Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) được thu thập tại tỉnh Bình Định. Nghiên cứu gồm hai nội dung: (1) Khảo sát đàn cá trong tự nhiên để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá, sử dụng phương pháp thu mẫu trực tiếp tại khu vực phân bố để ghi nhận các thông tin sơ cấp về sự xuất hiện của cá qua các mùa vụ trong một năm; (2) Thu mẫu cá chuyển về nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh để theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục trong điều kiện nuôi nhân tạo. Kết quả ghi nhận ngoài tự nhiên cá sinh sản tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm. Trong điều kiện nuôi vỗ, cỡ cá thành thục từ 4 - 5 cm, trọng lượng từ 3,0 – 5,0 g/con. Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục cho thấy, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 cá đực có buồng tinh và cá cái có buồng trứng từ giai đoạn II trở đi. Trong đó buồng tinh phát triển ở giai đoạn III, IV và V, buồng trứng phát triển ở giai đoạn II đến V. Trứng và tinh trùng đã sẵn sàng tham gia sinh sản trong điều kiện nhân tạo

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 1

Trang 1

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 2

Trang 2

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 3

Trang 3

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 4

Trang 4

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 5

Trang 5

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 6

Trang 6

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 7

Trang 7

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 8

Trang 8

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 12680
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo

Khảo sát và theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo (Sewellia elongate Roberts, 1998) trong điều kiện nuôi nhân tạo
sau và từ tháng 4 đến tháng 6 [3].
2. Các yếu tố môi trường trong thuần dưỡng 
cá tỳ bà bướm beo
Cá tỳ bà bướm beo là loài được khai thác 
ngoài tự nhiên từ các con suối ở miền Trung 
bộ nên trong quá trình thuần dưỡng cá các yếu 
tố môi trường bên ngoài rất quan trọng và ảnh 
hưởng đến sự sống, phát triển của cá nuôi. Sự 
biến đổi các yếu tố môi trường trong thời gian 
thuần dưỡng được thể hiện qua Bảng 2.
Trong thời gian nuôi nhiệt độ nước luôn 
ổn định 22ºC, đây là nhiệt độ được ghi nhận 
trong quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên 
nơi cá tỳ bà bướm beo phân bố tại tỉnh Bình 
Định. Cá tỳ bà bướm có thể được nuôi ở 
nhiệt độ từ 22 – 27ºC [4] và theo kết quả 
khảo sát ngoài tự nhiên nhiệt độ cá sống ở 
suối dao động từ 22ºC – 25ºC [5]. Dựa vào 
luận cứ trên thì nhiệt độ trong quá trính bố trí 
thí nghiệm thích hợp cho sự sinh trưởng và 
phát triển của cá tỳ bà bướm trong điều kiện 
nuôi nhân tạo.
Bảng 2. Biến động các yếu tố chất lượng nước trong thuần dưỡng cá tỳ bà bướm beo
 Đợt thuần dưỡng
Chỉ tiêu
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Nhiệt độ (oC) 22,0 ± 0,0 22,0 ± 0,0 22,0 ± 0,0
pH 6,25 ± 0,25 6,12 ± 0,24 6,10 ± 0,20
DO (mg/L) 5,09 ± 0,10 5,11 ± 0,16 5,14 ± 0,16
Độ cứng (mgCaCO3/L) 53,7 ± 0,00 53,7 ± 0,00 53,7 ± 0,00
NO2 0,0 ± 0,0 0,0 ± 0,0 0,0 ± 0,0
NH3 0,0 ± 0,0 0,0 ± 0,0 0,0 ± 0,0
Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. 
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy không có sự hiện 
diện của NO2 và NH3 trong suốt thời gian thí 
nghiệm. Trong điều kiện sục khí liên tục và 
thiết kế hệ thống lọc, hàm lượng oxy hòa tan 
trong các bể nuôi tương đối cao dao động trong 
khoảng 5,09 - 5,14 mg/L. Hàm lượng oxy hoà 
tan thích hợp cho hầu hết các loại cá nuôi là 
trên 3 mg/L cá có thể sống bình thường [8]. 
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tất cả các 
bể cá đều được bố trí trong nhà và được thay 
nước định kỳ cùng một nguồn nước nên kết 
quả theo dõi pH nước giữa các đợt thuần dưỡng 
tương đối ổn định, dao động trong khoảng 6,10 
– 6,25. Nhìn chung các yếu tố môi trường đều 
nằm trong khoảng thích hợp với sự phát triển 
của cá.
3. Tỉ lệ sống của cá tỳ bà bướm beo khi kết 
thúc thuần dưỡng 
Tỉ lệ sống của cá tỳ bà bướm trong thuần 
dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều 
kiện môi trường sống, thức ăn, chất lượng đàn 
cá thu thập. Tỉ lệ sống cá tỳ bà bướm qua ba đợt 
thuần dưỡng được thể hiện ở Bảng 3. 
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Tỉ lệ sống của cá trong điều kiện thuần 
dưỡng tại Tp.HCM có sự khác nhau trong 3. 
Ngoài tự nhiên, cá tỳ bà bướm sống bám trên 
các tảng đá nơi nước chảy xiết với hàm lượng 
oxy hòa tan cao. Trong điều kiện nhân tạo, cá 
được nuôi trong bể kính với thiết kế hệ thống 
lọc để tạo dòng chảy và sục khí mạnh mô phỏng 
môi trường tự nhiên cá sống. Tuy nhiên, cá ban 
đầu chưa thích nghi được điều kiện môi trường 
sống nên đây có thể là lý do ảnh hưởng đến 
tỉ lệ sống của cá trong quá trình thuần dưỡng. 
Đa số các loài cá cảnh khai thác từ tự nhiên 
thì môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng trực 
tiếp đến tỉ lệ sống của cá trong quá trình thuần 
dưỡng. Kết quả nghiên cứu trên mẫu cá neon 
Việt Nam thu thập tại Huế có tỉ lệ sống sau 
30 ngày thuần dưỡng tại Tp.HCM dao động 
trong khoảng 39,6 – 86,8%; cá thủy tinh có tỉ 
lệ sống sau thuần dưỡng từ 63,3 – 75% [6]. Kết 
quả ghi nhận về tỉ lệ sống của một số loài cá 
tự nhiên khai thác làm cá cảnh xuất khẩu sau 
thuần dưỡng trong điều kiện nhân tạo là 70% 
và màu sắc cá giống như ngoài tự nhiên cá [7]. 
Nhìn chung tỉ lệ sống cá tỳ bà bướm sau thuần 
dưỡng trong nghiên cứu tương đương với kết 
quả nghiên cứu trước đây về khai thác thuần 
dưỡng cá tự nhiên làm cá cảnh tại TP.HCM.
4. Kết quả nghiên cứu sự thành thục của cá 
trong điều kiện nuôi nhân tạo
4.1. Phân biệt giới tính cá tỳ bà bướm beo
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tường 
Anh năm 2004 [2], có ba nguyên tắc chính để 
phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau 
của đặc điểm sinh dục chính (tức là đặc điểm 
sinh dục sơ cấp), đặc điểm sinh dục phụ (đặc 
điểm sinh dục thứ cấp) và đặc điểm hình thái 
do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy 
định. Cá tỳ bà bướm là loài có thể phân biệt 
giới tính bằng hình thái bên ngoài. Quan sát và 
kết hợp giải phẫu tác giả đã phát hiện đặc điểm 
về hình thái trên đầu có sự khác biệt giữa cá 
đực và cá cái: Cá tỳ bà bướm beo đực có phần 
phía trước đầu nhọn, trong khi đó phần này ở 
con cái có dạng tròn hơn.
Bảng 3. Tỉ lệ sống của cá tỳ bà bướm
 Đợt thuần dưỡng
Chỉ tiêu
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Tổng số cá ban đầu (con) 1.200 800 500
Tỉ lệ sống sau 15 ngày (%) 73,25 79,63 77,00
Tỉ lệ sống sau 30 ngày (%) 71,33 74,13 76,40
Hình 2. Phân biệt cá tỳ bà bướm beo đực và cái.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
4.2. Kích cỡ và mùa vụ thành thục cá tỳ bà bướm beo
Bảng 4. Kích cỡ cá và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá tỳ bà bướm beo
Cá đực Cá cái
Chiều dài 
(cm)
Trọng lượng 
(g)
GĐ phát triển 
tuyến sinh dục
Chiều dài 
(cm)
Trọng lượng 
(g)
GĐ phát triển 
tuyến sinh dục
6,0 5,0 III 6,0 5,2 I - IV
5,0 3,5 IV 4,0 2,8 II
5,0 3,6 IV 5,0 3,6 II
5,0 3,6 IV 5,0 3,7 II
5,0 3,7 IV 5,0 3,6 II
5,0 3,6 IV 4,2 3,2 V
5,0 3,5 IV 4,0 3,0 V
5,0 3,4 IV 4,1 3,0 V
5,0 3,5 IV 5,2 3,6 III
4,2 3,2 III 4,8 3,2 III
4,0 3,0 III 5,1 3,5 II
4,0 3,0 III 4,0 3,1 III
4,5 3,1 III 4,5 3,1 III
4,0 3,0 III - - -
4,0 2,8 III - - -
4,0 3,0 V - - -
4,2 3,1 V - - -
 Tuổi thành thục của cá được tính từ lúc cá 
nở cho đến khi mang sản phẩm sinh dục lần 
đầu, tuổi thành thục của cá khác nhau tùy loài. 
Hiện chưa có tài liệu xác định tuổi thành thục 
của cá tỳ bà bướm. Nhưng theo kết quả khảo 
sát thực địa và quan sát cá nuôi vỗ trong bể 
kính chúng tôi ghi nhận, cỡ cá thành thục là 
4 - 5 cm, trọng lượng dao động 3,0 – 5,0 g/con 
(Bảng 4).
Chiều dài và giai đoạn thành thục sinh 
dục của cá có mối quan liên quan chặt chẽ 
với nhau. Cá chỉ thành thục khi đạt đến một 
chiều dài nhất định, do đó xác định sự thành 
thục của cá theo chiều dài là một trong các 
chỉ tiêu đánh giá mức độ thành thục của 
một quần thể cá. Cá nuôi vỗ từ tháng 4 đến 
tháng 8 năm 2018, từ tháng nuôi thứ 3 mỗi 
tháng bắt ngẫu nhiên 5 cá thể để phân tích 
sự phát triển tuyến sinh dục của cá. Kết quả 
ghi nhận, cá đực có buồng tinh và cá cái có 
buồng trứng từ giai đoạn II trở đi, bắt đầu 
từ tháng 6 đến tháng 8. Trong thời gian nuôi 
vỗ buồng tinh phát triển ở giai đoạn III, IV 
và V, buồng trứng phát triển ở giai đoạn II 
đến V. Như vậy trứng và tinh trùng đã sẵn 
sàng tham gia sinh sản nhân tạo, bên cạnh đó 
trong quá trình bố trí thí nghiệm chúng tôi 
cũng đã ghi nhận cá con xuất hiện trong bể 
kính. Căn cứ vào kết quả trên, chúng tôi cho 
rằng khi điều chỉnh các yếu tố sinh thái thích 
hợp thì cá tỳ bà bướm hoàn toàn có khả năng 
sinh sản trong điều kiện nhân tạo. 
4.3. Đặc điểm tuyến sinh dục của cá tỳ bà 
bướm beo
Trong quá trình phát triển tuyến sinh dục 
của cá tỳ bà bướm beo cũng trải qua các giai 
đoạn phát triển tương tự như quá trình thành 
thục của tuyến sinh dục các loài cá nói chung. 
Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục của cá tỳ bà 
bướm beo được mô tả dựa vào kết quả nghiên 
cứu của Nguyễn Tường Anh và Phạm Quốc 
Hùng năm 2016 [2].
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
4.3.1. Tuyến sinh dục cá cái
Giai đoạn I: Tế bào sinh dục là các nguyên 
bào và các noãn bào. Noãn bào có nhiều góc 
cạnh, kích thước rất nhỏ tế bào chất ưa kiềm 
nên bắt màu tím của Hematoxylin mạnh, nhân 
ưa kiềm yếu nên bắt màu nhạt, số tiểu hạch ít. 
Ở giai đoạn I, tế bào sinh dục là những noãn 
nguyên bào đang lớn lên về tế bào chất (sinh 
trưởng lần I).
Giai đoạn II: Noãn bào có kích thước khá 
lớn, có thể phân biệt được chúng bằng mắt 
thường. Tế bào chất không xuất hiện noãn 
hoàng. Nhân tròn rõ, ưa kiềm và bắt màu nhạt 
có 6–8 tiểu hạnh, các tiểu hạnh di chuyển dần 
ra phía ngoài màng nhân. Noãn nguyên bào 
giai đoạn II là những tế bào đã kết thúc sinh 
trưởng về tế bào chất.
Giai đoạn 3: Tế bào trứng chuyển sang 
giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, noãn 
bào bắt đầu giai đoạn tích lũy, xuất hiện nhiều 
không bào (không bắt màu), nhân lớn bắt màu 
tím nhạt. Kích thước noãn hoàng căng tròn. Tế 
bào chất vẫn còn ưa kiềm nhưng rất yếu, noãn 
hoàng xuất hiện nhiều bắt màu hồng của eosin 
rất rõ, các hạt noãn hoàng to nằm phía ngoài 
các hạt nhỏ nằm sát nhân. Noãn bào giai đoạn 
III là những noãn bào đang tạo noãn hoàng 
(sinh trưởng lần II), có nang trứng bao quanh, 
nhân noãn bào được gọi là túi mầm còn ở trung 
tâm noãn bào.
Giai đoạn 4: Kích thước của noãn bào gia 
tăng rõ. Kết thúc thời kỳ lớn nguyên sinh 
noãn hoàng, số tiểu hạnh trong nhân giảm và 
từ từ tan biến, kích thước noãn bào lúc này 
đạt cực đại. Noãn bào giai đoạn IV kết thúc 
sự tạo noãn hoàng, túi mầm đang trong quá 
trình dịch chuyển ra ngoài biên. Dưới kính lúp 
hoặc bằng mắt thường noãn bào được coi là có 
nhân lệch tâm.
Giai đoạn 5: Noãn hoàng kết thành khối, 
các tiểu hạch hoàn toàn biến mất. Noãn bào 
giai đoạn V là noãn bào chín và rụng trứng.
Giai đoạn 6: Màng tế bào teo, nguyên sinh 
chất và không bào tan biến, vật chất sinh sản 
thoái hóa kết thúc giai đoạn phát triển tế bào 
trứng. 
GĐ I GĐ II GĐ III GĐ IV GĐ V
Hình 3. Các giai đoạn phát triển của tế bào trứng qua quan sát mô học (độ phóng đại X10).
4.3.2. Tuyến sinh dục cá đực
Giai đoạn I: tuyến sinh dục là những giải 
mỏng, trong suốt, chưa phân biệt được đực cái. 
Mạch máu còn kém phát triển, tuyến sinh dục 
không màu, hơi vàng hay hơi xám. Trong số 
những tế bào sinh dục của tinh sào chỉ thấy có 
những tinh nguyên bào lớn riêng biệt. Nhiều tế 
bào lớn này tạo cho tuyến sinh dục trong suốt 
ở giai đoạn này. Tình trạng tinh sào như vậy là 
đặc trưng cho cá chưa thành thục.
Giai đoạn II: đặc trưng của giai đoạn này 
là sự có mặt của những tế bào sinh dục ở giai 
đoạn đầu của quá trình tạo tinh trong trạng thái 
sinh sôi. Kết quả của sự sinh sôi các tế bào 
trong tinh sào là tinh sào lớn lên về kích thước, 
không trong suốt mà trở nên đục. Nó có dạng 
những giải tròn hay mảnh, thường có màu xám 
hay hồng rất nhạt.
Giai đoạn III: nét đặc trưng là mọi giai đoạn 
của sự tạo tinh xảy ra mạnh: lớn lên, chín và 
trưởng thành. Trong tinh sào có tinh nguyên 
bào, tinh bào cấp I, cấp II và tinh tử. Cuối giai 
đoạn này xuất hiện những tinh trùng chín muồi. 
Ở giai đoạn này tinh sào tăng lên về thể tích, ở 
đầu giai đoạn màu hồng nhạt, xám, vào cuối 
giai đoạn màu hơi vàng, trắng. Khi cắt ngang 
tinh sào bằng lưỡi lam thì mép của lát cắt không 
đọng nước mà cạnh lát cắt vẫn sắc. Vào đầu 
giai đoạn, lưỡi dao sau khi cắt vẫn sạch; vào 
cuối giai đoạn, đã có nhưng còn ít chất nước 
hơi trắng đục. Đó là dịch chứa tinh trùng.
Giai đoạn IV: kết thúc quá trình tạo tinh. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
Trong các ống sinh tinh của tinh sào chỉ có 
những tinh trùng chín muồi đi ra khỏi các tinh 
nang. Tinh sào có màu trắng sữa. Khi cắt thì 
lưỡi lam dính chất dịch màu trắng trên lát cắt, 
tinh dịch đọng thành giọt, mép lát cắt tròn chứ 
không sắc như ở giai đoạn trước. Lúc này tinh 
trùng dễ dàng theo ống dẫn ra ngoài lỗ sinh 
dục, khi vuốt bụng cá ở cuối giai đoạn IV tinh 
dịch đặc như sữa thoát ra ngoài.
Giai đoạn V: là giai đoạn đang sinh sản 
của cá đực. Sản phẩm sinh dục chảy ra ngoài, 
GĐ I GĐ II GĐ III GĐ IV GĐ V
không cần mổ cá cũng xác định được. Ở giai 
đoạn này tinh thanh được tạo ra làm loãng khối 
tinh trùng và làm cho chúng dễ chảy ra. Vuốt 
nhẹ hay uốn cong cá thì ở lỗ sinh dục có tinh 
dịch chảy ra như sữa loãng.
Giai đoạn VI: là giai đoạn sau khi sinh sản, 
tinh dịch chảy ra hết, tinh sào nhỏ lại và co lại 
có dạng những giải mỏng, mềm nhão. Mạch 
máu mở rộng, tinh sào màu hồng hay nâu. Nếu 
cắt tinh sào hay vuốt bụng cá thấy có ít nước 
đục loãng, có thể có màu hơi vàng.
Hình 4. Các giai đoạn phát triển của tinh sào qua quan sát mô học (độ phóng đại X10).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu ghi nhận: Ngoài tự 
nhiên cá tỳ bà bướm có thể sinh sản quanh 
năm nhưng tập trung nhiều nhất vào khoảng 
thời gian từ tháng 4 – 6 trong năm. Trong điều 
kiện nuôi vỗ, cỡ cá thành thục là 4 - 5cm, trọng 
lượng dao động 3,0 – 5,0 g/con. Theo dõi sự 
phát triển tuyến sinh dục cho thấy cá đực có 
buồng tinh và cá cái có buồng trứng từ giai 
đoạn II trở đi, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. 
Trong đó buồng tinh phát triển ở giai đoạn III, 
IV và V, buồng trứng phát triển ở giai đoạn II 
đến V. Trứng và tinh trùng đã sẵn sàng tham gia 
sinh sản trong điều kiện nhân tạo. 
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường, 
thức ăn trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ để 
kích thích cá tỳ bà bướm beo sinh sản trong 
điều kiện nuôi nhân tạo.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành 
cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí 
Minh và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển 
Nông nghiệp Công nghệ cao đã hỗ trợ kinh phí 
cho thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tường Anh và Phạm Quốc Hùng, 2016. “Cơ sở ứng dụng nội tiết học sinh sản cá”. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp, 318 trang.
2. Nguyễn Tường Anh, 2004. “Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi (Cá trê, cá tra, sặc rằn, thát lát, tai 
tượng, rô phi toàn đực)”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 102 trang.
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
3. Võ Điều, Trần Văn Việt, Phan Đỗ Dạ Thảo 2019. “Định danh thành phần loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) 
phân bố ở thừa thiên huế dựa trên đặc điểm hình thái và DNA mã vạch”. Tạp chí Khoa học đại học Huế, 3C, 
trang 1 -12.
4. Vũ Cẩm Lương, 2008. Cá cảnh nước ngọt. NXB Nông Nghiệp. 263 trang.
5. Nguyễn Thị Kim Liên, Trương Thị Thúy Hằng và Ngô Khánh Duy, 2019. “Điều tra, thu thập và định danh 
các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung”. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, số 14 
tháng 10/2019, trang 84 – 96.
6. Trần Bùi Thị Ngọc Lê, 2016. “Nghiên cứu sinh sản cá neon Việt Nam (Tanichthys micagemmae Freyhof & 
Herder, 2001) và bước đầu nghiên cứu sinh học sinh sản cá thủy tinh (Kryptopterus bicirrrhis Valenciennes, 
1840)”. Báo cáo nghiệm thu.
7. Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1997. “Khai thác, thuần dưỡng và sinh sản một số loài cá 
cảnh tự nhiên làm cá cảnh xuất khẩu”. Báo cáo nghiệm thu.
8. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà Xuất 
Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. 215 trang.
Tiếng anh
9. Hinton, DE. 1990. “Methods for fi sh Biology”. AmericanFisheries Society pp: 191 – 213.
10. Roberts, T.R. 1998. Systematic revision of the Balitorid loach genus Sewellia of Vietnam and laos, with 
diagnoses of four new species. Raffl es Bulletin of Zoology 46(2): 271-288.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_va_theo_doi_su_phat_trien_tuyen_sinh_duc_cua_ca_ty.pdf