Giáo trình mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái
Mục tiêu của bài
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lái và cầu dẫn
hướng;
- Bảo dưỡng được hệ thống lái và cầu dẫn hướng theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.
Nội dung bài
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lái và cầu dẫn hướng
Các chi tiết của cụm trục lái trong hệ thống lái
Tháo hệ thống lái
- Dùng vam và các dung cụ chuyên dùng để tháo lắp các chi tiết láp chặt
- Tháo dây còi bảng nối điện đưa dây còi ra ngoài.
- Tháo ốc hãm đầu trục tay lái , tháo vô lăng
- Xả dầu ra khỏi hệ thống lái , tháo các ống lối và đường dẫn đầu
- Nâng xe lên và tháo rời hộp tay lái ra khỏi xe.
- Tháo các khớp, đòn của hệ thống đẫn động lái
2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống lái và cầu dẫn hướng
2.1. Chuẩn bị
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái
cach sửa chữa . b. Chạy thử xe trên đường Cho xe chạy trên mặt đường rộng tốc độ thấp đánh hết lái về phía phải ,về phía trái tạo lên chuyển động rích rắc cho xe . Tiến hành kiểm tra ở tốc độ cao cho xe chay với 50% vận tốc giới hạn. Ôtô phải đảm bảo chuyển động linh hoạt, tay lái nhẹ mới đạt yêu cầu * Kiểm tra bơm dầu. Bơm dầu sau khi tháo lắp để kiểm tra sửa chữa được lắp lại. khi hoạt động phải đảm bảo không được nóng, không được kêu không chảy dầu và phai đảm bảo áp suất dầu quy định. 41 42 Bài 4. Bảo dưỡng hệ thống treo Mục tiêu của bài - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống treo - Bảo dưỡng được hệ thống treo theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. Nội dung bài 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống treo 1.1. Quy trình tháo hệ thống tre Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. Bước 2. Làm sạch bên ngoài cụm hệ cơ cấu treo và cầu xe - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ôtô. - Dùng bơm hơi thổi khí nén làm sạch cặn bẩn bám bên ngoài cụm cơ cấu treo Bước 3. Tháo bộ nhíp từ xe ôtô - Kích kê khung xe và cầu xe - Tháo các quang nhíp - Tháo chốt, bạc nhíp và giá lắp nhíp Bước 4. Tháo rời bộ nhíp - Làm sạch bộ nhíp - Tháo chốt và bạc nhíp Hình 1.28. Tháo bộ nhíp từ xe ô tô 43 - Tháo rời các lá nhíp - Tháo bulông định vị - Tháo các ốp nhíp 1.2. Quy trình lắp cơ cấu treo Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Tra mỡ bôi trơn các chi tiết: bạc và chốt nhíp, bề mặt các lá nhíp. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. Hình 1.29. Tháo rời bộ nhíp 1.3. Hệ thống treo loại độc lập. a. Quy trình tháo Kê kích ô tô, làm vệ sinh toàn bộ ô tô và khu vực làm việc (chú ý vị trí kê kích phải hợp lý, an toàn, tránh hỏng hóc cho các chi tiết khác). - Tháo bánh xe. - Tháo các chi tiết có liên quan, như giá bắt ống dầu phanh, dây điện (của cảm biến phanh ABS, báo mòn phanh) ... 44 Hình 2.1. Tháo các chi tiết có liên quan Hình 2.2. Tháo cụm lò xo, giảm xóc ra khỏi xe Hình 2.3. Tháo đòn treo dưới 45 - Tháo đòn treo dưới. - Tháo các rô tuyn. - Tháo các thanh giằng và đòn treo của hệ thống treo. Hình 2.5. Tháo thanh giằng. b. Quy trình lắp Ngược lại với quy trình tháo sau khi đã bảo dưỡng hệ thống. Quy trình tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống treo loại phụ thuộc - Bước 1: Kê xe nơi cân bằng, kê vào những vị trí chắc chắn của phần được treo (khung, sườn) và không vướng trong quá trình tháo lắp. - Bước 2: Tháo các bộ phận liên quan như các bánh xe, ống dầu, dây cáp - Bước 3: Kê xe cân bằng vào phần không được treo. - Bước 4: Tháo ống giảm xóc - Bước 5: Tháo các vị trí kết nối giữa phần treo và không được treo: Tháo bu lông quang nhíp Tháo các bạc ắc nhíp. Bu lông bảo hiểm nhíp. - Bước 6: Tháo rời bộ nhíp. Tháo các ốp nhíp (cùm nhíp). Tháo bu lông định tâm (bu lông xuyên tâm) nhíp. Quy trình lắp Bước 1: Lắp bộ nhíp. Lắp bu lông định tâm để ghép nhíp thành bộ. 46 Lắp ốp nhíp. Bước 2: Lắp bộ nhíp lên cầu xe. Lắp bạc ắc nhíp, lắp bảo hiểm nhíp, lắp bu lông quang nhíp. Bước 3: Lắp ống giảm xóc. Bước 4: Lắp các chi tiết liên quan. Bước 5: Lắp bánh xe. Bước 6: Vận hành ô tô để kiểm tra tình trạng hoạt động. * Quy trình bảo dưỡng Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống treo độc lập - Kiểm tra tình trạng của giảm chấn bằng mắt, bằng cách nhún xe (nếu xe không dao động thì giảm xóc còn sử dụng được) hoặc bằng cách cho xe vận hành rồi sờ tay vào vỏ ống giảm xóc để kiểm tra nhiệt độ (nếu ống giảm xóc có ấm hơn so với bình thường thì giảm xóc còn tốt). - Kiểm tra tình trạng của lốp xe bằng mắt quan sát, bằng thước đo chiều cao hoa lốp, hoặc bằng đồng hồ đo áp suất hơi lốp. * Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống treo loại phụ thuộc - Bôi mỡ vào các bề mặt tiếp xúc của các lá nhíp. - Kiểm tra, cân chỉnh lại các góc lái. - Kiểm tra độ đàn hồi lò xo, nhíp, giảm chấn. - Thay thế các lá nhíp, lò xo nếu bị gãy. - Thay thế cao su, thanh xoắn khi hư hỏng. - Thay thế ống giảm chấn nếu hư hỏng. lại với quy trình tháo. Hình 2.6. Kết cấu nhíp chính và nhíp phụ của hệ thống treo phụ thuộc. 1: Nhíp chính và nhíp phụ; 2: Ống bạc chốt nhíp;3,4,5: Quang nhíp(đai nhíp); 6: Bạc tỳ đai nhíp;7: Đệm tỳ bắt nhíp; 8: Chốt nhíp; 9: Đệm;10: Bu lông quang nhíp; 11: Bulông; 12: Đai ốc 47 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống treo 2.1. Chuẩn bị Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhận dạng được các bộ phận hệ thống treo Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác. Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. Dụng cụ - Dụng cụ tháo lắp hệ thống treo - Khay đựng dụng cụ, chi tiết - Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe. - Đồng hồ so - Pan me, thước cặp Vật tư - Giẻ sạch - Giấy nhám - Nhiên liệu rửa, dầu bôi trơn - Chốt bạc nhíp và các ốp nhíp Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống treo. Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. Làm sạch bên ngoài cụm hệ hệ thống treo và cầu xe Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ôtô. Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nớc bám bên ngoài cụm hệ thống treo 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Tháo hệ thống treo - Tháo bộ nhíp từ xe ôtô - Kích kê khung xe và cầu xe - Tháo các quang nhíp - Tháo chốt, bạc nhíp và giá lắp nhíp * Tháo rời bộ nhíp - Làm sạch bộ nhíp - Tháo chốt và bạc nhíp - Tháo rời các lá nhíp - Tháo bulông định vị 48 a) b) c) Kích, kê khung xe và cầu xe Tháo quang nhíp Tháo chốt và bạc chốt nhíp Hình 2.8. Các bước tháo cơ cấu treo từ ô tô xuống Đột chốt nhíp ốp nhíp Bộ nhíp Chôt và bạc nhíp a) b) 49 Khoan đinh tán Bulông định vi nhípc) d) a) Tháo chốt nhíp; b) Tháo rời các lá nhíp; c) Tháo bulông định vị; d) Tháo ốp nhíp Hình 2.9. Tháo rời bộ nhíp 2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống treo a. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc Bộ dụng cụ tay tháo lắp hệ thống treo và các bộ vam, cảo chuyên dùng Kính phóng đại Mỡ bôi trơn và dung dịch rửa b. Tháo và làm sạch các chi tiết cơ treo Tháo hệ thống treo từ ôtô Tháo rời bộ nhíp Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết c. Kiểm tra bên ngoài chi tiết Kiểm tra bên ngoài các chi tiết: các lá nhíp, chốt và bạc chốt nhíp 2.2.3. Lắphệ thống treo Tra mỡ bôi trơn Lắp các chi tiết. Thay dầu giảm chấn Lắp hệ thống treo lên ôtô - Lắp bộ nhíp - Lắp giảm chấn 2.3. Vệ sinh công nghiệp - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng Các chú ý - Kê kích khung xe và chèn lốp xe an toàn 50 - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren. - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ và bị hư hỏng. - Bơm mỡ các chốt nhíp và bôi trơn các lá 51 Bài 5. Sửa chữa hệ thống treo Mục tiêu của bài - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống treo - Sửa chữa được hệ thống treo theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. Nội dung bài 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống treo 1.1. Quy trình kiểm tra, nhận dạng hư hỏng chung của hệ thống - Kê kích ô tô, làm vệ sinh bên ngoài, tháo bánh xe. - Dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng nhằm xác định sơ bộ tình trạng hư hỏng của hệ đòn treo, dầm cầu. - Dùng mắt quan sát sơ bộ sự gỉ sét, sự cong vênh các đòn treo, sự nứt gãy của lò xo, của nhíp. - Dùng mắt quan sát và dùng thước đo độ cong, sự mòn vỡ của các cao su, dùng búa gõ, dùng tay lay lắc các thanh giằng, thanh ổn định để kiểm tra độ rơ các khớp. - Kê bánh xe, khởi hành xe tới lui để xác định sơ bộ độ rơ các khớp, độ rơ ắc nhíp và bạc. - Cho xe vận hành, sờ ống giảm xóc để xác định tình trạng hoạt động của ống giảm xóc. - Đối với xe con có thể nhún xe để kiểm tra sự dao động của xe. - Dùng kinh nghiệm hoặc dùng thiết bị chuyên dùng kiểm tra sự làm việc của ống giảm xóc. - Nếu cần thiết, tháo hệ thống để kiểm tra chi tiết toàn bộ. 1.2. Phương pháp sửa chữa a. Sửa chữa bộ phận đàn hồi Nhíp, lò xo, thanh xoắn bị mất độ đàn hồi hoặc nứt, gãy thường ta thay mới vì nếu sửa chữa phục hồi thì giá thành cao mà khả năng làm việc khó đảm bảo lâu dài. Đặc biệt không cho phép gia công sửa chữa các chi tiết của bộ phận đàn hồi bằng phương pháp hàn. b. Sửa chữa bộ phận giảm xóc Các ống giảm xóc thủy lực khi hỏng đều thay thế mà không sửa chữa, khi thay phải thay cả cặp trên một trục bánh xe. Các hư hỏng thông thường khác như hỏng ống khí nén, hỏng các bu lông có thể sửa chữa bằng các phương pháp gia công phù hợp. c. Sửa chữa Bộ phận dẫn hướng Các chi tiết của Bộ phận dẫn hướng khi cong vênh có thể nắn, nứt gãy có thể hàn. Các bạc, các cao su lắp bị mòn, vỡ thì thay mới. 52 1.3. Quy trình sửa chữa hệ thống treo loại độc lập a. Hiện tượng hư hỏng: Có tiếng kêu bất thường ở lò xo, nhíp, giảm chấn hay các khớp nối của các thanh giằng. Tiếng kêu ban đầu rất khó phát hiện sau đó tăng dần về cường độ. Nguyên nhân hư hỏng: Do khớp cầu nối giữa các khâu trong hệ thống treo bị thiếu mỡ bôi trơn. Các bạc hay các cao su thanh giằng, cao su giảm xóc bị mòn, hỏng. Hình 3.1. Hệ thống treo loại độc lập b. Xe chạy mất ổn định trong điều kiện đường xấu hay khi chuyển hướng Hiện tượng: Các bánh xe dẫn hướng không đi theo đúng quỹ đạo như ý muốn của người điều khiển, gây mất ổn định lái. Nguyên nhân hư hỏng: Do áp suất hơi trong lốp không đúng. Điều chỉnh góc đặt bánh xe không đúng làm cho quan hệ động học của ô tô không đúng trong quá trình chuyển động. Các rô tuyn trong hệ thống lái bị mòn, rơ. c.Lốp xe bị mòn nhanh. Hiện tượng hư hỏng: Lốp xe bị mòn bất thường mặc dù vẫn chưa đến thời kỳ bảo dưỡng thay thế theo khuyến cáo của nhà sản xuất (lốp xe có thể mòn ở giữa lốp, mòn vẹt phía bên trong hay bên ngoài lốp). Nguyên nhân hư hỏng: Áp suất hơi không đúng như theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Các góc đặt và độ chụm của bánh xe dẫn hướng không chính xác. 1.4. Hư hỏng các chi tiết trong hệ thống treo * Chốt xoay, chốt cầu và bạc 53 a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng các chốt và bạc: nứt chốt và mòn chốt, mòn bạc, mòn các khớp cầu (rô tuyn) của các đòn treo (rô tuyn trụ). - Kiểm tra: Dùng pan me và đồng hồ so để đo độ mòn bạc và chốt (độ mòn không lớn hơn 0,2 mm), dùng kính phóng đại quan sát để kiểm tra các vết nứt. b. Sửa chữa - Chốt và bạc mòn quá giới hạn cho phép có thể hàn đắp gia công lại kích thước ban đầu và thay bạc mới hoặc thay thế. * Các đòn treo và các thanh ổn định a. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng các đòn và thanh ổn định: cong, nứt gãy và mòn các lỗ lắp chốt. - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của lỗ chốt so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài lá nhíp và các quang nhíp, ốp nhíp. b. Sửa chữa Các đòn và thanh giằng (thanh hướng dẫn) mòn lỗ chốt có thể hàn đắp, doa lại kích thước hoặc đóng sơ mi, cong có thể nắn, bị nứt có thể hàn và gia cố hoặc thay thế nếu gỉ sét Cao su của các thanh ổn định và các thanh giằng (thanh hướng dẫn) bị mòn thì thay mới. * Giảm chấn và lò xo Hư hỏng và kiểm tra Hư hỏng giảm chấn: mòn pit tông, xy lanh và các đệm cao su, gãy đầu định vị Sửa chữa Cần pit tông giảm chấn bị cong có thể nắn lại. Bị mòn xước có thể mạ phục hồi lại. Các van của giảm chấn rò dầu làm giảm tác dụng có thể dùng nhám mịn rà kín lại khi sửa chữa châm dầu phải đúng loại.. Pit tông giảm chấn mòn thân có thể đắp, gia công lại. Xy lanh mòn thì thay thế. mới). 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Sửa chữa hệ thống treoloại độc lập Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. - Giá ép lò xo Làm sạch bên ngoài cụm hệ hệ thống treo và cầu xe 54 - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ôtô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nớc bám bên ngoài cụm hệ thống treo Tháo bánh xe - Tháo các bộ phận có liên quan (ống dầu phanh, dây điện cảm biến tốc độ ABS,...) - Kích kê khung vỏ xe và cầu xe - Tháo bánh xe Tháo hệ thống treo - Tháo chốt cầu và đòn đứng - Lắp giá ép lò xo - Tháo lò xo và giảm chấn - Tháo giá ép lò xo - Tháo các đòn liên kết - Tháo thanh ổn định Làm sạch và kiểm tra chi tiết - Làm sạch các chi tiết * Quy trình lắp Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Tra mỡ bôi trơn các chi tiết và đổ dầu giảm chấn đúng loại và đủ mức quy định - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (cụm van, các đệm cao su...) - Lò xo nứt hoặc gãy phải được thay thế đúng loại 2.2.2. Quy trình tháo lắp hệ thống treo loại phụ thuộc * Quy trình tháo a.C huẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. b. Làm sạch bên ngoài cụm hệ hệ thống treo và cầu xe c. Tháo bộ nhíp từ xe ôtô - Kích kê khung xe và cầu xe - Tháo các quang nhíp - Tháo chốt, bạc nhíp và giá lắp nhíp d. Tháo rời bộ nhíp - Làm sạch bộ nhíp - Tháo chốt và bạc nhíp - Tháo rời các lá nhíp - Tháo bulông định vị - Tháo các ốp nhíp 55 a) b) c) Hình 3.4 Tháo cơ cấu treo từ xe ôtô a. Kích, kê khung xe và cầu xe b. Tháo quang nhíp c. Tháo chốt và bạc chốt nhíp Quy trình lắp Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Tra mỡ bôi trơn các chi tiết: bạc và chốt nhíp, bề mặt các lá nhíp. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng. 56 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] - Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD [2] - Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT [3] - Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên Toyota [4] - Cẩm nang sửa chữa xe Toyota, Suzuki, Honda, Huyndai
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_sua_chua_bao_duong_he_thong_lai.pdf