Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà

TÓM TẮT Đường dẫn cá ở đập Phước Hoà là công trình đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam và được thiết kế theo dạng “kênh tự nhiên” với tổng chiều dài là 1,9km, có độ dốc dọc thay đổi từ 0,7 đến 1,43%; vận tốc nước được giới hạn mức 0,6m/s. Đặc biệt, trên đường dẫn cá có thiết kế một số khu vực là “nơi cá nghỉ” để giúp cá nghỉ và có thể tiếp tục di cư lên phía trên. Kết quả bước đầu đã xác định được tổng cộng 57 loài cá thuộc 7 Bộ và 18 Họ phân bố ở khu vực chân đập Phước Hoà và 39 loài (17 họ và 7 Bộ) ghi nhận di cư trên đường dẫn cá. Đối với những loài cá được tìm thấy trên đường dẫn cá, đã xác định được 24 loài cá di cư xuôi dòng và chỉ có 12 loài di cư ngược dòng lên phía trên thượng nguồn. Cá sơn xiêm (Parambassis siamensis) là loài chiếm đa số trong tổng số lượng cá thể thu thập được trên đường dẫn cá chiếm 89,97% tổng số lượng cá thể di cư ngược dòng và 66,62% số lượng di cư xuôi dòng. Đối với những loài như: cá mè lúi (Osteochilus vittatus); cá duồng bay (Cosmochilus harmandi), cá cóc đậm (Cyclocheilichthys apogon) và cá he đỏ (Barbonymus schwanenfeldii) phân bố rất nhiều ở khu vực chân đập, nhưng chỉ ghi nhận là chúng di cư xuôi dòng mà không di cư ngược dòng lên phía trên. Vị trí cửa vào của đường dẫn cá Phước Hoà rất xa so với đập và vận tốc nước tại cửa vào đường dẫn cá khá chậm, đây có thể là hai nguyên nhân chính làm cho nhiều loài cá không thể tìm thấy cửa vào của đường dẫn cá để di cư lên phía trên

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 1

Trang 1

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 2

Trang 2

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 3

Trang 3

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 4

Trang 4

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 5

Trang 5

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 6

Trang 6

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 7

Trang 7

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7980
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà

Kết quả bước đầu về hoạt động của đường dẫn cá ở đập thuỷ lợi Phước Hoà
e, 1878 Cá duồng bay 2,40 18,67
13 Crossocheilus reticulatus (Fowler, 1934) Cá linh nút 9,35 10,35
14 Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) Cá trắm cỏ - 22,20
15 Dermogenys pusilla Kuhl & van Hasselt, 1823 Cá lìm kìm 2,80 2,25
16 Epalzeorhynchos frenatus (Fowler, 1934) Cá nút xám - 10,20
17 Esomus metallicus Ahl, 1923 Cá lòng tong sắt 4,42 4,31
18 Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Cá bống cát - 6,95
19 Gyrinocheilus pennocki Fowler,1937 Cá bám đá - 7,78
20 Hampala dispar Smith, 1934 Cá ngựa chấm - 18,50
21 Hampala macrolepidota Kuhl & Van Hasselt, 1823 Cá ngựa nam 6,85 11,20
22 Hemibagrus filamentus (Fang & Chaux, 1949) Cá lăng - 22,40
23 Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) Cá lăng vàng 11,40 10,43
24 Henicorhynchus siamensis (Sauvage, 1881) Cá linh ống 15,80 6,70
146 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TT Tên khoa học Tên địa phương
Chiều dài TB 
(cm)
Đường 
dẫn cá
Chân 
đập
25 Homaloptera smithi Hora, 1932 Cá bám đá homa 3,90 4,25
26 Kryptopterus cryptopterus (Bleeker, 1851) Cá trèn đá 12,04 14,30
27 Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1849) Cá ét mọi - 7,40
28 Labiobarbus lineatus (Sauvage, 1878) Cá linh rìa - 14,32
29 Macrognathus taeniagaster (Fowler, 1935) Cá chạch rằn 14,80 12,20
30 Mastacembelus favus Hora, 1924 Cá chạnh lấu 28,00 17,25
31 Mystacoleucus atridorsalis Fowler, 1937 Cá vảy xước 6,81 7,10
32 Mystacoleucus marginatus (Valenciennes, 1842) Cá vảy xước 9,00 9,31
33 Mystus albolineatus Roberts,1994 Cá chốt giấy - 9,25
34 Mystus mysticetus Roberts, 1992 Cá chốt sọc - 10,45
35 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá thát lát 13,53 9,68
36 Ompok bimaculatus (Bloch, 1794) Cá trèn bầu 13,00 14,12
37 Opsarius koratensis (Smith, 1931) Cá mại opsa 6,53 6,65
38 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá rô phi 12,82 12,64
39 Osteochilus melanopleurus (Bleeker, 1852) Cá mo sừng - 13,78
40 Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842) Cá mè lúi sọc - 8,56
41 Osteochilus vittatus (Valenciennes, 1842) Cá mè lúi 14,50 10,40
42 Oxyeleotris marmoratus (Bleeker,1852) Cá bống tượng 2,88 7,04
43 Parambassis siamensis (Fowler, 1937) Cá sơn xiêm 4,16 4,28
44 Pristolepis fasciatus (Bleeker,1851) Cá rô biển 7,66 6,40
45 Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) Cá lau kiếng 1,86 22,40
46 Puntioplites proctozystron (Bleeker, 1865) Cá dảnh trắng 14,20 10,70
47 Puntius aurotaeniatus (Tirant, 1885) Cá đong chấm 4,93 4,78
48 Puntius binotatus (Valenciennes, 1842) Cá đong chấm 7,15 8,12
49 Puntius brevis (Bleeker, 1849) Cá rầm đất 6,52 5,47
50 Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 Cá lòng tong đá - 6.78
51 Rasbora paviana Tirant, 1885 Cá lòng tong pavi 6,04 6,80
52 Rasbora tornieri Ahl, 1922 Cá lòng tong tori 7,43 7,77
53 Systomus orphoides (Valenciennes, 1842) Cá đỏ mang 7,20 12,41
54 Systomus partipentazona (Fowler, 1934) Cá ngũ vân - 5,20
55 Trichogaster trichopterus (Pallas,1770) Cá sặt bướm 7,90 9,45
56 Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) Cá bảy trầu 4,40 5,11
57 Xenentodon cancila (Hamilton, 1822) Cá nhái 15,00 18,24
Số loài 39 57
147TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đối với những loài cá được tìm thấy trên đường dẫn cá, đã xác định được 24 loài cá di cư xuôi 
dòng và chỉ có 12 loài di cư ngược dòng lên phía trên thượng nguồn (Bảng 2). 
Bảng 2. Danh sách loài cá di cư lên và xuống trên đường dẫn cá
TT Tên khoa học Tên địa phương Di cư xuống
Di cư 
lên
1 Amblypharyngodon chulabhornae Vidthayanon & Kottelat, 1990 Cá mại tép x
2 Anabas testudineus (Bloch,1792) Cá rô đồng x
3 Cyclocheilichthys apogon (Valenciennes, 1842) Cá cóc đậm x
4 Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1854) Cá he đỏ x
5 Channa striata (Bloch, 1793) Cá lóc đồng x
6 Cosmochilus harmandi Sauvage, 1878 Cá duồng bay x
7 Crossocheilus reticulatus (Fowler, 1934) Cá linh nút x
8 Dermogenys pusilla Kuhl & van Hasselt, 1823 Cá lìm kìm x
9 Esomus metallicus Ahl, 1923 Cá lòng tong sắt x x
10 Hampala macrolepidota Kuhl & Van Hasselt, 1823 Cá ngựa nam x
11 Homaloptera smithi Hora, 1932 Cá bám đá homa x
12 Kryptopterus cryptopterus (Bleeker, 1851) Cá trèn đá x
13 Macrognathus taeniagaster (Fowler, 1935) Cá chạch rằn x
14 Mystacoleucus atridorsalis Fowler, 1937 Cá vảy xước x x
15 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá thát lát x
16 Ompok bimaculatus (Bloch, 1794) Cá trèn bầu x
17 Opsarius koratensis (Smith, 1931) Cá mại opsa x
18 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá rô phi x
19 Osteochilus vittatus (Valenciennes, 1842) Cá mè lúi x
20 Oxyeleotris marmoratus (Bleeker,1852) Cá bống tượng x
21 Parambassis siamensis (Fowler, 1937) Cá sơn xiêm x x
22 Pristolepis fasciatus (Bleeker,1851) Cá rô biển x
23 Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) Cá lau kiếng x
24 Puntius aurotaeniatus (Tirant, 1885) Cá đong chấm x x
25 Puntius brevis (Bleeker, 1849) Cá rầm đất x x
26 Rasbora paviana Tirant, 1885 Cá lòng tong pavi x x
27 Rasbora tornieri Ahl, 1922 Cá lòng tong tori x x
28 Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) Cá bảy trầu x
29 Xenentodon cancila (Hamilton, 1822) Cá nhái x
Số loài 24 12
148 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
IV. THẢO LUẬN
Để duy trì vận tốc nước trong giới hạn cho 
phép trên đường dẫn cá ở những vị trí vượt 
quá giới hạn cho phép (0,6m/s) cần bố trí lại 
đá cuội nhằm duy trì dòng chảy ổn định và đều 
trên đường dẫn cá. Ngoài ra, cũng cần phát triển 
thực vật ven bờ ngoài việc chính là chống xói 
mòn mà còn để tạo ra các điều kiện biên nhám 
giảm dòng chảy và cũng tạo nơi trú ẩn an toàn 
cho các loài cá khi di cư trên đường dẫn cá.
Trong khu vực Dự án từ thượng nguồn sông 
Bé (huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước) đến ngã 
ba Trị An, đã được xác định là 106 loài thuộc 
30 Họ và 12 Bộ (Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn 
Du, 2011). Đáng chú ý là có ghi nhận được tôm 
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), nhưng 
trong nghiên cứu này không ghi nhận được tôm 
càng xanh xuất hiện trên đường dẫn cá hay khu 
vực chân đập.
Đối với những loài di cư ngược dòng 
trên đường dẫn cá, cá sơn xiêm (Parambassis 
siamensis) là loài cá bắt được nhiều nhất, chiếm 
89,97% tổng số cá thể thu được. Đối với những 
loài di cư xuống, cá sơn xiêm cũng chiếm đa số 
(66,62%). Đây là loài có cá thể nhỏ, kích thước 
lớn nhất chỉ đạt 6cm, không có giá trị kinh tế 
cao. Điều này cho thấy cá sơn xiêm là loài có 
khả năng tìm thấy cửa vào/ra của đường dẫn cá 
để di cư qua đập là cao hơn so với những loài 
cá khác.
Thành phần loài cá di cư ngược lên phía trên 
đập rất hạn chế, chỉ xác định được 12 loài cá, 
trong đó hầu hết là cá sơm xiêm (Parambassis 
siamensis) chiếm 89,97% tổng số cá thể thu 
được. Những loài còn lại như cá lòng tong 
(Rasbora paviana) và cá trèn đá (Kryptopterus 
cryptopterus) cùng chiếm 2,64%; cá rầm đất 
(Puntius brevis) chiếm 1,32%; những loài khác 
chiếm <1%. 
Đối với những loài như: cá mè lúi (Osteochilus 
vittatus); cá duồng bay (Cosmochilus harmandi), 
cá cóc đậm (Cyclocheilichthys apogon) và cá 
he đỏ (Barbonymus schwanenfeldii) phân bố rất 
nhiều ở khu vực chân đập với kích thước khá 
lớn (Bảng 1), nhưng chỉ xác định là chúng di 
cư xuôi dòng mà không di cư ngược dòng lên 
phía trên. Điều này cho thấy những loài cá này 
ở bên dưới đập không thể tìm thấy cửa vào của 
đường dẫn cá để di cư lên phía trên hoặc chúng 
tìm thấy cửa vào đường dẫn cá nhưng không thể 
di cư lên phía trên thượng nguồn.
Vị trí cửa vào của đường dẫn cá thực tế rất 
xa so với đập (khoảng 300m) và vận tốc nước tại 
ngay cửa vào đường dẫn cá khá chậm (0,21m/s) 
vì mực nước khá sâu (>1m). Theo tập tính của 
các loài cá, chúng thường tập trung phân bố ở 
ngay dưới chân đập, nơi có dòng chảy lớn vì 
nước tràn qua đập hay xả tràn để tìm cách di cư 
lên phía trên. Vị trí cửa vào của đường dẫn cá là 
yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành 
công hay thất bại của đường dẫn cá. Vị trí đầu 
vào của đường dẫn cá hiệu quả nhất được xác 
định ngay tại chân đập, nơi có dòng chảy thích 
hợp để dẫn dụ hay giúp các loài cá có thể tìm 
thấy cửa vào của đường dẫn cá (Gebler, 2013). 
Do đó, vị trí và vận tốc nước tại cửa vào của 
đường dẫn cá có thể là những nguyên nhân làm 
cho nhiều loài cá không thể tìm thấy cửa vào 
của đường dẫn cá để di cư lên phía trên. Do đó, 
thành phần loài cá di cư lên phía trên rất hạn chế 
(12 loài trong số 57 loài).
Ngoài ra, việc bảo vệ và quản lý đường 
dẫn cá cần được chú ý hơn nữa. Cá phân bố 
trên đường dẫn cá và những nơi cá nghỉ rất dễ 
bị khai thác. Tuy nhiên, người dân có thể tiếp 
cận dễ dàng do chưa có hàng rào bảo vệ dọc 
theo đường dẫn cá. Thực tế rất nhiều người địa 
phương đánh bắt thuỷ sản ngay bên dưới chân 
đập, điển hình là lưới bén, chài và câu.
Bên cạnh đó, xói lở là một vấn đề khá 
nghiêm trọng sau hơn một năm đường dẫn cá đi 
vào hoạt động ở một số khu vực phía bên dưới 
đường dẫn cá. Nước rò rỉ và mưa được xem là 
nguyên nhân chính dẫn đến việc xói lở này. Do 
đó, cần gia cố đường dẫn cá và phát triển các 
loại thực vật 2 bên bờ và trên đường dẫn cá để 
hạn chế việc xói lở này.
149TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Vận tốc nước trung bình trên đường dẫn 
cá (0,47±0,24 m/giây) nằm trong giới hạn cho 
phép. Duy chỉ một vị trí vượt qua giới hạn cho 
phép. Do đó, cần bố trí lại đá cuội tại vị trí này, 
đồng thời cũng phát triển các loại thực vật ven 
bờ để chống xói lở, tạo ra các điều kiện biên 
nhám giảm dòng chảy và cũng tạo nơi trú ẩn an 
toàn cho các loài cá khi di cư qua đường dẫn cá. 
Ngoài ra, cần duy trì hoạt động của đường dẫn 
cá một cách liên tục, đặc biệt là trong mùa cá 
sinh sản, tốc độ dòng chảy và độ sâu mực nước 
trên đường dẫn cá cần được được duy trì ở mức 
ổn định.
Đã xác định được 39 loài cá di cư trên 
đường dẫn cá thuộc 17 họ và 7 Bộ. Trong đó, 
đa số thuộc họ cá chép (Cyprinidae) chiếm 
51,28%, những họ khác chỉ có 1 – 2 loài. Trong 
số 39 loài cá ghi nhận được, đã xác định được 
24 loài cá di cư xuôi dòng và 12 loài cá di cư 
ngược dòng trên đường dẫn cá. Trong đó, cá sơn 
xiêm là loài được ghi nhận nhiều nhất (89,97%).
Hoạt động của đường dẫn cá thực sự 
chưa đạt hiệu quả cao. Một số loài cá như: 
cá mè lúi (Osteochilus vittatus); cá duồng 
bay (Cosmochilus harmandi), cá cóc đậm 
(Cyclocheilichthys apogon) và cá he đỏ 
(Barbonymus schwanenfeldii) phân bố rất nhiều 
ở khu vực chân đập, nhưng chỉ xác định là chúng 
di cư xuôi dòng mà không xác định chúng di cư 
ngược dòng lên phía trên. Kích thước của những 
loài cá này được ghi nhận ở khu vực chân đập 
khá lớn (đa số đạt giai đoạn trưởng thành), trong 
khi đó độ sâu mực nước trên đường dẫn cá khá 
thấp, một số khu vực chỉ đạt khoảng 10cm làm 
cho các loài cá này không thể di cư ngược dòng.
Vị trí cửa vào của đường dẫn cá rất xa so 
với chân đập (300m) và vận tốc nước tại cửa 
vào đường dẫn cá khá chậm (0,21m/s) có thể là 
những nguyên nhân làm cho các loài cá không 
thể tìm thấy cửa vào của đường dẫn cá để di cư 
lên phía trên.
Vấn đề bảo vệ đường dẫn cá cần được quan 
tâm như làm hàng rào bảo vệ để ngăn chặn tình 
trạng xâm nhập trái phép và khai thác cá trên 
đường dẫn cá. Đồng thời trồng cây/rừng dọc 
theo đường dẫn cá. Những khu vực cá nghỉ cần 
đặt các đống chà để tạo nơi cư trú an toàn cho 
các loài cá.
Tình trạng xói lở đất khu vực đường dẫn cá 
khá nghiêm trọng ở một số khu vực. Do đó, cần 
gia cố đường dẫn cá và trồng các loại thực vật 
2 bên bờ và trên đường dẫn cá để hạn chế việc 
xói lở.
Cần khảo sát để cập nhật thành phần loài cá 
ở phía trên đập, phía sau đường dẫn để đánh giá 
tác động của đập và hiệu quả của đường dẫn cá 
hồ Phước Hoà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn Du, 2011. Báo cáo tạm 
thời quản lý thuỷ sản Phước Hoà sông Bé. Gói 
thầu MT4, Dự án Thuỷ Lợi Phước Hoà. Viện Ng-
hiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2, 62 trang.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh 
Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai 
Văn Hiếu, Utsugi Útugi Kenzo, 2013. Mô tả định 
loại cá Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đại Học 
Cần Thơ. 174 trang.
Tài liệu tiếng Anh
BVI, 2000. Feasibility study report, Annex H: 
Environmental Impact Assessment. Phase 2: Study 
and design, Consulting services for Phuoc Hoa 
water resources Project loan No.1598-VIE(SF). 
Black and Veatch International – Experco Ltd., 
64pp. 
Chavalit, V., 2008. Field guide to fishes of the Mekong 
Delta. Mekong River Commission, Vientiane, 
288pp.
Gebler, I. R., 2013. Location and attraction of a fishway. 
Principles of improved fish passage at cross-river 
obstacles, with relevance to Southeast Asia. FAO/
SEAFDEC Workshop in Khon Khaen, Thailand. 
Kollelat, M., 2001. Fishes of Laos. WHT Publications, 
199pp.
MFD, 2003. Mekong fish database. Mekong River 
Commission.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong. FAO species identification field guide 
for fishery purpose. Rome, 265pp.
150 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
PRELIMINARY RESULTS ON THE OPERATION OF FISH PASSAGE IN 
PHUOC HOA BARRAGE
Vu Vi An1, Nguyen Nguyen Du1 , Nguyen Minh Nien1, Nguyen Van Hao2
ABSTRACT
Fish way for Phuoc Hoa barrage is the first work constructed in Viet Nam. It was designed as a by-
pass or simple ‘natural channel fish pass’ 1.9km long with a longitudinal slope varying between 0.7 
and 1.43%. Water velocities are limited to 0.6m/sec. Especially there are four “rest ponds” for fish 
to rest along the fishway in order for them to migrate upstream. Preliminary results show that 57 fish 
species are identified in both fishway and around the barrage, belonging to 7 orders and 18 families. 
In which, there are 39 species in the fishway (7 orders and 17 families). In those 39 species, there are 
24 species downward migration and only 12 species upstream migration. Parambassis siamensis 
is the most dominated: 89.97% of total individuals in the catch for upward migration and 66.62% 
individuals for downward migration. Osteochilus vittatus, Cosmochilus harmandi, Cyclocheilich-
thys apogon, and Barbonymus schwanenfeldii is very popular in belower and upper the barrage, but 
the results found that they just migrate downward, not migrate upward. Location of the inlet of fish 
passage is far away from the barrage and water velocity is slow in the inlet. This is considered the 
two main causes for many species unable to identify the inlet of the fishway for upward migration.
Keywords: fish way, Phước Hoà.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng
Ngày nhận bài: 15/02/2014
Ngày thông qua phản biện: 05/3/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 Inland Fisheries Resources and Capture Division, Research Institure for Aquaculture No2 
 Email: anria2@yahoo.com 
2 Research Institure for Aquaculture No2

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_ve_hoat_dong_cua_duong_dan_ca_o_dap_thuy_lo.pdf