Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững

TÓM TẮT

Cho đến nay đã xác định được được 209 loài cá thuộc 147 giống, 71 họ, 31 bộ của

02 lớp (cá Sụn - Chondrichthyes và cá Vây tia - Actinopterygii) ở vịnh Xuân Đài,

thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Trong đó 114 loài cá có giá trị thực tiễn, ghi nhận 58

loài có giá trị bảo tồn theo các thứ hạng khác nhau; 13 loài cá thuộc bộ cá Bàng chài

(Labriformes) và bộ Liệt (Chaetodontiformes) có giá trị giải trí, dùng trong nuôi

làm cảnh, lặn ngắm cá và sử dụng trong câu cá thư giãn; 08 loài nuôi và 07 loài có

khả năng gây nuôi; 30 loài có thể gây hại cho con người thông qua sát thương bằng

gai vây và bằng vây đuôi, thuộc nhóm này là các loài trong bộ cá Đuối ó

(Myliobatiformes), bộ cá Vược (Perciformes); thông qua gây ngộ độc thức ăn là các

loài thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes). Bước đầu đề xuất một số định hướng

nhằm sử dụng, khai thác hợp lý nguồn lợi cá có giá trị thực tiễn phục vụ phát triển

du lịch vịnh Xuân Đài, phát triển tổng hợp và bền vững kinh tế - xã hội thị xã Sông

Cầu.

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 1

Trang 1

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 2

Trang 2

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 3

Trang 3

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 4

Trang 4

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 5

Trang 5

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 6

Trang 6

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 7

Trang 7

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 8

Trang 8

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 9

Trang 9

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 11460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững

Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững
í, dùng trong nuôi làm cảnh, lặn ngắm cá và sử 
dụng trong câu cá thư giãn. Đa số các loài có màu sắc đẹp và sống trong Hệ sinh thái 
san hô. Cá bàng chài tro (Choerodon schoenleinii), cá Bàng chài đỏ (Oxycheilinus 
orientalis), cá Bướm cờ hai vạch (Chelmon rostratus), cá Bướm cờ môi nhọn (Heniochus 
acuminatus). 
3.1.4. Loài nuôi và khả năng gây nuôi 
Nghiên cứu đã xác định được 08 loài nuôi và 07 loài có khả năng gây nuôi 
(Bảng 1). Đây là các loài thích hợp với điều kiện môi trường ở vịnh Xuân Đài, cho sản 
lượng và giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Một số loài nuôi phổ biến: cá Bớp 
(Rachycentron canadum), cá Vược (Lates calcarifer), cá Nâu (Scatophagus argus), cá Dìa 
công (Siganus guttatus). 
3.1.5. Nhóm gây hại cho con người (cá độc, sát thương) 
Ở vịnh Xuân Đài xác định được 30 loài trong nghiên cứu này có thể gây hại cho 
con người thông qua sát thương bằng gai vây và bằng vây đuôi, thuộc nhóm này là các 
loài trong bộ cá Đuối ó (Myliobatiformes), bộ cá Vược (Perciformes); thông qua gây 
ngộ độc thức ăn là các loài thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes). 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
186 
Hình 1. Biểu đồ số lượng các loài cá có giá trị thực tiễn ở vịnh Xuân Đài 
3.2. Một số định hƣớng sử dụng nguồn lợi cá có giá trị th c tiễn ở vịnh Xuân Đài 
- Nuôi trồng và khai thác nguồn lợi: Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo 
phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại 
hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại 
các vùng biển xa bờ. Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác bền vững, tăng 
cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang 
tính tận diệt (khai thác bãi đẻ, mùa sinh sản và con non). Đẩy mạnh ứng dụng khoa 
học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến, tạo ra các sản 
phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. 
- Chú trọng phát triển du lịch thể thao biển và du lịch khám phá trên vịnh: Về du lịch 
thể thao biển, đây là loại hình du lịch có tiềm năng phát triển, nhưng thực sự còn mới 
mẻ, chưa phát triển tại vịnh Xuân Đài. Một số hoạt động thể thao biển tiêu biểu được 
ưu tiên phát triển ở các thành phố biển trên thế giới như lặn ngắm san hô, câu cá, 
thuyền buồm, lướt sóng, các trò chơi trên biển. Đối tượng tham gia là những người 
thích cảm giác mạnh, các doanh nghiệp, các vận động viên chuyên và không chuyên. 
Định hướng mở tour du lịch câu cá biển trên vịnh để phục vụ du khách là một sản 
phẩm du lịch thú vị, thu hút thêm lượng khách đến tham quan. Để loại hình du lịch 
câu cá biển phát triển, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Phú Yên cần xây dựng những 
khu du lịch sinh thái bền vững, điểm du lịch cộng đồng; các cơ quan chức năng của thị 
xã Sông Cầu cần có biện pháp hạn chế việc đánh bắt cá trong vùng vịnh gần bờ để 
giảm sự suy thoái về nguồn lợi thủy sản, tập huấn ngư dân trở thành người hướng 
d n, người bạn đồng hành với khách câu. 
Về phát triển du lịch khám phá kết hợp sinh thái: Việc xây dựng loại hình du 
lịch này xuất phát từ lợi thế vịnh Xuân Đài số lượng loài san hô khá lớn và đây là một 
trong số ít vùng biển có thảm cỏ biển phát triển, tạo nên một bức tranh về thảm thực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
187 
vật dưới đáy biển hết sức sinh động. Tổ chức chương trình lặn biển, khám phá thiên 
đường san hô và những loài cá rạn san hô muôn màu sắc dưới lòng vịnh Xuân Đài là 
loại hình du lịch cần đầu tư phát triển. Một số loài cá rạn san hô thuộc họ cá Họ cá 
Bàng chài (Labridae): Cá Bàng chài tro (Choerodon schoenleinii), Cá Bàng chài vây lưng 
dài (Iniistius dea), Cá Bàng chài vằn (Iniistius pentadactylus), Cá Bàng chài ba vạch 
(Iniistius trivittatus), Cá Bàng chài vân (Leptoscarus vaigiensis), Cá Bàng chài đỏ 
(Oxycheilinus orientalis) và Họ cá Bướm (Chaetodontidae): Cá Bướm môi nhọn (Chelmon 
rostratus), Cá Bướm cờ hai vạch (Heniochus acuminatus) có màu sắc sặc sỡ phục vụ nhu 
cầu lặn biển hoặc trang bị tàu có kính để quan sát san hô. Đó chính là một thế mạnh 
mà thiên nhiên đã ban tặng cho vịnh Xuân Đài.Với các loại hình du lịch như: khám phá 
đảo, dã ngoại thám hiểm, du lịch lặn ngắm san hô, quần hệ cá rạn san hô, thảm cỏ 
biển< Đối tượng du khách là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh 
viên, du khách thích khám phá, ưa mạo hiểm. Tuy nhiên, để mô hình lặn biển phát 
triển có tính bền vững, nhiệm vụ trước tiên mà các Ban, Ngành du lịch của Phú Yên và 
thị xã Sông Cầu cần phải thực hiện là: Quy hoạch lại các thảm san hô và thảm cỏ biển 
đưa vào khai thác du lịch; Xây dựng trang trại san hô tại các bãi san hô nhằm bảo tồn 
rạn san hô và các loài cá. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp, vừa lặn 
giỏi, vừa thông thạo các dòng biển, cấu trúc địa chất đáy biển, đảm bảo tuyệt đối an 
toàn về tính mạng cho du khách.Với lợi thế về tiềm năng đa dạng cá, động vật thân 
mềm cho phát triển du lịch khám phá, nếu được đầu tư đúng hướng trong tương lai 
gần vịnh Xuân Đài xứng đáng trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo và 
dịch vụ thương mại tầm quốc gia và quốc tế, là điểm đón khách du lịch trong nước và 
quốc tế. 
- Chuyển đổi nghề tạo sinh kế bền vững: Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân chuyển 
đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến vịnh sang bảo vệ, 
bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân. 
Sinh kế của đa số người dân ven vịnh thường không ổn định và sống phụ thuộc vào 
nguồn lợi biển. Khi khu du lịch phát triển, đời sống của một số hộ dân có thể được cải 
thiện nhờ chuyển đổi mô hình sinh kế từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sang kinh 
doanh phục vụ khách du lịch hoặc một số công việc khác có liên quan, nhưng bên cạnh 
những lợi ích đó là những tác động làm suy thoái môi trường ven vịnh cũng như hệ 
thống rạn san hô, thảm cỏ biển vốn có. Chuyển đổi tư duy khai thác nguồn lợi thủy sản 
rạn san hô từ khái niệm “đánh bắt” sang khái niệm “ngắm nhìn” thông qua các hoạt 
động du lịch, giải trí từ các dự án đầu tư du lịch (Phát triển các dịch vụ du lịch đặc 
trưng như: lặn biển, câu cá biển, du thuyền có đáy kính để ngắm san hô, thảm cỏ biển, 
cá rạn san hô), nghỉ dưỡng. Mô hình trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp, hiện 
đại theo hình thức quảng canh và bán thâm canh cho một số đối tượng: cá Bớp 
(Rachycentron canadum), cá Vược (Lates calcarifer), cá Hồng mỹ (Sciaenop ocellatus), cá 
Hồng (Lutjanus spp.), cá Mú (Epinephelus spp.) 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
188 
- Xây dựng Văn hóa sinh thái biển: Văn hóa sinh thái biển được hiểu như là hệ 
thống các tri thức về môi trường sinh thái biển cùng các giá trị, biểu trưng và ứng xử 
của con người với biển một cách tích cực nhất nhằm làm cho môi trường biển ngày 
càng trong lành hơn, đẹp hơn, phát triển bền vững hơn. Chính sự bảo vệ tự nhiên sinh 
thái đó cũng là sự bảo đảm cho cuộc sống bền vững của con người. Văn hóa sinh thái 
biển được biểu hiện cụ thể trong nếp sống: từ lối tư duy sinh thái đến hành vi ứng xử 
cụ thể của con người. Có thể hiểu đó là tình yêu đối với biển - đảo với thái độ tôn tạo, 
bảo vệ vẻ đẹp và sự trong sạch của thiên nhiên. Khi nếp sống văn hóa sinh thái được 
biểu hiện dưới những quy ước, chuẩn mực của con người đối với biển, nhằm đảm bảo 
sự cùng tồn tại, phát triển của tự nhiên và xã hội thì được gọi là đạo đức sinh thái biển. 
4. KẾT LUẬN 
- Đã xác định được 209 loài cá ở vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. 
Trong đó, có 114 loài có giá trị thực tiễn: 44 loài có giá trị kinh tế, 58 loài có giá trị bảo 
tồn, 13 loài có giá trị giải trí, 08 loài nuôi và 07 loài cho khả năng gây nuôi, 30 loài có 
thể gây hại cho con người. 
- Bước đầu đề xuất một số định hướng nhằm sử dụng, khai thác hợp lý nguồn 
lợi cá có giá trị phục vụ phát triển du lịch vịnh Xuân Đài, phát triển tổng hợp và bền 
vững kinh tế - xã hội thị xã Sông Cầu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Betancur, R., Wiley, E. O., Arratia, G., Acero, A., Bailly, N., Miya, M., Lecointre, G. and 
Ortí, G., 2017. "Phylogenetic classification of bony fishes". BMC Evolutionary Biology, 40 
pages. 
[2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Động vật học. Nhà xuất bản 
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Quyết định số 2/200 /QĐ-BNNPTNT, 
ngày 17/7/2008 về việc “Ban hành Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt 
chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển”. 
[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT, ngày 
05/11/2011 về việc “Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý 
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo 
Quyết định số 2/200 /QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn”. 
[5]. Bộ thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 323 trang. 
[6]. Catalog of Fishes, 2019. Accessed on 10 May 2019. Available from 
[7]. Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
189 
(CITES), 2017. Appendices I, II and III. Accessed on 10 May 2018. Available from 
[8]. Nguyễn Văn Hảo, 2005a. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập II, Lớp cá sụn và bốn liên bộ của 
nhóm cá xương. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 760 trang. 
[9]. Nguyễn Văn Hảo, 2005b. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập III, Ba liên bộ của nhóm cá xương. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 759 trang. 
[10]. The IUCN Red List of Threatened Species, 2017. Accessed on June 2018. Available from 
[11]. Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam (cá xương vịnh Bắc bộ), Nxb. Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội. 
[12]. Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà 
Nội. 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
190 
DIVERSITY SPECIES COMPOSITION OF FISH 
AT XUAN DAI GULF, PHU YEN PROVINCE 
AND RATIONAL USE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT 
Hoang Dinh Trung 
University of Sciences, Hue University 
Email: hoangtrung_na_0208@yahoo.com 
ABSTRACT 
Through the study, 209 fish species of 147 genera, 71 families, 31 orders and 02 
classes have been identified (Chondrichthyes and Actinopterygii) in Xuan Dai gulf, 
Song Cau town, Phu Yen province. Of those, 114 fish species have practical values. 
Of these 114 fish species, there are 58 species with high conservation values at 
different rankings; 13 species of fish with recreational value belonging to the 
orders of Labriformes and Chaetodontiformes and being used in ornamental fish 
farming, scuba diving and recreational fishing; 08 species being reared and 07 
species being likely to be reared; 30 species that can be harmful to humans through 
being damaged by fin spines and tail fins of these fish species (including species of 
Myliobatiformes, Perciformes) as well as through food poisoning (such as species 
of Tetraodontiformes). The study proposes several solutions for rational use and 
sustainable exploitation of fish resources, especially those with socio-economic 
development of Song Cau town. 
Keywords: Fish, Xuan Dai gulf, practical values, Phu Yen province. 
Hoàng Đình Trung sinh ngày 02/0 /19 2. Ông tốt nghiệp đại học năm 
2005 ngành Sinh học, tốt nghiệp thạc sĩ năm 201 và tiến sĩ năm 2012 tại 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế chuyên ngành Động vật học. Hiện 
ông đang công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Đa dạng về Động vật thủy sinh; Chỉ thị sinh học môi 
trường nước; Đánh giá thực trạng sinh vật ngoại lai xâm hại và giải pháp 
phòng trừ; Đánh giá nguồn lợi động vật Thân mềm và giáp xác có giá trị 
kinh tế ở các thủy vực nội địa và vùng ven bờ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
191 
PHỤ LỤC 
Hình ảnh cá có giá trị th c tiễn ở vịnh Xuân Đài 
Hình 1. Cá Ngựa đen -Hippocampus kuda Bleeker, 
1852 
Hình 2. Cá Mù làn khoang - Scorpaena neglecta 
Temminck & Schlegel, 1843 
Hình 3. Cá Mù làn vây chấm - Apistus carinatus 
(Bloch & Schneider, 1801) 
Hình 4. Cá Quỷ râu - Inimicus didactylus 
(Pallas, 1769) 
Hình 5. Cá Mao quỷ - Synanceia horrida (Linnaeus, 
1766) 
Hình 6. Cá Chai nhám -Grammoplites scaber 
(Linnaeus, 1758) 
Hình 7. Cá Chai ấn độ - Platycephalus indicus 
(Linnaeus, 1758) 
Hình 8. Cá Sơn biển đuôi sọc - Ambassis urotaenia 
Bleeker, 1852 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
192 
Hình 9. Cá Sơn đầu trần- Ambassis gymnocephalus 
(Lacepède, 1802) 
Hình 10. Cá Chẽm- Lates calcarifer 
(Bloch, 1790) 
Hình 11. Cá Song gọc ngang - Epinephelus fasciatus 
(Forsskål, 1775) 
Hình 12. Cá Mú chấm nâu -Epinephelus poecilonotus 
(Temminck & Schlegel, 1842 
Hình 13. Cá Căng bốn sọc- Pelates quadrilineatus 
(Bloch, 1790) 
Hình 14. Cá Ong căng - Terapon jarbua 
 (Forsskål, 1775) 
Hình 15. Cá Căng vảy to - Terapon theraps 
Cuvier, 1829 
Hình 16. Cá Sơn bắp đuôi chấm- Apogon 
amboinensis Bleeker, 1853 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
193 
Hình 17. Cá Hồng trơn- Lutjanus fulvus 
(Forster, 1801) 
Hình 18. Cá Hồng chấm đen - Lutjanus russellii 
(Bleeker, 1849) 
Hình 19. Cá Hồng vảy ngang- Lutjanus johnii 
(Bloch, 1792) 
Hình 20. Cá Hồng dải đen- Lutjanus vitta 
(Quoy & Gaimard, 1824) 
Hình 21. Cá Móm lưng xanh- Gerres erythrourus 
(Bloch, 1791) 
Hình 22. Cá Móm gai dài -Gerres filamentosus 
Cuvier, 1829 
Hình 23. Cá Nhụ lớn - Eleutheronema tetradactylum 
(Shaw, 1804) 
Hình 24. Cá Nhụ gộc - Polydactylus plebeius 
(Broussonet, 1782) 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
194 
Hình 25. Cá Đối môi dày - Crenimugil crenilabis 
(Forsskål, 1775) 
Hình 26. Cá Đối đuôi bằng - Ellochelon vaigiensis 
(Quoy & Gaimard, 1825) 
Hình 27. Cá Đối đầu nhọn - Moolgarda cunnesius 
(Valenciennes, 1836) 
Hình 28. Cá Đối mục - Mugil cephalus 
 Linnaeus, 1758 
Hình 29. Cá Bàng chài tro- Choerodon schoenleinii 
(Valenciennes, 1839) 
Hình 30. Cá Bàng chài trợt - Hemigymnus melapterus 
(Bloch, 1791) 
Hình 31. Cá Bàng chài ba vạch- Iniistius 
trivittatus (Randall & Cornish, 2000) 
Hình 32. Cá Nâu - Scatophagus argus 
(Linnaeus, 1766) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 2 (2020) 
195 
Hình PL199. Cá Dìa trơn- Siganus fuscescens 
(Houttuyn, 1782) 
Hình PL200. Cá Dìa công - Siganus guttatus 
(Bloch, 1787) 
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững 
196 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_thanh_phan_loai_ca_o_vinh_xuan_dai_tinh_phu_yen_va_d.pdf