Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019 nhằm mô tả và phân tích chuỗi giá trị cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long, gồm Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sản phẩm cá đù khai thác được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường truyền thống với sản phẩm tươi sống và chế biến thủ công. Vựa và thương lái thu mua hải sản đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị cá đù khai thác (chiếm 98,62%). Kênh 1 là kênh phân phối quan trọng nhất và ngư dân nhận được mức lợi nhuận là 19 ngàn đồng/kg (chiếm75% toàn chuỗi) tương ứng với tỉ suất lợi nhuận là 2,83 lần. Ngư dân là tác nhân nhận được lợi nhuận từ 34 - 75% mức lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị và tùy thuộc vào từng kênh phân phối. Tuy nhiên, ngư dân khai thác là tác nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết và thị trường

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 35500
Bạn đang xem tài liệu "Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long

Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long
 chuỗi giá trị, lập sơ đồ chuỗi và phân 
tích kinh tế của chuỗi giá trị sản phẩm.
Tỷ lệ phân phối lượng sản phẩm trong kênh phân 
phối được qui đổi về nguyên liệu khi tính toán; 
lượng sản phẩm đầu ra của tác nhân này sẽ là đầu 
vào của tác nhân tiếp theo và các khoản chi phí cho 
cá lù đù được tính dựa trên tỷ trọng sản lượng của cá 
lù đù trong tổng sản lượng thủy sản khai thác. Chi 
phí trung gian của ngư dân khai thác là chi phí chi 
phí biến đổi gồm có nhiên liệu, lao động, lương thực 
thực phẩm, nước đá, sửa chữa nhỏ, bảo hiểm tàu và 
người, thuế và phí các loại, còn các chi phí khấu hao 
của ngư dân là chi phí tăng thêm.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 
2018 đến tháng 6 năm 2019 tại tỉnh Sóc Trăng, Trà 
Vinh, Bến Tre và Tiền Giang, thuộc vùng cửa sông 
Cửu Long.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả về các tác nhân trong chuỗi giá trị cá đù 
ở vùng cửa sông Cửu Long
- Ngư dân khai thác thủy sản: Công suất tàu lưới 
rê và lưới kéo vùng cửa sông Cửu Long bình quân 
36,2 CV đối với lưới rê và 44,3 CV đối với lưới kéo 
với chiều dài tàu trung bình là 11,7m và trọng tải tàu 
là 5,8 tấn. Sản lượng khai thác bình quân mỗi chuyến 
biển của lưới rê là 176,8 kg, trong đó cá đù là 15,1 
kg, chiếm 8,5% sản lượng. Đối với lưới kéo thì sản 
lượng là 126,6 kg/chuyến, trong đó cá đù là 12,1 kg/
chuyến, chiếm 9,5% sản lượng. Ngoài ra, các loài loài 
tôm chiếm tỷ trọng cao nhất là tôm sắt (20,1% lưới 
kéo; 1,7% lưới rê) và tôm choáng (14,5% lưới kéo và 
0,5% lưới rê) và một số loài khác (Bảng 1). Giá bán 
cá đù bình quân 32,9 ngàn đồng/ kg, trong đó cá đù 
khai thác bằng lưới rê có giá bán là 37,5 ngàn đồng 
cao hơn so với lưới rê (45,0 ngàn đồng/kg). 
Bảng 1. Sản lượng thủy sản khai thác vùng cửa sông Cửu Long
Thông tin
Lưới rê (n1 = 109) Lưới kéo (n2 = 189)  Tổng chung (N = 298)
Sản lượng 
(kg/chuyến) Tỷ lệ (%)
Sản lượng 
(kg/chuyến) Tỷ lệ (%)
Sản lượng 
(kg/chuyến) Tỷ lệ (%)
Sản lượng 176,8 ± 83,9 126,6 ± 19,2 145,0 ± 32,9
- Tôm sắt 3,0 ± 1,0 1,7 25,4 ± 4,6 20,1 17,2 ± 3,0 11,9
 - Cá đù 15,1 ± 1,7 8,5 12,1 ± 1,8 9,5 13,2 ± 1,3 9,1
- Tôm choáng 0,8 ± 0,4 0,5 18,3 ± 2,6 14,5 11,9 ± 1,7 8,2
- Cá phèn 2,9 ± 0,7 1,7 7,2 ± 1,2 5,7 5,6 ± 0,8 3,9
- Tôm bạc 0,9 ± 0,4 0,5 7,3 ± 1,6 5,8 5,1 ± 1,1 3,5
- Cá úc 6,1 ± 1,1 3,4 3,7 ± 0,7 2,9 4,6 ± 0,6 3,1
- Cá mề gà 2,8 ± 0,7 1,6 3,5 ± 0,7 2,8 3,3 ± 0,5 2,2
- Cá lưỡi trâu 2,9 ± 0,6 1,6 3,4 ± 0,7 2,6 3,2 ± 0,5 2,2
- Mực 1,4 ± 0,9 0,8 2,0 ± 1,1 1,6 1,8 ± 0,8 1,2
131
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Tổng chi phí cho hoạt động khai thác vùng cửa 
sông Cửu Long ở lưới kéo khoảng 2,4 triệu đồng/
chuyến và lưới rê là 2,3 triệu đồng/chuyến và mang 
về doanh thu bình quân mỗi chuyến là 4,2 triệu đồng 
ở lưới kéo, thấp hơn khoảng 257 ngàn đồng so với 
lưới rê và lợi nhuận thu được mỗi chuyến khoảng 
1,7 triệu đồng ở lưới kéo và 2,2 triệu đồng ở lưới rê. 
Riêng doanh thu cá đù bình quân 628,6 ngàn đồng/
chuyến đối với lưới rê và 337,4 ngàn đồng/chuyến 
đối với lưới kéo. Đồng thời, lưới rê là nghề có hiệu 
quả cao hơn so với lưới kéo do chi phí bỏ ra 1 đồng 
thì lợi nhuận nhận được là 1,5 đồng ở lưới rê và 
khoảng 1,1 đồng ở lưới kéo.
- Vựa và thương lái thu mua thủy hải sản: Kinh 
nghiệm kinh doanh thủy hải sản của chủ vựa và 
thương lái thu mua hải sản khoảng 13 năm và thành 
phần loài thủy hải sản được các vựa thu mua khá đa 
dạng. Có khoảng 27,8% tổng sản lượng thu mua là 
các loài như mực, bạch tuột, tôm, cá đù, mề gà, lưỡi 
trâu và cá úc. Sản lượng thủy hải sản được các vựa 
và thương lái thu mua khoảng 28.105 kg/tháng và 
chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra khoảng 
11 ngàn đồng/kg. Trong đó, sản lượng cá đù khoảng 
321,0 kg/tháng. Tổng chi phí cho hoạt động kinh 
doanh của vựa/thương lái thu mua là 2.005,3 triệu 
đồng với doanh thu là 2.093,8 triệu đồng và mang lại 
lợi nhuận khoảng 88,6 triệu đồng. Nhìn chung, hoạt 
động kinh doanh của các vựa và thương lái thu mua 
là có hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận mang về là 9,6% 
và là hoạt động có khả năng nguồn vốn được xoay 
vòng nhanh, có thể ngay trong ngày kinh doanh.
- Cơ sở sơ chế và sản xuất khô: Số lao động gia 
đình tham gia bình quân là 2-3 người và chủ yếu là nữ 
giới (68,2%). Số lao động được thuê mướn khoảng
3 đến 4 người và chủ yếu là lao động nữ giới. Tổng 
diện tích kinh doanh của cơ sở bình quân là 728,4 m2.
Tiêu hao nguyên liệu cho mực sơ chế là 1 kg mực 
sơ chế thì cần khoảng 1,4 kg nguyên liệu; cá đù 
khô cần khoảng 2,85 kg cá nguyên liệu; cá lưỡi trâu 
khô cần khoảng 1,75 kg cá nguyên liệu và tôm khô 
cần khoảng 9 kg tôm nguyên liệu. Sản lượng bình 
quân là 4.931 kg/tháng (dao động từ 535 - 9750 kg)
do phụ thuộc vào quy mô sản xuất, trong đó sản lượng 
cá đù là 740,6 kg/tháng. Tổng chi phí sản xuất đối với 
hộ quy mô nhỏ nhất là 50,8 triệu đồng/tháng và lớn 
nhất là 2.357 triệu đồng, trong đó cơ cấu chi phí biến 
đổi chiếm chủ yếu (chiếm 99,3%). Doanh thu đạt 
907 triệu đồng/tháng, lợi nhuận mang về khoảng 
137,9 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận đạt 10,1%.
- Hộ bán lẻ: Hộ kinh doanh sản phẩm thủy sản 
khai thác chủ yếu tại các chợ địa phương. Sản lượng 
kinh doanh bình quân mỗi ngày là 32,3 kg; sản 
lượng cá đù chiếm khoảng 9,9% tổng sản lượng. Tỷ 
lệ hao hụt trong mua bán thủy sản trung bình mỗi 
ngày khoảng 2,3% trên tổng sản lượng mua vào. Một 
số loài hải sản bán nhiều nhất như là các loại tôm, cá 
phèn, cá đù, cá úc và mực. Chênh lệch giữa giá mua 
vào bán ra dao động từ 7,4 đến 20,3 ngàn đồng/kg 
và bình quân là 13,4 ngàn đồng/kg. Tổng chi phí của 
các hộ kinh doanh thủy sản là 66,7 triệu đồng/tháng. 
Chi phí mua nguyên liệu thủy hải sản đầu vào chiếm 
tỷ trọng lớn trong chi phí biến đổi (95,8%) và còn 
lại là chi phí cho marketing. Tổng doanh thu của hộ 
kinh doanh thủy sản là 73,4 triệu đồng/tháng với lợi 
nhuận nhận là 6,8 triệu đồng/tháng. Riêng cá đù có 
doanh thu là 7,7 triệu đồng/tháng. Tỷ suất lợi nhuận 
trên chi phí của hộ kinh doanh bình quân là 11,2%. 
3.2. Kênh phân phối của sản phẩm cá đù ở vùng 
cửa sông Cửu Long
Kênh phân phối sản phẩm thủy sản cá đù ở vùng 
cửa sông Cửu Long chủ yếu là kênh phân phối truyền 
thống và sản phẩm dưới dạng tươi sống. Christensen 
và cộng tác viên (2014) nhận định sản phẩm hải sản 
được phân phối dưới các dạng như sản phẩm thủy 
sản xử lý thủ công, nghĩa là ngư dân bảo quản sau 
khi đánh bắt và bán dưới dạng tươi sống; sản phẩm 
thủy sản được xử lý, là các sản phẩm được tẩm ướp; 
sản phẩm đông lạnh; và dạng đóng hợp. Kênh phân 
phối cá đù khai thác vùng cửa sông Cửu Long dựa 
vào yếu tố đầu vào có 11 kênh thị trường chính và 
được trình bày ở hình 2. 
3.3. Phân tích giá trị gia tăng của các tác nhân 
tham gia chuỗi giá trị cá đù
Cá đù là một trong những loài có giá trị kinh tế 
và chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng thủy sản khai 
thác (11,6% tổng sản lượng). Kênh phân phối quan 
trọng nhất của cá đù ở vùng cửa sông Cửu Long là 
kênh 1: Ngư dân → Vựa → Chợ đầu mối; kênh 2: 
Ngư dân → Vựa → Người bán lẻ → Người tiêu dùng 
và kênh 3: Ngư dân → Vựa → Nhà máy sơ chế → Chợ 
đầu mối, là kênh chiếm 2,9% sản lượng nhưng là 
kênh có tiềm năng nâng cao giá trị thương phẩm cá 
đù khai thác. Chính vì vậy, bài viết tập trung phân 
tích giá trị gia tăng của các tác nhân ở ba kênh thị 
trường chính này.
132
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Hình 1. Kênh phấn phối sản phẩm cá đù ở vùng cửa sông Cửu Long
Bảng 2. Phân tích giá trị gia tăng của cá đù
Thông tin Ngư dân Vựa/ thương lái
Sơ chế /sản 
xuất khô Người bán lẻ Tổng
Kênh 1: Ngư dân → Vựa/thương lái → Chợ đầu mối
Giá bán (đồng/kg) 32.900,0 42.500,0
Chi phí mua/sản xuất (đồng/kg) 5.181,5 32.900,0
Giá trị gia tăng (đồng/kg) 27.718,5 9.600,0 37.318,5
% giá trị tăng thêm (%) 74,3 25,7 100,0
Chi phí tăng thêm (đồng/kg) 3.398,8 1.504,2
GTGT thuần (đồng/kg) 24.319,7 8.095,8 32.415,5
% GTGT thuần (%) 75,0 25,0 100,0
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 2,83 0,11
Kênh 2: Ngư dân → Vựa/thương lái → Người bán lẻ → Người tiêu dùng
Giá bán (đồng/kg) 32.900,0 57.600,0 70.700,0
Chi phí mua/sản xuất (đồng/kg) 5.181,5 32.900,0 57.600,0
Giá trị gia tăng (đồng/kg) 23.375,4 24.700,0 13.100,0 61.175,4
% giá trị tăng thêm (%) 38,2 40,4 21,4 100,0
Chi phí tăng thêm (đồng/kg) 3.398,8 1.504,2 152,7
GTGT thuần (đồng/kg) 18.895,4 23.195,8 12.947,3 55.038,4
% GTGT thuần (%) 34,3 42,1 23,5 100,0
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 2,20 0,25 0,10
Kênh 3: Ngư dân → Vựa/ thương lái→ Cơ sở sơ chế/SX khô → Chợ đầu mối 
Giá bán (đồng/kg) 32.900,0 40.000,0 48.000,0
Chi phí mua/sản xuất (đồng/kg) 3.125,9 32.900,0 40.000,0
Giá trị gia tăng (đồng/kg) 23.375,4 7.100,0 8.000,0 38.475,4
% giá trị tăng thêm (%) 60,8 18,5 20,8 100,0
Chi phí tăng thêm (đồng/kg) 2.491,7 1.504,2 2.322,2
GTGT thuần (đồng/kg) 18.895,4 5.595,8 5.677,8 30.168,9
% GTGT thuần (%) 62,6 18,5 18,8 100,0
Tỷ suất lợi nhuận (lần) 3,36 0,08 0,06    
133
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Kênh 1: Ngư dân → Vựa → Chợ đầu mối: Kênh 
phân phối này có 98,62% sản lượng cá đù được ngư 
dân bán cho vựa/thương lái, sau đó vựa/thương lái 
vận chuyển đến chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí 
Minh, chiếm 52,72% về sản lượng. Cá đù có giá 
thành sản xuất khoảng 8.580,3 đồng/kg với giá bán 
là 32.900 đồng/kg, ngư dân khai thác tạo ra GTGT 
thuần là 24.319,7 đồng/kg, chiếm 75,0% tổng GTGT 
của toàn chuỗi. Vựa/thương lái là nơi phân phối cho 
các chợ đầu mối với giá cá đù 42.500 đồng/kg. Bên 
cạnh đó, các vựa thu mua phải chịu thêm các khoản 
chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, bảo quản, 
nhân công và các loại thuế và phí, trung bình 1.504 
đồng/kg. Sau khi trừ chi phí tăng thêm thì vựa/
thương lái nhận được lợi nhuận là 8.095,8 đồng/kg, 
chiếm 25,0% tổng GTGT của toàn chuỗi. 
Kênh 2: Ngư dân → Vựa → Người bán lẻ → Người 
tiêu dùng: Kênh 2 là một trong những kênh phân 
phối chính của sản phẩm cá đù khai thác ở vùng 
cửa sông Cửu Long, với 40,2% sản lượng khai 
thác. Người khai thác góp 38,2% vào GTGT trong 
61.175,4 đồng/kg và thu được 34,3% GTGT thuần 
của 55.038,4 đồng/kg. Vựa/thương lái và người bán 
lẻ thu được 42,1% và 23,5% GTGT thuần tương ứng.
Kênh 3: Ngư dân → Vựa → Nhà máy sơ chế → Chợ 
đầu mối: Kênh thị trường này, sản lượng thủy sản 
khai thác được phân phối với tỷ lệ là 2,9%, là kênh 
phân phối chưa phải chủ lực nhưng đã góp phần làm 
nâng cao giá trị sản phẩm cá đù. Người khai thác 
góp 60,8% vào GTGT trong 38.475,4 đồng/kg và thu 
được 62,6% GTGT thuần của 30.168,9 đồng/kg.
Ngư dân khai thác phần lớn nhận được GTGT 
thuần cao so với các tác nhân khác nhưng lại là tác 
nhân chịu nhiều rủi ro, nhất là điều kiện thời tiết, thị 
trường giá cả trong khi các tác nhân khác nhận được 
lợi nhuận thấp hơn nhưng là tác nhân có khả năng 
khả năng phòng và ứng phó với điều kiện kinh doanh 
không thuận lợi cũng như điều kiện quay vòng vốn 
sản xuất rất nhanh, kể cả ngay trong ngày. Rosales và 
cộng tác viên (2017) nhận định là ngư dân có được 
lợi ích biên thấp nhất so với các tác nhân tham gia 
trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sản lượng bình quân cá đù mỗi chuyến là 15,1 kg 
đối với lưới rê và 12,1 kg đối với lưới kéo với doanh 
thu khoảng 628,6 ngàn đồng và 337,4 ngàn đồng/
chuyến tương ứng. Kênh phân phối cá đù ở vùng cửa 
sông Cửu Long có các tác nhân chính là người khai 
thác; vựa và thương lái; người bán lẻ; cơ sở sơ chế và 
chế biến khô; và nhóm người tiêu dùng. Kênh phân 
phối sản phẩm cá đù tập trung và kênh phân phối 
truyền thống và sản phẩm dưới dạng tươi sống. Ngư 
dân khai thác là tác nhân có khả năng ảnh hưởng 
bởi điều kiện sản xuất và thị trường mặc dù họ nhận 
được GTGT thuần cao so với các tác nhận khác. 
Cần đẩy mạnh các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá 
đù, nhất là sản phẩm sơ chế và chế biến giá trị cao. 
Bên cạnh đó sự phân phối cá đù tại chợ đầu mối cần 
được tiếp cận để có được thông tin nhiều hơn về thị 
trường tiêu thụ của sản phẩm này. 
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài 
“Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ 
nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ dọc cửa sông Cửu 
Long” thuộc Chương trình Khoa học - Công nghệ 
phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ đã hỗ 
trợ cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Trung Tạng, 1994. Các hệ sinh thái cửa sông Việt 
Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 
272 trang.
Christensen, V., Puente, S.D.L., Sueiro, J.C., 
Steenbeek, J. and Majluf, P., 2014. Valuing seafood: 
The Peruvian fisheries sector. Marine Policy 44 (2014
302-311.
Christensen, V., Steenbeek, J., Failler, P., 2011. A 
combined ecosystem and value chain modeling 
approach for evaluating societal costs and benefits of 
fishing. Ecol. Model 222: 857-864.
FAO, 2016. The living marine resources of the Eastern 
central Atlantic. Volume 4 bony fishes part 2. Food 
and Agriculture Organization of the United nation 
Romes, 2016. 2351-3103 pages. ISSN 1020-6868.
GTZ Eschoborn, 2007. Phương pháp luận để thúc 
đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks. Truy 
cập tại trang 
uploads/2015/09/valuelinks_manual_vn.pdf. Ngày 
truy cập: 20/6/2018.
Kaplinsky, R., Morris, M., 2000. A handbook for value 
chain research. IDRC, Canada.
Macfadyen, G., Nasr-Alla, A., Kenawy, D. A., Fathi, M., 
Hebicha, H., Diab, A.M., Hussein, S.M., Abouzied, 
R.M., EL Naggar, G.O., 2012. Value chian analysis- 
An assessment methodology to estimate Egyptian 
aquaculture sector performance. Aquaculture 362-363,
18-27. 
Rosales, R.M., Pomeroyb, R., Calabioc, I.J., Batongd, 
M., Cedoe, K., Escaraf, N., Facunlag, V., Gulayanh, 
A., Narvadezi, M., Sarahadilj, M., Sobrevegak, 
M.A., 2017. Value chain analysis and small-scale 
fisheries management. Marine Policy, 83: 11-21.
134
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(105)/2019
Value chain of Sciaenidae in the Mekong estuaries
Dang Thi Phuong, Tran Dac Dinh, Huynh Van Hien, 
Nguyen Trung Tin, Nguyen Thi Vang
Abstract
This study was conducted from June 2018 to June 2019 aiming to describe and analyze the value chain of exploited 
Sciaenidae in Mekong estuaries, including Soc Trang, Tra Vinh, Ben Tra and Tien Giang provinces. Sciaenidae was 
primarily sold in the traditional markets with fresh fish and artisanally cured products. Middlemen played important 
role of Sciaenidae value chain (98.62%). Channel 1 was the most important and the profit for fishermen was 19 
thousand VND/kg (made up 75% the whole chain) with the benefit ratio was 2.83 times. Fishermen were the actor 
receiving net income level from 34% to 75% of the whole chain and depending on distributed channel. However, they 
were directly affected by the weather and markets.
Keywords: Value chain, Sciaenidae and Mekong estuarine
Ngày nhận bài: 15/7/2019
Ngày phản biện: 29/7/2019
Người phản biện: TS. Lý Văn Khánh
Ngày duyệt đăng: 9/8/2019

File đính kèm:

  • pdfchuoi_gia_tri_ho_ca_du_khai_thac_o_vung_cua_song_cuu_long.pdf