Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

1.1. Mục đích

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.

Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây

chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc

gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm

việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất,

tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao

động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:

- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc

không để xảy ra tai nạn trong lao động.

- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp

hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.

- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người

lao động.

1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

1.2.1. Ý nghĩa chính trị

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục

tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động

khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là

vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công

tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng

và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng

con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.

Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được

cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín

của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

1.2.2. Ý nghĩa xã hội

Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao

động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu

cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia

đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để

cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày

càng phồn vinh và phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành

mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng

trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.Khi tai nạn lao động

không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc

phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang xuanhieu 3220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô

Giáo trình An toàn lao động - Nghề: Công nghề ô tô
3 
 + Khi cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy: 
 - Đối với nạn nhân còn tỉnh (mức độ nhẹ) thì sơ cứu tại chỗ, 
 - Đối với nạn nhân bị ngất thì xem thử nạn nhân còn thở hay không, 
 - Nếu không còn thở thì nhanh chóng dùng các biện pháp hô hấp nhân 
tạo để cứu nạn nhân rồi đưa tới bệnh viên gấp. 
 64 
 BÀI 4: SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG 
1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông thường 
1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương 
Trong trường hợp xẩy ra tai nạn nên làm theo những hành động sau: 
Nguyên tắc ứng cứu khẩn cấp 
- Kiểm tra hiện trường: 
 + Trước hết kiểm tra xem có những nguy hiểm hay không. 
 + Kiểm tra xem nạn nhân có bị chảy máu, gẫy xương, nôn hay không; 
 + Kiểm tra xem nạn nhân có còn tỉnh táo, còn thở, mạch còn đập hay không. 
 Trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng bạn nên quan sát và đưa ra các hành 
động cấp cứu ban đầu: 
 Hình 2.7: Cấp cứu người bị 
 nạn 
Các tai nạn và phương pháp sơ cứu 
1.1.1. Ra máu nhiều 
 Hiện tượng ra máu nhiều làm giảm lượng 
máu 
lưu thông trong mạch và làm giảm lượng ô xy 
trong các cơ quan của cơ thể và gây ra hiện 
tượng sốc do thiếu máu; do đó trước tiên cần cầm 
máu cho nạn nhân. 
(1)- Dùng bông hoặc gạc sạch. 
(2)- Nâng tay hoặc chân bị thương cao hơn so 
với tim. 
(3)- Dùng băng để buộc chặt vết thương, chú ý 
không buộc quá chặt. 
- Đứt: vết thương do dao... vật sắc, nhọn gây ra 
Dùng khăn tay, gạc giữ gịt vết thương một lúc để 
cầm máu. 
(1)- Khi vết thương bị bẩn do đất hoặc dầu, cần 
rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch. 
(2)- Dùng thuốc sát trùng làm sạch vết thương; 
đặt gạc và cuốn chặt bằng băng để cầm máu Hình 2.8: Sơ cứu người bị ra 
 nhiều máu 
1.1.2. Gẫy xương 
Cần gá nẹp đề phòng xương gẫy đâm vào mạch máu hoặc dây thần kinh; nẹp này 
làm giảm đau, giúp nạn nhân thuận tiện khi đi lại và chuyên chở nạn nhân. 
 65 
 (1)- Trước hết phải điều trị vết thương; khi có máu ra phải cầm máu. Khi có mảnh 
xương vụn nhô ra, cần khử trùng cho vết thương, để miếng gạc dày, sạch lên vết 
thương và dùng băng đàn hồi băng cầm máu; tránh dùng dây và băng thường để 
buộc. 
 (2)- Lấy miếng đệm hoặc giấy đệm để làm nẹp và cuốn nhẹ để cố định. Nếu có khe 
hở thì dùng khăn mùi xoa để chèn. Điều quan trọng là nẹp phải đủ độ chắc, dài; 
thông thường nên bó cả hai khớp xương kèm vùng bị gẫy. 
 Hình 2.9.Cấp cứu người bị gãy xương 
 Di chuyển nạn nhân 
 Hình 2.10: Di chuyển người bị thương 
1.1.3. Sơ cứu nạn nhân bị trật khớp 
 Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Nếu nghi ngờ có trật khớp nên gọi 
ngay cấp cứu. Trong khi chờ đợi chở đi cấp cứu ta có thể làm những việc sau đây: 
 - Đừng di chuyển khớp. 
 - Cố định tư thế mà khớp đang ở vị trí đó, ví dụ: trật khớp khuỷu, nạn nhân sẽ 
có tư thế khuỷu gấp. Ta dùng một miếng vải hay cái áo cố định khuỷu vào thân 
người. Nói chung trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân 
người, dùng chính thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. 
 66 
 Nếu là ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố 
định cho chân bị tai nạn. 
 - Đừng cố gắng nắn khớp. Vì có thể làm cho tình hình xấu đi nếu không biết 
cách nắn. 
 - Chườm lạnh lên khớp bị trật nhằm tránh sưng phù. Không nhất thiết là phải 
chườm đá trực tiếp lên da mà nên chườm qua lớp băng hay áo mà ta đang dùng để cố 
định chi bị trật khớp. 
 - Một số khớp bị trật có nguy cơ tổn thương mạch máu cao như khớp gối. Nên 
hỏi thăm nạn nhân xem có bị lạnh chân, tê hay nhìn thấy chân tím hay không vì đây 
là những dấu hiệu báo hiệu tình trạng mạch máu có thể bị tổn thương. 
1.1.4. Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ 
 - Không di chuyển nạn nhân nếu nghi ngờ gãy cột sống cổ. 
 - Gọi cấp cứu chuyên nghiệp. 
 - Mục tiêu sơ cứu là giữ bệnh nhân yên đúng tư thế mà họ được trông thấy. Đặt 
hai túi cát hai bên cổ hoặc giữ yên đầu và cổ, mọi động tác phải thật nhẹ nhàng. 
1.1.5. Sơ cứu chấn thương đầu 
 Sau khi đã gọi cấp cứu, ta có thể sơ cứu nạn nhân bằng cách: 
 - Giữ bệnh nhân nằm yên trong bóng mát, đầu và vai hơi nâng lên. Không di 
chuyển bệnh nhân khi không cần thiết, tránh cử động cổ bệnh nhân. 
 - Cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch đè vào vết 
thương. Chú ý không đè trực tiếp vào vết thương nếu nghi ngờ vỡ sọ, khi đó có thể 
dùng băng gạc hay quần áo sạch quấn quanh vết thương thay vì đè trực tiếp. 
 - Theo dõi nhịp thở và báo động ngay nếu nạn nhân ngưng thở và bắt đầu làm 
hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới. 
1.1.6. Sơ cứu nạn nhân gãy xương 
 Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới: 
 - Cầm máu (nếu có chảy máu). 
 - Bất động vùng gãy xương bằng nẹp. 
 - Chườm lạnh vùng gãy xương. 
 - Điều trị sốc: nếu nạn nhân ngất hoặc thở nhanh nông, cho nạn nhân nằm đầu 
thấp hơn thân mình và nếu có thể được nên chân kê cao. 
1.1.7. Sơ cứu nạn nhân chảy máu mũi 
 Đôi khi chảy máu mũi (hay còn gọi chảy máu cam) là biểu hiện của những 
bệnh nặng hơn như tăng huyết áp hay do chấn thương. 
 Trong những trường hợp như vậy chúng ta hay có khuynh hướng nằm ngữa để 
máu đừng chảy ra nhưng thực tế là máu lại chảy ngược vào trong. Vậy thì nếu bị 
chảy máu mũi hãy làm như sau: 
 - Cho nạn nhân ngồi 
 - Kẹp mũi 5-10 phút 
 - Để tránh chảy máu mũi trở lại: không móc mũi, đừng cúi người xuống trong 
vài giờ, giữ cho đầu cao hơn tim. 
 - Nếu chảy máu trở lại: hỉ sạch máu trong mũi, xịt dung dịch rửa mũi có chất 
giảm sung huyết, kẹp mũi trở lại. 
 Gọi cấp cứu khi: 
 67 
 - Chảy máu mũi hơn 20 phút. 
 - Chảy máu mũi sau tai nạn, té hoặc có chấn thương vùng đầu, mặt... có thể 
làm vỡ mũi. 
1.1.8. Sơ cứu khi rách kết mạc 
 Chúng ta hay sai lầm là khi bị tổn thương kết mạc vì gây xốn mắt nên hay 
dùng tay dụi mắt, nhất là các em nhỏ cũng như người lớn. Động tác này đôi khi gây 
nguy hiểm vì có thể làm nặng thêm thương tổn đã có, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm 
trọng như mù mắt. 
 Rách do va chạm với cát bụi, mảnh gỗ, mảnh kim loại, thậm chí là mảnh giấy, 
đôi khi chỉ là vết rách nông nhưng có thể nhiễm trùng và gây loét kết mạc và là biến 
chứng nghiêm trọng. 
 Những động tác sau đây nên được làm trước khi nạn nhân được đưa đến bệnh 
viện chuyên khoa mắt để được chính các chuyên gia khám lại. 
 - Dùng nước sạch hoặc dung dịch nước muối rửa mắt: dùng chén hoặc ly nước 
sạch, kê mắt vào cho đến khi bờ chén hoặc ly đụng sát vào bờ xương hốc mắt. 
 - Chớp mắt nhiều lần. 
 - Kéo mi mắt trên xuống mi dưới nhằm mục đích dùng lông mi mắt dưới quét 
bụi còn dính ở mặt dưới mi trên. 
 Tránh các động tác sau: 
 - Đừng cố gắng lấy vật găm vào mắt. 
 - Không dụi mắt sau khi chấn thương. 
1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng 
 Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất, 
điện và các tia... Vết thương bỏng có thể làm chết người hoặc để lại những di chứng 
nặng nề như mất chức nǎng vận động, biến dạng mất thẩm mỹ. 
 Sơ cứu ngay tại chỗ, trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu tố quan 
trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện. Nếu ở cơ sở xử 
lý tốt, đúng với phác đồ đã nêu thì độ sâu và diện tích bỏng sẽ giảm nên tỷ lệ biến 
chứng, thời gian nằm viện, tỷ lệ tử vong và kinh phí điều trị cho người bệnh cũng 
giảm... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để người nhà cũng như bản thân 
người bị nạn hiểu được cách sơ cứu. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần thiết: 
 - Đối với bệnh nhân bị bỏng nhiệt: Nhanh chóng loại trừ các tác nhân gây 
bỏng, sau đó ngâm, rửa chỗ bỏng bằng nước lạnh sạch càng sớm càng tốt, thời gian 
ngâm 15-60 phút. Bảo vệ vết bỏng bằng cách che phủ bằng khăn, vải sạch rồi băng 
lại, tốt nhất không nên dùng thuốc gì nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Đối 
với trẻ nhỏ, ngoài những biện pháp trên, nên cho trẻ uống oresol, ủ ấm cho trẻ. 
 - Đối với bỏng hóa chất: Một số loại hóa chất như acid, kiềm mạnh hoặc iod, 
photpho dùng trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng 
nặng và làm nạn nhân rất đau đớn; với những loại bỏng nặng và làm nạn nhân rất 
đau đớn với những loại bỏng do hóa chất phải: 
 + Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không các tổ chức 
ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. 
 + Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng bằng 
nước có pha bicarbonat. Nếu bỏng là do kiềm thì rửa bằng nước có pha giấm, chanh, 
 68 
đường... Nhưng nếu bỏng mắt do hóa chất chỉ được rửa bằng nước bình thường. Nếu 
trong mắt vẫn còn những hạt vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó 
ra. 
 + Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay 
của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo). 
 + Chuyển ngay nạn nhân đi cấp cứu. 
 - Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cấp cứu 
toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, xử lý các tổn thương kết hợp nếu có như 
gãy tay, sai khớp. Khi sơ cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới 
ngay bệnh viện vì những bệnh nhân bị điện giật rất dễ có rối loạn về tim mạch. 
2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật 
2.1. Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện 
 Tai nạn khi bị điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị 
ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và 
thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Những người xung quanh có 
vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. 
Những việc làm khẩn cấp khi gặp tai nạn điện giật là: 
 - Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng 
cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người 
nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải 
khô ráo. 
 - Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân 
còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước 
mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không. Nếu thấy nạn nhân không còn 
thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao 
nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài 
lồng ngực. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn 
nhân bị sét đánh. 
 - Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hi vọng cứu sống được nạn 
nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ 
chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn 
phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông...) để vừa chuyển bệnh nhân vừa 
hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. 
 - Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy 
xương, trật khớp... Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động 
mạch tại vết bỏng sâu. 
2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo 
 - Hô hấp nhân tạo tiến hành như sau: 
 a. Làm thông đường hô hấp trên 
 - Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên 
 - Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân mở ra. 
 - Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả, nếu có. 
 b. Nới rộng quần áo, thắt lưng, cravat, áo lót phụ nữ. 
 c. Kê gối dưới vai để đầu ngửa ra phía sau (làm thông đường hô hấp) 
 69 
 d. Cấp cứu viên quỳ một bên ngang đầu nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân 
nằm trên giường. 
 e. Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên trán 
nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào. 
 f. Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi 
mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo 
nhịp thổi không. 
 Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên 
thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy. 
 Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm 
tra lại tư thế của đầu và cằm, xem đường hô hấp có thông không. 
 g. Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân. 
 h. Tiếp tục thổi 15-20 lần/phút cho người lớn, 20-25 lần/phút cho trẻ em, 30-40 
lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Khi 
cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, không được để gián đoạn. 
 i. Lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm. 
 j. Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn 
định. 
 - Các phương pháp hô hấp nhân tạo: 
 Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo được áp dụng nhiều nhất là phương 
pháp thổi hơi qua miệng và phương pháp ép tim ngoài lồng ngực: 
 * Phương pháp thổi hơi qua miệng: áp dụng khi nạn nhân bị ngưng thở 
nhưng tim vẫn còn đập. Người cấp cứu quì gối bên cạnh đầu nạn nhân, kéo đầu nạn 
nhân ngửa ra sau bằng cách dùng một tay nâng ót lên, một tay vừa ấn trán vừa bịt 
mũi nạn nhân, sau đó kéo hàm dưới và nâng ra sau cho miệng há to. Người cấp cứu 
áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh. Tiếp tục vừa lấy hơi vừa ép tim 
nạn nhân 4 –5 lần rồi thổi hơi lần hai. Chú ý là khi thực hiện đúng thao tác thì ngực 
của nạn nhân sẽ phồng lên xẹp xuống. 
 * Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực: trong trường hợp tim nạn nhân đã 
ngừng đập, người cấp cứu thứ nhất quỳ bên ngực nạn nhân, úp hai gót bàn tay lên 
nhau đặt vào chổ 1/3 dưới xương ức, dùng sức ấn ngực nạn nhân xuống mỗi gây một 
lần (ấn vừa phải, ngực lún xuống 3 - 4 cm là vừa), cứ 4 -5 lần ấn thì người cấp cứu 
thứ hai thổi hơi vào miệng nạn nhân một lần. 
 Đối với trẻ em thì dùng một bàn tay để ấn ngực. 
 * Phương pháp Nin - Sen (Nielsen) 
 - Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên 2 bàn tay đã bắt 
chéo lên đầu. người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn.. 
 - Thở ra: người cấp cứu ép mạnh 2 bàn tay vào lưng người bị nạn, lòng bàn tay 
đè lên 2 xương bả vai. Khi ép, người cấp cứu hơi ngả về phía trước, 2 cánh tay ấn 
thẳng rồi buông ra đột ngột. 
 - Hít vào: người cấp cứu cầm tay người bị nạn ở sát khuỷu tay, kéo cánh tay 
lên trên và về phía đầu (không nhắc đầu lên) xong lại đặt tay về tư thế lúc đầu. Làm 
với nhịp độ từ 10 - 12 lần 1 phút. 
 Phương pháp Nin - Sen thích hợp trong cấp cứu chết đuối, cần phải cho người 
 70 
bị nạn nằm sấp để tống được nước trong bụng ra. 
 * Phương pháp Xin-Vetstơ (Sylvester) 
 - Người bị nạn nằm ngửa, đầu quay về một bên, đệm dưới lưng một chiếc chăn 
hoặc quần áo. 
 - Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị 
nạn. 
 - Thở ra: Đưa 2 cẳng tay người bị nạn gập vào trước ngực và ép mạnh, tư thế 
người cấp cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi thẳng. 
 - Hít vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo 2 cổ tay người bị nạn cho 
tay dang rộng ra tới chạm đất. 
 Phương pháp Xin-Vetstơ áp dụng trong trường hợp người bị nạn không nằm 
sấp được như khi bị ngạt thở do vùi lấp, mới bới được nửa người phía trên, phụ nữ 
đang mang thai hay người đang bị vết thương nơi bụng 
71 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_nghe_cong_nghe_o_to.pdf