Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long

TÓM TẮT

Nghiên cứu này trình bày kết quả ước tính các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ

sống trên cá rô phi vằn dòng GIFT thế hệ thứ 6 tại Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu phân tích

dựa trên số lượng 6.200 cá thể cá đánh dấu từ 124 gia đình, khối lượng trung bình của cá khi đánh

dấu là 11,6 g, chiều dài tổng trung bình cá đạt 8,3 cm; chiều dài chuẩn trung bình đạt 6,6 cm và

chiều cao thân trung bình đạt 2,7 cm. Sau thời gian 6 tháng nuôi thu hoạch được 3.974 cá thể, khối

lượng trung bình khi thu hoạch đạt 610,6 g, tốc độ tăng trưởng trung bình tuyệt đối là 2,5 g/ngày.

Các thông số di truyền được ước tính bằng phần mềm ASReml 4.1. Kết quả hệ số di truyền (h2) đối

với tính trạng tăng trưởng về khối lượng ở mức cao là 0,47. Ảnh hưởng của môi trường ương nuôi

riêng rẽ (c2 = 0,07) chiếm 8% phương sai kiểu hình. Hệ số di truyền của tính trạng tỉ lệ sống tại thời

điểm thu hoạch ở mức thấp là 0,15. Tương quan di truyền giữa tính trạng khối lượng thu hoạch và

tỉ lệ sống là 0,14, điều này cho phép nhận định việc chọn lọc đồng thời hai tính trạng tăng trưởng

và tỉ lệ sống là khả thi.

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 17960
Bạn đang xem tài liệu "Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ chọn giống thứ 6 tại đồng bằng sông Cửu Long
1 cm, chiều dài 
chuẩn trung bình đạt 23,9 ± 0,9 cm, chiều cao 
thân trung bình đạt 10,85 ± 0,33 cm, bề dày thân 
trung bình đạt 4,71 ± 0,14 cm (Bảng 2). 
Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống khi thu hoạch.
Các chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên
Chiều dài tổng (cm) 30,00 1,01 0,03
Chiều dài chuẩn (cm) 23,93 0,93 0,03
Chiều dài tổng cá đực (cm) 30,61 1,02 0,03
Chiều dài tổng cá cái (cm) 28,58 1,03 0,04
Tỷ lệ sống trung bình của các gia đình (%) 62,75 13,78 0,21
Trung bình khối lượng thu hoạch (g) 610,6 138,0 0,22
Với kết quả này cho thấy khả năng tăng 
trưởng về chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều 
cao thân và dày thân của quần đàn cá rô phi vằn 
G
6
 đạt mức cao. 
Hệ số biến thiên (22,6%) cũng cho phép 
nhận định quần thể cá rô phi vằn G
6
 có tính biến 
dị khá về tăng trưởng, và là điều kiện thuận lợi 
cho chọn lọc.
3.2. Hệ số di truyền tính trạng khối lượng 
và tỉ lệ sống thế hệ G6
3.2.1. Khối lượng khi thu hoạch
Các phương sai thành phần và thông số di 
truyền của khối lượng thu hoạch trên cá rô phi 
vằn G
6
 được trình bày trong (Bảng 3). Hệ số di 
truyền (h2) và ảnh hưởng của môi trường ương 
nuôi riêng rẽ (c2) đều khác biệt có ý nghĩa so với 
zero. Hệ số di truyền (h2) ở G
6
 ở mức cao (0, 47 
± 0,13). Ảnh hưởng của môi trường ương nuôi 
riêng rẽ (c2 = 0,07 ± 0,04) (Bảng 3).
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3. Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng và tỷ lệ sống.
c2 h2 rg
Khối lượng 
thu hoạch
5143,2 709,0 4978,8 10831,0 0,07 ± 0,04 0,47 ± 0,13 0,14 ± 0,10
Tỷ lệ sống 0,036 - 0,200 0,236 - 0,15 ± 0,03
Ảnh hưởng của ‘giới tính’ có ý nghĩa thống 
kê (P<0,001) lên khối lượng thu hoạch. Giới 
tính phản ánh đặc điểm sinh học của loài, đó là 
cá rô phi đực lớn nhanh và đạt kích cỡ lớn hơn 
cá rô phi cái cái (Beveridge và ctv., 2000; El-
Sayed và ctv., 2006). 
Trên các loài thủy sản, hệ số di truyền của 
tính trạng tăng trưởng (thường được ghi nhận 
bằng khối lượng thu hoạch) dao động trong 
khoảng 0,10 đến 0,50 (Gjedrem, 2005). Đối với 
quần thể cá rô phi vằn G
6
, hệ số di truyền của 
khối lượng thu hoạch đạt mức cao (0,47 ± 0,13), 
kết quả này cao hơn kết quả thế hệ G
5 
(h2 = 0,29) 
của Trịnh Quốc Trọng và ctv., (2014); cao hơn 
so với nghiên cứu của Luan (2000) (h2 = 0,19); 
dao động h2 = 0,2 – 0,4 như Tave và Smitherman 
(1980), h2 = 0,04 - 0,1 (Gall và Bakar, 2002); h2 
= 0,2 (Rutten và ctv., 2005) hay h2=0,26 (Khaw 
và ctv., (2008); h2 = 0,3 – 0,34 (Ponzoni và ctv., 
2005); h2 = 0,13- 0,2 (Thodesen và ctv., 2011). 
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này vẫn thấp 
hơn nghiên cứu của Bolivar và Newkirk (2002), 
với h2 = 0,55 – 0,56. Kết quả này cũng cao hơn 
so với trên các đối tượng cá rô phi khác như 
cá rô phi (Oreochromis shiranus), h2 = 0,21 - 
0,25 với nghiên cứu của Maluwa (2016), cá 
rô phi xanh (O. Aureus) theo nghiên cứu của 
Bondari và ctv., (1983), h2 = 0,2 – 0,38. Tại 
Việt Nam, chương trình chọn giống cá rô phi đỏ 
(Oreochromis spp.) theo tính trạng tăng trưởng 
cũng có hệ số di truyền qua 4 thế hệ chọn lọc 
nằm ở mức khá (h2 = 0,22 – 0,29) (Trịnh Quốc 
Trọng và ctv., 2017), thấp hơn so với kết quả 
của nghiên cứu này (h2 = 0,47). 
Ảnh hưởng của môi trường ương nuôi riêng 
rẽ (c2) cho tính trạng khối lượng thu hoạch trên 
quần thể cá rô phi vằn G
6
 là thấp (0,07 ± 0,04) 
và nằm gần ngưỡng dưới trong khoảng được 
báo cáo cho cá rô phi (0,08 – 0,21) (Bentsen và 
ctv., 2012), nên không ảnh hưởng đến ước tính 
của h2. Trong những thế hệ chọn giống kế tiếp, 
ảnh hưởng của c2 cần được giảm thiểu đến mức 
tối thiểu bằng cách giảm thời gian sản xuất các 
gia đình và giảm kích cỡ đánh dấu (tức là, giảm 
thời gian ương gia đình riêng rẽ), nhằm tách ảnh 
hưởng di truyền ra khỏi các ảnh hưởng không di 
truyền, làm tăng độ chính xác của chọn lọc. 
3.2.2. Tỉ lệ sống tại thời điểm thu hoạch
Hệ số di truyền của tính trạng tỉ lệ sống 
tại thời điểm thu hoạch ở mức trung bình 0,15 
± 0,03 là thấp (Bảng 3), tuy nhiên đây là tính 
trạng quan trọng nên cần được quan tâm và 
chọn trong chương trình chọn giống cá rô phi 
vằn dòng GIFT tại Đồng bằng sông Cửu Long. 
Kết quả thu được tương đồng với chọn giống cá 
rô phi vằn dòng GIFT 0,14 ± 0,34 (Ponzoni và 
ctv., 2011) nhưng thấp hơn so với các nghiên 
cứu trước đây trên cá rô phi. 
3.3. Tương quan di truyền giữa các tính 
trạng khối lượng và tỉ lệ sống 
Tương quan di truyền giữa tính trạng khối 
lượng thu hoạch và tỉ lệ sống là 0,14 ± 0,10. 
Tương quan này thấp hơn so với kết quả của 
chương trình chọn giống cá rô phi đỏ tại Trung 
Quốc (Thodesen và ctv., 2011) nhưng cao hơn 
so với cá rô phi GIFT tại Trung tâm nghề cá Thế 
giới 0,065 ± 0,026 (Gjedrem, T., 2005) và thấp 
hơn tương quan giữa tính trạng tăng trưởng và 
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
kháng bệnh gan thận mũ trên cá tra 0,26 ± 0,11 
(Trịnh Quốc Trọng và ctv., 2016), tương đương 
với các chương trình chọn giống trên các loài 
thủy sản khác (Gjedrem, T., 2005). Tuy nhiên, 
đây là tương quan thuận giữa hai tính trạng khối 
lượng và tỷ lệ sống không cao, cho thấy có thể 
cải thiện hai tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống 
đồng thời, hoặc khi cải thiện tính trạng tăng 
trưởng thì không ảnh hưởng tiêu cực đến tính 
trạng tỷ lệ sống và ngược lại. Như vậy khi chọn 
một trong hai tính trạng khối lượng và tỷ lệ sống 
cần cần nghiên cứu thêm về tỷ trọng kinh tế.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Tại thời điểm thu hoạch đàn cá đạt tỷ lệ 
sống là 64,1%, khối lượng trung bình đạt 610,6 
± 138,0 g, tương ứng tốc độ tăng trưởng 2,5 g/
ngày. 
Hệ số di truyền (h2) khối lượng khi thu 
hoạch đạt mức cao 0,47, cho phép nhận định 
chọn lọc nhằm cải thiện tính trạng này sẽ có kết 
quả cao tương ứng. 
Hệ số di truyền (h2) của tính trạng tỉ lệ sống 
tại thời điểm thu hoạch ở mức thấp 0,15 ± 0,03, 
nhưng cần xem xét chọn lọc nhằm cải thiện tính 
trạng này trong một chương trình chọn giống 
dài hạn.
Ảnh hưởng của môi trường ương nuôi riêng 
rẽ (c2) cho tính trạng khối lượng thu hoạch trên 
quần thể cá rô phi vằn G
6
 là thấp (c2 = 0,07). 
Tương quan di truyền giữa tính trạng khối 
lượng thu hoạch và tỉ lệ sống là 0,14 ± 0,10, cho 
phép nhận định chọn lọc tính trạng này không 
ảnh hưởng tiêu cực đến tính trạng kia.
4.2. Đề xuất
Tiếp tục chương trình chọn giống trên cá rô 
phi vằn nhằm cải thiện hai tính trạng khối lượng 
và tỉ lệ sống. 
Chương trình chọn giống cá rô phi vằn cần 
quan tâm thêm tính trạng chịu mặn nhằm có 
chọn giống chịu mặn phục vụ nuôi vùng nước 
lợ trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm 
nhập mặn diễn ra nhanh như hiện nay và trong 
tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Trịnh Quốc Trọng, Trần Hữu Phúc, Phạm Đăng Khoa, 
Lao Thanh Tùng, Nguyễn Công Minh, Lê Trung 
Đỉnh, 2013. Quần thể ban đầu cho chọn giống cá 
rô phi đỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển 
tập Hội Nghị khoa học Trẻ ngành Thủy sản lần thứ 
IV thành phố Hồ Chí Minh ngày 06 – 07/6/2013. 
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM. Trang 308 
– 316.
Trịnh Quốc Trọng, Trần Hữu Phúc, Phạm Đăng Khoa, 
Lao Thanh Tùng, Nguyễn Công Minh, Lê Trung 
Đỉnh, 2011. Chọn giống cá rô phi đỏ (Oreochromis 
sp) tại Đồng bằng sông Cửu Long: Những kết quả 
bước đầu;Tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. Trang: 
66 – 75.
Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Văn Sáng, Trần Hữu Phúc, 
Phạm Đăng Khoa, Lao Thanh Tùng, Lê Trung 
Đỉnh, Nguyễn Công Minh, 2017. Báo cáo tổng kết 
đề tài ‘Ứng dụng di truyền phân tử, di truyền số 
lượng phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng cá 
rô phi đỏ (Oreochromis spp.) 2013-2016’. Chương 
trình công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản II.
Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Huỳnh Duy, Nguyễn 
Thanh Vũ, Lê Hồng Phước, Nguyễn Thị Hiền, Ngô 
Hồng ngân, Trần Hữu Phúc, Nguyễn Thị Đang, 
Nguyễn Thế Vương, Phạm Đăng Khoa, Lê Trung 
Đỉnh, 2016. Tương quan di truyền giữa tính trạng 
kháng bệnh gan thân mủ và tăng trưởng trên cá 
tra (Pangasianodon hypophthalmus): ý nghĩa cho 
chọn giống dài hạn. Tạp chí Nghề cá sông Cửu 
Long số 08-tháng 9/2016. Trang 19-31.
Trịnh Quốc Trọng, Lê Trung Đỉnh, Phạm Đăng Khoa, 
2014. Tăng trưởng và tỷ lệ sống ở kích cỡ đánh 
dấu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng 
GIFT thế hệ 15. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long.
Tài liệu tiếng Anh
Azhar, H., Nguyen, N.H., Ponzoni, R.W., Suhba, 
H., 2008. Evaluation of three red tilapia strains 
(Oreochromis spp) for growth performance and 
survival in earthen ponds. In Proceedings of 8th 
International Symposium on Tilapia in Aquaculture, 
12-14 October 2008 in Egypt, Volume 1 ,119–211.
Bentsen, H.B., Gjerde, B., Eknath, A.E., de Vera, 
M.S.P., Velasco, R.R., Danting, J.C., Dionisio, 
E.E., Longalong, F.M., Reyes, R.A., Abella, T.A., 
Tayamen, M.M., Ponzoni, R.W., 2017. Genetic 
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
improvement of farmed tilapias: Response to five 
generations of selection for increased body weight 
at harvest in Oreochromis niloticus and the further 
impact of the project. Aquaculture 468, Part 1, 206-
217.
Beveridge, M.C.M., and McAndrew, B.J., 2000. 
Tilapias: Biology and Exploitation, Fish and 
Fisheries Series 25, Kluwer Academic Publishers, 
the Netherlands, pp. 505.
Bolivar & Newkirk, 2002. Response to selection for 
body weight in Nile tilapia using a single trait 
animal model. Aquaculture 204, 371-381.
Bondari, K., Sheppard, D.C., 1987. Soldier fly, 
Hermetia illucens L., larvae as feed for channel 
catfish, Ictalurus punctatus (Rafinesque), and 
blue tilapia, Oreochromis aureus (Steindachner). 
Aquaculture Research 18, 209 – 220.
Falconer, D. S., & Mackay, T. F., 1996. Introduction to 
Quantitative Genetics. Fourth edi. Harlow, Essex. 
England: Longman Group Ltd.
Gall, G.A., Bakar, Y., 2002. Application of mixed-
model techniques to fish breed improvement: 
analysis of breeding-value selection to increase 98-
day body weight in tilapia. Aquaculture. 212, 93-
113.
Gilmour, A. R., Gogel, B. J., Cullis, B. R., Welham, S. 
J., and Thompson, R., 2015. ASReml User Guide 
Release 4.1
Structural Specification, VSN International Ltd, Hemel 
Hempstead, HP1 1ES, UK www.vsni.co.uk.
Gjedrem, T., & Thodesen, J., 2005. Selection. 
In Selection and breeding programs in 
aquaculture (pp. 89-111). Springer, Dordrecht.
Gjedrem, T., Gjøen, H.M., Gjerde, B., 1991. Genetic 
origin of Norwegian farmed Atlantic salmon. 
Aquaculture. 98, 41-50.
Hulata, G., Wohlfarth, G.W., Halevy, A., 1986. 
Mass selection for growth rate in the Nile tilapia 
(Oreochromis niloticus). Aquaculture. 57, 177-184.
McAndrew, B., Roubal, F.R., Roberts, R.J., Bullock, 
A.M., McEwen, I., 1988. The genetics and 
histology of red, blond and associated colour 
variants in Oreochromis niloticus. Genetica. 76, 
127-137.
Khaw, H.L., Ponzoni, R.W., Danting, M.J.C., 
2008. Estimation of genetic change in the GIFT 
strain of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) by 
comparing contemporary progeny produced by 
males born in 1991 or in 2003. Aquaculture 275, 
64-69.
Luan, T.D., 2010. Genetic studies of Nile tilapia 
(Oreochromis niloticus) for farming in Northern 
Vietnam: growth, survival and cold tolerance 
in different farm environments. PhD thesis, 
Norwegian University of life Sciences.
Maluwa, A.O., Gjerde, B., Ponzoni, R.W., 2006. 
Genetic parameters and genotype by environment 
interaction for body weight of Oreochromis 
shiranus. Aquaculture 259, 47-55.
Trinh Quoc Trong, Han A. Mulder, Johan A. M. van 
Arendonk. Han Komen, 2013. Heritability and 
genotype by environment interaction estimates 
for harvest weight, growth rate, and shape of 
Nile tilapia (Oreochromis niloticus) grown in 
river cage and VAC in Vietnam. Aquaculture, 
384,119-127.
Ponzoni, R.W., Hamzah, A,. Tan, S., Kamaruzzaman, 
N,. 2005. Genetic parameters and response to 
selection for live weight in the GIFT strain of 
Nile Tilapia. Aquaculture 247, 203-210.
Rezk, M. A., Ponzoni, R. W., Hooi LingKhaw, 
Kamel, E., Dawood, T., John, G., 2009. Selective 
breeding for increased body weight in a synthetic 
breed of Egyptian Nile tilapia, Oreochromis 
niloticus: Response to selection and genetic 
parameters. Aquaculture, Volume 293, 3–4, 187 
– 194.
Rutten, M.J.M., Bovenhuis, H., Komen, H., 
2005. Modeling fillet traits based on body 
measurements in three Nile tilapia strains 
(Oreochromis niloticus L.) Aquaculture 231 (1-
4), 113-122.
Tave, D., and Smitherman, R.O., 1980. Predicted 
response to selection for early growth in Tilapia 
nilotica. Trans. Am. Fish. Soc 109, 439-445.
Thodesen, J., Rye, M., Wang, Y.-X., Yang, K.-
S., Bentsen, H.B., Gjedrem, T., 2011. Genetic 
improvement of tilapias in China: Genetic 
parameters and selection responses in growth 
of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) after six 
generations of multi-trait selection for growth 
and fillet yield. Aquaculture, 322–323, 51-64.
12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 17 - THÁNG 9/2020
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
GENETIC PARAMETERS FOR GROWTH AND SURVIVAL RATE OF 
THE 6th GENERATION OF NILE TILAPIA IN THE MEKONG DELTA
Le Trung Dinh1*, Tran Huu Phuc1, Nguyen Van Minh2, Trinh Quoc Trong3, 
Pham Dang Khoa1, Vo Thi Hong Tham1
ABSTRACT
This study presents the estimated results of genetic parameters for growth and survival rate traits 
of the 6th selective generation of Nile tilapia in the Mekong Delta. The data was based on the 
number of 6,200 tagged fish from 124 families, the average tagging weight, total length, standard 
length and body height of fingerling of 11.6 g, 8.3 cm, 6.6 cm and 2.7 cm respectively. After six 
months of rearing, 3,974 individuals were harvested and the average of harvest weight was 610.6 
g/fish. The average of growth rate is 2.5 g/day. The genetic parameters were estimated in ASReml 
ver.4.1 software. The heritability (h2) for the growth trait as harvest body weight is high, 0.47. The 
common environment effect to full-sibs (c2 = 0.07) is accounted for 8% of the phenotype variance. 
Heritability of harvest survival was low, 0.15. Genetic correlation between harvest body weight and 
survival is 0.14. This allows to select both traits, growth and survival rate at the same time feasibly.
Keywords: Genetic parameters, body weight, survival, Nile Tilapia, GIFT.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 15/7/2020
Ngày thông qua phản biện: 30/7/2020
Ngày duyệt đăng: 25/8/2020
Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Thành 
Ngày nhận bài: 15/7/2020
Ngày thông qua phản biện: 28/7/2020
Ngày duyệt đăng: 25/8/2020
1 Research Institute for Aquaculture No.2.
2 Nha Trang University 
3 Worldfish Center
* Email: dinh.letrung@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfcac_thong_so_di_truyen_tinh_trang_tang_truong_va_ty_le_song.pdf