Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Tác giả chọn đề tài “Giảng dạy môn Dịch

Viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành

tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp”

xuất phát từ thực tế công việc giảng dạy bộ môn này.

Trong chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học

Hà Nội, sinh viên bắt đầu làm quen với môn Dịch nói

và Dịch viết từ học kỳ 6 học đến hết học kỳ thứ 8. Vì

vậy, so với nhiều môn học khác, Dịch nói và Dịch viết

có số tiết học nhiều hơn và đóng vai trò định hướng

nghề nghiệp cho sinh viên khi ra trường. Chính vì lý do

trên, bài viết đi sâu phân tích những đặc điểm, thuận

lợi cũng như những khó khăn của giáo viên và sinh

viên Khoa tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội trong

khuôn khổ dạy và học môn Dịch viết. Để có được kết

quả phân tích trong bài, tác giả đã tổng kết những kinh

nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Dịch viết, kết hợp

việc phân tích, đánh giá kết quả khảo sát, điều tra ý

kiến của sinh viên năm thứ 4 của Khoa tiếng Đức. Từ

những phân tích này, bài viết đưa ra những định hướng

cải tiến cũng như đề xuất, khuyến nghị các giải pháp

để nâng cao chất lượng của công việc giảng dạy và

học tập môn Dịch viết đảm bảo phù hợp với yêu cầu về

chuyên môn; qua đó giúp sinh viên có những kiến

thứcc cần thiết có thể đáp ứng được yêu cầu của công

việc tương lai sau khi tốt nghiệp.

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 1

Trang 1

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 2

Trang 2

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 3

Trang 3

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 4

Trang 4

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 5

Trang 5

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 6

Trang 6

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 660
Bạn đang xem tài liệu "Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Giảng dạy môn Dịch viết trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Đức: Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp
 gợi ý và phân tích đối với việc chuẩn bị 
cho buổi dạy Dịch viết được hiệu quả như sau: 
1. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy môn 
Dịch viết 
Như đã nêu tại Mục II của bài nghiên cứu, các 
giáo viên giảng dạy môn dịch nói chung và môn 
Dịch viết nói riêng của Khoa tiếng Đức trường đại 
học Hà Nội đều không được đào tạo chuyên ngành 
Dịch và đặc biệt không được đào tạo để trở thành 
giáo viên dạy Dịch viết hoặc Dịch nói cho sinh 
viên. Trên thực tế chúng ta cũng thấy cho đến nay 
chưa có chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy 
môn Dịch, đặc biệt là dịch Đức-Việt và dịch Việt-
Đức cho sinh viên chuyên ngành tiếng Đức tại 
Việt Nam và tại Cộng hoà Liên bang Đức. Theo 
Ulrich Kautz để đảm nhiệm được công việc giảng 
dạy môn Dịch viết, giáo viên phải là người có 
trình độ ngôn ngữ cao (trong đó có cả trình độ 
tiếng mẹ đẻ) (Kautz, 22002, 141); đồng thời, họ 
phải là người phải có năng lực dịch, năng lực về 
ngôn ngữ học và có khả năng sư phạm cao. Như 
vậy, yêu cầu đặt ra đối với bản thân đội ngũ giáo 
viên khi dạy môn Dịch viết là rất cao. Họ cần phải 
đạt được những yêu cầu như sau: 
- Có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch 
thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực biên dịch. 
- Có kiến thức căn bản về chuyên ngành dịch, 
không đơn thuần chỉ là kiến thức ngôn ngữ học để 
có thể nhận biết được những vấn đề khó khăn nảy 
sinh trong quá trình dịch và có thể hệ thống hoá 
những vấn đề này để tìm ra cách giải quyết. 
- Biết áp dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm 
thực tế một cách hiệu quả trong giờ giảng để sinh 
viên không chỉ có thêm kiến thức và còn được học 
hỏi nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp từ những ví dụ 
cụ thể. 
Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên giảng 
dạy môn dịch viết được hiểu cụ thể như sau: Giáo 
viên đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn sinh 
viên trong suốt quá trình phân tích và đọc hiểu 
cũng như dịch văn bản trên lớp; giáo viên không 
đóng vai một người giữ một đáp án duy nhất và 
không được coi phương án dịch của mình là duy 
nhất và đúng nhất. Tất cả những đánh giá của giáo 
viên đều được giải thích cụ thể và giáo viên cần 
tạo ra một buổi học với không khí học tập thoải 
mái để sinh viên được phát huy cao nhất tinh thần 
tự học và sáng tạo. Cũng từ mục tiêu này, giáo 
viên giảng dạy môn dịch viết có thể đóng nhiều 
vai trong những buổi lên lớp của mình như: (i) là 
một nhà khoa học đang nghiên cứu các vấn đề về 
chuyên ngành Dịch; (ii) là một dịch giả đang nhận 
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng 
140 
được một hợp đồng dịch; (iii) là một biên tập viên 
đang biên tập và đánh giá một bản dịch; (iv) là đại 
diện của một cơ quan hoặc tổ chức đang cần tìm 
người dịch văn bản. Với ý tưởng này, giờ học dịch 
viết đảm bảo sẽ rất thú vị và tạo ra nhiều cơ hội 
giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên hơn. Chính 
nhờ điều này, buổi học dịch viết sẽ trở nên thú vị, 
hiệu quả hơn. 
2. Những điều cần chú ý đối với việc lựa 
chọn tài liệu giảng dạy 
Cho đến nay, chưa có tài liệu dưới dạng giáo 
trình cho sinh viên và giáo viên cho các buổi học 
dịch viết. Cũng chính từ lý do này, việc lựa chọn 
tài liệu giảng dạy môn học này rất quan trọng và 
thường gây khó khăn cho giáo viên khi phải chuẩn 
bị bài giảng của mình. Trong cuốn “Phương pháp 
giảng dạy dịch nói và dịch viết” tác giả Ulrich 
Kautz đã nhấn mạnh việc lựa chọn tài liệu giảng 
dạy dịch viết là rất quan trọng, là một trong những 
yếu tố quyết định thành công hay thất bại của bài 
tập dịch mà giáo viên yêu cầu sinh viên phải hoàn 
thành (Kautz, 145). Để tìm được một tài liệu phù 
hợp chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây: 
2.1. Tài liệu phù hợp với mục tiêu của môn học 
Giáo viên nên lựa chọn những tài liệu phục vụ 
việc giảng dạy từ các nguồn tài liệu đảm bảo đáp 
ứng được mục tiêu vừa nâng cao năng lực dịch và 
khả năng hiểu văn bản, vừa giúp sinh viên mở 
rộng vốn kiến thức về văn hoá và ngôn ngữ. 
2.2. Chủ đề 
Có khá nhiều sinh viên mong muốn được dịch 
những văn bản ở nhiều chủ đề khác nhau để mở 
rộng vốn từ vựng của mình. Đây cũng chính là 
một trong những điểm mà giáo viên cần lưu ý khi 
lựa chọn tài liệu cho giờ học của mình. Một văn 
bản phù hợp khi có thể làm phong phú và mở rộng 
thêm vốn hiểu biết về văn hoá, về chuyên môn 
cũng như về hiểu biết chung của sinh viên. Những 
văn bản nên được chọn lựa là những văn bản 
thường gặp trong ngôn ngữ đích. Ngoài ra, giáo 
viên có thể chọn những văn bản thuộc nhiều lĩnh 
vực khác nhau để sinh viên được làm quen với 
một vốn từ nhất định của các lĩnh vực. Tuy nhiên 
mục tiêu của việc lựa chọn chủ đề/lĩnh vực chuyên 
ngành không phải vì mục tiêu đào tạo dịch cho 
một chuyên ngành riêng biệt nào đó. 
2.3. Độ khó của văn bản 
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà 
giáo viên nên chú ý để đảm bảo được mục tiêu của 
bài tập dịch cho sinh viên. Trong đó độ khó của 
chủ đề và nội dung phải phù hợp với trình độ ngôn 
ngữ và năng lực dịch của sinh viên. Giáo viên có 
thể tham khảo những phân tích cụ thể về độ khó 
của văn bản trong bài viết “Leicht – mittelschwer 
– (zu) schwer” của Christiane Nord trong cuốn 
“Translationsdidaktik. Grundfragen der 
Übersetzungswissenschaft (1997)”. 
2.4. Thể loại văn bản 
Một văn bản phù hợp để giáo viên lựa chọn 
làm bài tập cho sinh viên khi nó chính là văn bản 
mà chúng ta sẽ gặp trong thực tế của công việc 
dịch thuật. Tác giả Nord (2002, 135) cũng nhấn 
mạnh vấn đề lựa chọn văn bản gốc làm ngữ liệu 
cho sinh viên thực hành “văn bản cần phải ở dạng 
hoàn chỉnh”. Ngoài ra do chính người bản 
xứ/người sử dụng ngôn ngữ gốc là tiếng mẹ đẻ 
viết, mang đặc trưng của một trong các thể loại 
văn bản và có nguồn trích dẫn cụ thể. 
Giáo viên có thể lựa chọn một văn bản làm bài 
tập cho sinh viên nếu đó là một văn bản có thật mà 
chúng ta thường gặp khi có yêu cầu dịch thuật. 
Snell-Hornby (Snell-Hornby, M (Hgg.) Handbuch 
Translation. Tuebingen: Stauffenburg. 1998. S. 
9/10) đã thống kê những loại hình văn bản thông 
thường không thuộc lĩnh vực chuyên ngành thường 
được yêu cầu dịch nhất theo thứ tự như sau: 
- Các giao dịch thư tín 
- Hướng dẫn sử dụng, các báo cáo, thông báo 
kinh tế, kỹ thuật, hợp đồng 
- Các bài báo chuyên ngành, bài thuyết trình, 
bài/tài liệu quảng cáo, bản án, giấy tờ, bằng cấp, 
chứng chỉ, biên bản họp và báo cáo kinh doanh 
- Thông báo mời thầu, các quy định, văn bản 
xác nhận sở hữu trí tuệ 
2.5. Độ dài của văn bản 
Giáo viên nên chọn văn bản có độ dài phù hợp 
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 
141 
với thời lượng làm việc của sinh viên trên lớp và 
khoảng thời gian của buổi học, để đảm bảo sinh 
viên có thể hoàn thành văn bản dịch và còn đủ 
thời gian để giáo viên có thể thảo luận và góp ý 
cho bài dịch của sinh viên. Ngoài ra còn phải tính 
đến thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến 
các bước thực hiện một buổi học dịch, từ các bài 
tập mở đầu cho đến các bài tập bổ trợ cho kỹ năng 
dịch. Mục tiêu, kết quả đạt được và tính hiệu quả 
của buổi học mới là quan trọng, số lượng văn bản 
dịch không đóng vai trò quan trọng. 
2.6. Tính thời sự của văn bản 
Giáo viên nên chọn những văn bản cần thiết 
đối với sinh viên để sinh viên có nguồn văn bản 
thiết thực, tạo cho họ có cơ hội được gặp những 
tình huống thật và hữu ích khi dịch. “Tính thời sự” 
ở đây không được hiểu là giáo viên cân nhắc xem 
văn bản đó “mới”, “cũ” hay “đã lỗi thời” mà quan 
trọng là văn bản đó đã được giáo viên chuẩn bị 
với các bài soạn cụ thể cho mục tiêu của buổi học, 
và như vậy nó có giá trị hơn nhiều so với một văn 
bản được lấy ngay trong ngày sinh viên có buổi 
học dịch mà giáo viên chưa hề chuẩn bị và lên kế 
hoạch cụ thể. Để có thể làm được những yêu cầu 
trên đây, các giáo viên tham gia giảng dạy môn 
dịch viết phải đầu tư nhiều thời gian và công sức 
cho việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy. 
Ngoài ra, nếu một văn bản được chọn có những 
yếu tố thú vị có thể đánh thức được sự tò mò của 
sinh viên và giáo viên, nó có thể đặt ra cho họ 
những thử thách mà họ sẵn sàng vượt qua và tạo 
động lực cho họ. Đây cũng chính là một trong 
những yếu tố tạo nên bầu không khí tốt hơn trong 
giờ học. 
3. Yêu cầu đối với sinh viên 
Theo số liệu của phiếu điều tra, số sinh viên thi 
tuyển sinh đầu vào bằng tiếng Đức là rất ít, 
khoảng 10%, như vậy hầu như tất cả sinh viên bắt 
đầu học tiếng Đức khi vào đại học. So với các 
ngôn ngữ khác mà sinh viên đã được học từ phổ 
thông thì sinh viên học tiếng Đức để đào tạo đại 
học định hướng biên, phiên dịch gặp phải không ít 
khó khăn. Bởi vì một trong số những yếu tố mang 
tính quyết định đối với chất lượng giảng dạy và 
học tập môn Dịch nói chung là kiến thức của sinh 
viên Hannelore Lee-Jahnke (1997, 178), bao gồm: 
có kiến thức rất tốt của tiếng mẹ đẻ và của ngoại 
ngữ dùng khi dịch, kiến thức nền vững chắc về 
văn hoá xã hội 
Chính vì vậy, sinh viên phải có kiến thức ngôn 
ngữ rất tốt và chăm chỉ tìm hiểu thông tin, kiến 
thức chung thông qua việc đọc sách báo. Điều này 
cũng được nhiều sinh viên đề cập đến trong phiếu 
điều tra. Một trong những yếu tố cũng cần phải 
khắc phục vì có ảnh hưởng đến chất lượng học tập 
của sinh viên có là nhiều em không xác định công 
việc tương lai liên quan đến lĩnh vực dịch thuật, 
chính vì vậy các em không có động lực và hứng 
thú đối với môn học này. 
4. Những đề xuất đối với trang thiết bị học tập 
Như đã trình bày tại Mục II, hiện nay sinh viên 
của Khoa tiếng Đức được trang bị những phương 
tiện học tập khá tốt. Phòng Multimedia của Khoa 
do Bang Hessen, CHLB Đức tài trợ đã tạo điều 
kiện thuận lợi hơn cho sinh viên trong khi học, 
đặc biệt là phần bài tập liên quan đến tra cứu và 
soạn thảo văn bản dịch. Với nhiều bài tập dịch, 
sinh viên có thể được giao trước để chuẩn bị ở nhà, 
khi đến lớp giáo viên sẽ cùng thảo luận và đánh 
giá bản dịch và các phương án dịch của sinh viên. 
Nhưng cũng có nhiều bài tập phải được hoàn 
thành tại lớp học, nên máy vi tính và từ điển sẽ rất 
cần thiết và là những phương tiện trợ giúp đắc lực 
giúp sinh viên tra cứu thông tin. Ví dụ: Khi sinh 
viên dịch một bài quảng cáo về du lịch của một 
vùng hay thành phố nào đó, việc tra cứu thông tin 
về văn hoá, địa lý là rất quan trọng, đây cũng là 
những bước thực hiện quan trọng theo quan điểm 
của Christiane Nord (2002, 138) vì sinh viên không 
chỉ vận dụng kiến thức hiểu biết vốn có của mình 
mà còn cần phải tra cứu để tổng hợp thông tin 
trước khi dịch. 
Trong phần đề xuất ý kiến khi trả lời phiếu 
điều tra, nhiều sinh viên mong muốn được làm 
việc độc lập với máy tính trong khi số lượng máy 
tính có hạn. Khi cho sinh viên sử dụng máy vi tính 
trong giờ hoc, giáo viên phải đảm nhiệm thêm một 
phần trách nhiệm để giám sát và hướng dẫn sinh 
viên làm việc nghiêm túc, dùng máy tính đúng 
mục đích và hiệu quả. 
Chất lượng đường truyền Internet không được 
Tiu ban 1: Đào to chuyên ng 
142 
tốt hoặc đôi khi có những trục trặc nên việc triển 
khai phần làm bài tập theo nhóm tại lớp có những 
khó khăn nhất định. Mặt khác, trong khi sinh viên 
thường đánh máy văn bản dịch của mình trong các 
buổi học thì họ vẫn phải viết bài dịch trong phần 
thi hết môn. Như vậy chưa có sự thống nhất và 
đồng bộ trong khi học và khi thi, điều này có thể 
ảnh hưởng tới kết quả thi của sinh viên, vì không 
phản ánh hết được năng lực cũng như kỹ năng của 
sinh viên trong suốt quá trình học của cả học phần. 
5. Bài tập dự án cho sinh viên 
Trong số những sinh viên tham gia trả lời phiếu 
điều tra cho biết mong muốn được làm bài tập dự 
án theo nhóm. Đây cũng chính là một trong những 
nội dung của chương trình đào tạo dịch viết. Sinh 
viên sẽ nhận bài tập dự án theo nhóm. Đó có thể là 
những hợp đồng từ giáo viên giao cho sinh viên 
dịch một truyện ngắn từ tiếng Đức sang tiếng Việt 
hoặc những phim tài liệu ngắn, các nhóm sinh 
viên sẽ dịch lời phim và viết phụ đề bằng tiếng 
Việt hoặc lồng tiếng thuyết minh. Những bài tập 
này sẽ được giáo viên hướng dẫn cụ thể và kết quả 
công việc sẽ được đánh giá bằng điểm số (ví dụ 
tính điểm 30% của môn học). 
Ngoài ra, sinh viên còn được giao làm sổ từ 
Dịch thuật tổng hợp các từ và cụm từ, các cách 
diễn đạt và những cách xử lý tình huống trong quá 
trình dịch. Bài tập này sinh viên cũng được giao làm 
theo nhóm và được tính điểm. 
Theo đánh giá của giáo viên giảng dạy, sinh 
viên rất hào hứng với các dạng bài tập nhóm kể 
trên và hoàn thành công việc một cách nghiêm túc. 
Bên cạnh các dạng bài tập nhóm, giáo viên 
giảng dạy môn Dịch cũng đã ký hợp đồng dịch 
sách với các nhà xuất bản, tạo điều kiện cho sinh 
viên có năng lực dịch năm thứ tư của Khoa được 
tham gia công việc biên dịch. Đã có 4 cuốn sách 
với tên nhóm dịch của sinh viên được xuất bản. 
Điều này đã tạo động lực rất lớn cho sinh viên và 
giúp họ trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế 
khi còn đang được đào tạo. 
V. Kết luận 
Trong những năm vừa qua, giáo viên Bộ môn 
Dịch Khoa tiếng Đức trường Đại học Hà Nội đã 
luôn cố gắng cải tiến phương pháp giảng dạy, 
tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài liên 
quan đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy môn 
Dịch để tham dự các cuộc hội thảo trong nước và 
quốc tế, biên soạn giáo trình và chương trình. 
Từ những đóng góp ý kiến của sinh viên và 
những yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, đội 
ngũ giáo viên giảng dạy môn Dịch viết sẽ luôn nỗ 
lực trau dồi chuyên môn và kinh nghiệm để những 
giờ học dịch Viết của sinh viên sẽ thú vị hơn, giúp 
các em có động lực và đáp ứng được yêu cầu công 
việc thực tế sau khi đã tốt nghiệp. 
Ngoài ra, trên thực tế, người làm công tác dịch 
thuật nói chung cần phải được đào tạo chứ không 
phải là bẩm sinh. Tất nhiên, họ phải có kiến thức 
vững chắc về hai ngôn ngữ có liên quan, nhưng 
đào tạo chuyên nghiệp cũng là một yếu tố thiết 
yếu. Do đó, trong thời gian tới rất cần những 
chương trình, khóa đào tạo bài bản cho giáo viên 
dạy môn dịch, nhất là đào tạo ở tại chính nước 
Đức, là rất cần thiết để giáo viên có thể đáp ứng 
được yêu cầu giảng dạy trong tình hình hiện nay. 
Bài nghiên cứu này mới chỉ giới hạn ở mức độ 
khái quát, chính vì vậy chúng tôi rất mong sẽ có 
những nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu trong từng 
lĩnh vực của việc cải tiến và nâng cao chất lượng 
giảng dạy và học tập môn Dịch viết tại Khoa tiếng 
Đức, Trường Đại học Hà Nội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hannelore Lee-Jahnke (1997) in Fleismann, 
Eberhard u.a. (Hgg.). Translationsdidaktik. 
Grundfragen der Übersetzungswissenschaft 
(Voraussetzungen für eine optimale 
Übersetzerausbildung heute, S. 178-183). Tübingen: 
Günter Narr. 
2. Kautz, Ulrich. 22002. Handbuch Didaktik des 
Übersetzens und Dolmetschens. München: Iudicium. 
3. Nord, Christiane. 2002. Fertigkeit Übersetzen. Ein 
Selbstlernkurs zum Übersetzeblernen und 
Übersetzenlehren. Alicante: Editorial Club 
Universitario. 
4. Snell-Hornby M (Hgg.). 1998. Handbuch 
Translation. Tuebingen: Stauffenburg. 

File đính kèm:

  • pdfgiang_day_mon_dich_viet_trong_chuong_trinh_dao_tao_cu_nhan_c.pdf