Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1775) tại vùng biển Đông Nam Việt Nam
TÓM TẮT Để đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của nghề nuôi cá Măng sữa, chúng tôi đã bố trí 2 thí nghiệm nuôi cá với độ mặn và thức ăn khác nhau trong điều kiện sản xuất. Ở 3 độ mặn 15, 25 và 35 ppt, kết quả cho thấy độ mặn 25 ppt là phù hợp nhất, được lựa chọn làm điều kiện cho thí nghiệm thức ăn tiếp theo. Ở mật độ thả 1 con/m2, sau 120 này nuôi, kết quả cho thấy cá có tỉ lệ sống cao, từ 79,33 – 91,96%, tăng trưởng cao nhất đạt 543 g khi cho ăn thức ăn công nghiệp 42% protein với tỉ lệ 4% trọng lượng. Tỉ lệ doanh thu/chi phí đạt 2,65, không cao hơn nhiều so với tỉ lệ 2,64 của thức ăn kết hợp. Điều này cho thấy, hình thức nuôi sử dụng thức ăn kết hợp giữa thức ăn tự nhiên 60 ngày đầu, bổ sung thức ăn chế biến 60 ngày sau đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc duy trì ao nuôi cá Măng sữa khá đơn giản, không đòi hỏi am hiểu kỹ thuật, chi phí năng lượng rất thấp. Đặc điểm này cho thấy nghề nuôi đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, nên phát huy vì có thể gia tăng thu nhập trong giới hạn nguồn lực hộ gia đình
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1775) tại vùng biển Đông Nam Việt Nam
ỌC NHA TRANG • 27 khá tương đồng, cho thấy độ mặn 25 ppt không gây tác động thúc đẩy, tạo sự khác biệt rõ rệt về nguồn thức ăn tự nhiên của cá so với 15 và 35 ppt. Nên độ mặn 25 ppt được lựa chọn làm điều kiện để bố trí TN2. Ở TN2, cá tăng trưởng tốt nhất ở CN với 548,1 g, tiếp theo là CB với 428,4 g và cuối cùng là KH với 411,7 g. Kiểm định sâu LSD cho thấy khác biệt tăng trưởng giữa 2 nghiệm thức KH và CB không có ý nghĩa. Khác biệt tăng trưởng giữa KH và CN, CB và CN có ý nghĩa, đúng với nghiên cứu của [19], cho thấy trọng lượng tăng thêm của thức ăn công nghiệp cao hơn, đạt 334,7 g, khác biệt có ý nghĩa so với thức ăn kết hợp là 232,8 g. Ở TN1, SGRw – 25 ppt trên tổng 120 ngày nuôi đạt cao nhất là 3,61, gần tương đương với kết quả của [18] là 3,67. Theo dõi số liệu SGRw mỗi 15 ngày thu mẫu cho thấy, SGRw – 15 ppt biến động mạnh nhất, đạt mức cao nhất là 7,33 vào ngày 15, sau đó giảm dần về mức thấp nhất là 1,20 vào ngày 120. Từ giai đoạn 60 ngày nuôi trở lên, SGRw – 35 ppt có giá trị cao hơn so với SGRw – 25 ppt, cho thấy cá Măng sữa càng lớn sẽ càng thích nghi dần với môi trường có độ mặn cao hơn. Ở TN2, SGRw đạt cao nhất ở CN với 3,90, 2 nghiệm thức KH và CB có cùng giá trị SGRw trên tổng 120 ngày nuôi là 3,65. Biến động SGRw theo chu kỳ thu mẫu ở TN2 nhìn chung ổn định hơn so với TN1. Giai đoạn 0 đến 15 ngày nuôi, SGRw của CB và CN là 6,77 và 6,96, thấp hơn so với KH là 8,06. Được giải thích là do thức ăn tự nhiên phù hợp nhất với tính ăn thụ động của cá giai đoạn này, cá chỉ ăn mồi ở tầng nổi, có sẵn trong tầm nhìn, kích thước nhỏ hơn 1 mm. Từ giai đoạn 30 ngày nuôi, SGRw – CN và SGRw – KH có tỉ lệ tăng trưởng khác nhau rõ rệt, đúng với kết quả nghiên cứu của [20], cho thấy thức ăn viên nổi chứa 37,4% protein thô giúp gia tăng năng suất nuôi cao hơn so với thức ăn tự nhiên. Từ giai đoạn 60 ngày nuôi, mặc dù KH đã chuyển sang thức ăn chế biến, tuy nhiên tăng trưởng SGRw của KH vẫn không bằng CB do cá đã quen tính ăn tự nhiên trước đó, khi bổ sung thức ăn chế biến, cá vẫn ăn thức ăn tự nhiên đang tiếp tục sinh trưởng trong ao nuôi. Như vậy, giai đoạn từ 0 – 30 ngày nuôi, cá sử dụng thức ăn tự nhiên tốt hơn thức ăn CB, đúng với kết quả nghiên cứu của [21]. Cá sử dụng thức ăn CB kém hơn thức ăn CN, được giải thích là do thức ăn CB dễ tan rã và nhanh chóng chìm xuống đáy, trong khi thức ăn CN có ưu điểm vừa tan chậm thành hạt rất mịn, vừa lơ lửng trong nước lâu hơn. Giai đoạn từ 45 ngày nuôi, cá thích nghi tốt như nhau giữa thức ăn CB và thức ăn KH, kết quả cuối cùng không thấy sự khác biệt về tỉ lệ SGRw giữa 2 loại hình thức ăn này. 3. Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của nghề nuôi cá Măng sữa Thông số chất lượng nước ở mật độ 1 con/ m2 cho thấy, cá Măng sữa duy trì chất lượng nước ao nuôi ở mức tốt. Cá có thể tận dụng thức ăn tự nhiên nên không có hiện tượng phú dưỡng, nước duy trì màu xanh nhạt, không xuất hiện cột bùn do hiện tượng sủi khí bùn đáy vào những ngày nắng nóng. Không có sự chênh lệch số liệu DO, pH, bất thường giữa ngày và đêm, cho thấy phiêu sinh thực vật đóng vai trò hệ đệm trong ao phát triển ở mức cân bằng. Bảng 3. Tỉ lệ tăng trưởng trọng lượng của cá Măng sữa Thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ tiêu theo dõi Trọng lượng ban đầu (g) Trọng lượng kết thúc (g) SGRw (%/ngày) TN1 15 ppt 5.2 ± 0.20a 266.7 ± 4.09a 3.27 ± 1.24a 25 ppt 5.1 ± 0.13a 319.1 ± 3.73b 3.61 ± 1.40b 35 ppt 5.4 ± 0.20a 276.9 ± 3.01c 3.28 ± 1.26a TN2 KH 5.2 ± 0.18b 411.7 ± 4.49d 3.65 ± 1.28d CB 5.4 ± 0.23b 428.4 ± 4.59d 3.65 ± 1.41d CN 5.1 ± 0.16b 548.1 ± 4.77e 3.90 ± 1.51e Các giá trị trong cùng một cột, thuộc cùng một hàng TN1 hoặc TN2 có ký tự a, b, c, d, e, giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 Trong suốt vụ nuôi ở cả TN1 và TN2, ao nuôi không phải thay nước toàn bộ lần nào. TN1 thực hiện từ tháng 06 – 09/2018, do trời có mưa ở những tháng đầu vụ nên phải dùng bơm hút bớt nước mặt. Từ giai đoạn giữa tháng 08 đến thời điểm thu hoạch, trời nắng nóng nên phải lấy thêm nước biển đồng thời bơm thêm nước giếng, nhằm điều chỉnh độ mặn đúng theo điều kiện thí nghiệm. Đối với TN2, do thời tiết thuận lợi hơn, không có mưa lớn cũng như nắng nóng cực hạn, nên ao nuôi chỉ bổ sung nước 2 lần trong suốt kỳ nuôi. Do ao nuôi ở vị trí thuận lợi, việc lấy thêm nước thụ động theo mức triều dâng, việc tháo cạn nước trước khi thu hoạch qua hệ thống ván phai rất chủ động, nên chi phí năng lượng bơm thay nước trong TN2 được xem như bằng 0. Nhìn chung, việc duy trì ao nuôi cá Măng sữa khá đơn giản, không đòi hỏi am hiểu kỹ thuật, bất cứ ai cũng có thể quản lý tốt ao nuôi. Đặc điểm này cho thấy nghề nuôi đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật, có thể thực hành nuôi tốt trong giới hạn nguồn lực hộ gia đình. Từ tỉ lệ sống và trọng lượng trung bình, cho thấy cá Măng sữa nuôi bằng thức ăn CN đạt năng suất cao nhất là 4.308 kg/ha/vụ, thức ăn KH đạt 3.406 kg/ha/vụ, cao hơn so với nuôi hoàn toàn bằng thức ăn CB là 3.406 kg/h/vụ. Như vậy, mặc dù SGRw - CB cao hơn so với SRGw - KH, nhưng cuối cùng năng suất của KH lại cao hơn so với CB. Kết quả này liên quan đến khác biệt tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức, từ đó có thể thấy thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, trong việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng, gia tăng khả kháng bệnh của cá Măng sữa ở giai đoạn từ khoảng 45 đến 165 ngày tuổi. Tuy nhiên, nếu chỉ nuôi hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên thì năng suất lại khá thấp, chỉ đạt cao nhất là 2.888 kg/ha/vụ ở 25 ppt. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, lập bảng tính tổng chi phí cho từng thí nghiệm nuôi. Dữ liệu đầu vào gồm (1) đơn giá cá giống là 3.000 vnđ/ con; (2) thức ăn tính theo tỉ lệ cho ăn 4% trọng lượng cơ thể, ngày cho ăn 2 lần, đơn giá thức ăn công nghiệp là 14.000 vnđ/kg, thức ăn chế biến là 8.000 vnđ/kg; thức ăn tự nhiên ước tính 10.000.000 vnđ cho tổng lượng phân bón toàn vụ; (3) vôi bột cải tạo ao tính theo tỉ lệ 2.000 kg/ha; (4) Năng lượng điện tiêu thụ 0,5 kWh/ ngày cho hoạt động bơm nước. Giả định thuốc và hóa chất, lãi vay, chi phí thuê ao bằng 0. Kết quả tổng chi phí thể hiện như trong Bảng 4 như sau: Bảng 4. Chi phí sản xuất của các điều kiện nuôi cá Măng sữa (vnđ/ha/vụ) 15 25 35 KH CB CN Cá giống 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 Thức ăn 10.000.000 10.000.000 10.000.000 15.080.000 20.160.000 35.280.000 Vôi bột 1.050.000 1.050.000 1.050.000 1.050.000 1.050.000 1.050.000 Khấu hao 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Nhân công thu hoạch 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000 Năng lượng 105.714 105.714 105.714 0 0 0 Lao động 12.000.000 12.000.000 12.000.000 24.000.000 24.000.000 24.000.000 Chi khác 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 Tổng 60.335.714 60.335.714 60.335.714 77.330.000 82.408.000 97.530.000 Từ Bảng 4, có thể tính tỉ lệ doanh thu/chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng thí nghiệm nuôi cá Măng sữa, thể hiện như trong Bảng 5 sau: Kết quả cho thấy nuôi cá Măng sữa bằng thức ăn CN mang lại thu nhập cao nhất, đạt 160.950.000 vnđ/ha/vụ nuôi 120 ngày. Nuôi cá Măng sữa sử dụng thức ăn TN ở độ mặn 15 và 35 ppt có mức thu nhập thấp nhất, đạt 54.244.286 vnđ/ha và 55.694.286 vnđ/ha/vụ. Do tỉ lệ doanh thu/chi phí đều lớn hơn 1, nên có thể kết luận nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 Đông nam Việt Nam đạt hiệu quả về mặt kinh tế, tương tự kết quả nghiên cứu tại Indonesia [8]. Nếu tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình, không tốn chi phí thuê lao động ngoài, thì thu nhập thực tế của hộ nuôi thực tế còn cao hơn so với mức đã tính. Xét 2 nghiệm thức KH và CN, mặc dù thu nhập của CN cao hơn KH, nhưng tỉ lệ doanh thu/chi phí lại gần tương đương nhau là 2,65 so với 2,64. Như vậy, nếu xét lượng doanh thu đạt được trên cùng lượng chi phí đầu tư, thì nuôi bằng thức ăn KH đạt hiệu quả cao hơn so với thức ăn CN, ít rủi ro do lượng vốn bỏ ra thấp hơn. VI. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cá Măng sữa là đối tượng rất dễ nuôi, ít bị bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ triển khai trên ao đất trong các điều kiện nước lợ. Cá có tỉ lệ sống cao, từ 79,33 – 91,96%, tăng trưởng sau 120 ngày nuôi cao nhất đạt 543 g khi cho ăn thức ăn CN 42% protein với tỉ lệ 4% trọng lượng, ở mật độ thả 1 con/m2. Tỉ lệ doanh thu/chi phí đạt 2,64 ở điều kiện nuôi sử dụng thức ăn kết hợp giữa thức ăn tự nhiên 60 ngày đầu, bổ sung thức ăn chế biến 60 ngày sau. Đây là hình thức nuôi nên phát huy trong phát triển nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông nam Việt Nam. Ngoài yêu cầu lượng vốn bỏ ra thấp, không yêu cầu công chăm sóc ở giai đoạn 60 ngày đầu, thức ăn KH còn giúp tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế phú dưỡng thông qua kiểm soát mật độ phiêu sinh thực vật trong nước nuôi. Để nuôi bằng thức ăn công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cần tăng mật độ nuôi, kết hợp các biện pháp kỹ thuật trong quản lý, chăm sóc ao để tăng sản lượng. Tăng cỡ cá thu hoạch lên ít nhất 6 tháng/vụ nuôi để tăng giá bán, thì có thể tăng tỉ lệ RC đạt mức 4,6 như nghề nuôi cá Măng sữa tại Indonesia [8]. Bảng 5. Tỉ lệ doanh thu/chi phí của các điều kiện nuôi cá Măng sữa (vnđ/ha/vụ) Thí nghiệm Năng suất (kg/ha) Doanh thu* (vnđ/ha) Chi phí (vnđ/ha) Lợi nhuận (vnđ/ha) Doanh thu/ Chi phí 15 ppt 2.292 114.600.000 60.335.714 54.244.286 1,90 25 ppt 2.888 144.400.000 60.335.714 84.044.286 2,39 35 ppt 2.321 116.050.000 60.335.714 55.694.286 1,92 KH 3.406 204.360.000 77.330.000 127.030.000 2,64 CB 3.371 202.260.000 82.408.000 119.852.000 2,45 CN 4.308 258.480.000 97.530.000 160.950.000 2,65 * Doanh thu được tính theo đơn giá 50.000 vnđ/kg cho cỡ cá 3 – 4 con/kg, đơn giá 60.000 vnđ/kg cho cỡ cá 2 – 3 con/kg. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Lê Công Trứ, Nguyễn Phú Hòa, Nguyễn Tấn Phùng, 2020. “Các yếu tố tác động lên sinh kế bền vững nghề nuôi cá Măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông nam Việt Nam”. Tạp chí nghề cá Sông Cửu Long, 16/2020. Tiếng Anh: 2. Yusuf M., Malik I., Subachri W., Ahyani N., Yusuf C., 2014. Better management practices small scale fi sheries guide series “Milkfi sh Cultivation (Chanos chanos) on Environmentally Friendly Ponds”. WWF- Indonesia, 1/2014, 38 3. Tama I. P., Eunike A., Yuniarti R. H., Sugiono, Pranata Y. R., 2017. “Profi t evaluation of milkfi sh downstream supply chain for local markets: system dynamic approach”. Journal of Environmental Engineering and 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 Sustainable Technology, 4 (2): 90 - 102. 4. Lee C. S., 1995. “Aquaculture of milkfi sh (Chanos chanos)”. Tungkang Marine Laboratory, Taiwan and The Oceanic Institute, Hawaii, USA, Aquaculture Series 1: 141. 5. Magondu E. W., Mokaya M., Ototo A., Nyakeya K. and Nyamora J., 2016. “Growth performance of milkfi sh (Chanos chanos Forsskal) fed on formulated and non-formulated diets made from locally available ingredients in South Coast region, Kenya”. International Journal of Fisheries and Aquatic Studies 4 (1): 288 - 293. 6. Bombeo T. I., Agbayani R. F. and Subosa P. F., 1989. “Evaluation of organic and inorganic fertilizers in brackishwater milkfi sh ponds”. Aquaculture, 76: 227 - 235. 7. APHA, 2012. “Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water”. 22nd Edition, American Public Health Association, American Water Works Association, Water Environment Federation. 8. Muhmmad H. S., Abdul J. A. F. M., Mansoor Z., Abdul M. D., Maqsood A. S. and Athar M. I., 2015. “To evaluate growth performance of Milkfi sh, Chanos chanos (Fingerling) applied range of food treatmentsin captivity”. International Journal of Interdisciplinary and Multidisciplinary Studies (IJIMS), 2 (6): 168 - 173. 9. Muhammad A. L., La S., Taane La O., .Lukman Y. S., Muhammad A. D., Abdul G., .Samsul A. F., Hartina B., .Erhin A., Yusuf A., 2020. “Technical and economical analysis of milkfi sh farming on the coastal area of Kendari Bay after sedimentation”. AACL Biofl ux, 2020, 13 (1): 403 – 413. 10. BAS (Bureau of Agricultural Statistics), 2006. “Costs and returns survey of Milkfi sh production”. Manual of operations, 1 – 36. 11. Eldani A. and Primavera J. H., 1981. “Effect of different stocking combinations on growth, production and survival of milkfi sh (Chanos chanos) and prawn (Penaeus monodon) in polyculture in brackishwater”. Aquaculture, 23: 59 - 72. 12. Cruz E. R., 1981. “Acute toxicity of un ionized ammonia to milkfi sh (Chanos chanos) fi ngerlings”. SEAFDEC Aquaculture Department Quarterly Research Report, 5 (4): 16 - 18. 13. Dvir O., Van Rijn J. and Neorill A., 1999. “Nitrogen transformations and factors leading to nitrite accumulation in a hypertrophic marine fi sh culture system” Marine Ecology Progress Series, 181: 97 - 106. 14. Chiu Y. N., Macahilig M. P. S. and Sastrillo M. A. S., 1986. “Factors affecting the feeding rhythm of milkfi sh (Chanos chanos)”. Abstract of paper presented at the 1st Asian Fisheries Forum; 25-31 May 1986; Manila, Philippines; Asian Fisheries Society 15. Garg S. K., 2016. “Impacts of Grazing by Milkfi sh (Chanos chanos Forsskal) on Periphyton Growth and its Nutritional Quality in Inland Saline Ground Water: Fish Growth and Pond Ecology”. Ecology and Evolutionary Biology, 1 (3, 2016): 41 - 52. 16. Nguyễn Thị Kim Vân, 2009. “Thử nghiệm nuôi cá Măng trong ao nuôi tôm ở ĐBSCL”. Báo cáo khoa học. Viện Nghiên cứu NTTS II, TPHCM, 51 trang. 17. Lee C. S. and Chin F. L., 2010. “Milkfi sh (Family: Chanidae). In: Finfi sh Aquaculture Diversifi cation”, pp. 200 - 215 (ed. Francois N. L., Jobling M. , Carter C. and Blier P.). CAB International. 18. Barman U. K. , Garg S. K. and Bhatnagar A., 2012. “Effect of Different Salinity and Ration Levels on Growth Performance and Nutritive Physiology of Milkfi sh, Chanos chanos (Forsskal) – Field and Laboratory Studies”. Fisheries and Aquaculture Journal, 2012 (53): 1 - 12. 19. Luckstadt C., Focken U., Coloso R. and Becker K., 2000. “Survey on the use of natural food and supplemental feed in commercial Milkfi sh farms on Panay, Philippines”. Deutscher Tropentag 2000 in Hohenheim Poster/ Tools Section IV. 20. Fortes R. D., 1984. “Milkfi sh culture techniques generated and developed by the Brackishwater Aquaculture Canter”. In: J. V. Juario, R. P. Ferraris and L. V. Benitez (Eds.). Advances in milkfi sh biology and culture. Island Publishing House, Inc., Metro Manila, Philippines. 107 - 199. 21. Carreon J. A., Laureta L. V. , Estocapio F. A. and Abalos T. U, 1984. “Milkfi sh seedling survival in raceways of freshwater recirculating systems”. Aquaculture, 36: 257 - 272.
File đính kèm:
- danh_gia_hieu_qua_kinh_te_ky_thuat_cua_nghe_nuoi_ca_mang_sua.pdf