Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng
cho con người. Là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội,
nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, đặc biệt đối với ngành sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở sản xuất
nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất,
và cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống
con người. Do đó việc sử dụng đất hiệu quả đang trở thành vấn đề cấp thiết
đối với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho hiện tại và cho
tương lai.
Cùng với đó là xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, quá
trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu về lương thực,
thực phẩm và nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng ngày càng
cao.chính những điều này đã gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất nông
nghiệp, làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng có bị thu hẹp về diện
tích, trong khi khả nang khai hoang những vùng đất mới có khả nang sản xuất
nông nghiệp gần như cạn kiệt. Do đó việc nghiên cứu đánh giá và sử dụng
hiệu quả đất nông nghiệp đảm bảo cân bằng sinh thái và bền vững ngày càng
trở nên quan trọng và cấp thiết đối với mỗi quốc gia, cũng như mỗi vùng đất
sản xuất nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương. Từ đó đưa ra các giải
pháp mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất bền vững và hiệu quả.
Israel là một đất nước nhỏ với diện tích trên 220,770 km2 , 70% diện
tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi, khí hậu vô cùng khác nghiệt, nóng
về mùa hè, lạnh và khô vào mùa đông. Chính những khó khăn này đã giúp
người Israel tìm tòi sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản2
xuất và trồng trọt. Các loại cây trồng ở vùng Arava cho năng suất rất cao và ớt
chuông hay còn gọi là ớt ngọt là cây trồng cho năng suất và sản lượng cao, có
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cây cao tới đâu có hoa và quả tới đó,
đây là một trong những nghiên cứu tiên tiến nhất của Israel. Vì vậy em chọn
Israel làm đề tài nghiên cứu của mình, và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo T.S Nông Thị Thu Huyền em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất tại FARM 48, MOSHAV Tsofar, Arava, Israel”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm 48, Moshav Tsofar - Arava - Israel.
- Từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất hiệu quả, đề xuất ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp và bài học
kinh nghiệm cho sản xuất ớt tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm 48 –moshav Tsofar
– Arava – Israel.
- Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ (cây trồng cụ thể)
tại farm
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự
nhiên – kinhtế - xã hội tại trang trại (cây trồng cụ thể)
- Đề xuất các giải pháp khi áp dụng tại Việt Nam.
1.2.3. Ý ngĩa nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của
sinh viên trong quá trình làm đề tài.3
Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề
xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm 48, Moshav Tsofar, Arava, Israel
sử dụng thuốc BVTV 1 Ớt ngọt *** *** *** Cao: *** Trung bình: ** Thấp: * (Nguồn: Chủ trang trại farm 48) 41 Mức độ tiết kiệm nước của cây ớt ngọt với đất Mức độ thích hợp của hệ thống cây ớt ngọt đối với đất hiện tại, đó là khả năng tiết kiệm nước cho đất nhờ vào hệ thống tưới nhỏ giọt. Qua nhu cầu của chủ trang trại kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia em đã đưa ra một số đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau: Do khí hậu đặc biệt thích hợp với cây ớt ngọt, trồng ớt ngọt trên đất cát sa mạc trong nhà lưới cho hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng phân bón Phân bón được sử dụng theo nồng độ của nhà nước và chuyên gia khuyến cáo. Phân bón được hòa tan cùng nước trong bồn chứa và đi theo ống tưới nhỏ giọt đến các gốc cây ớt chuống với tỷ lệ hợp lý để cây phát triển đầy đủ và không gây hại cho đất. Thuốc bảo vệ thực vật Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho ớt ngọt với tần số 3-4 lần/năm. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun ớt là: Paradiso, Với kỹ thuật phun sâu sử dụng bằng máy phun hiện đại, thời gian phun sâu thường từ 16h-18h để sau khi phun cây có thể khô thuốc trước khi trời tối và cùng thời gian đó công nhân đã tan làm nên đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Người phụ trách phun sâu được mặc bảo hộ lao động, sau khi phun người lao động sẽ được cách ly với khu vực phun là 3 ngày. Sau 3 ngày công nhân sẽ vào chăm sóc ớt bình thường. Đối với vỏ thuốc bảo vệ thực vật (bao bì, túi bóng, hóa chất tồn dư, chai lọ) được người phụ trách phun sâu dọn dẹp và mang ra khu chứa rác của Moshav để tiêu hủy. 42 Hình 4.6. Thiên địch diệt nhệt đỏ và nhện đen trên cây ớt ngọt 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm 4.4.1. Thuận lợi Điều kiện tự nhiên: đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, nhiều giống cây chỉ có tại Việt Nam... Giới trẻ được tiếp cận với công nghệ cao ngày càng nhiều giúp thay đổi suy nghĩ về nông nghiệp theo hướng tích cực. Được chuyên gia công nghệ cao ở tại trang trại hướng dẫn kinh nghiệm trồng. Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, giá thành cao thu hồi vốn nhanh. Sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. 4.4.2. Khó khăn - Chi phí đầu tư cao (hệ thống tưới nhỏ giọt, giống tốt), công nghệ chuyển giao chậm, trong quá trình vận hành luôn gặp trục trặc kỹ thuật, phải nhiều thời gian mới xử lýđược sự cố. 43 - Nếu áp dụng ở vị trí không thuận lợi sẽ không hiệu quả. Mặt khác, mô hình nhân rộng khó vì chi phí vận hành tốn kém, giá thành sản phẩm cao nên rất khó tiêu thụ. - Có nhiều trang trại nhập khẩu “trọn gói” từ thiết bị đến kỹ thuật canh tác, giá cả rất đắt và phụ thuộc. Khi đưa vào áp dụng quy trình sản xuất còn nhiều bất cập về thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh phát sinh... -Trình độ của người nông dân không bắt kịp kiến thức công nghệ cao, thiếu kinh nghiệm - Thị trường tiêu thụ ở xa trang trại làm chất lượng sản phẩm bị hạ thấp. 4.4.3. Bài học kinh nghiệm - Không nên phát triển theo kiểu nhập “nguyên đai nguyên kiện” công nghệ của nước ngoài trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hệ thống phân phối chưa hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và đặc biệt là thiếu đội ngũ quản lý và chuyên gia giỏi. - Áp dụng các biện pháp sinh học trong diệt trừ bệnh hại trên cây trồng. - Tổ chức nhiều đợt cho người dân đi thực tế tại các khu thí điểm để nâng cao kiên thức Nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch bằng việc chú ý khâu Đóng gói sản phẩm. 4.5. Khả năng áp dụng tại Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả 4.5.1. Khả năng áp dụng tại Việt Nam Thời điểm hiện hiện nay có rất nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng mô hình trồng cây ớt ngọt trong nhà lưới hoặc trồng các loại rau củ, quả trong nhà lưới áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Có thể kể đến một số tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây ớt ngọt như: thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho năng suất, chất lượng tốt do hợp với khí hậu mát mẻ; Tam Đảo (Vĩnh Phúc), 44 Người Việt Nam, phần lớn đều ăn được ớt ngọt là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn. Việc áp dung công nghệ cao nêu trên có ưu điểm sử dụng tối đa lợi thế về điều kịên tự nhiên, khí hậu thời tiết, kinh tế xã hội. quy trình canh tác phù hợp, chủ động trong sản xuất, tiên tiến dễ sử dụng đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, cực đoan của thời tiết: Mưa, nắng nóng, gió, côn trùng...đảm bảo phát huy tốt tiềm năng sinh trưởng phát triển nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng, giải quyết tốt việc canh tác có lợi nhất cho sản xuất kể cả mùa vụ chuyên canh cho các loại rau hoa cao cấp như đã sơ bộ nêu trên; thời gian cho thu sản phẩm cung cấp cho thị trường vào lúc hiệu quả nhất mà sản xuất truyền thống ngoàì đồng ruộng không thể làm được đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt, việc phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta để "tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn" (Nghị quyết TW5, khoá IX), "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao..." (Nghị quyết Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam). Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp cho việc tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm đất cho nông nghiệp, giải quyết công việc làm, hình thành tập quán canh tác theo hướng nông nghiệp hàng hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại lợi ích rất lớn trong việc phát huy cao độ tiềm năng năng suất, chất lượng của giống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp, giá thành hạ, hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường sinh thái. Đây cũng là xu thế hội nhập mà chúng ta phải đi theo. 45 Tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện của Việt nam cả về tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường Do trồng ớt theo công nghệ Israel yêu cầu chi phí cao về nhà lưới, hệ thông tưới nhỏ giọt, giống tốt, yêu cầu cao về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và các loài thiên địch phải nhập khẩu từ các công ty nước ngoài giá đắt đỏ. Cần sự hỗ trợ, đầu tư về vốn- cơ sở hạ tầng từ Nhà nước, các doanh nghiệp và sự chuyển giao công nghệ của nước bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Với xu thế thực phẩm sạch dần thay thế trên thị trường, người nông dân và các bạn trẻ đam mê nông nghiệp đã và đang góp phần đưa mô hình trồng ớt ngọt nói riêng và trồng rau, củ, quả áp dụng công nghệ cao nói chung trở thành một cách phổ biến tại Việt Nam áp dụng trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ nước ta. Đây là mô hình có tính khả thi cao khi áp dụng tại nước ta. 4.5.2. Đề xuất giải pháp 4.5.2.1. Giải pháp về mặt hạ tầng - xã hội - Đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa - Nâng cấp và tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất. - Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho đồng ruộng. - Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc mua, tiêu thụ sản phẩm. 46 4.5.2.2. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật - Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất. - Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. - Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất. - Hướng dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật tăng cường sử dụng các loại phân chuồng, phân xanh ... 4.5.2.3. Giải pháp về thị trường - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm để người nông dân yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư. - Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. - Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, để mở mang thị trường ổn định cần có các giải pháp sau: - Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự bảo về thị trường để giúp nông dân có hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Mở rộng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp yêu cầu về mặt chất lượng và an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu. - Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại farm 48, moshav Tzofar, Arava, Israel em rút ra một số kết luận sau: 1. Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Tổng diện tích lãnh thổ Israel là 22.145 km², đất nông nghiệp khoảng 4.100 km2. Israel có vị trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ vào khoa học kỹ thuật công nghệ cao, nhờ vào sự thông minh và sang của con người nơi đây mà nông nghiệp đã phát triển một cách vượt bậc, đứng ở vị trí hàng đầu trên thế giới. 2. Farm 48 là một trang trại với nền nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của chủ trang trại và người lao động. Tổng diện tích đất nông nghiệp của farm 48 là 100dunam ( 1dunam =1000m2). Farm 48 nằm ở vị trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất cây ớt ngọt, năng suất cây trồng đã đạt được khá cao. 3. Về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của farm 48 Dựa vào kết quả nghiên cứu thấy được đất nông nghiệp của trang trại đã được sử dụng hiệu quả, các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của farm 48 là - Trồng giống ớt đỏ - Trồng giống ớt cam Trồng ớt đỏ và ớt cam đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, tổng năng suất một vụ của ớt đỏ là 98.5 tấn/năm, của ớt đỏ cam la 36 tấn/năm. Cả hai giống ớt đều đem lại hiệu quả xã hội tốt góp phần giải quyết việc làm cho người lao 48 động, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, môi trường không bị ô nhiễm. Hiệu quả xã hội của loại hình sử dụng đất của 2 màu ớt 4. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho farm48 là Trồng giống ớt đỏ. 5. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đạt được năng xuất cao như nông nghiệp Israel thì Việt Nam cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai nông nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường 5.2. Kiến nghị Đối với nền nông nghiệp việt nam để phát triển nông nghiệp chất lượng cao cần phải có sự liên kết như: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông vì không có nông dân thì không có các nhà khoa học hay doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp chính là cầu nối để đưa sản phẩm đến với thị trường, các nhà khoa học đóng vai trò giúp đỡ cho người nông dân có phương pháp canh tác hướng sản xuất phù hợp để thích ứng với yêu cầu thị trường. Đối với nhà nước, cần hỗ trợ cho các nhà khoa học vay vốn thực hiện dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp từ 60 % - 70% với mức lãi suất thấp nhất, nếu dự án thất bại không phải hoàn lại tiền vì các dự án nghiên cứu khoa học thường mang tính rủi ro cao, mạo hiểm và không chắc chắn. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Vũ Năng Dũng (2015) “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Luận án tiến sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2. Hội khoa học đất (2015) “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam”, Hội thảo quốc gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng đất và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà nội. 3. Lê Khánh Hội (2014) “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ đạo, Huyên Quế võ, Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”. 4. Nông Thị Thu Huyền (2018) “Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc kạn”. Luận án tiến sĩ, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên. 5. Đỗ Thị Lan và cs (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Cao Liêm và cs(1993), “Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Nông và cs (2016), Giáo Trình Đánh Giá Đất, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 8. Nguyễn Quang Thi (2017), "Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Tiếng Anh: 9. FAO (1976), Aframwork for Land evaluation, FAO - Rome. III. Nguồn Internet: 10. Agriculture in Israel (https://en.wikipedia.org, ngày truy cập 15/08/2019) 50 11. Economy of Israel (https://en.wikipedia.org, ngày truy cập 15/08/2019) 12. Israel (https://danso.org/israel ngày truy cập 15/08/2019) 13. State of Israel (https://en.wikipedia.org, ngày truy cập 15/08/2019) PHỤ LỤC Ảnh chụp trong qua trình thực hiện đề tài Thu hoạch ớt tại farm. Nước tưới được dẫn đến từng gốc cây ớt. Máy phân loại ớt. Buộc dây ớt tại farm. Ớt sau khi thu hoạch được đưa vào packing house để phân loaij và đóng gói Ớt sau khi trồng được 1 tuần Máy đo độ ẩm của đất tại farm Thiên địch dùng diệt nhện đỏ Ớt khi đến thời điểm thu hoạch và nhện đen trên cây ớt
File đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_tai_farm_48_moshav_t.pdf