Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam

TÓM TẮT Vùng biển ven bờ Quảng Nam có hai vùng khai thác thuỷ sản chính là vùng cửa sông Thu Bồn và vùng biển Cù Lao Chàm. Vùng cửa sông Thu Bồn có hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn với cây dừa nước là chủ yếu. Với hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, Cù Lao Chàm cũng có hệ động thực vật thủy sinh đa dạng, phong phú với nhiều loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế. Hiện nay các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ với nhiều loại hình khai thác thủ công, một số nghề mang tính chất hủy diệt cũng tác động đến nguồn lợi thuỷ sản tại các vùng biển này. Bài báo này trình bày hiện trạng nghề khai thác thuỷ sản ở vùng biển Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn nhằm làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ Quảng Nam

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 1

Trang 1

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 2

Trang 2

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 3

Trang 3

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 4

Trang 4

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 5

Trang 5

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 6

Trang 6

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 11960
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam

Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam
L.4, NO.4 (2014) 
46 
(Nguồn: Nguyễn Văn Vũ, 2011) 
+ Các ngư cụ chủ lực đều hoạt động ở tầng 
đáy, lân cận và thậm chí trên các rạn san hô. Đồng 
thời, nghề lặn ở CLC là nghề truyền thống, ngày 
càng hiện đại và tăng cường hơn trên các vùng lõi 
của KBTB. Hậu quả là khai thác “kiệt”, thiếu chọn 
lọc, đánh bắt cả các loài thủy sản trong thời gian 
cấm khai thác (1/4 đến 31/7) [Bộ NN-PTNT] như 
tôm hùm, điệp rẻ quạt, bàn mai, trai tai tượng... 
làm gãy, vỡ san hô, hủy hoại môi trường sống của 
các loài thủy sản 
+ Nghề câu tay, câu cá giải trí tăng theo sự 
phát triển du lịch cũng là những mối đe dọa đến 
ĐDSH, NLTS ở các vùng lõi và phục hồi sinh thái 
ở đây. 
d) Ngư trường khai thác 
Ngư trường của ngư dân Cù Lao Chàm tập 
trung xung quanh các đảo, rất gần bờ, vị trí đánh 
bắt được ký hiệu bằng số từ 1 đến 26 như Hình 3. 
Kết quả thống kê vị trí đánh bắt của ngư dân 
CLC cho thấy, số lượt phương tiện tham gia khai 
thác ở vùng nước sát bờ (50 
– 300m) là khá lớn (49/360 và 176/360 lượt chiếc). 
Hình 3. Sơ đồ phân bố ngư trường KTTS của ngư dân 
Cù Lao Chàm 
(Nguồn: Phạm Viết Tích, 2007) 
e) Năng suất khai thác 
Năng suất khai thác (CPUE) được xem là 
một trong những chỉ số quan trọng cho đánh giá 
nguồn lợi hải sản nói chung. Năng suất và sản 
lượng khai thác của một số nghề chủ yếu vùng 
biển Cù Lao Chàm thể hiện ở Hình 4. 
Hình 4. Diễn biến sản lượng các nghề từ 2005-2011 
(Nguồn: [7]) 
Năng suất đánh bắt trung bình của hầu hết 
các nghề quan trọng đều thể hiện xu hướng tăng 
trong giai đoạn 2006 – 2010. Nhìn chung, các 
nghề lưới khác thuộc nhóm lưới rê thể hiện xu thế 
tăng nhẹ hoặc ổn định năng suất đánh bắt [10]. 
3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa 
sông Thu Bồn 
Sản lượng các nghề qua các năm (kg/tháng)
Câu
Lặn
Mành đèn
Rê 1 lớp
Rê 3 lớp
Câu 221.14 39.28 158.89 125.21 114.29 93.09 74.57
Lặn 120.4 123.13 167.4
Mành đèn 930.34 61.45 552.29 469.21 348.72 252.07 621.5
Rê 1 lớp 47.89 35.67 292.79 63.83 101.69 89.65 100.71
Rê 3 lớp 30.23 22.78 32.54 40.05 28.87 31.51
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 
47 
3.2.1. Đối tượng và sản lượng khai thác 
a) Đối tượng khai thác 
Nguồn lợi khai thác chính ở vùng cửa sông 
Thu Bồn là cá, tôm, cua, ghẹ, ốc càng, hến, sò, 
ngao, xá sùng, rong câu,... Một trong những nguồn 
lợi đang được người dân ở vùng cửa sông Thu Bồn 
rất quan tâm, đó là nguồn con giống cá Mú, cá 
Dìa, cá Hồng. Đây là những con giống đang được 
thị trường trong và ngoài tỉnh rất cần, phục vụ cho 
các vùng nuôi chuyên canh. 
Kết quả khảo sát của Đoàn Thị Tâm (2011) 
cho thấy đối tượng đánh bắt ở vùng cửa sông Thu 
Bồn khá đa dạng: 
- Nhóm Cá: cá Cơm trảng, cá Liệt gàu, cá 
Liệt ngang, cá Trảnh, cá Móm bạc, cá Móm 
xương, cá Đối lá, cá Đối đất, cá Dìa, cá Mòi, cá 
Bống ghim, cá Căng, cá Dồi trường, cá Hồng, cá 
Mú, cá Nâu, cá Vược, cá Chai, cá Sơn, cá Kình, cá 
De, lươn, cá Ngạnh. 
Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với 
Nguyễn Hữu Đại (2008), khi cho rằng, vùng cửa 
sông Thu Bồn có các loài cá có giá trị kinh tế 
thuộc các họ cá Đối, cá Dìa, cá Liệt, cá Ông Căn, 
cá Bống, cá Hồng, cá Mú, cá Rô phi, trong đó 
nguồn lợi cá Đối quan trọng nhất, sau đó là cá Dìa, 
cá Liệt. 
- Nhóm giáp xác gồm có cua Bùn, tôm Đất 
(Rảo), tôm Rằn, tôm Bạc, ghẹ. 
- Nhóm Thân mềm có hến, ốc Lát, ốc 
Hương, ốc Đá, vọp đá, vọp dừa, hàu đá, hàu dừa. 
Sự gia tăng giá bán một số loài cá cũng như 
ngày càng nhiều các ngư dân dùng các dụng cụ 
đánh bắt hủy diệt (như lưới bát quái) đã làm sản 
lượng đánh bắt giảm đi đáng kể. Điều này cũng 
phù hợp khi phỏng vấn người dân ở Cẩm Thanh, 
đa phần đều cho rằng nguồn lợi thủy sản đang bị 
suy giảm, cá Đối, cá Mú, cá Dìa cũng cạn kiệt dần. 
b) Sản lượng khai thác 
Theo số liệu của Phòng Kinh tế thành phố 
Hội An, sản lượng khai thác thủy sản những năm 
qua có xu hướng giảm. Nếu như năm 2011, sản 
lượng khai thác đạt 13.500 tấn thì đến năm 2013 
giảm còn 13.400 tấn (Hình 5). 
Hình 5. Diễn biến sản lượng khai thác thủy sản thành 
phố Hội An và huyện Duy Xuyên qua các năm 
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Hội An và 
huyện Duy Xuyên) 
3.2.2. Phương tiện khai thác 
Những năm gần đây, tàu thuyền đánh bắt 
thủy sản tại thành phố Hội An có xu hướng 
giảm, tuy nhiên số lượng tàu thuyền có công 
suất < 20 CV vẫn còn khá lớn, chiếm 78,4% 
tổng số tàu thuyền. 
Bảng 2. Số lượng tàu thuyền KTTS thành phố Hội An qua các năm (chiếc) 
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 
Tổng số (chiếc) 
1.006 940 904 887 844 
Trong đó: 
- Tàu cá biển (chiếc) 802 740 712 695 695 
- Tàu thuyền < 20 CV 789 729 687 670 
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Hội An) 
Do có công suất nhỏ nên các loại phương 
tiện này tập trung đánh bắt ven bờ với một số nghề 
bất lợi cho NLTS như pha xúc, vây mùng, mành 
mùng, lưới quét (rê đáy kích thước lớn) đã gây ảnh 
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
2010 2011 2012 2013 9 tháng
2014
tấ
n
Hội An Duy Xuyên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 
48 
hưởng nặng nề đến cảnh quan nền đáy, thảm cỏ 
biển, NLTS... 
Theo Đoàn Thị Tâm (2011), trên vùng rừng 
dừa ngập mặn có khá nhiều nghề khai thác thủy 
sản hoạt động như đặt lờ, lưới 3 lớp, cào (bằng 
tay), trũ điện, câu (Hình 6). 
Hình 6. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở vùng cửa 
sông Thu Bồn 
(Nguồn: Đoàn Thị Tâm, 2011) 
Theo thống kê của UBND xã Cẩm Thanh, 
năm 2011, trên toàn xã có khoảng 200 hộ làm 
nghề khai thác thủy hải sản trên sông chủ yếu bằng 
các phương tiện như trũ, lưới, lờ đáy, lưới bén, 
soi, tập trung ở các thôn Thanh Tam Tây, Thanh 
Tam Đông, Vạn Lăng, Cồn Nhàn [4]. Các loài 
thủy hải sản đánh bắt được chủ yếu là cá, tôm, ốc, 
cua. Thu nhập bình quân của một gia đình làm 
nghề này trung bình 50.000-100.000 đồng/ngày. 
Kết quả thăm dò ý kiến qua ngư dân của 
Phòng kinh tế Hội an năm 2014 cho thấy hiện nay 
do lợi ích kinh tế trước mắt và ý thức của một số 
bà con, vẫn còn nhiều hộ sử dụng các phương tiện 
đánh bắt mang tính hủy diệt như lờ với kích cỡ 
nhỏ, trũ điện, lưới điện, xung điện, làm cho tôm 
cua, cá, không thể sinh sôi kịp, nguồn tài nguyên 
thủy sản vì thế cũng cạn kiệt dần. Một nguyên 
nhân không thể không nhắc đến đó là vấn đề ô 
nhiễm môi trường từ các hồ nuôi tôm, của các nhà 
hàng, khách sạn, cũng tác động không nhỏ đến 
nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây. 
4. Hiện trạng nghề khai thác thủy sản ở Cù Lao 
Chàm và vùng cửa sông Thu Bồn 
4.1. Phân tích các bất cập trong khai thác và 
quản lý nghề cá hiện nay tại vùng biển Cù Lao 
Chàm và cửa sông Thu Bồn 
Quảng Nam có điều kiện thuận lợi để phát 
triển nghề đánh bắt thủy sản. Với mục tiêu chuyển 
dần từ khai thác thuỷ sản ven bờ sang khai thác 
vùng khơi, những năm qua, ngành nông nghiệp 
Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo tổ chức khai thác 
thuỷ sản theo hướng thành lập các tổ đội đoàn kết 
sản xuất trên biển với số lượng trên 120 tổ, đội 
đoàn kết với 8.000 lao động trong 873 tàu cá, đồng 
thời đã tích cực đưa các mô hình công nghệ mới 
áp dụng cho tàu khai thác xa bờ như: công nghệ 
lưới chụp cá mực bốn tăng gông khai thác mực đại 
dương ở vùng biển xa bờ, chuyển đổi nghề vây rút 
chì sang câu cá ngừ đại dương... 
Cùng với việc thành lập các tổ đội sản xuất, 
ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác, 
ngành nông nghiệp còn đẩy mạnh việc đào tạo cấp 
chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng cho các chủ 
phương tiện tàu thuyền; thông tin, dự báo ngư 
trường, nguồn lợi; đầu tư đóng mới tàu thuyền, 
nâng công suất và du nhập một số nghề mới, ứng 
dụng một số trang thiết bị hàng hải như máy định 
vị, máy dò cá... Tuy nhiên, với tỷ lệ tàu thuyền có 
công suất dưới 20 CV còn cao, khai thác thủy sản 
ven bờ là chủ yếu nên đã tạo áp lực rất lớn đến 
nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái ven bờ. 
Những năm qua đã có nhiều chương trình, 
dự án về phát triển nghề cá bền vững, bảo tồn đa 
dạng sinh học, hệ sinh thái (rạn san hô, rừng ngập 
mặn, cỏ biển...) được triển khai tại Cù Lao Chàm 
và vùng cửa sông Thu Bồn. 
Nhằm tạo điều kiện cho các hộ khai thác thủy 
sản bị ảnh hưởng bởi công tác khoanh vùng bảo tồn 
biển, Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng đã tổ 
chức cho 23 thanh niên học trung cấp nghiệp vụ du 
lịch, và triển khai nhiều chương trình về sinh kế để 
chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản, nâng 
cao thu nhập cho người dân tại xã đảo. 
Tại vùng cửa sông Thu Bồn, những năm qua 
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 
tỉnh (KT&BV NLTS) đều tổ chức các lớp tập huấn 
về công tác bảo vệ NLTS cho ngư dân địa phương. 
Một số dự án, chương trình nghiên cứu về bảo tồn 
0
5
10
15
20
25
30
35
Lờ Lưới Kéo trũ Rớ Đi cào Trũ điện Câu
T
ỷ
 l
ệ 
(%
)
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 
49 
đa dạng sinh học, hệ sinh thái vùng cửa sông cũng 
đã được triển khai. Mục tiêu chung của các dự án 
là nâng cao nhận thức, năng lực quản lý của cộng 
đồng và các bên liên quan trong việc giảm thiểu 
những tác động bất lợi (từ khai thác, nuôi trồng 
thủy sản...) đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản 
ở vùng cửa sông Thu Bồn [3]. 
Mặc dầu đã có nhiều sự tác động nhưng 
công tác quản lý nghề khai thác thủy sản ở Cù Lao 
Chàm và vùng cửa sông Thu Bồn vẫn còn nhiều 
khó khăn, thể hiện ở những vấn đề sau: 
 - Phương tiện đánh bắt nhỏ với nhiều nghề 
không phù hợp như rê 3 lớp, rê đáy, lặn bắt hải 
sản, lưới kéo đáy (giã cào), vây ánh sáng, nghề te, 
trũ điện. Trong đó, nghề lưới kéo đặc biệt nguy hại 
đến nền đáy, hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Những 
năm gần đây, nghề lờ Trung Quốc xuất hiện với 
kích thước mắt lưới nhỏ cũng làm cạn kiệt nguồn 
lợi thủy sản vùng cửa sông. 
 Những tác động trên đã tạo ra những dấu 
hiệu cảnh báo về suy thoái đa dạng sinh học, suy 
giảm NLTS thể hiện ở các khía cạnh sau: 
+ Độ phủ trung bình của san hô sống giảm, 
các nhóm cá thương phẩm, kích thước lớn cả bên 
ngoài và bên trong vùng lõi thuộc Khu Bảo tồn 
biển Cù Lao Chàm mật độ có xu hướng giảm. 
+ Sản lượng từ 2004 – 2013 của ngư dân 
CLC liên tục giảm qua các năm, từ 1.705 tấn năm 
2004 (bình quân 5,61 tấn/ chiếc) giám xuống 900 
tấn năm 2013 (bình quân 4,05 tấn/ chiếc). 
+ Kích thước của một số đối tượng khai thác 
chủ yếu cũng có xu hướng giảm. 
+ Sản lượng thủy sản vùng cửa sông giảm 
dần dẫn đến tình trạng giá bán sản phẩm tăng cao. 
+ Hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn, thảm cỏ 
biển bị thu hẹp do người dân nhổ cây non (dừa 
ngập mặn) hay cào, bới (trên thảm cỏ biển) để khai 
thác con giống (Nguyễn Hữu Đại, 2008). 
- Tình trạng khai thác thủy sản trái phép vẫn 
còn xảy ra (Báo cáo của Phòng Kinh tế Hội An). 
- Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề còn gặp 
nhiều khó khăn, việc đóng tàu có công suất lớn 
hơn không chỉ đòi hỏi đầu tư về tài chính mà còn 
vấn đề kỹ thuật sử dụng, tập quán “tối đi sáng về” 
của ngư dân và ngư trường. 
- Lực lượng lao động nghề cá bị thiếu hụt 
nghiêm trọng cũng là một cản trở cho việc đầu tư 
đánh bắt xa khơi. 
- Hậu cần nghề cá chưa được quan tâm, sản 
phẩm khai thác chủ yếu được bán cho các tàu thu 
mua trực tiếp trên biển hoặc bán cho đầu nậu tại 
địa phương. Việc vay vốn ngân hàng đầu tư nâng 
cấp tàu thuyền, ngư cụ còn gặp khó khăn. 
- Dịch vụ du lịch phát triển, nhu cầu về con 
giống cho nuôi trồng thủy sản biển cũng là nguyên 
nhân gây áp lực lên nguồn lợi thủy sản tại Cù Lao 
Chàm và vùng cửa sông Thu Bồn. 
4.2. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác 
hợp lý nguồn lợi 
Cần có những định hướng và giải pháp cụ 
thể cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản, trong đó tập 
trung vào một số giải pháp chính, như phát triển 
đội tàu khai thác xa bờ, chuyển dần lực lượng tàu 
thuyền khai thác ven bờ sang nuôi trồng thuỷ sản 
và dịch vụ khai thác thuỷ sản. 
Cùng với việc tăng cường công tác truyền 
thông, giáo dục nâng cao nhận thức; các cơ quan 
chức năng cũng cần nghiêm khắc xử lý các trường 
hợp sử dụng phương tiện hủy diệt để khai thác 
thủy sản, gây ô nhiễm môi trường thủy vực. 
Tập trung phát triển các nghề đem lại hiệu 
quả kinh tế cao như lưới vây, câu mực khơi, chụp 
mực, giảm dần các nghề giã cào. 
5. Kết luận và kiến nghị 
- Vùng biển ven bờ Quảng Nam là nơi tập 
trung cư dân nghèo, hành nghề sông nước, khai 
thác các loại thủy sản ven bờ để mưu sinh bằng 
các nghề thủ công, phương tiện nhỏ bé do đó đã 
tạo áp lực rất lớn lên nguồn lợi thủy sản và môi 
trường. 
- Mặc dầu những năm qua, các ngành, các 
cấp của tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, 
giải pháp để chuyển đổi nghề nghiệp nhằm hạn 
chế tình trạng suy giảm nguồn lợi, môi trường; 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 
50 
nhưng hiện trạng chưa được cải thiện nhiều. Bên 
cạnh đó, các hoạt động du lịch cũng chính là một 
trong những áp lực lớn tác động đến nguồn lợi 
thủy sản. 
- Để nghề khai thác thuỷ sản ở vùng biển 
ven bờ Quảng Nam phát triển bền vững, cần tập 
trung vào một số giải pháp chính, như giảm dần 
lực lượng tàu thuyền khai thác ven bờ, phát triển 
đội tàu khai thác xa bờ, trong đó cần lưu tâm đến 
việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các tàu khai thác 
ven bờ kém hiệu quả, khai thác nhỏ sang nuôi 
trồng thuỷ sản và dịch vụ khai thác thuỷ sản. 
- Cùng với việc tăng cường công tác truyền 
thông, giáo dục nâng cao nhận thức; các cơ quan 
chức năng cũng cần nghiêm khắc xử lý các trường 
hợp sử dụng phương tiện hủy diệt để khai thác 
thủy sản, gây ô nhiễm môi trường thủy vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Hữu Đại (2007), Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ 
lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi, Hợp phần LMPA. 
[2] Trịnh Thế Hiếu (2008), Tài nguyên đất ngập nước ven biển Quảng Nam - Hiện trạng khai thác, sử dụng. 
[3] Võ Quảng Lâm (2011), Báo cáo hoạt động của Nhóm phục hồi sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh 
thuộc Dự án VN/SGP/UNEP-SCS/09/02 (Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch 
sinh thái và phát triển bền vững). 
[4] Nguyễn Thị Hòa Mẫn (2011), Báo cáo hoạt động của Nhóm sinh kế thuộc Dự án VN/SGP/UNEP-
SCS/09/02. 
[5] Đoàn Thị Tâm, Chu Mạnh Trinh (2011), Khai thác thủy sản tại khu vực rừng dừa nước Cẩm Thanh, 
Khoa Công nghệ môi trường, trường Đại học Đức Trí. 
[6] Phạm Viết Tích (2007), “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh 
thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam”, đề tài cấp Tỉnh KC.08.07. 
[7] Nguyễn Văn Vũ (2011), Nghề cá Cù Lao Chàm qua số liệu logbook, Hợp phần LMPA. 
[8] BQL Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm (2013), Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp 
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, giai đoạn 2009 - 2013. 
[9] Phòng Kinh tế TP Hội An (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2010 – 2014. 
[10] Viện nghiên cứu hải sản (2010), “Hiện trạng nghề cá ở Cù Lao Chàm, những lợi thế và thách thức 
trước mắt”, Bản tin Khoa học (Số 15, tháng 1/2010). 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_nghe_khai_thac_thuy_san_vung_bien_ven_bo_quang_na.pdf