Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long

TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - Xã hội của các nghề khai thác thủy sản (KTTS) phổ biến ở vùng cửa sông Cửu Long để làm cơ sở cho cơ quan ban ngành xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định và lâu dài. Kết quả cho thấy các nghề KTTS phổ biến nhất là nghề lưới kéo (38,3%), lưới rê (19,9%), đáy biển (19,1%) và nghề te (16,4%). Tổng lợi nhuận trung bình của nghề đáy biển là cao nhất (9,3 triệu đồng/người/tháng) và thấp nhất là nghề lưới kéo (2,1 triệu đồng/người/tháng). Khía cạnh xã hội cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lao động không tham gia KTTS của nghề te là cao nhất (19,7%) và thấp nhất là nghề đáy biển (14,1%). Trình độ học vấn của các nghề KTTS trong vùng là lớp 6/12 và tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường học rất cao 79,6 - 91,2%. Các chỉ tiêu phục vụ đời sống, giải trí, chăm sóc sức khỏe, giao thông và nước sạch sinh hoạt cũng như điện sinh hoạt được ngư dân các nghề KTTS trong vùng đánh giá khá tốt. Nhìn chung, khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề KTTS có sự chênh lệch nhiều tại vùng nghiên cứu

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5420
Bạn đang xem tài liệu "Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long

Khía cạnh kinh tế - xã hội của các nghề khai thác thủy sản vùng cửa sông Cửu Long
ai thác 
rất gần bờ, theo mùa vụ trong năm và thường khai 
thác theo con nước trong tháng nên lao động ngoài 
việc KTTS còn tham gia vào công việc làm thuê theo 
thời vụ và làm công nhân để nâng cao thu nhập cho 
gia đình. 
Bảng 1. Một số chỉ tiêu về thu nhập của hộ ngư dân khai thác thủy sản
Chỉ tiêu kinh tế Lưới kéo (n1 = 189)
Lưới rê 
(n2 = 98)
Đáy biển 
(n3 = 91)
Te 
(n4 = 81)
Tổng thu nhập của hộ ngư dân 
(triệu đồng/hộ/tháng) 27,9 ± 12,5
a 37,8 ± 16,7b 70,8 ± 22,3b 33,6 ± 21,6a
Thu nhập từ KTTS 
(triệu đồng/hộ/tháng) 24,2 ± 5,8
a 31,7 ± 5,8b 66,6 ± 9,0c 29,5 ± 7,3b
Thu nhập từ hoạt động khác 
(triệu đồng/hộ/tháng) 3,7 ± 3,8
a 6,1 ± 4,3b 4,2 ± 3,7a 4,1 ± 3,9a
Tổng chi phí đầu tư sản xuất 
(triệu đồng/hộ/tháng) 20,3 ± 19,6
a 20,2 ± 22,4a 34,6 ± 32,1a 14,8 ± 9,6a
Lợi nhuận 
(triệu đồng/hộ/tháng) 7,6 ± 4,8
a 17,7 ± 9,2b 36,3 ± 16,7c 18,8 ± 10,5b
Lợi nhuận bình quân 
(triệu đồng/người/tháng) 2,1 ± 1,6
a 4,6 ± 4,2b 9,3 ± 5,4c 4,5 ± 3,3b
Chi phí sinh hoạt 
(triệu đồng/hộ/tháng) 5,7 ± 2,9
a 5,4 ± 2,5a 6,1 ± 3,1a 5,6 ± 2,2a
Tích lũy của hộ 
(triệu đồng/hộ/tháng) 1,9 ± 2,8
a 12,3 ± 10,3b 30,2 ± 22,8c 13,2 ± 23,9b
Tích lũy bình quân 
(triệu đồng/người/tháng) 0,5 ± 1,2
a 3,2 ± 2,4b 7,7 ± 4,6c 3,1 ± 2,7b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tổng thu nhập của nghề đáy biển là cao nhất 
(70,8 triệu đồng/hộ/tháng) khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05) với nghề lưới rê (37,8 triệu 
đồng/hộ/tháng) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (p < 0,05) với nghề lưới kéo (27,9 triệu đồng/
hộ/tháng) và nghề te (33,6 triệu đồng/hộ/tháng). 
Theo kết quả nghiên cứu của Mai Văn Nam (2012) 
thì thu nhập của hộ ngư dân tại Bạc Liêu là tương 
đương với 10,1 triệu đồng//hộ/tháng. Đối với thu 
nhập từ hoạt động KTTS của nghề đáy biển là cao 
nhất (66,6 triệu đồng/hộ/tháng) khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) với tất cả các loại nghề còn lại. 
Thu nhập từ KTTS của nghề lưới kéo là thấp nhất 
(24,2 triệu đồng/hộ/tháng) khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) với tất cả các loại nghề còn lại. 
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long 
và cộng tác viên (2018) thì nghề lưới rê có thu nhập 
cao nhất (101 triệu đồng/hộ/tháng) trong các nghề 
KTTS ở ĐBSCL. Nguyên nhân có sự khác biệt là do 
nghiên cứu này tính theo loại nghề KTTS của một 
hộ và mỗi hộ có từ 5 đến 6 miệng đáy là phổ biến 
nhất trong khi nghiên cứu trước đây của Nguyễn 
Thanh Long và cộng tác viên (2018) thì tính thu 
nhập trên mỗi ngư cụ.
126
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Thu nhập từ các hoạt động khác ngoài KTTS góp 
phần đáng kể vào thu nhập chung của nông hộ, thu 
nhập ngoài KTTS của nghề lưới rê cao nhất (6,1 triệu 
đồng/hộ/tháng) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05) so với tất cả các loại nghề khác. Thu nhập 
ngoài KTTS của nghề lưới kéo (3,7 triệu đồng/hộ/
tháng), nghề đáy biển (4,2 triệu đồng/hộ/tháng) và 
nghề te (4,1 triệu đồng/hộ/tháng). 
Tổng lợi nhuận (trừ tất cả các khoản chi phí) của 
nghề đáy biển là cao nhất (36,3 triệu đồng/hộ/tháng) 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với tất cả các 
loại nghề khác. Kế đến là tổng lợi nhuận của nghề 
lưới rê (17,7 triệu đồng/hộ/tháng) khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với nghề te (18,8 
triệu đồng/hộ/tháng) nhưng nghề lưới kéo có tổng 
lợi nhuận nhỏ nhất (7,6 triệu đồng/hộ/tháng) khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các loại nghề 
còn lại. Trong khi đó thu nhập bình quân của nông 
hộ tại các tỉnh Bắc Trung Bộ thì thấp hơn rất nhiều 
(3,5 triệu đồng/hộ/tháng) so với kết quả nghiên cứu 
này tại ĐBSCL (Nguyễn Hoài Nam, 2014).
Lợi nhuận bình quân/người của nghề đáy biển 
(9,3 triệu đồng/người/tháng) là cao nhất khác biệt có 
ý nghĩa khống kê (p < 0,05) với các loại nghề còn lại. 
Kế đến là nghề lưới rê (4,6 triệu đồng/người/tháng) 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với 
nghề te (4,5 triệu đồng/người/tháng) nhưng khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với nghề lưới kéo 
(2,1 triệu đồng/người/tháng). Theo kết quả nghiên 
cứu của Mai Văn Nam (2012) thì lợi nhuận bình 
quân của mỗi lao động vùng Bạc Liêu tương đương 
khoảng 1 triệu đồng/người/tháng. Chi phí sinh hoạt 
hàng tháng trong gia đình nghề đáy biển là cao nhất 
(6,1 triệu đồng/hộ/tháng) khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05) với lưới kéo (5,7 triệu đồng/
hộ/tháng), lưới rê (5,4 triệu đồng/hộ/tháng) và te 
(5,6 triệu đồng/hộ/tháng). Số tiền tích lũy của nghề 
đáy biển là cao nhất (30,2 triệu đồng/hộ/tháng) 
tương đương với 7,7 triệu đồng/người/tháng khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các loại nghề 
còn lại. Nghề lưới kéo có số tiền tích lũy được là 
thấp nhất (1,9 triệu đồng/hộ/năm) tương đương 
với 0,5 triệu đồng/người/tháng và khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghề còn lại. 
Theo Tổng cục Thống kê (2018) thì thu nhập bình 
quân đầu người năm 2017 của Việt Nam là 3,76 triệu 
đồng/người/tháng.
3.2. Khía cạnh xã hội của các nghề KTTS vùng cửa 
sông Cửu Long
Số nhân khẩu trung bình của nghề te là cao 
nhất (4,2 người/hộ) khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05) với đáy biển (3,9 người/hộ) lưới rê 
(3,8 người/hộ) và lưới kéo (3,7 người/hộ). Số người 
trong độ tuổi lao động trung bình của nghề te là cao 
nhất (3,2 người/hộ) khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05) với các nghề khác. Trong số lao động thì 
nghề te (1,5 người/hộ) tham gia vào nghề KTTS và 
khác khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 
với nghề đáy biển (1,6 người/hộ), nghề lưới rê 
(1,6 người/hộ) và nghề lưới kéo (1,6 người/hộ) với 
số người tham gia hoạt động khác là của tất cả các 
loại nghề 0,9 - 1,2 người/hộ và khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với tất cả các loại nghề. 
Bảng 2. Số nhân khẩu và lực lượng lao động trong gia đình của hộ ngư dân
Diễn giải Lưới kéo (n1 = 189)
Lưới rê 
(n2 = 98)
Đáy biển 
(n3 = 91)
Te 
(n4 = 81)
 Số nhân khẩu (người/hộ) 3,7 ±1,4a 3,8 ± 1,3a 3,9 ± 1,4a 4,2 ± 1,7b
Trong tuổi lao động (người/hộ) 2,6 ± 0,5a 2,5 ± 0,5a 2,5 ± 0,3a 3,2 ± 0,6b
+ Lao động KTTS (người/hộ) 1,6 ± 0,7a 1,6 ± 0,7a 1,6 ± 0,7a 1,5 ± 0,6a
+ Lao động hoạt động khác (người/hộ) 0,9 ± 1,3a 1,1 ± 1,8a 1,1 ± 2,4a 1,2 ± 2,2a
Số trẻ em (người/hộ) 0,6 ± 1,6a 0,6 ± 1.8a 0,7 ± 2,2a 0,5 ± 2,0a
Người trên tuổi lao động (người/hộ) 0,6 ± 1,4a 0,7 ± 2,1a 0,7 ± 1,8a 0,5 ± 1,2a
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 17,6 15,6 14,1 19,7
Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trẻ 
em có tuổi < 15 tuổi là chưa đến tuổi lao động; Trong tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với 
nữ; Trên tuổi lao động > 60 tuổi (nam) và > 55 tuổi (nữ).
127
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Trung bình mỗi loại nghề KTTS đều có số trẻ em 
dưới độ tuổi lao động là 1 người/hộ và người trên độ 
tuổi lao động là 1 người/hộ và đều khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa các loại nghề. Tỷ 
lệ thất nghiệp của nghề te (19,7%) là cao nhất, kế 
đến là nghề lưới kéo (17,6%), nghề lưới rê (15,6%) 
và thấp nhất là nghề đáy biển (14,1%). Theo kết quả 
nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc (2006) thì tỷ lệ thất 
nghiệp tự nhiên là 6% và tỷ lệ thất nghiệp thật sự của 
Việt Nam là 20% điều này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp 
của ngư dân vùng cửa sông Cửu Long thấp hơn so 
với năm 2006 nhưng cao hơn so với thời điểm năm 
2017 là 2,2% (Tổng cục Thống kế, 2018).
Theo kết quả khảo sát 493 hộ tương đương với 
1864 nhân khẩu của các loại nghề thì độ tuổi trung 
bình của người dân vùng cửa sông ở ĐBSCL là 
22 - 27 tuổi, đây là độ tuổi thuộc lực nhóm lượng lao 
động trẻ và là lao động chính của vùng nông thôn. 
Tỷ lệ nam trung bình là 50,2 - 52,0% tổng số nhân 
khẩu, trong đó nghề te có tỷ lệ nam cao nhất (52,0%) 
và thấp nhất là nghề lưới kéo (50,2%). Theo Tổng 
cục Thống kê (2018) thì tỷ lệ nam chung của cả nước 
là 49,4%. 
Bảng 3. Độ tuổi của cộng đồng ngư dân, giới tính, 
trình độ học vấn và dân tộc của ngư dân vùng cửa sông Cửu Long
Diễn giải Lưới kéo (n1 = 189)
Lưới rê 
(n2 = 98)
Đáy biển 
(n3 = 91)
Te 
(n4 = 81)
Tuổi TB của dân số (năm) 26,9 ± 37,6a 24,4 ± 12,4a 24,6 ± 15,1a 27,0 ± 14,1a
Nam (%) 50,2 51,8 50,9 52,0
Nữ (%) 49,8 48,2 49,1 48,0
Học vấn trung bình (lớp) 5,5 ± 3,4a 6,3 ± 3,3b 6,2 ± 4,3b 5,7 ± 3,6a
Dân tộc + Kinh (%) 89,3 89,4 91,7 91,1
+ Hoa (%) 3,6 4,3 4,8 1,3
+ Khmer (%) 7,1 6,4 3,6 7,6
Trẻ em trong độ tuổi đến trường (%) 91,2 90,3 87,8 79,6
Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trình độ học vấn trung bình của người dân vùng 
cửa sông Cửu Long chủ yếu là cấp 2, trong đó nghề 
lưới rê có trình độ học vấn cao nhất (6,3 năm học) 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với 
nghề đáy biển (6,2 năm học) nhưng khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) với nghề te (5,7 năm học) 
và nghề lưới kéo (5,5 năm học). Theo nghiên cứu 
của Trần Hạnh Minh Phương (2017) cho thấy trình 
độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL chủ yếu là 
từ mù chữ đến cấp 2 chiếm 89,9%. Xét về dân tộc thì 
ngư dân sống vùng cửa sông Cửu Long chủ yếu là 
dân tộc Kinh (89,3 - 91,1%), trong khi đó nghề te có 
số hộ dân tộc Khmer cao nhất (7,6%), kế đến là nghề 
lưới kéo (7,1%), nghề lưới rê (6,4%) và nghề đáy 
biến có tỷ lệ dân tộc Khmer thấp nhất (3,6%). Trẻ 
em trong độ tuổi đi học được đến trường chiếm tỷ lệ 
khá cao (79,6 - 91,2%), trong đó tỷ lệ trẻ em trong độ 
tuổi được đến trường của nghề lưới kéo chiếm cao 
nhất (91,2%) và thấp nhất là nghề te (79,6%).
Bảng 4. Một số yếu tố về điều kiện xã hội phục vụ đời sống ngư dân vùng cửa sông
Các yếu tố Lưới kéo (n1 = 189)
Lưới rê 
(n2 = 98)
Đáy biển 
(n3 = 91)
Te 
(n4 = 81)
Sử dụng nước sạch nông thôn (%) 96,3 99,0 98,9 96,7
Điều kiện đến trường (%) 94,7 94,8 98,9 97,5
Chăm sóc sức khỏe (%) 96,3 95,9 94,5 81,5
Điều kiện vui chơi trẻ em (%) 83,5 82,5 77,8 59,3
Sử dụng điện sinh hoạt (%) 97,4 100,0 97,8 93,8
Truyền thông (%) 96,8 98,9 96,7 97,5
Điều kiện giao thông (%) 88,4 79,9 87,9 76,5
128
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Các yếu tố về khía cạnh đời sống xã hội và đời 
sống tinh thần của các loại nghề trong vùng được 
khảo sát được đánh giá là khá tốt. Sử dụng nước 
sạch nông thôn được đánh giá mức khá tốt với tỷ lệ 
96,3 - 99% của tất cả các loại nghề KTTS. Điều kiện 
tốt cho trẻ em đến trường được đánh giá tốt nhất 
là nghề đáy biển (98,9%) và các loại nghề còn lại 
đánh giá tốt với tỷ lệ 94,7 - 97,5%. Điều kiện chăm 
sóc sức khỏe tốt được hầu hết ngư dân đánh giá cao 
(994,5 - 6,3%) nhưng nghề te thì được đánh giá tốt 
ở mức thấp hơn (81,5%). Điều kiện vui chơi giải 
trí cho trẻ em được ngư dân các nghề KTTS đánh 
giá tốt với tỷ lệ cao nhất là nghề lưới kéo (83,5%) 
và thấp nhất là nghề te (59,3%). Tình hình sử dụng 
điện trong sinh hoạt được ngư dân đánh giá tốt với 
tỷ lệ cao nhất là nghề lưới rê (100%) và thấp nhất là 
nghề te (93,8%). Khía cạnh truyền thông bao gồm 
ti vi và điện thoại liên lạc được hầu hết các ngư dân 
đánh giá tốt ở tất cả các loại nghề (97,5 - 98,9%). 
Điều kiện giao thông đi lại được ngư dân đánh giá 
tốt với tỷ lệ cao nhất là nghề lưới kéo (88,4%) và thấp 
nhất là nghề te (76,5%). Nhìn chung các yếu tố xã 
hội phục vụ đời sống xã hội và tinh thần của nghề te 
có phần chưa tốt so với các nghề KTTS còn lại, đặc 
biệt là điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em và điều 
kiện giao thông đi lại.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Điều kiện kinh tế cũng như mức lợi nhuận nghề 
đáy biển (36,6 triệu đồng/hộ/tháng) và mức tích lũy 
bình quân (7,7 triệu đồng/người/tháng) cao nhất so 
với các nghề KTTS khác trong vùng cửa sông Cửu 
Long. Trong khi đó nghề lưới kéo có mức lợi nhuận 
(7,6 triệu đồng/hộ/tháng) và mức tích lũy bình quân 
(0,5 triệu đồng/người/tháng) thấp nhất so với các 
nghề KTTS khác trong địa bàn nghiên cứu. Học vấn 
bình quân của của các loại nghề KTTS bình quân là 
cấp 2. Nghề te khai thác vùng cửa sông có tỷ lệ dân 
tộc Khmer cao nhất (7,6% số hộ). Các yếu tố xã hội 
của nghề te về điều kiện chăm sóc sức khỏe (81,5%), 
điều kiện trẻ em vui chơi (59,3%) và điều kiện giao 
thông (76,5%) được đánh giá tốt với tỷ lệ thấp hơn 
so với các nghề KTTS khác trong vùng. Có nhiều 
hoạt động ngoài KTTS giúp cho ngư dân tăng thu 
nhập và giải quyết việc làm cho lao động vùng cửa 
sông Cửu Long, đặc biệt là dịch vụ làm thuê và công 
nhân. Đây là cơ hội đào tạo nghề cho ngư dân để 
chuyển đổi nghề cho các nghề khai thác kém hiệu 
quả, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản (như nghề 
lưới kéo). 
4.2. Đề nghị
Cơ quan ban ngành vùng ĐBSCL cần có chính 
sách giải quyết việc làm để hỗ trợ cho ngư dân KTTS 
vùng cửa sông phát triển kinh tế-xã hội ổn định lâu 
dài, đặc biệt là nghề lưới kéo chuyển đổi nghề và cho 
phép nghề đáy biển (nghề tuyền thống) đăng ký khai 
thác nhằm nâng cao thu nhập, ngư dân an tâm bám 
biển và ổn định cuốc sống.
LỜI CẢM ƠN
Được sự hỗ trợ của đề tài “Đánh giá và đề xuất 
giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng 
ven bờ dọc cửa sông Cửu Long” thuộc Chương trình 
Khoa học - Công nghệ phục vụ phát triển bền vững 
vùng Tây Nam Bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014. Sử dụng mô hình Logic 
phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển 
đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 
120 (6): 137-140.
Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền, Mai Viết Văn, 
Trần Đắc Định và Naoki Tojo, 2018. Đánh giá hoạt 
động khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu 
Long. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 
54 (7B): 102-109.
Mai Văn Nam, 2012. Thu nhập và giải pháp nâng cao 
thu nhập của nông hộ tham gia hoạt động làng nghề 
ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Phát triển kinh tế, (262): 
11-20.
Nguyễn Hoài Nam, 2014. Tác động di dân đối với thu 
nhập của nông hộ ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ. Tạp 
chí Phát triển kinh tế, 98 (284): 98-113. 
Nguyễn Bá Ngọc, 2006. Thị trường lao động và thất 
nghiệp ở Việt Nam: Hiện tượng và bản chất. Trong 
Hội nghị Khoa học lần thứ 20 - Kỷ niệm 50 năm thành 
lập trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1956 - 2006, số 
14: 73-78.
Lê Duy Mai Phương, 2016. Thực trạng chuyển dịch cơ 
cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa: Nghiên cứu trường hợp xã Quảng Phú, 
huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí 
Khoa học Đại học Huế, 4 (2): 179-192.
Trần Hạnh Minh Phương, 2017. Việc ra quyết định 
các vấn đề của gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long 
trong mối quan hệ giới. Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ, 50: 96-107.
Tổng cục Thống kê, 2018. Số liệu thống kê năm 2017. 
Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục 
Thống kê. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfkhia_canh_kinh_te_xa_hoi_cua_cac_nghe_khai_thac_thuy_san_vun.pdf