Các yếu tố tác động lên phát triển bền vững sinh kế nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
TÓM TẮT
Để đánh giá tiềm năng phát triển của nghề nuôi cá Măng sữa, chúng tôi đã phân tích nghề nuôi theo
hướng đáp ứng tốt với các yếu tố tác động lên sinh kế bền vững của nghề nuôi thủy sản ở vùng biển
Đông Nam Việt Nam. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy, 4 thành phần của biến
độc lập là nhân tố gây tổn thương; nhân tố đầu vào; thể chế chính sách và văn hóa – truyền thống
có tác động lên biến trung gian là mức độ bền vững chiến lược sinh kế với hệ số lần lượt là -0,357;
0,167; 0,133 và -0,229. Sau đó, bền vững chiến lược sinh kế tiếp tục tác động thúc đẩy lên biến tiềm
ẩn là bền vững kết quả sinh kế, với hệ số rất cao (0,910). Kết quả phân tích cho thấy nghề nuôi cá
Măng sữa có nhiều lợi thế như chi phí đầu vào thấp, đối tượng nuôi ít bệnh, không đòi hỏi trình độ
kỹ thuật cao, cung cấp nguồn thực phẩm giá trị và có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường. Vì vậy cần
nhân rộng, phát triển nghề nuôi cá Măng sữa ở vùng biển Đông Nam Việt Nam, giúp hạn chế tác
động kìm hãm của nhân tố gây tổn thương và văn hóa – truyền thống, phát huy tác động thúc đẩy
của nhân tố đầu vào và thể chế chính sách, từ đó giúp hộ nuôi thủy sản tạo sinh kế có mức độ bền
vững cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động lên phát triển bền vững sinh kế nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
kế khác (BVCL4), có khả năng giúp bảo tồn nguồn lợi cho các thế hệ tiếp theo (BVCL3), có khả năng phát triển ổn định lâu dài (BVCL1), không bị ngăn cấm hoặc có khả năng bị xử phạt do vi phạm quy định môi trường (NNPT4), được hưởng nhiều ưu đãi chính sách trong vay vốn, trợ thuế, ưu tiên phát triển vì phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo (NNPT1). Cá Măng sữa được đánh giá là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi, bảo quản lạnh, rút xương nguyên con hoặc phi lê. Cá nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như chiên, đóng hộp, xông khói hoặc sản xuất nước chấm (Bagarinao, 1998). Do vậy, nghề nuôi cá Măng sữa có tiềm năng bền vững sinh kế do cung cấp đủ dinh dưỡng cho hộ nuôi (CSDB9). Quyết định 1690 / QĐ - TTg, ngày 16 / 09 / 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 cho thấy, phát triển thủy sản phải theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa nâng cao giá trị với bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi và phát triển an sinh xã hội. Theo đó, sẽ ưu tiên phát triển hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường, sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Quyết định 1445/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/08/2013, về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm 96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II nhìn 2030 cho thấy, quy hoạch thủy sản phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể, phải rà soát quy hoạch theo hướng đối với các vùng nuôi tập trung đã bị ô nhiễm, cần phải quy hoạch lại, cải tạo và chuyển đổi đối tượng nuôi hợp lý, có khả năng phục hồi hệ sinh thái tốt. Khuyến khích hình thức nuôi luân canh, nuôi kết hợp để đảm bảo an toàn sinh học, ưu tiên nghề nuôi tiết kiệm nước, ít xả thải để phục hồi và bảo tồn tài nguyên nước. Đối với nuôi thủy sản trên biển, cần tăng cường nghiên cứu, triển khai nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi mới, có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và có tiềm năng xuất khẩu. Căn cứ trên mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản, tại Quyết định 2310/ QĐ-BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 04/10/2011, về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2010, cá Măng sữa sẽ là đối tượng thuộc nhóm nguyên liệu ưu tiên trong quy định thu mua. Theo đó, sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, thu mua và chế biến sau thu hoạch, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nội địa. Từ cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trên quy mô toàn quốc, khảo sát theo nội dung Quyết định 188/QĐ- TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 02 năm 2012, về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 cho thấy, cá Măng sữa là đối tượng thuộc danh mục nguồn gen quý hiếm của vùng biển Đông nam Việt Nam, cần phải bảo tồn bằng cách bảo vệ vùng con non, thu thập, tư liệu hóa và nhân rộng nguồn gen. Tất cả các Quyết định nêu trên là căn cứ pháp lý vững chắc, cho thấy nghề nuôi cá Măng sữa sẽ được hỗ trợ phát triển bền vững về mặt thể chế, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, ưu tiên trong tiếp cận và mở rộng diện tích nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghề nuôi cá Măng sữa có khả năng đạt yêu cầu sinh kế bền vững, do cung cấp nguồn thực phẩm chủ động và tạo thu nhập ổn định. Không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, có thể tận dụng tốt các nguồn nước có sẵn, đặc biệt là ao nuôi thủy sản cũ, ao sản xuất muối bỏ không. Cá Măng sữa là đối tượng có nhiều ưu điểm sinh học, cũng như lợi thế là khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện nuôi. Quy trình nuôi cá Măng sữa đơn giản, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và chi phí vận hành hệ thống, tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình. Ngoài nuôi đơn, cá có thể nuôi ghép với mục đích cải thiện môi trường và cung cấp sản phẩm thu hoạch phụ rất tốt. Các đặc điểm trên cho thấy, phát triển nghề nuôi cá Măng sữa là hướng đi bền vững, hộ nuôi cần cân nhắc, lựa chọn để ổn định sinh kế gia đình. Về mặt quản lý, nghề nuôi cần phải được đưa vào danh sách quy hoạch, ưu tiên đầu tư và phát triển trong thời gian sắp tới, đáp ứng mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Ban hành kèm theo Quyết định số 82 /2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008. Đào Duy Anh, 2000. Việt Nam văn hóa sử cương. NXB Hội Nhà văn. Lê Đăng Lăng và Lê Tấn Bửu, 2014. Thái độ đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắc Nông. Tạp chí Phát triển và Hội nhập - Phát triển kinh tế địa phương, 18 (28). Nguyễn Minh Đức, 2010. Bài giảng kinh tế thủy sản. Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, 29 trang. Nguyễn Văn Huyên, 2003. Văn minh Việt Nam, tập 2. NXB KHXH. 97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Vũ Thị Hoài Thu, 2013. Sinh kế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh Alava V. R., and Lim C., 1988. Artificial diets for Milkfish, Chanos chanos (Forsskal), fry reared in seawater. Aquaculture, 71 (4): 339 - 346. Austin B., and Austin D. A., 2012. Bacterial Fish Pathogens. In Bacterial Fish Pathogens: Disease of Farmed and Wild Fish. 413 - 441. Bagarinao T., 1998. Economic value of the milkfish industry. SEAFDEC Asian Aquaculture 20 (1): 5 – 6 Bagarinao T., and La Jolla, 1991. Biology of Milkfish (Chanos Chanos Forsskal). Aquaculture Department Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC) Tigbauan, Iloilo, Philippines Boyd C. E., and McNevin A. A., 2015. Aquaculture, Resource Use, and the Environment. John Wiley & Sons Inc., Hoboken, NJ, USA. Brugere C., 2015. Climate change vulnerability in fisheries and aquaculture: a synthesis of six regional studies. FAO Fisheries Circular No. 1104. Rome, FAO. 88 DFID, 2001. Sustainable Livelihood Guidance Sheets. DFID Report. FAO, 2009. The Livelihood Assessment Tool- kit. Analysing and responding to the impact of disasters on the livelihoods of people. First Edition, Published by Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Rome and International Labour Organization (ILO), Geneva, 208p. FAO, 2016. Milkfish Chanos chanos. 05/2019, Chanos_chanos/en Garcia L. M. B., Agbayani R. F., Duray M. N., Hilomen-Garcia G. V., Emata A. C., and Marte C.L., 1999. Economic assessment of commercial hatchery production of milkfish (Chanos chanos Forsskal) fry. Journal of Applied Ichthyology, 15(2): 70 - 74. Holmer M., 2002. Impacts of milkfish (Chanos chanos) aquaculture on carbon and nutrient fluxes in the Bolinao area, Philippines. Marine Pollution Bulletin, 44 (7): 685 - 696. Jaikumar M., Suresh K. C., Robin R.S., Karthikeyan P. and Nagarjuna A., 2013. Milkfish Culture: Alternative Revenue for Mandapam Fisherfolk, Palk Bay, Southeast Coast of India. International Journal of Fisheries and Aquaculture Sciences, 3 (1): 31 - 43. Kam L. E., Martinez-Cordero F. J., Leung P., and Ostrowski A. C., 2003. Economics of milkfish (Chanos chanos) production in Hawaii. Aquaculture Economics & Management 7: 95 - 24. Kollmair M., and Gamper St., 2002. The Sustainable Livelihood Approach. Input Paper for the Integrated Training Course of NCCR North- South. Development Study Group. University of Zurich. Kumagai S., Bagarinao T., and Unggui A., 1985. Growth of juvenile milkfish, Chanos chanos, in a natural habitat. Mar. Ecol. Prog. Ser., 22: 1 - 6. Lee C. S., Leung P. S., and Su M. S., 1997. Bioeconomic evaluation of different fry production systems for milkfish (Chanos chanos). Aquaculture, 155 (1 - 4): 367 - 376. Martinez-Porchas M., and Martinez-Cordova L. R., 2012. World Aquaculture: Environmental Impacts and Troubleshooting Alternatives. The ScientificWorld Journal. 2012. 389623. 10.1100/2012/389623. Martinez-Cordova L. R., Martinez-Porchas M. and Cortes-Jacinto E., 2009. Mexican and World Shrimp Farming: Sustainable Activity or Polluting Industry? Rev. Inter. Cont. Ambient, 25: 181-196. Mondal M. A. H., Ali M. M., Sarma1 P. K., and Alam M.K., 2012. Assessment of aquaculture as a means of sustainable livelihood development in Fulpur upazila under Mymensingh district. J. Bangladesh Agril. Univ. 10(2): 391-402. Mulaik S. A., James L. R., Van Alstine J., Bennett N., Lind S., and Stilwell C. D., 1989. Evaluation of goodness-of-fit indices for structural equation models. Psychological Bulletin, 105 (3): 430 - 445. Mutunga T. M., 2015. Factors influencing sustainability of fish farming projects in Matungulu sub-county, Machakos county, Kenya. University of Nairobi, 97. Njue J. N., and Macharia D., 2015. Factors Affecting the Development of Rainbow Trout Fish Aquaculture: Case of Mathira West District, Nyeri County Kenya. International Journal of Humanities and Social Science, 5 (6): 161 – 170. 98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Ogello E., Mlingi F., Nyonje B., Charo-Karisa H., and Munguti J., 2013. Can integrated livestock- fish culture be a solution to East Afircan’s food insecurity? A Review. African journal of food, Agriculture Nutrition and Development, 13. Paez-Osuna F., Guerrero-Galvan S. R., and CRuiz- Fernandez A., 1998. The environmental impact of shrimp aquaculture and the coastal pollution in Mexico. Marine Pollution Bulletin, 36 (1): 65- 75 Page N., and Czuba Cheryl E., 1999. Empowerment: What Is It? The Journal of Extension, 37 (5). Patrick E. W., and Kagiri A., 2016. An Evaluation of Factors Affecting Sustainability of Fish Farming Projects in Public Secondary Schools in Kiambu County. International Journal of Scientific and Research Publications, 6 (10). Pickering T., and Forbes A., 2002. The Progress of Aquaculture Development in Fiji. Marine Studies Program, the University of South Pacific, 40. Raykov, T., 1997. Estimation of composite reliability for congeneric measures. Applied Psychological Measurement, 21(2): 173-184. Requintina E. D., Mmochi A. J., and Msuya F. E., 2006. A guide to milkfish culture in the Western Indian Ocean Region. Western Indian Ocean Marine Science Association. Siar S. V., and Sajise P. E., 2009. Access rights for sustainable small - scale aquaculture and rural development. In: FAO (ed.) Measuring the contribution of small - scale aquaculture. An Assessment. FAO Fisheries and Aquaculture and Technical Paper, 534. Sinh L. X., 2009. Social impacts of coastal aquaculture in the Mekong Delta of Viet Nam, pp. 95-106. In Bondad-Reantaso M.G. and Prein M. (eds). Measuring the contribution of small- scale aquaculture: an assessment. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 534. Rome, FAO, 180. Sinh L. X., Chung D. M. and Hien H. V., 2005. Technical-economic analysis of shrimp farming systems in the Mekong Delta. Report of the study “Solutions for an improvement of credit supply for coastal aquaculture”. Cantho University, Cantho City. Socialist Republic of VietNam, 2012. Implementation of Sustainable Development in Vietnam, National report at the United Nations Conference on Sustainable Development (Rio+20). Hà Nội. Sulu R. J., Vuto S. P., Schwarz A. M., Wai C. C., Alex M., Basco J. E., Phillips M., Jiau T. S., Perera R., Pickering T., Oengpepa C. P., Toihere C., Rota H., Cleasby N., Lilopeza M., Lavisi J., Sibiti S., Tawaki A., Warren R., Harohau D., Sukulu M., and Koti B., 2016. The feasibility of Milkfish (Chanos chanos) aquaculture in Solomon islands. Penang, Malaysia: WorldFish. Program Report. Sugama K., 2007. Public Policy for Sustainable Development of Milkfish (Chanos Chanos) Aquaculture in Indonesia. In book: Species and System Selection for Sustainable Aquaculture, 347 - 356. WorldBank, 2010. Climate risks and adaptation in Asian Coastal Mega cities. A synthesis report. 99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ANALYSIS OF THE FACTORS AFFECTING ON SUSTAINABLE LIVELIHOOOD DEVELOPMENT OF MILKFISH CHANOS CHANOS FARMING IN THE SOUTHEASTERN COASTAL REGION OF VIETNAM Nguyen Thi My Dung1,2, Le Cong Tru2, Nguyen Phu Hoa2 *, Nguyen Tan Phung3 ABSTRACT In order to assess the potential development of Milkfish farming, we have analyzed the aquaculture in a way that responds well to factors affecting the sustainable livelihoods of aquaculture in the South East Vietnam. Analysis of SEM linear structure model shows that 4 independent variables are Vulnerable factors; Inputs; Institutional policies and Culture - Traditions impacting on the intermediate variable are the sustainability of the livelihood strategy with a coefficient of -0,357; 0,167; 0,133 and -0,229, respectively. Subsequently, sustainable livelihood strategy continues to promote the impact on the potential variable, sustainable livelihoods, with a very high coefficient of 0,910. The analysis results show that the Milkfish farming has many advantages such as low input costs, less risk by disease outbreak, it does not require high technical skills, provides valuable food sources and is significant in environmental protection. Therefore, it is necessary to replicate and develop the Milkfish industry in the southeastern coastal region of Vietnam, helping to limit the inhibiting effects of the vulnerability and cultural-traditional factors, promoting the promoting effect of the inputs and policy institutions factors, thereby helping aquaculture households create a high level of sustainability. Keywords: Milkfish Chanos chanos, sustainable livelihood, Structural Equation Modeling SEM, development potential. Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Giáp Ngày nhận bài: 03/4/2020 Ngày thông qua phản biện: 10/5/2020 Ngày duyệt đăng: 25/5/2020 Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm Ngày nhận bài: 03/4/2020 Ngày thông qua phản biện: 12/5/2020 Ngày duyệt đăng: 25/5/2020 1 Ba Ria Vung Tau College of Education 2 Ho Chi Minh University of Agriculture and Forestry 3 Ho Chi Minh City College of Construction * Email: phuhoa@hcmuaf.edu.vn
File đính kèm:
- cac_yeu_to_tac_dong_len_phat_trien_ben_vung_sinh_ke_nghe_nuo.pdf