Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ

Nước Nga là đất nước có nền văn hóa lâu đời, trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay nền văn hóa của quốc

gia này vẫn giữ được bản sắc riêng biệt, được nhiều dân tộc trên thế giới ca tụng và ngưỡng mộ. Nói

đến nước Nga là hàm ý đến tính cách mạnh mẽ, đến tâm hồn cao thượng, phong phú mang những sắc

thái đặc trưng của dân tộc Nga. Vậy điều gì có thể tạo nên những nét đặc trưng của tính cách Nga? Môi

trường, địa lý, đặc điểm khí hậu hay những nhân tố như lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng ? Bài viết này sẽ

góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên chủ yếu dưới góc nhìn của ngôn ngữ: hệ thống từ ngữ,

thành ngữ, tục ngữ và hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc phần nào có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước,

con người Nga trong quá khứ, hiện tại và trong tiến trình phát triển chung của xã hội.

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 1

Trang 1

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 2

Trang 2

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 3

Trang 3

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 4

Trang 4

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 5

Trang 5

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 6

Trang 6

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 960
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ

Đặc trưng tính cách Nga dưới góc độ ngôn ngữ
 Xkalkovxki, 1992, tr.13).
2.4. Lòng tốt, sự nhẫn nhịn, tâm hồn đau khổ và 
lòng trắc ẩn
Nói đến người Nga là nói tới lòng tốt, tính nhân văn và 
sự trong sáng, mềm mại của tâm hồn. Điều này được 
thể hiện trong sự nhân từ, lòng trắc ẩn, sự tự nguyện 
giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, 
sẵn sàng chia sẻ với họ cả thứ cuối cùng mình còn lại: 
Добрый как ангел (Tốt như thiên thần). 
Доброе не забывается (Đường mòn, ân nghĩa không mòn).
Доброму Савве добрая слава (Người tốt và tiếng 
cũng tốt – Danh bất hư truyền).
Доброе дело без награды не остаётся (Việc tốt bao 
giờ cũng được thưởng – Gái có công, chồng chẳng phụ).
Như nhà triết học Nga N.O. Loxxki đã nhận định: “Lòng 
tốt là một trong những thuộc tính cơ bản hàng đầu của 
dân tộc Nga. Lòng tốt được duy trì và củng cố bởi việc 
tìm kiếm lòng tốt tuyệt đối và tôn thờ tín ngưỡng gắn 
liền với lòng tốt của dân tộc” (A. Trimopheev, tr.3). Theo 
Ph.M. Doxtoievxki thì “người Nga không biết thù lâu” 
(A.Trimopheev, tr.9). Gắn liền với đạo chính thống 
giáo là khái niệm nhẫn nhịn của người Nga. Dân gian 
có câu: “Sự nhẫn nhịn – sự hài lòng cho Chúa, sự khai 
sáng cho trí tuệ, sự cứu rỗi cho tâm hồn, sự cầu phúc 
cho ngôi nhà và sự an ủi cho con người”. Sự nhẫn nhịn 
– được hiểu theo nghĩa tích cực. Sự nhẫn nhịn – đó là 
sự trái ngược với lòng tự hào và nổi loạn, đó là sự cứu 
vớt tâm hồn con người. Ph.M. Đoxtoievxky kêu gọi: 
“Hãy nhẫn nhịn đi, hỡi con người kiêu hãnh!”. Gắn với 
tư tưởng nhẫn nhịn là truyền thống tha thứ tuyệt vời 
của người Nga. Vào ngày chủ nhật cuối cùng trước 
tuần đại trai mang tên là “Прощенное воскресенье” 
(ngày chủ nhật tha thứ), khi chuẩn bị cho sự thử thách 
về tâm hồn và thể chất bằng tuần chay, người Nga 
hoàn toàn rửa sạch tâm hồn mình, trút bỏ khỏi lương 
tâm những hành động và suy nghĩ khổ sở, nặng nề. 
Để làm được điều này thì người Nga một mặt phải 
tha thứ cho người và mặt khác phải tha thứ cho chính 
mình. Có lẽ gắn liền với tư tưởng nhẫn nhịn như phẩm 
hạnh thiên chúa, quan trọng nhất là sự tương phản rõ 
nét trong tính cách của dân tộc Nga. Các nét tính cách 
trái ngược nhau tạo nên sự tương phản này. Sự mâu 
thuẫn trong tính cách thì dân tộc nào cũng có, tuy 
nhiên, ở người Nga thì đôi khi lại lên tới đỉnh điểm. 
Niềm say mê, sự mãnh liệt, sự hoang dã, sự rộng rãi và 
quy mô, “cái đầu dữ dội” khi gắn kết với chính thống 
giáo, cùng với sự cần thiết thường xuyên kìm nén bản 
tính của mình, đã dẫn đến sự xuất hiện trong tính 
cách dân tộc những nét tính cách mâu thuẫn lên tới 
đỉnh cao và loại trừ nhau: Sự nghi ngờ và ngây thơ, 
niềm say mê và sự thụ động
Khái niệm “đau khổ” và “lòng trắc ẩn” trở thành một 
phần quan trọng của thế giới quan dân tộc Nga. Ph.M. 
Doxtoievki cho rằng, điều cốt lõi nhất, nhu cầu tinh 
thần gốc rễ là nhu cầu đau khổ, nỗi đau khổ thường 
trực và khôn nguôi, ở mọi nơi và trong mọi việc. Và 
khát vọng đau khổ có cảm giác được lan truyền từ 
ngàn đời. Dường như dân tộc Nga thưởng thức sự 
đau khổ. Trong “Дневник писателя” (Nhật ký của nhà 
văn) (1873), ông đã chọn ví dụ rất tiêu biểu: “Người 
Đức say rượu nhưng say trong hạnh phúc và không bao 
giờ khóc; người Đức hát những bài hát tự khen mình và 
rất tự hào về bản thân. Họ về nhà say mềm người nhưng 
vẫn tự hào về mình. Còn người Nga say thì thích uống 
trong đau khổ và khóc”. Còn một tư tưởng phổ biến 
hơn là “lòng trắc ẩn”: Lòng trắc ẩn với người thân, sự 
thương xót, biết tha thứ những lỗi lầm của người khác.
3. MỘT SỐ NÉT TÍNH CÁCH TRÁI NGƯỢC
Tuy nhiên, bên cạnh những nét tính cách tích cực 
được dùng để mô tả con người, còn có những từ chỉ 
mặt trái của tính cách Nga. Thường thì nhược điểm là 
sự tiếp nối của ưu điểm. Chính điều này đã tạo nên 
sự mâu thuẫn trong tính cách người Nga. Trong cùng 
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
một con người “trái tính trái nết” luôn tồn tại những 
nét tính cách đối lập nhau, cùng tồn tại cả cái thiện 
lẫn cái ác. Nhà nghiên cứu nghệ thuật Nga Roovinxki 
nhận định: “Người Nga đã quen với bị đánh đến nỗi từ 
nào cũng có thể cấu tạo nên “động từ chiến đấu”... (K. 
Xkalkovxki, 1992, tr.16). Nghiên cứu lịch sử đấu tranh 
dựng nước và giữ nước của người Nga, có thể nhận 
thấy: bên cạnh bản năng hướng thiện của người Nga, 
trong con người còn tồn tại cả cái ác: “Trong quá khứ 
xa xôi của nước Nga, sự độc ác được thể hiện qua những 
hiện tượng như bạo loạn, nội chiến. Nét tính cách này 
được tiền định bởi điều kiện sống, chính sách ngu dân 
của những kẻ có quyền lực, sự nghèo đói của người dân, 
những bất công và những cuộc đàn áp từ phía chủ nô 
và chúa đất” (Iu.A. Viunov, 1998, tr.189).
Các hiện tượng bất công trong xã hội đã dẫn tới mức 
độ tột cùng của sự căm phẫn: 
Жестокий как зверь (Độc ác như con thú).
Хищный как у ястреба (Hung ác như diều hâu).
Кровожадный как волк (Khát máu như sói). 
Tiếng Nga có rất nhiều những đơn vị thành ngữ chứa 
các từ biểu thị nét tính cách tiêu cực trên. Lòng tốt 
được coi như nét tính cách cơ bản của người Nga 
cũng có mặt trái của nó. Vì không muốn gây xung đột, 
để không làm mất lòng người đối thoại, để giữ hoà 
hiếu và mối quan hệ tốt đẹp, lòng tốt xui khiến con 
người lừa dối nhau: 
Лукавый как бес (Xảo quyệt như yêu tinh).
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Nga M. Dmitriev cho 
rằng: “Người Nga mặc dù quỷ quyệt nhưng lại thích 
người ta đối xử công bằng với mình. Trong con người 
có sự mâu thuẫn kỳ lạ: Sẵn sàng lừa dối nhưng lại đòi 
hỏi sự công bằng cho mình” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.12). 
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của người Nga là 
những nét tính cách tiêu cực, mà ở đây phải nhắc tới là 
sự lười biếng. Đó dường như là mặt trái của tình yêu lao 
động, là sức mạnh của ý chí, trí tuệ, mơ ước đạt tới sự 
hoàn thiện, nhạy cảm với những khiếm khuyết của mình 
và của người khác. Có lẽ trong những điều kiện nhất 
định người Nga có thể thực hiện một cách tự nguyện 
và chính xác bất kỳ nhiệm vụ nào, dù đó có thể là việc 
họ không muốn làm. Tuy nhiên, sức ỳ trong con người 
vẫn hiện hữu. Điều này thể hiện trước tiên ở sự không 
cẩn thận, không chính xác, cẩu thả và vô trách nhiệm:
Ленивый как тюлень (Lười như con hải cẩu).
Инертный как тюлень (Ỳ như con hải cẩu).
Trong tâm hồn người Nga ngự trị rất nhiều những 
giá trị tốt đẹp đặc trưng cũng như những thiếu sót, 
nhược điểm, trong đó có “cả sự lười nhác, sự vô tư quá 
mức, thiếu sáng kiến và thiếu tinh thần trách nhiệm” 
(N.А. Bergiaev, tr.61). Nhà sử học D.I. Ilin trong cuốn 
sách: “Историческая судьба и будущее России” (“Số 
phận lịch sử và tương lai của nước Nga”) chia sẻ: “Người 
Nga rất tài năng, họ có thể tạo nên điều kỳ diệu từ đôi 
bàn tay trắng. Nhưng tất cả diễn ra như tự phát, bất ngờ 
và dễ dàng, chính vì vậy mà cũng dễ vứt bỏ và dễ đi vào 
quên lãng. Nhưng ở đây cũng ẩn chứa điều rất nguy 
hiểm đó là chính vì suy tưởng thái quá thì tâm hồn sẽ trở 
nên mơ mộng, lười nhác, thiếu ý chí, lười lao động” (D.I. 
Ilin, 1992, tr.9). Nhà thơ N.Ph. Serbina cũng nhận định: 
“Chúng ta nói theo kiểu châu Âu và hành động thì theo 
kiểu châu Á” (K. Xkalkovxki, 1992, tr.14). Nhà sử học và 
nhà hoạt động chính trị nổi tiếng P. Miliucov (1859-
1943), khi nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của châu Á và 
phương Đông tới số phận của nước Nga, thậm chí đã 
đưa vào thuật ngữ “Азиопа” với hàm ý mỉa mai vì ông 
cổ xuý châu Âu. Sự mâu thuẫn, thất thường của người 
Nga được ví như thời tiết:
Переменчивый как погода (Thay đổi như thời tiết).
непостоянный как погода (Thất thường như thời tiết). 
Thói quen uống rượu mang tính “truyền thống” được 
phản ánh rõ nét trong kho tàng thành ngữ Nga:
Пить как бочка (Uống như cái thùng). 
Пить как лошадь (Uống như ngựa).
Пить как воду (Uống rượu như uống nước).
Пить как сапожник (Uống như anh thợ giày).
Пить как свинья (Uống như lợn).
Напиваться как сапожник (Uống say như anh thợ giày).
Ở người Nga có tâm lý “họa may”, luôn tiết kiệm nụ 
cười và không thường xuyên có tâm trạng hứng khởi, 
vẻ mặt ít hớn hở, tươi vui. V.O. Kliuchevxki - nhà sử 
học thế kỷ 19 viết: “Ở châu Âu không có dân tộc nào 
lại ít được nuông chiều, ít đòi hỏi, quen với việc ít trông 
chờ vào thiên nhiên, vào số phận và chịu đựng hơn 
người Nga”. Người Nga vẫn tin vào một điều rằng, 
cần quý trọng ngày làm việc sáng sủa mùa hè, rằng, 
thiên nhiên “dành cho mình rất ít thời điểm thuận 
lợi để làm nghề nông và mùa hè của Nga... Điều này 
buộc người nông dân phải vội vã, ráng sức lao động 
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
để kịp làm nhiều việc trong khoảng thời gian ngắn” 
(A.Trimopheev, tr.16). 
Khi đã buộc phải quen với thói đỏng đảnh của thời 
tiết, người Nga phát triển cao độ khả năng quan sát và 
sự mưu trí. Điều này được đặc biệt thể hiện ở những 
điềm báo là sản phẩm của những quan sát nhiều thế 
kỷ về thời tiết. Nhưng cũng như V.O. Kliuchevxki đã 
nhận định: “Thiên nhiên thường cười nhạo những tính 
toán kỹ lưỡng nhất của người Nga: Sự thất thường của 
khí hậu và nguồn... Thiên hướng trêu chọc hạnh phúc, 
đùa vận may cũng là tâm lý: “họa may của người Nga” 
(A.Trimopheev, tr.18). 
Tục ngữ Nga cũng có câu: “Người Nga yêu thích từ 
“авось” (hoạ may), “небось” (có lẽ là), “как-нибудь” 
(như thế nào đó)”. Cùng chung với nhận định trên, 
A.V. Xergeeva đã viết như sau: “Có thể viện dẫn ra đây 
tính cẩn thận của người Đức, niềm say mê của người Tây 
Ban Nha, sự ga lăng của người Pháp, nghi lễ của người 
Tàu và khái niệm “авось” (hoạ may) của người Nga” 
(A.V. Xergeeva, 2005, tr. 81).
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: khí hậu 
khắc nghiệt, ít ánh nắng mặt trời và nhiều những ngày 
mây mù ảm đạm đã đặt dấu ấn lên vẻ bề ngoài của 
người dân sinh sống nơi đây: người Nga tiết kiệm nụ 
cười và không thường xuyên có tâm trạng hứng khởi, 
có vẻ mặt hớn hở, tươi vui. Và chính những dòng thơ 
trong bài “Родина” (Tổ quốc) của I.A.Bunhin (1870-
1953) là lời khẳng định cho những nhận định trên: 
Под небом мертвенно-свинцовым
Угрюмо меркнет зимний день,
И нет конца лесам сосновым,
И далеко до деревень.
Один туман молочно-синий,
Как чья-то кроткая печаль,
Над этой снежною пустыней
Смягчает сумрачную даль.
(Bầu trời xám xịt giữa tầng không
Ngày đông ảm đạm chẳng nắng hồng
Xa tắp xóm làng đâu chẳng thấy
Chỉ là bất tận những rừng thông. 
Mây giăng xanh đục đến não lòng
Xa xăm, ảm đạm có thấy chăng
Trời đất buồn chìm trong biển tuyết
Nỗi sầu man mác, có thấu không?)
 (Bản dịch: Tác giả)
Tuy nhiên, người Nga rất yêu vẻ đẹp thiên nhiên khắc 
nghiệt của quê hương. Bàn về điều này, nhà sử học 
và nhà văn N.M.Karamdin (1766-1826) đã viết: “Quê 
hương thân thương với trái tim không phải bởi cảnh 
sắc, không phải bởi bầu trời trong xanh, không phải 
bởi khí hậu dễ chịu, mà là vì những kỷ niệm mê hồn, bởi 
những người quanh ta”.
4. KẾT LUẬN
Nói về văn hóa, không thể không quan tâm đến khía 
cạnh địa-văn hóa, trong đó, con người và thiên nhiên, 
văn hóa và địa lý tương tác qua lại với nhau, tạo nên 
những nét tính cách, ứng xử văn hóa khác nhau... Tính 
cách dân tộc Nga được hình thành từ nhiều thế kỷ 
dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố như khí hậu khắc 
nghiệt với mùa đông lạnh giá và sự thay đổi mùa rõ 
rệt, khoảng không gian bao la, tính chất đa sắc tộc 
của quốc gia. Điều kiện để duy trì sự sống trên khoảng 
không Á-Âu là khí hậu, địa lý và địa chính trị đã để 
lại dấu ấn lên tính cách của người Nga. Sự độc đáo 
của thiên nhiên – từ khoảng không, từ việc cách xa 
biển, sông, khí hậu, thổ nhưỡng và thực vật đã hình 
thành ở người Nga cả niềm say mê, cả tính trực quan, 
cả sự mất cân bằng, cả khát vọng tự do, cả thói quen 
lười biếng, cả tình đoàn kết anh em. Ngoài ra, nét 
đặc trưng trong tính cách của dân tộc Nga được hình 
thành dưới sự tác động của yếu tố lịch sử. Cuộc đấu 
tranh giành sự sống trong các điều kiện khó khăn đã 
hình thành nên các phẩm chất tốt đẹp của người Nga. 
Bên cạnh đó, đạo chính thống giáo – tôn giáo phổ 
biến nhất và là cơ sở nền tảng của thế giới quan trong 
suốt nhiều thế kỷ của người Nga, cũng đóng vai trò 
đáng kể trong sự hình thành tính cách dân tộc. Tính 
cách Nga mang những đặc điểm, tính chất độc đáo 
của nền văn hoá đa dạng vì người Nga không phân 
biệt ranh giới Âu-Á mà biết cân bằng giữa hai phương 
thức phát triển. Trong con người Nga luôn luôn tồn 
tại những nét tính cách trái ngược và mâu thuẫn, tuy 
nhiên, vượt lên trên tất cả vẫn là những phẩm chất 
tốt đẹp, cao cả như sự tháo vát, nhanh trí, kiên định, 
chịu đựng, quả cảm, kiên cường, hào hiệp, nhẫn nhịn, 
khát khao công bằng, tinh thần tập thể, khả năng 
thực hiện những chiến công, không đầu hàng, không 
chùn bước trước khó khăn, không kiêu ngạo, không 
tự cao, biết tìm thấy ngôn ngữ chung với những đại 
diện của các dân tộc khác./. 
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
Tài liệu tham khảo:
1. Бердяев Н.А. (1990), Судьба России.-М.
2. Волыкина В.М.  Менталитет русского 
народа при изучении геoграфии России в 8-9-
ом классаx.- <
php?ID=200300405>.
3. Вьюнов Ю.А. (1998), Рус. штрихи к портрету.
Учебное пособие, изд-во ИКАР, М.
4. Гоголь Н.В. (1834), Отрывок из Истории 
Малороссии. Том I, книга I, глава 1.
5. Ильин, И.А. (1992), Историческая 
судьба и будущее России. Статьи 1948-1954 годов; В 
2 томах. ; Изд-во: М.: Рарог. 
6. Карамзин Н.М. (1802), О любви к Отечеству и 
народной гордости. Вестник Европы, номер 2.
7. Сергеева А.В. (2005), Русские: стереотипы 
поведения, традиции, ментальность. Изд. 3-е, 
изд-во Флинта и Наука, М.
8. Скальковский К. (1993), Русские о русских. 
Мнения русских о самих себе, изд-во Петро-Риф, 
Санкт-Петербург.
9. Тимофеев A. Корни и ветви Русского Мира. 
Русский характер, <
articles/52122.html>.
10. Юнг К.Г. (1992), Об отношении аналитической 
психологии к поэтикохудожественному 
творчеству /Феномен духа в исскустве и науке, М.
LOOKING AT RUSSIANS, CHARACTERIATICS FROM THE ANGLE OF LINGUISTICS
LUU BA MINH
DOAN THUC ANH
Abstract: Russia is a country with ancient culture, through many centuries, today the culture of this 
country retains a separate identity and many peoples of the world praise and admiration. Russia is said 
to imply to the strong personality, to the noble soul, rich bearing characteristic nuances of the Russian 
people. So what might make up the personality characteristic of Russia? Environmental, geographic, 
climatic characteristics or factors such as history, culture, religion...? This article will help to clarify the 
issues raised mainly on the perspective of the language: the system of words, idioms, proverbs and will 
definitely help you read somewhat more comprehensive perspective on land and people of Russia in 
the past, present and in the process of social development.
Keyword: sdistinct identities, ancient culture, idioms, russian personalities, proverbs
Ngày nhận: 08/9/2016
Ngày phản biện: 02/9/2016
Ngày duyệt đăng: 20/9/2016

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_tinh_cach_nga_duoi_goc_do_ngon_ngu.pdf