Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn

1. Nhiệm vụ, phân loại

1.1. Nhiệm vụ của động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong dùng làm động lực cho các máy tĩnh tại như: máy đập, tuốt lúa, máy

làm thức ăn gia súc v.v. hoặc làm động lực cho các máy kéo để thực hiện các công

việc làm đất.

1.2. Phân loại động cơ đốt trong

a. Phân loại động cơ theo chu trình làm việc

- Động cơ bốn kỳ.

- Động cơ hai kỳ.

b. Phân loại động cơ theo nhiên liệu sử dụng

- Động cơ xăng.

- Động cơ điêzen.

c. Phân loại động cơ theo số xy lanh6

- 1 xy lanh.

- 2 xy lanh, 3 xy lanh, 4 xy lanh.

2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động

2.1. Sơ đồ cấu tạo của động cơ đốt trong 4 kỳ.

* Sơ đồ cấu tạo

1. Nắp đậy xupáp

2. Ống xả

3. Nắp máy

4. Két nước làm mát

5. Bình chứa nhiên liệu

6. Thân máy

7. Các te

Hình 1.1 Động cơ D15

Nắp đậy xupáp (1) được lắp trên nắp máy (3) để làm kín dầu bôi trơn lên giàn đòn gánh cũng là

nơi lắp bộ báo áp suất bôi trơn và cơ cấu giảm áp. Ống xả (2) được lắp trên nắp máy để làm giảm

âm thanh của tiếng nổ phát ra ở động cơ. Nắp máy được lắp vào thân máy (6), nắp máy là nơi lắp

đặt các chi tiết như xupáp, ống nạp, ống xả két nước (5) lắp trên thân máy chứa nước làm mát

động cơ, bình chứa nhiên liệu (4) lắp trên thân máy để nhiên liệu tự chảy vào bơm cao áp. Thân

động cơ là nơi lắp đặt các cơ cấu và hệ thống trên động cơ. Các te (7) lắp ở dưới đáy động cơ là

nơi chứa dầu bôi trơn đi bôi trơn cho động cơ.

2.1.1. Nguyên lý hoạt động động cơ xăng bốn kỳ.

- Kỳ nạp: Xi lanh động cơ được nạp đầy hỗn hợp nhiên liệu với không khí. Hỗn hợp như

vậy gọi là hỗn hợp đốt, nó được chuẩn bị trong một bộ phận đặc biệt gọi là bộ chế hoà khí.

Hỗn hợp đốt đi vào xi lanh trộn lẫn với khí đã cháy còn lại trong chu trình trước tạo nên hỗn

hợp làm việc. áp suất trong xi lanh ở kỳ nạp (do sức cản trong bộ chế hoà khí) thấp hơn áp suất

khí trong xia lanh của động cơ điêzen và bằng khoảng 0,070,09 MPa.

Nhiệt độ hỗn hợp làm việc tăng lên đến 50-800C chủ yếu do nhiệt độ cao của khí cháy còn

lại.

- Kỳ nén: Để tránh hiện tượng bốc cháy quá sớm (tự bốc cháy), hỗn hợp làm việc được nén

ít hơn ( = 48) cho nên áp suất trong xi lanh vào cuối kỳ nén không lớn (0,50,9 MPa), còn

nhiệt độ hỗn hợp chỉ đạt tới 3000C. Vào cuối kỳ, hỗn hợp làm việc bốc cháy nhờ bugi đánh tia lửa

điện.7

- Kỳ giãn nở sinh công (hành trình công tác): Do quá trình đốt cháy hỗn hợp làm việc nhanh

hơn so với động cơ điêzen nên nhiệt độ của khí đã làm việc tăng tới 25000C, nhưng áp suất trong

xi lanh không vượt quá 3,5 MPa do mức độ nén không lớn ở kỳ trước đây. Vào cuối kỳ sinh công,

áp suất khí giảm đến 0,6 MPa.

- Kỳ xả: Diễn biến cũng giống như ở động cơ điêzen nhưng nhiệt độ khí cháy có cao hơn

một chút.

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 1

Trang 1

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 2

Trang 2

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 3

Trang 3

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 4

Trang 4

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 5

Trang 5

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 6

Trang 6

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 7

Trang 7

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 8

Trang 8

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 9

Trang 9

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 172 trang xuanhieu 6160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn

Giáo trình Bảo dưỡng sửa động cơ đốt trong - Nghề: Cơ điện nông thôn
+ Lượng nhiên liệu trong xilanh phải đồng đều 
 - Các tia nhiên liệu vào xilanh động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng, phương 
hướng, hình dạng kích thước của tia phun với kích thước và hình dạng của buồng cháy. 
1. 2. Yêu cầu: 
 Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 
 - Lượng nhiên liệu cung cấp phải đúng theo yêu cầu cần thiết của mỗi chu trình và có thể 
điều chỉnh theo phụ tải bên ngoài. 
 - Lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh của động cơ phải như nhau. 
 - Nhiên liệu cung cấp phải đúng thời điểm không sớm quá hay muộn quá. Nếu phun sớm thì 
lúc đó áp suất khí nén còn thấp và nhiệt độ chưa cao nên nhiên liệu bắt lửa chậm một phần nhiên 
liệu sẽ bám vào thành xi lanh hoặc đỉnh piston gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời khi động cơ hoạt 
động áp lực khí cháy sẽ tăng nhanh khi piston chưa lên đến tử điểm thượng nên công suất của động 
cơ sẽ bị giảm và dễ gây hư hỏng. Ngược lại nếu phun quá trễ thì nhiên liệu cháy không hết gây lãng 
phí nhiên liệu, ô nhiễm và làm giảm công suất động cơ. 
 - Lúc bắt đầu phun và kết thúc phun nhiên liệu phải được phun dứt khoát để tránh hiện 
tượng nhiên liệu nhỏ giọt. 
 - Phun hết lượng nhiên liệu quy định trong thời gian phun. 
 - Nhiên liệu phải được phun sương và phân tán đều trong thể tích buồng cháy, gây nên sự 
hòa trộn triệt để giữa thanh khí và nhiên liệu. Nhờ thế nhiên liệu được bốc cháy một cách dễ dàng 
và trọn vẹn. 
 - Thùng chứa nhiên liệu phải đảm đảo cho động hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy 
định . 
 - Các lọc nhiên liệu phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học có lẫn trong nhiên liệu. 
 - Các chi tiết chắc chắn và có độ chính xác cao, dễ chế tạo, tiện lợi cho việc bảo dưỡng và 
sửa chữa. 
 - Hoạt động lâu bền, có độ tin cậy cao. 
 - Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng , bảo dưỡng và sửa chữa. 
 - Dễ chế tạo, giá thành hạ . 
 227 
 2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống 
 2.1. Cấu tạo 
 1. Ống dầu hồi 
 2. Vòi phun 
 3. Ống dầu cao áp 
 4. Bơm cao áp 
 5. Ống dẫn dầu đến bơm cao áp 
 6. Bình lọc dầu tinh 
 7. Khoá 
 8. Ống dẫn dầu vào bình lọc 
 9. Lưới lọc sơ 
 10. Bình chứa dầu 
 2.2. Nguyên lý hoạt động 
 Dầu điêzen từ bình chứa chảy qua lưới lọc sơ theo ống dẫn dầu vào bình 
 lọc tinh, lọc sạch rồi chảy vào khoang nạp của bơm cao áp do nguyên tắc bình 
 thông nhau. Khi động cơ làm việc bơm cao áp tạo áp suất dầu đẩy qua ống cao 
 áp đến vòi phun, phun dầu vào buồng đốt dưới dạng sương mù hoà trộn với 
 không khí tạo thành hỗn hợp đốt, dầu thừa từ vòi phun qua ống dầu hồi trở về 
 bình chứa dầu. 
 3. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 
3.1. HÖ thèng dß ch¶y nhiªn liÖu 
 * Nguyên nhân 
 - Các đầu nối hỏng ren , bắt không chặt 
 - Các đường ống, thùng chứa bị nứt vỡ do làm việc lâu ngày , do ngoại cảnh 
 * hậu quả : Làm tiêu hao nhiên liệu, không khí lọt vào hệ thống làm cho động cơ làm việc không 
ổn định , thậm chí động cơ không làm việc được, nó biểu hiện rõ là khó khởi động cơ , khi khởi 
động động cơ khói xả có màu trắng 
3.2. Động cơ khó khởi động, hoặc không khởi động được 
 * Nguyên nhân 
 - Không có nhiên liệu , bầu lọc ,đường ống tắc 
 - Lượng nhiên liệu cung cấp cho các phân bơm không đều 
 - Vòi phun nhiên liệu hỏng 
 - Đặt góc phun nhiên liệu không đúng 
 - Bầu lọc không khí bị tắc bẩn 
 - Hệ thống bị lọt khí 
 228 
 * hậu quả 
 - Động cơ không phát huy hết công suất hoăc không làm viêc được 
3.3. Động cơ không phát huy hết công suất 
 * Nguyên nhân 
 - Bơm thấp áp , bơm cao áp mòn 
 - Vòi phun nhiên liệu mòn 
 - Đặt góc phun sớm không đúng 
 - Bầu lọc nhiên liệu bị tắc bẩn 
 * hậu quả: lượng nhiên liệu tiêu hao tăng, khí xả có khói đen 
3.4. Động cơ chạy không đều 
 *Nguyên nhân 
 - Lượng nhiên liệu cung cấp ở các phân bơm không đều nhau 
 - Xi lanh , van triệt hồi ở các phân bơm mòn không đều 
 - Các vòi phun mòn không đều 
 - Hệ thống lọt khí 
 - Dò chảy nhiêu liệu trên đường ống cao áp nào đó 
 *hậu quả: công suất động cơ giảm , lượng nhiên liệu tiêu hao tăng 
 Động cơ khởi động nhưng không nổ được do hết dầu ở bình chứa nhiên liệu, do 
 tắc bình lọc dầu, có không khí trong hệ thống, do hư hỏng bơm cao áp hoặc vòi 
 phun. 
 - Động cơ khó khởi động do áp suất phun không đúng quy định. 
 - Động cơ nổ có nhiều khói đen do vòi phun phun không tơi hoặc thời điểm 
 phun muộn. 
 - Động cơ nổ có khói trắng kèm theo tiếng gõ dội do áp suất phun không đúng 
 hoặc thời điểm phun sớm. 
 4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống 
* Tháo bình chứa nhiên liệu 
Tháo đường ống dẫn dầu: dùng clê tháo 
bu lông bắt ống dẫn dầu rời khỏi bình lọc 
 229 
Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với két 
nước 
 Tháo bu lông bắt bình chứa dầu với 
 thân động cơ 
 Nhấc bình chứa dầu ra ngoài 
* Làm sạch 
 Dùng dầu điêzen rửa sạch bình chứa 
 dầu rồi xả hết dầu ra ngoài sau đó dùng 
 khí nén thổi sạch các cặn bẩn ra ngoài 
 230 
* Lắp bình chứa nhiên liệu 
Đặt bình chứa dầu vào đúng vị trí bắt bu 
lông 
Chú ý luồn ống dẫn dầu vào đúng vị trí 
Siết chặt các bu lông bắt bình chứa dầu 
với két nước 
Siết chặt các bu lông bắt bình chứa dầu 
với thân động cơ 
Lắp lại đường ống dẫn dầu vào bình lọc 
Chú ý ở bu lông và đầu ống có hai đệm 
đồng làm kín 
 231 
* Thay lọc dầu 
* Tháo lọc dầu 
Dùng clê tháo bu lông bắt cốc lọc dầu 
Lấy cốc lọc và lõi lọc dầu ra rồi rửa sạch 
cốc lọc sau đó thay lõi lọc mới 
Dùng clê siết chặt bu lông bắt cốc lọc dầu 
vào bình lọc 
Chú ý doăng cao su làm kín phải đúng vị 
trí 
* Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu 
* Xả không khí 
Nới bu lông bắt đường ống dẫn dầu vào 
bơm cao áp để cho dầu và không khí thoát 
ra ngoài cho đến khi hết bọt khí thì siết bu 
lông lại sau đó vừa khởi động động cơ 
vừa xả khí ở ống cao áp 
Chú ý giữ vệ sinh công nghiệp 
 232 
* Làm sạch 
Dùng giẻ khô lau sạch dầu chảy ra bên 
ngoài động cơ 
* Điều chỉnh áp suất vòi phun 
* Làm sạch vòi phun 
Rửa sạch vòi phun trong dầu điêzen rồi 
thổi khô bằng khí nén 
* Điều chỉnh 
Lắp vòi phun vào ống cao áp của thiết bị 
kiểm tra áp suất phun, bơm tạo áp suất 
bằng cần bơm, quan sát áp suất trên đồng 
hồ đo, nếu áp suất không đúng vặn vít 
điều chỉnh ở vòi phun, cần tăng áp suất 
vặn vít vào, gảm áp suất nới vít ra 
 4.4. Vệ sinh công nghiệp 
Câu hỏi và bài tập thực hành 
 Bài tập 1: Tháo, lắp và làm sạch bình chứa nhiên liệu. 
 Bài tập 2: Tháo, lắp và thay lõi lọc dầu. 
 Bài tập 3: Điều chỉnh vòi phun. 
Ghi nhớ 
 Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: 
 - Áp suất của vòi phun. 
 - Phương pháp xả không khí trong hệ thống nhiên liệu. 
 233 
 Bài 8: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 
 Mục tiêu của bài: 
 Học xong bài này học viên có khả năng: 
 - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống đánh lửa. 
 - Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa. 
 - Trình bày Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 
 - Sử dụng đúng, hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa 
 - Tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng, và sữa chữa được những hư hỏng của hệ thống đánh lửa theo 
đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo an toàn. 
 - Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó. 
Nội dung của bài: 
 1. Nhiệm vụ, yêu cầu 
 1.1. Nhiệm vụ 
- Biến dòng điện một chiều thấp áp 6-12(v) thành dòng xung cao áp 12-24 kv và tạo ra tia lửa trên 
hai cực của bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng - không khí trong xi lanh ở cuối kỳ nén. 
- Phân chia tia lửa cao áp đến các xi lanh theo đúng thứ tự của động cơ. 
 1.2. Yêu cầu 
- Hệ thống đánh lửa phải tạo ra được điện thế đủ lớn để phóng điện qua khe hở bugi trong tất cả các 
chế độ làm việc của động cơ. 
- Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để đốt cháy hoàn toàn hòa khí. 
- Góc đánh lưả sớm phải đúng trong mọi ché độ hoạt động của động cơ. 
 2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống 
 2.1. Sơ đồ 
 1. Bộ nguồn điện 
 2. Cuộn điều khiển 
 3. Bộ CDI 
 4. Bô bin 
 5. Chân sơ cấp 
 6. Chân công tắc 
 7. Chân Nguồn 
 234 
 8. Chân điều khiển 
 9. Chân mát 
 2.2. Nguyên lý hoạt động 
 Dòng điện xoay chiều vào chân nguồn qua D1 thành một chiều, tích điện cho 
 C1. Đồng thời SCR được phân cực thuận, chờ mở thông. 
 Khi cuộn kích thích có điện, dòng xoay chiều vào chân điều khiển qua D5 
 thành một chiều, qua các mạch phân áp R1 và R2 tác động vào cực điều khiển 
 của SCR. SCR chuyển sang trạng thái dẫn điện theo phân cực thuận. 
 Cl tức thời phóng điện. Dòng điện từ cực dương của tụ điện, qua SCR đến 
 chân mát, vào cuộn sơ cấp của bô bin rồi trở về má âm của tụ điện Cl. Dòng điện 
 phóng tức thời sẽ làm biến đổi đột ngột từ thông trong lõi thép của bô bin. Trong 
 cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện sức điện động tức thời rất lớn, phóng điện giữa hai cực 
 bugi. 
 Khi Cl Phóng hết điện SCR ngừng dẫn. Dòng điện một chiều từ Dl lại tích 
 điện cho Cl và bắt đầu thực hiện chu kì mới. 
 Nếu chân công tắc nối mát thì không còn dòng tích điện cho Cl. 
 3. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 
 a. Mất điện mạch sơ cấp 
- Nguyên nhân: 
- Do điện trở trong mạch quá lớn, các đầu dây nối bị lỏng đứt, tiếp điểm cháy rỗ, khoá điện bị 
hỏng, cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa bị đứt 
- Điều chỉnh khe hở tiếp điểm, góc mở tiếp điểm không đúng. 
- Ắc quy hết điện, máy phát điện bị hỏng 
- Tụ điện bị chạm, rò điện hoặc sai trị số quy định 
- Mạch sơ cấp bị chạm mát ở đầu biến áp đánh lửa hoặc dây dẫn 
 b. Mất điện mạch thứ cấp 
Nguyên nhân: 
+ Các bugi bị ngắn mạch, bị vỡ, khe hở điện cực không đúng quy định 
+ Các dây cao áp bị rò điện 
+ Chạm mát đầu biến áp đánh lửa, nắp chia điện hoặc con quay chia điện 
+ Mối nối đầu cắm dây cao áp không tốt 
+ Biến áp đánh lửa bị hỏng 
 c. Sai thời điểm đánh lửa 
+ Đặt lửa không đúng 
+ Trục bộ chia điện bị mòn cong 
+ Các cơ cấu điều chỉnh góc đánh lửa sớm tự động bị hỏng 
+ Hiện tượng cháy sớm kích nổ do dùng bugi không đúng trị số quy định 
Sửa chữa: Kiểm tra các bộ phận liên quan tới các nguyên nhân trên, tiến hành sửa chữa, thay thế 
hoặc hiệu chỉnh các bộ phận theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 235 
 4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống 
Tháo bô bin 
Tháo nắp chắn bảo vệ bộ phận khởi 
động 
 Nhấc hộp bảo vệ ra ngoài 
 Dùng tuýp khẩu tháo bu lông bắt 
 bôbin 
 Tháo bôbin ra ngoài 
 236 
Làm sạch bôbin 
Dùng giẻ làm sạch bên ngoài 
bô bin 
Lắp bôbin 
Dùng tuýp khẩu siết chặt các 
bu lông bắt bôbin với thân 
động cơ 
Siết đều hai bu lông bắt bôbin 
Lắp hộp bảo vệ bộ phận khởi 
động 
 237 
 Siết bu lông nắp hộp bảo vệ 
Bảo dưỡng bộ điều khiển đánh lửa 
IC 
 Tháo bộ điều khiển đánh lửa 
 Tháo giắc nối bộ điều khiển đánh 
 lửa 
Tháo bu lông bắt vô lăng điện 
 Dùng vam tháo vô lăng điện 
 238 
Tháo giá đỡ bộ điều khiển 
Làm sạch bộ điều khiển đánh 
lửa Dùng giẻ làm sạch bên 
ngoài bộ điều khiển 
Lắp bộ điều khiển đánh lửa 
Lắp giá đỡ bộ điều khiển 
Lắp vô lăng điện 
 239 
 Dùng khẩu tuýp siết chặt bu 
 lông bắt vô lăng điện 
 Điều chỉnh khe hở giữa bộ 
 phát xung và vấu từ 
 Dùng thước lá kiểm tra khe 
 hở bộ phận phát xung và vấu 
 từ nếu không đúng nới lỏng 
 bu lông hãm điều chỉnh khe 
 hở rồi siết chặt bu lông hãm 
 lại 
 Bảo dưỡng bugi 
 Tháo bugi 
 Dùng tuýp khẩu chuyên 
 dùng tháo bugi 
 Chú ý giữ thẳng tuýp tránh 
 bẻ gãy bugi 
LaLàm sạch bugi 
 Dùng chổi đánh sạch muội than ở 
 phần điện cực rồi rửa sạch bằng 
 xăng sau đó thổi khô bằng khí nén 
 240 
 Điều chỉnh khe hở điện cực bugi 
 Dùng thước lá kiểm tra khe hở 
 điện cực nếu không đúng điều 
 chỉnh lại khe bằng cách di 
 chuyển điện cực âm 
Lắp bugi 
Dùng tay vặn bugi vào lỗ ren trên 
nắp máy nhẹ nhàng 
Dùng tuýp khẩu siết bugi đủ lực 
quy định 
Câu hỏi và bài tập thực hành 
 Bài tập 1: Tháo, lắp, bảo dưỡng bôbin. 
 Bài tập 2: Tháo, lắp, bảo dưỡng bộ điều khiển đánh lửa. 
 Bài tập 3: Tháo, lắp, bảo dưỡng bugi. 
 Ghi nhớ 
 Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: 
 - Khe hở bộ phát xung đúng quy định. 
 - Khe hở bugi đúng quy định. 
 241 
 Bài 9: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN 
 Mục tiêu của bài: 
 Học xong bài này học viên có khả năng: 
 - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống điện. 
 - Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện. 
 - Trình bày Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 
 - Sử dụng đúng, hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa 
 - Tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng, và sữa chữa được những hư hỏng của hệ thống điện động theo 
đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo an toàn. 
 - Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó. 
 Nội dung của bài: 
 1. Nhiệm vụ của hệ thống điện 
 Cung cấp năng lượng điện cho bóng đèn pha để chiếu sáng phía trước máy khi hoạt động vào trời 
tối . 
 2. Sơ đồ của hệ thống điện 
 2.1. Sơ đồ 
 3 
 2 
 1 
 Hình 9.1 Sơ đồ của hệ thống điện 
 1. Bộ phát điện; 2 Công tắc đèn; Đèn pha 
 242 
 2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện 
 Khi động cơ làm việc truyền động qua dây đai làm puly bộ phát điện quay truyền động cho trục bộ 
phát điện làm nam châm điện quay, từ trường tạo ra liên tục xung quang cuộn dây phát điện ở cuộn dây 
phát ra dòng điện đến bóng đèn pha làm đèn sáng. 
 3. Những hư hỏng của của hệ thống điện 
 - Bộ phát điện bị hỏng không phát ra điện do hỏng cuộn dây. 
 - Bộ phát điện cung cấp điện áp thấp hơn quy định do cuộn dây bị ngắn mạch hoặc bên trong bộ 
 phát điện bẩn. 
 4. Bảo dƣỡng bộ phát điện 
 * Tháo bộ phát điện 
 Dùng tuýp khẩu tháo tấm bảo vệ quạt gió 
 Tháo dây đai truyền động quạt gió 
 243 
 Tháo các bu lông bắt bộ quạt gió 
và bộ phát điện 
 Nhấc quạt gió và bộ phát điện ra 
ngoài 
 Rút giắc nối điện và nhấc bộ phát 
điện ra 
 Tháo đai ốc bắt puly truyền động 
 244 
Tháo rời puly 
Tháo trục bộ phát điện 
Tháo bộ nam châm điện 
 245 
Làm sạch bộ phát điện 
Làm sạch nam châm điện bằng giẻ lau 
 Làm sạch cuộn dây phát điện bằng 
giẻ lau 
 Làm sạch nam châm điện bằng khí 
nén 
 246 
Làm sạch cuộn dây bằng khí nén 
* Lắp bộ phát điện 
Lắp nam châm điện vào với cuộn dây 
Lắp trục bộ phát điện 
 247 
 Lắp puly truyền động 
 Siết chặt đai ốc hãm puly 
 Lắp quạt gió và bộ phát điện vào 
két nước 
 Siết chặt bu lông bắt bộ phát điện 
 248 
Lắp dây đai truyền động 
Lắp tấm bảo vệ quạt gió 
Điều chỉnh dây đai quạt gió 
 249 
 Siết bu lông hãm puly căng 
đai 
* Kiểm tra và thay bóng đèn 
Tháo bóng đèn 
Tháo bu lông bắt vỏ hộp đèn 
Nhấc vỏ hộp đèn ra ngoài 
 250 
 Tháo bu lông bắt đèn pha với giá đỡ 
 Tháo bóng đèn bằng cách xoay đui đèn 
450 rồi rút bóng đèn ra 
Làm sạch pha đèn 
Rửa pha đèn bằng nước sạch rồi lau bằng giẻ 
 251 
 Dùng khí nén thổi sạch pha 
đèn 
 * Kiểm tra bóng đèn 
 Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra lần lượt từng chân của bóng đèn 
 Điện trở < 1Ω 
* Lắp bóng đèn 
Lắp bóng đèn vào pha rồi xoay đui 450 để 
cài chặt đui vào pha đèn 
 252 
Siết bu lông bắt pha đèn với giá đỡ 
Lắp vỏ hộp đèn 
Siết chặt bu lông bắt vỏ hộp đèn 
253 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_sua_dong_co_dot_trong_nghe_co_dien_nong.pdf