Dẫn liệu về thành phần loài cá ở Khe Lang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Tóm tắt: Khe Lang, một nhánh suối cấp 2 có chiều dài 23 km là chi lưu của sông
Lam nằm trên địa bàn huyện Thanh Chương. Từ trước tới nay, chưa có nghiên cứu về
cá tại khu vực này. Kết quả nghiên cứu này đã ghi nhận tại đây có 35 loài cá nước
ngọt, thuộc 27 giống, 16 họ và 6 bộ. Trong đó, bộ cá Chép là bộ chiếm ưu thế (6 họ, 13
giống, 18 loài). Trong số các loài cá được ghi nhận, có 6 loài phân bố ở ao hồ và đồng
ruộng, 29 loài phân bố ở suối nước chảy. Các loài sống tại khu vực này chủ yếu là
những loài ưa nước chảy, không có loài loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 nhưng có
21 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN 2018.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Dẫn liệu về thành phần loài cá ở Khe Lang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dẫn liệu về thành phần loài cá ở Khe Lang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
N. X. Khoa, Ô. V. An, N. D. Hiệp, T. T. Tuyến / Dẫn liệu về thành phần loài cá ở khe Lang 52 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở KHE LANG, HUYỆN THANH CHƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Xuân Khoa (1), Ông Vĩnh An (2), Ngô Dƣơng Hiệp (3) và Trần Thị Tuyến (2) 1 Trường Đại học Y khoa Vinh, Nghệ An 2 Trường Đại học Vinh, Nghệ An 3 Trường THPT Thanh Chương 3, Nghệ An Ngày nhận bài 5/9/2019, ngày nhận đăng 13/11/2019 Tóm tắt: Khe Lang, một nhánh suối cấp 2 có chiều dài 23 km là chi lƣu của sông Lam nằm trên địa bàn huyện Thanh Chƣơng. Từ trƣớc tới nay, chƣa có nghiên cứu về cá tại khu vực này. Kết quả nghiên cứu này đã ghi nhận tại đây có 35 loài cá nƣớc ngọt, thuộc 27 giống, 16 họ và 6 bộ. Trong đó, bộ cá Chép là bộ chiếm ƣu thế (6 họ, 13 giống, 18 loài). Trong số các loài cá đƣợc ghi nhận, có 6 loài phân bố ở ao hồ và đồng ruộng, 29 loài phân bố ở suối nƣớc chảy. Các loài sống tại khu vực này chủ yếu là những loài ƣa nƣớc chảy, không có loài loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 nhƣng có 21 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN 2018. Từ khóa: Các loài cá ở khe Lang; Thanh Chƣơng; Nghệ An. 1. Mở đầu Sông Lam là con sông lớn của Bắc Trung Bộ có tính đa dạng cao về các loài động vật thủy sinh. Nghiên cứu về cá sông Lam đã đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc chú ý [3 - 10], [14], [16]. Tuy nhiên, dẫn liệu về cá tại các chi lƣu của con sông này còn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Khe Lang là một chi lƣu cấp 2 của sông Lam, có độ dài 23 km [2], bắt nguồn từ núi Truyền và núi Vũ Trụ thuộc huyện Thanh Chƣơng. Từ trƣớc tới nay, chƣa có nghiên cứu nào về cá tại khu vực này. Với mục đích bổ sung các dẫn liệu phục vụ công tác bảo tồn, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần loài cá tại Khe Lang thuộc địa phận huyện Thanh Chƣơng. 2. Đối tƣợng, thời gian, tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu: Các loài cá sống tại Khe Lang, Thanh Chƣơng, Nghệ An và sự phân bố theo sinh cảnh sống của chúng; + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018; + Tƣ liệu nghiên cứu: 105 mẫu vật thu đƣợc ở khu vực nghiên cứu; + Thu mẫu: Mẫu cá đƣợc thu từ ngƣ dân và những ngƣời đánh bắt cá không chuyên nghiệp tại 4 địa điểm ở Khe Lang (Bảng 1 và Hình 1); Bảng 1: Tọa độ các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu TT Địa điểm thu mẫu Tọa độ thu mẫu 1 Cửa khe Vàng (Khe Lang) 18o44’48’’ - 105o12’59’’ 2 Bản Hiển (Khe Lang) 18o44’4’’ - 105o11’44’’ 3 Khe Máng (Khe Lang) 18 o43’31’’- 105o10’7’’ 4 Bản Hiển (ruộng ven suối) 18o 43’51’’ - 105o11’36’’ Email: an.ongvinh@yahoo.com.vn (Ô. V. An) Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4A/2019, tr. 52-59 53 Hình 1: Bản đồ lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu Mẫu vật cố định bằng dung dịch formalin 8%, bảo quản tại Bảo tàng Động vật, Đại học Vinh. Phƣơng pháp nghiên cứu hình thái: Số liệu đƣợc đo đếm theo sơ đồ của Pravdin [12] Định danh các loài cá theo: Mai Đình Yên (1978) [16], [17]; Nguyễn Văn Hảo (2005) [6]; [7], Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001)[8]; Rainboth [13]; Kottelat [9, 10]; Chen I Shiung [3]; Tham khảo các tài liệu của Nguyễn Thái Tự và các tác giả khác [15], [11]. Sắp xếp danh lục cá tại khu vực nghiên cứu theo hệ thống học W. Esmayer [4] và fishbase [18]. Phân chia sinh cảnh theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải [14], Tra cứu tình trạng bảo tồn của các loài theo Sách Đỏ Việt Nam 2007 [1] và Danh lục Đỏ IUCN, 2018 (Online phiên bản truy cập 25 tháng 8 [19]. 3. Kết quả và thảo luận Phân tích 105 mẫu vật thu đựơc tại khu vực nghiên cứu, kết quả đƣợc trình bày trong Hình 2, Bảng 2 và Bảng 3. N. X. Khoa, Ô. V. An, N. D. Hiệp, T. T. Tuyến / Dẫn liệu về thành phần loài cá ở khe Lang 54 Bảng 2: Danh lục các loài cá tại Khe Lang, Thanh Chương, Nghệ An TT Tên tiếng Việt Tên khoa học SĐ VN IU CN Sinh thái Địa điểm Số mẫu BỘ CÁ THÁT LÁT - OSTEOGLOSSIFORMES HỌ CÁ THÁT LÁT - NOTOPTERIDAE 1 Cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) LC B 1 03 BỘ CÁ CHÉP - CYPRINIFORMES HỌ CÁ CHẠCH - COBITIDAE 2 Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842) LC D 4 02 HỌ CÁ CHẠCH VÂY BẰNG - BALITORIDAE 3 Cá Chạch đá Schistura hingi (Herre, 1934) LC B 3 02 4 Cá Chạch đá Schistura finisKottelat, 2000 DD B 1 03 5 Cá Chạch đá má phình Schistura globiceps Kottelat, 2000 DD B 2 02 HỌ CÁ CHÉP - CYPRINIDAE 6 Cá Bậu Garra orientalis Nichols, 1925 LC B 3 02 7 Cá Đòng đong Barbodes semifasciolatus (Günther 1868) B 2 04 8 Cá Đong chấm Puntius brevis (Bleeker,1849) B 1 05 9 Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi (Nichols & Pope 1927) LC B 2 02 10 Cá Lúi sọc Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842) LC B 2 04 HỌ CÁ XẢM - DANIONIDAE 11 Cá Mại sọc Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927)* B 2 05 HỌ CÁ NHÀNG - XENOCYPRIDIDAE 12 Cá Cháo thƣờng Opsariichthys bidens Gunther, 1873 LC B 2 06 13 Cá Mƣơng xanh Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855)* LC B 2 03 Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4A/2019, tr. 52-59 55 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học SĐ VN IU CN Sinh thái Địa điểm Số mẫu 14 Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) DD B 1;3 03 HỌ CÁ ĐỤC - GOBIONIDAE 15 Cá Đục ngộ Hemibarbus medius Yue, 1995 B 1 02 16 Cá Đục trắng dày Squalidus chankaensis Dybowsky, 1872* B 3 06 17 Cá Đục trắng mỏng Squalidus argentatus (Sauvage & Dabry, 1874) B 2 02 18 Cá Đục đanh đốm Saurogobio dabryi Bleeker, 1871 B 1;2 04 19 Cá Đục đanh Saurogobio immaculatus Koller, 1927 DD B 1 02 BỘ CÁ NHEO - SILURIFORMES HỌ CÁ LĂNG - BAGRIDAE 20 Cá Mịt Tachysurus virgatus (Oshima 1926) B 1 04 21 Cá Bò đen Tachysurus fulvidraco (Richardson,1846) B 1 05 HỌ CÁ CHIÊN - SISORIDAE 22 Cá Chiên suối sông hồng Glyptothorax honghensis Li, 1984 DD B 3 03 HỌ CÁ TRÊ - CLARIIDAE 23 Cá Trê đen Clarias fuscus (Lacépède, 1803)* LC B 1 01 BỘ MANG LIỀN - SYNBRANCHIFORMES HỌ LƢƠN - SYNBRANCHIDAE 24 Lƣơn thƣờng Monopterus albus (Zuiew, 1793) LC D 4 02 BỘ CÁ BỐNG - GOBIIFORMES HỌ CÁ BỐNG ĐEN - ELEOTRIDAE 25 Cá Bống mọi Eleotris fusca (Forster, 1801) LC B 3 02 N. X. Khoa, Ô. V. An, N. D. Hiệp, T. T. Tuyến / Dẫn liệu về thành phần loài cá ở khe Lang 56 TT Tên tiếng Việt Tên khoa học SĐ VN IU CN Sinh thái Địa điểm Số mẫu 26 Cá Bống đen nhỏ Eleotris oxycephala Temminck & Schlegel, 1845 B 2 01 HỌ CÁ BỐNG NGỦ - ODONTOBUTIDAE 27 Cá Bống đen Nghệ an Neodontobutis ngheanensis X.K. Nguyen et H.D. Nguyen, 2011 B 1;2 03 HỌ CÁ BỐNG TRẮNG GOBIDAE 28 Cá Bống đá Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) LC B 2;3 05 29 Cá Bống khe Rhinogobius brunneus (Temminck & Schlegel, 1845) DD B 1 03 30 Cá Bống hoa Papuligobius uniporus Chen I. S. et M. Kottelat, 2003 B 3 03 BỘ CÁ RÔ - ANABANIFORMES HỌ CÁ RÔ -ANABANTIDAE 31 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch,1792) DD D 4 01 HỌ CÁ SẶC - BELONTIDAE 32 Cá Sặc bƣớm Trichopodus trichopterus (Pallas,1770) LC D 4 02 HỌ CÁ CHUỐI - CHANNIDAE 33 Cá Lóc Channa striata (Bloch, 1797)* LC D 4 03 34 Cá Chành đục Channa gachua (Hamilton 1822) B 1;2 03 BỘ CÁ RÔ PHI - CICHLIFORMES HỌ CÁ RÔ PHI - CICHLIDAE 35 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1858) B; D 2;4 02 Tổng số mẫu 105 Ghi chú: Sinh cảnh suối nước chảy:B; Sinh cảnh đồng ruộng: D (Hình 2); 1: Cửa khe Vàng; 2: Bản Hiển; 3: Khe Máng; 4: Rộng ven suối bản Hiển; IUCN: Danh lục đỏ IUCN (cập nhật 2018 [17]); LC; Ít quan tâm; DD: thiếu dẫn liệu. * Loài được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Thái Tự 1983. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4A/2019, tr. 52-59 57 Hình 2: Sinh cảnh sống của cá tại khu vực nghiên cứu Bảng 3: Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá Khe Lang, Thanh Chương, Nghệ An TT Taxon Bộ Họ Giống Loài Số họ Tỷ lệ (%) Số giống Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Bộ cá thát lát - Osteoglossiformes 1 5.56 1 3.7 1 2.9 2 Bộ cá chép - Cypriniformes 6 33.3 13 48 18 51 3 Bộ cá nheo - Siluriformes 3 16.7 4 15 4 11 4 Bộ mang liền - Synbranchiformes 1 5.56 1 3.7 1 2.9 5 Bộ cá bống - Gobiiformes 3 16.7 4 15 6 17 6 Bộ cá rô - Anabaniformes 3 16.7 3 11 4 11 7 Bộ cá rô phi - Cichliformes 1 5.56 1 3.7 1 2.9 Tổng 18 100 27 100 35 100 Nhƣ vậy: + Đã xác định đƣợc tại Khe Lang có 35 loài cá nƣớc ngọt thuộc 27 giống, 18 họ, 7 bộ. Trung bình mỗi bộ có 5,14 loài, mỗi họ có 2 loài, mỗi giống có 1,33 loài. Tính đa dạng về thành phần loài đƣợc thể hiện ở Bảng 1 và Bảng 2. Trong số 7 bộ có ở khu vực nghiên cứu, bộ cá Chép chiếm ƣu thế hơn cả về số lƣợng họ (33,3%), số lƣợng giống (48%), số lƣợng loài (51%). Các bộ cá Bống, bộ cá Nheo, bộ cá Rô đều có 3 họ (16,67%), trong ba bộ đó, bộ cá Bống có số loài nhiều nhất. Các bộ còn lại mỗi bộ đều chỉ có 1 họ. + Trong khu vực nghiên cứu có hai sinh cảnh đặc trƣng: sinh cảnh suối nƣớc chảy và sinh cảnh đồng ruộng. Trong tổng số các loài tại khu vực này có 29 loài phân bố ở sinh cảnh Suối nƣớc chảy (82.86%), 6 loài phân bố ở sinh cảnh Đồng ruộng (17.14%). Các loài phân bố ở sinh cảnh Đồng ruộng gồm: cá Chạch bùn, Lƣơn, cá Thát Lát, cá Rô đồng, cá Sặc bƣớm, cá Rô phi vằn. Riêng cá Rô phi vằn sinh sống cả hai sinh cảnh (Suối nƣớc chảy và Đồng ruộng) N. X. Khoa, Ô. V. An, N. D. Hiệp, T. T. Tuyến / Dẫn liệu về thành phần loài cá ở khe Lang 58 Trong số 35 loài cá có tại khu vực nghiên cứu không có loài nào ghi nhận mới cho khu vực Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ; Không có loài nào có trong sách đỏ Việt Nam 2007 nhƣng có 21 loài có tên trong danh lục đỏ IUCN, chiếm tỉ lệ 60% tổng số loài hiện biết ở khu vực nghiên cứu. Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện về khu hệ cá tại các sông suối của huyện Thanh Chƣơng. Năm 1983, Nguyễn Thái Tự công bố danh sách 159 loài cá thuộc lƣu vực sông Lam trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhƣng tại Thanh Chƣơng tác giả mới chỉ thu mẫu tại 1 điểm (xã Thanh Tiên) và ghi nhận danh sách 20 loài cá thuộc khu vực này [15]. Nghiên cứu của chúng tôi tại Khe Lang (thuộc địa phận xã Thanh Hƣng, Thanh Đức) có 5 loài thuộc danh sách này trùng với nghiên cứu của Nguyễn Thái Tự (Rasbora steineri; Hemiculter leucisculus; Squalidus chankaensis; Clarias fuscus và Channa striata). Nhƣ vậy, nghiên cứu đã bổ sung 30 loài cho khu hệ cá huyện Thanh Chƣơng, Nghệ An. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc tại Khe Lang, Thanh Chƣơng, Nghệ An có 35 loài cá thuộc 7 bộ, 18 họ và 27 giống. Trong đó, bộ cá Chép là bộ có ƣu thế cả về số lƣợng họ, giống và loài; các bộ cá Rô, bộ cá Nheo, bộ cá Bống mỗi bộ đều có 3 họ; các bộ cá Rô phi và bộ cá Thát Lát mỗi bộ chỉ có 1 họ, 1 giống và 1 loài. Tại khu vực nghiên cứu các loài cá sống ở sông suối nƣớc chảy chiếm ƣu thế (29 loài); 6 loài đƣợc tìm thấy ở khu vực đồng ruộng. Có 21 loài có tên trong danh lục IUCN 2018, tất cả các loài đều ở cấp độ DD (7) và LC (19), không có loài nào có tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Lời cảm ơn: Bài báo đã đƣợc sự tài trợ của đề tài cấp Bộ, mã số: B2020-TDV- 07. Trân trọng cảm ơn đề tài! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng, Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động vật), NXB Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ, tr. 277-372, 2007. [2] Cục Bản đồ, Bộ Quốc phòng, Tập bản đồ UTM, tờ số 5947-6047, 1998. [3] Chen I Shiung, Kottelat M., Papuligobius uniporus, a new genus and species of freshwater goby (Perciformes: Gobiidae) from north-eastern Laos, Ichthyol Explor of Freshwaters, Vol. 14, No. 3: 243-248, 2003. [4] Esmeyer W, Catolog of fishes, Institute for Biodiversity Science and Sustainability, 2018. [5] Freyhoff J., Serov D. V., Nemacheiline loaches from Central Vietnam with descriptions of a new genus and 14 new species (Cypriniformes: Balitoridae), Ichthyol Explor of Freshwaters, 12 (2). p. 133 - 191, 2001. [6] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Tập 3, tr. 758, 2005. [7] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Tập 2, tr. 758, 2005. [8] Nguyễn Văn Hảo (chủ biên), Ngô Sĩ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Tập 1, tr. 621, 2001. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4A/2019, tr. 52-59 59 [9] Kottelat M., Freshwater Fishes of Northern Vietnam, The World Bank, 2001. [10] Kottelat, M., The fishes of the inland waters of Southeast Asia: a catalogue and core bibiography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries, Raffles Bulletin of Zoology Supplement, No. 27: 1-663, 2013. [11] Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Dực, “Các loài thuộc giống chạch Schistura ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, ISSN 0866-7160. 30(3), tr. 33-39, 2008. [12] Pravdin I. F., Hướng dẫn nghiên cứu cá (Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr. 156, 1973. [13] Rainboth, Fish of Cambodian Mekong, p. 102, 1996. [14] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Cơ sở thủy sinh học, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 356, 2007. [15] Nguyễn Thái Tự, Khu hệ cá lưu vực sông Lam, Luận án Tiến sỹ, 1983. [16] Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 340,1978. [17] Mai Đình Yên và cs., Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 351,1992. [18] [19] SUMMARY FISH SPECIES COMPOSITION IN KHE LANG STREAM, THANH CHUONG DISTRICT, NGHE AN PROVINCE Khe Lang Stream is a tributary of the Lam River with 23 km in length located in Thanh Chuong District, Nghe An Province. There not having been any research on fish in this area, so far. The results of this study have recorded 35 species of freshwater fish, belonging to 27 genuss, 16 families and 6 orders. Of these, the common carp was the most dominant order (6 families, 13 genus, 18 species). The favorite habitats of 29 species were flowing rivers; those of other species were ponds and lakes. None of above species was listed in the Red Book of Vietnam 2007 whereas 21 species were named in the IUCN Red List published online on 25 August 2018. Key words: Fishes of Khe Lang Stream; Thanh Chuong; Nghe An.
File đính kèm:
- dan_lieu_ve_thanh_phan_loai_ca_o_khe_lang_huyen_thanh_chuong.pdf