và toàn diện những hoạt động kinh doanh trong năm của công ty: Thực tập 
vào thời gian dịch bệnh Covid, có 01 tháng cách li xã hội theo quyết định của 
Nhà nước nên em không được tham gia thực tập nhiều và đấy cũng là cản trở 
cho những doanh nghiệp làm du lịch, lượng khách đặt Tour và gói du lịch rất ít 
vào đầu năm 2020 và không có tại thời điểm cách li. Do đó nhiều hoạt động dự 
kiến em ít có cơ hội tham gia thực tế và học hỏi. 
Lần đầu được thực tập tại một môi trường làm việc năng động, chuyên 
nghiệp nên em còn khá rụt rè và bị động khi tiếp xúc với công việc được 
giao.Việc thích nghi môi trường và văn hóa công ty chưa được nhanh nhạy và 
cần một thời gian để thích nghi. 
Về thời gian, khi học tập trên lớp, thời gian đến lớp cần đúng giờ thì ở 
công ty chủ động đến sớm trước giờ làm là rất cần thiết. Điều này khiến em 
thay đổi nhanh và tạo được ấn tượng tốt với mọi người, thể hiện được tác phong 
tốt và sự chuyên nghiệp trong công việc. 
Bên cạnh đó, em chưa nắm thật vững chắc các kiến thức đã học ở trường 
 59 
để tự tin áp dụng trong công việc, khả năng thực hành còn chưa tốt. Như kỹ 
năng tin học văn phòng, quy tắc soạn thảo văn bản, sử dụng máy photo còn 
lúng túng và cần sự chỉ dẫn của anh chị trong công ty. 
Em còn bỡ ngỡ cuộc sống ban đầu nên khó hòa nhập với mọi người, 
không mạnh dạn đề xuất ý tưởng hoặc không dám thắc mắc. Lĩnh vực nghiên 
cứu còn khá mới mẻ với em nên chưa được sự tin tưởng hoàn toàn từ cơ sở thực 
tập, chưa được giao nhiều công việc. 
3.4.3. Tóm tắt kết quả thực tập 
Trong thời gian thực tập tại công ty HASU đã giúp em được tiếp xúc và 
làm việc trong môi trường làm việc thực tế, có nhiều kiến thức bổ ích. Em đã 
nghiêm túc trong mọi công việc được giao, cố gắng hoàn thiện bản thân và 
không ngừng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ mọi người xung quanh. 
Công ty không chỉ là môi trường làm việc mà còn là nơi tạo dựng những 
mối quan hệ tốt đẹp, nơi chia sẻ và trao đổi những giá trị cuộc sống. 
Môi trường làm việc giúp cho bản thân được củng cố kiến thức, kỹ năng, 
có sự chủ động, sáng tạo hơn. Phát huy được khả năng của bản thân và đem lại 
những kết quả xứng đáng và sự tín nhiệm của mọi người. 
3.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 
Thời gian thực tập tuy không phải là dài nhưng cũng cho em nhiều bài 
học kinh nghiệm, tích lũy cho mình những kinh nghiệm nhất định để làm hành 
trang cho những bước đi sau này, em đã học hỏi và rút ra được nhiều kinh 
nghiệm như sau: 
Bài học về ngôn ngữ hình thể: Khi được làm việc ở môi trường văn phòng 
và chuyên nghiệp, từ trang phục, quần áo, giày dép đến cử chỉ hành động đều 
phải phù hợp và đúng mực. Nhìn nhận được từ các anh chị nhân viên từ những 
buổi đầu thực tập em ý thức được và thực hiện tốt, để tạo cảm tình với không 
chỉ nơi làm việc và còn tạo sự chuyên nghiệp đối với đối tác, khách hàng khi 
 60 
đến văn phòng của công ty. 
Ngoài ra, sớm nhận được mỗi công ty có văn hóa làm việc riêng, em chủ 
động tìm hiểu và bắt kịp văn hóa đó, hòa nhập cùng mọi người trong công ty 
rút ngắn thời gian làm quen từ đó quá trình làm việc đạt hiệu quả cao nhất. 
Bài học về thái độ: Học được những thái độ tích cực, đúng mực, chủ 
động, vui vẻ làm quen, giao tiếp với các anh chị nhân viên trong văn phòng 
cũng như các anh chị, cô chú làm việc tại tòa nhà nơi công ty làm việc; thái độ 
khiêm tốn, lắng nghe những nhận xét, nhắc nhở của các anh chị cũng như các 
bạn thực tập cùng. 
Bài học về tác phong công việc: Trong quá trình thực tập tại văn phòng 
em thực hiện công việc được giao một cách tự giác và nghiêm túc, báo cáo kết 
quả đạt được và không ngừng cố gắng nâng cao hiệu quả công việc. Phát huy 
khả năng sáng tạo của bản thân nhất là đối với ngành nghề đòi hỏi sự năng 
động, sáng tạo cao. 
Không ngừng học hỏi kiến thức chuyên ngành du lịch, kinh nghiệm mới, 
bài học kinh doanh của các anh chị. 
- Tích lũy được kỹ năng mới (kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống): Từ 
giao tiếp hạn chế em đã tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, không chỉ nhân 
viên mà còn với khách hàng của doanh nghiệp. Trong đó, kỹ năng xử lý tình 
huống cũng được trau dồi hơn. 
Kỹ năng quản lý thời gian: Rèn luyện được thói quen lên kế hoạch và 
thực hiện cân đối các công việc, trau dồi bản thân, sinh hoạt, giải trí, 
Kỹ năng tin học văn phòng: Đến thực tập em được giải quyết công việc 
chủ yếu trên máy tính, mạng internet. Từ soạn thảo các mẫu đơn từ, văn bản, 
thiết kế tour du lịch, tính giá tour, nhờ đó kỹ năng tin học văn phòng được 
trau dồi, đó cũng là điều kiện cần thiết cho bất cứ công việc nào sau khi ra 
trường cho các bạn sinh viên. 
- Có thêm nhiều người bạn, mối quan hệ,cơ hội: Đến môi trường mới 
 61 
em được tiếp xúc nhiều người và có nhiều mới quan hệ tốt với mọi người, học 
hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cũng như có nhiều cơ hội mở rộng 
cho công việc sau này khi ra trường và trong cuộc sống. 
3.4.5. Đề xuất giải pháp 
DLCĐ đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển 
kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. DLCĐ không chỉ giúp người dân bảo 
vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn 
hoá độc đáo của địa phương. Việt Nam có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên 
nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, tập tục và lối sống, 
văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng miền là cơ sở để phát triển mạnh loại 
hình DLCĐ. 
Để kết nối được khách du lịch đến các điểm đến DLCĐ cần nhiều sự 
chung tay của các Doanh nghiệp lữ hành, cần: 
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng 
hấp dẫn và thú vị. 
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, gây dựng hình ảnh đẹp 
cho Doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. 
- Kết nối và chú trọng đảm bảo quyền lợi với cộng đồng khi tham gia 
vào du lịch cộng đồng. 
- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá, đưa hình ảnh của cộng đồng 
đến gần với khách hàng. 
- Cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp lữ hành khác nhằm đưa 
đến những sản phẩm tốt nhất tới khách hàng lựa chọn sản phẩm du lịch. 
Bên cạnh đó, cần sự cố gắng và nỗ lực lớn của địa phương tham gia DLCD: 
- Chính quyền địa phương giúp đỡ hướng dẫn các xóm bản tổ chức công 
việc đón tiếp ứng xử với khách; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 
 62 
Phần 4 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị, Việt Nam 
có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân 
văn của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc 
địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã làm cho lãnh thổ 
Việt Nam đa dạng, phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị cao 
cho phát triển du lịch, đặc biệt nước ta có 54 anh em dân tộc sống đoàn kết trên 
mảnh đất Tổ Quốc với tinh thần đoàn kết và có nét văn hóa đậm đà, đặc sắc là 
yếu tố hấp dẫn du khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài muốn được 
trải nghiệm và khám phá. 
Do đó mà Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát 
triển du lịch để đảm bảo du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 
Đặc biệt, đối với du lịch cộng đồng được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển 
theo hướng bền vững bằng cách lồng ghép trong các chương trình nông thôn 
mới, tăng thu nhập cho người dân, bố trí kinh phí cho các hoạt động như: Bảo 
vệ, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch; Xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu 
địa phương; xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, 
Sau quá trình thực tập, tìm hiểu hoạt động du lịch tại công ty Du lịch em 
nhận ra được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này qua hoạt động kinh 
doanh, hoạt động quảng bá, kết nối khách du lịch với các điểm đến Doanh 
nghiệp lữ hành góp phần quảng bá thông tin điểm đến cho du khách, ảnh hưởng 
đến lựa chọn điểm đến của du khách và phối hợp với các dịch vụ khác (nhà 
hàng, khách sạn) tạo thành “gói” sản phẩm du lịch. Đồng thời, hoạt động của 
các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ảnh hưởng đến truyền thông, góp phần 
 63 
nâng cao chất lượng du lịch mà còn liên quan đến các vấn đề bảo tồn văn hóa, 
bảo vệ tài nguyên môi trường Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp lữ 
hành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. 
4.2. Kiến nghị 
4.2.1. Với nhà nước, tổng cục du lịch 
Du lịch là ngành du lịch mũi nhọn, do đó để DLCĐ phát triển bền vững 
cần được ưu tiên đầu tư và có các biện pháp phù hợp. 
Cần có các chính sách đầu tư, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở 
vật chất kỹ thuật, xây dựng các tuyến điểm du lịch, các khu DLCĐ. 
Phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam cần đi đôi với phát triển kinh tế 
đất nước và bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững, giữ gìn và phát huy bản 
sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. 
Đề nghị chính phủ triển khai thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, lấy 
du lịch nuôi du lịch để ngành du lịch có kinh phí chủ động hỗ trợ đầu tư, nâng 
cấp các tuyến điểm du lịch giúp cho các sản phẩm du lịch được hoàn thiện hơn, 
nhất là đối với DLCĐ. 
Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng việc quy hoạch tạo 
ra các điểm du lịch, các khu du lịch và các loại hình du lịch hấp dẫn. Khai thác và 
tu bổ các tài nguyên du lịch, các điểm du lịch đã hình thành ở các địa phương. 
4.2.2. Với chính quyền địa phương 
Chính quyền địa phương giúp đỡ hướng dẫn các xóm bản tổ chức công 
việc đón tiếp ứng xử với khách; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như 
kiến trúc nhà ở, trang phục; giữ gìn bảo vệ môi trường vệ sinh; bảo đảm an ninh 
trật tự cho khách du lịch. 
Cần có những ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các công ty lữ hành 
khai thác và liên kết các tour du lịch, đồng thời, đa dạng hóa loại hình dịch vụ 
như: các hoạt động dưới hình thức tham gia vào một số công đoạn sản xuất/canh 
tác nông nghiệp; tham quan phong cảnh, con người, văn hóa và lối sống của 
 64 
người dân để giúp du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người 
dân bản địa và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục, nếp sống 
nơi đây. 
Chú trọng công tác tập huấn cho người dân làm du lịch thông qua các 
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo từ những người 
làm công tác quản lý và những cư dân tham gia hoạt động tại các điểm du lịch 
cộng đồng. 
4.2.3. Với Công ty Sự kiện & Du lịch Quốc tế HASU 
Công ty HASU là một công ty có nhiều đóng góp trong hoạt động lĩnh 
vực du lịch. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp 
của mình thì cần phải có một số biện pháp phù hợp để nâng cao uy tín, sự tín 
nhiệm của khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp như: 
• Cần phải nâng cấp các thiết bị trong văn phòng để thực hiện tốt hơn 
nữa cho công việc. 
• Duy trì lượng khách hàng cũ qua voucher khuyến mãi hay giảm giá cho 
những lần mua dịch vụ tiếp theo, đẩy mạnh công cụ tìm kiếm trên các trang 
mạng quảng cáo, mạng xã hội để thu hút khách hàng mới chưa, đã và đang có 
nhu cầu du lịch. 
• Khai thác và mở rộng hơn nữa các thị trường khách hàng, mở rộng thị 
trường sang các tỉnh lân cận. 
• Có thể mở các cơ sở ở một số tỉnh khác nhau để có thể thu hút được 
nhiều thị trường khách hơn, gây sự chú ý hơn về thương hiệu hay tên tuổi của 
công ty. 
• Đào tạo để nâng cấp trình độ cho đội ngũ nhân viên, tạo sân chơi lành 
mạnh cho nhân viên để có thể phát triển hơn về tư duy, tạo môi trường tương 
tác học hỏi qua lại để tất cả nhân viên trau dồi kiến thức cùng nhau phát triển 
hơn nữa. 
 65 
• Có một số chính sách khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt 
công việc trong tháng, quý hoặc năm. Chạy thưởng doanh số hay chỉ tiêu mà 
công ty đề ra. 
• Cần sáng tạo hơn nữa trong quá trình tạo ra một số sản phẩm địa điểm du 
lịch, tạo ra những chương trình du lịch phong phú và mới lạ hơn để thu hút khách 
hàng, biến đổi từ cái cũ kỹ trở nên mới mẻ. Như trong chuyến đi du lịch xa đoàn 
có thêm thiết bị âm thanh sống động sẵn trên xe để phục vụ nhu cầu ca hát giải trí 
cho khách hàng, tạo nên sự gần gũi, vui tươi cho chuyến đi, để lại nhiều thiện 
cảm cho khách hàng bởi dịch vụ thật sự chu đáo và thú vị. 
4.2.4. Với sinh viên 
Cần trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức, sống có văn hóa, chấp hành 
nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. 
Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. 
Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, 
nghiệp vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin 
học. Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
Chủ động, tích cực và ham học hỏi trong kỳ thực tập cả kiến thức chuyên 
môn, nghiệp vụ và những bài học đời sống từ bạn bè, anh chị, những người có 
kinh nghiệm dày dặn tại nơi thực tập của mình. 
 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu Tiếng việt 
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một 
thành viên. 
2. Hồ sơ năng lực. 
3. Sách “Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch” - Nhà xuất bản thanh niên. 
4. Thư ngỏ công ty HASU. 
II. Các tài liệu tham khảo từ Internet 
5. 
thach-thuc-2451438/ 
6.  
7. 
dong-va-van-de-bao-ton-van-hoa-dia-phuong 
8. 
cong-bo/seo/kinh-nghiem-quoc-te-trong-phat-trien-du-lich-cong-dong-
huong-toi-phat-trien-du-lich-ben-vung-bai-hoc-cho-vung-tay-bac-mo-
rong-94595 
9.  
10.  
11.  
12. 
kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-cong-dong-o-mot-so-dia-phuong-tai-Viet-
Nam.aspx 
13. https://baigiang.violet.vn/present/san-pham-du-lich-5638396.html 
14. https://dantocmiennui.vn/lai-chau-phat-trien-du-lich-cong-
dong/284363.html 
 67 
15. https://lawkey.vn/cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien/ 
16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch 
17. https://vi.wikipedia.org/wiki/Khach_hang 
18. https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-thi-truong/c7d7a699 
19. https://voer.edu.vn/m/khai-quat-chung-ve-cong-ty/3fe7d65b 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ket_noi_khach_du_lich_voi_cac_diem_den_du_lich_con.pdf