Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

TÓM TẮT Các thông số di truyền và tương quan di truyền của hai tính trạng mức độ sinh sản và hiệu quả sinh sản với khối lượng cá mẹ được ước tính trên quần thể cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) chọn giống tại ĐBSCL. Tính trạng mức độ sinh sản gồm các chỉ tiêu tổng số trứng (NEGG) và khối lượng trứng (EGGW) của 1 cá mẹ; tính trạng hiệu quả sinh sản gồm các chỉ tiêu số trứng thụ tinh (FEGG), tỉ lệ thụ tinh (FER, %), tỉ lệ nở (HAT, %) và tỉ lệ sống cá bột 10 ngày tuổi (SUR, %). Các chỉ tiêu thu được trên 196 cá cái đã tham gia sinh sản, thuộc 57 gia đình. Hệ số di truyền (h2) được ước tính bằng mô hình hồi quy hỗn hợp cá thể; dùng phương pháp phân tích hai biến để tính tương quan di truyền (r g ); các thông số kiểu gen, kiểu hình được ước tính bằng phần mềm ASReml version 4.1. h2 của khối lượng cá mẹ sinh sản (FW) là 0,44 ± 0,17; Đối với tính trạng mức độ sinh sản, h2 của NEGG là 0,31 ± 0,18; EGGW là 0,38 ± 0,40. r g giữa FW và NEGG cao (0,94 ± 0,22), trong khi tương quan giữa FW và EGGW thấp hơn (0,57 ± 0,57). Đối với tính trạng hiệu quả sinh sản, h2 của HAT là 0,52 ± 0,28, FEREGG là 0,12 ± 0,13 và SUR là 0,05 ± 0,11 (không ước tính chỉ tiêu FER), ước tính di truyền khác biệt không đáng kể so với 0. r g giữa FW và FEREGG là 0,98 ± 0,65, giữa FW và HAT là −0,30 ± 0,46, giữa FW và SUR là −0,82 ± 1,17. Ta có thể nhận định từ kết quả rằng cá mẹ càng lớn sẽ có nhiều trứng thụ tinh hơn nhưng tỉ lệ nở và tỉ lệ sống cá bột 10 ngày tuổi thấp hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống ấp trứng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh. Khi ấp trứng, các yếu tố không di truyền như quản lý quá trình ấp dự kiến có thể ảnh hưởng tới ước tính di truyền cho chỉ tiêu tỉ lệ thụ tinh

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 1

Trang 1

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 2

Trang 2

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 3

Trang 3

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 4

Trang 4

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 5

Trang 5

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 6

Trang 6

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 7

Trang 7

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 8

Trang 8

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 22000
Bạn đang xem tài liệu "Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Các thông số di truyền của tính trạng sinh sản của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
22 – 2.253 cho HATF, and 22 – 
2.331 cho FRY10. (Bảng 3)
Bảng 4. Tỉ lệ thụ tinh (FER, %), tỉ lệ nở (HAT, %), tỉ lệ sống cá 10 ngày tuổi (SUR, %)
Chỉ tiêu
Giai đoạn 
trứng/ cá bột
Số cá cái Trung bình
Độ lệch 
chuẩn
Nhỏ nhất Lớn nhất
FER 130 
Trứng 1 57 59,7 23,2 2,6 98,1
Trứng 2 32 78,6 17,9 16,3 100,0
Trứng 3 41 86,2 16,2 30,5 100,0
Tổng 74,8 22,7
HAT 130 
Trứng 1 57 96,5 6,6 70,1 100,0
Trứng 2 32 100,0 0,1 99,4 100,0
Trứng 3 41 100,0 0,0 100,0 100,0
Tổng 98,6 4,5
SUR 196
Trứng 1 57 90,2 10,9 45,5 100,0
Trứng 2 32 86,3 11,5 59,6 99,1
Trứng 3 41 81,3 14,9 19,8 99,0
Bột 1 28 78,8 20,0 8,8 100,0
Bột 2 10 90,2 8,8 77,7 98,8
Bột 3 10 86,0 26,5 5,0 100,0
Tổng 85,2 16,8
8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.1.4. Thống số di truyền
Các thông số di truyền của FW, NEGG và 
EGGW thể hiện trong Bảng 5. Hệ số di truyền 
(h2) của FW là 0,44 ± 0,17, EGGW là 0,38 ± 
0,40 và NEGG là 0,31 ± 0,18. Tương quan di 
truyền (r
g
) giữa FW và NEGG cao 0,94 ± 0,22, 
trong khi tương quan giữa FW và EGGW thấp 
hơn 0,57 ± 0,57.
Bảng 5. Hệ số di truyền (đường chéo, in đậm) và tương quan di truyền của FW với 
NEGG và EGGW
FW NEGG EGGW
FW 0,44 ± 0,17 0,94 ± 0,22 0,57 ± 0,57
NEGG 0,31 ± 0,18 −0,25 ± 0,70
EGGW 0,38 ± 0,40
Các thông số di truyền của FW, FERGG, 
HAT và SUR thể hiện ở Bảng 6. Hệ số di truyền 
cao ở chỉ tiêu HAT (0,52 ± 0,28), nhưng thấp 
ở các chỉ tiêu FEREGG (0,12 ± 0,13) và SUR 
(0,05 ± 0,11). Tương quan di truyền giữa FW và 
FEREGG là thuận cao (0,98 ± 0,65), trong khi 
tương quan giữa FW và HAT (−0,30 ± 0,46) và 
SUR (−0,30 ± 0,46) là nghịch. Các tương quan 
còn lại (giữa FW và FER, FER và HAT, FER và 
SUR) không thể ước tính (không ước tính được, 
NE, Bảng 6).
Bảng 6. Hệ số di truyền (đường chéo, in đậm) và tương quan di truyền giữa (FW, g), (FER, %), 
(HAT, %), và (SUR, %).
FW FER FEREGG HAT SUR
FW 0,44 ± 0,17 NE 0,98 ± 0,65 −0,30 ± 0,46 −0,82 ± 1,17
FER NE NE NE NE
FEREGG 0,12 ± 0,13 NE NE
HAT 0,52 ± 0,28 NE
SUR 0,05 ± 0,11
NE = Không thể ước tính.
IV. THẢO LUẬN
4.1. Cá cái
Cá cái tham gia sinh sản có khối lượng rất 
tốt 499 ± 104,7 g. Tất cả cá cái đạt từ 1,5 tuổi 
nằm trong khoảng tối ưu cho sinh sản (1 - 3 tuổi). 
Tỉ lệ cá cái tham gia sinh sản khá cao 64,3% 
(196 cá sinh sản trên tổng số 305 cá cái nuôi 
vỗ). Thời gian sinh sản 34 ngày (30/12/2017 
đến 2/2/2018) là tương đối ngắn để sản xuất đủ 
số gia đình cho một thế hệ cá rô phi chọn giống. 
Ở cá rô phi vằn, thời gian để sinh sản đủ 100 gia 
đình vào khoảng 40 – 180 ngày (Trọng và ctv., 
2013) và với cá rô phi đỏ là 30 – 45 ngày (Trọng 
và ctv., 2017). 
4.2. Khả năng sinh sản
Trong nghiên cứu này, hệ số di truyền của 
NEGG và EGGW của cá rô phi đỏ tương đương 
với cá hồi vân (Gall và Huang, 1988) là 0,32 ± 
0,12 cho số lượng trứng, 0,28 ± 0,16 cho kích 
cỡ trứng (số trứng trong 30 ml), và 0,30 ± 0,15 
cho thể tích trứng. Gall và Huang (1988) còn 
ghi nhận hệ số di truyền của khối lượng cá cái 
sau khi sinh là 0,15 ± 0,14 và thấp hơn với FW 
trong nghiên cứu này (0,44 ± 0,17). 
Các ước tính trong nghiên cứu dựa trên 
phương sai di truyền cộng gộp từ mô hình 
tuyến tính hỗn hợp cá thể. Ngược lại Gall và 
Huang (1988) ước tính các thông số di truyền 
dựa trên phương sai thành phần theo con bố 
(sire component). Tuy nhiên, Gall và Huang 
(1988) cũng rất đồng thuận với các công bố 
của Su và ctv., (1997) về hệ số di truyền của số 
lượng trứng và thể tích trứng ước tính bằng mô 
hình cá thể.
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Gần đây Gall và Neira (2004) dùng mô hình 
tính phương sai theo bố-mẹ đồng thời cũng thu 
được các kết quả tương tự Gall và Huang (1988) 
và Su và ctv., (1997) về số lượng trứng và khối 
lượng trứng của cá hồi coho. Nhìn chung, giá 
trị chọn giống ước tính (EBVs) thu được từ mô 
hình theo bố có thể kém chính xác và thiên lệch 
vì không có sự điều chỉnh cho khác biệt giữa các 
con mẹ (Van der Werf, 2003). 
Theo chúng tôi những khác biệt về hệ số di 
truyền giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu 
của Gall và Huang (1988), Su và ctv., (1997), 
và Gall và Neira (2004) là do khác biệt về loài. 
Ở cá rô phi, buồng trứng gồm nhiều trứng ở 
giai đoạn khác nhau và số lượng trứng có thể 
sinh sản chỉ chiếm một phần nhỏ (Coward và 
Bromage, 2000). Ngược lại, ở cá hồi trứng hầu 
như rụng đồng loạt (cùng một giai đoạn) và có 
thể thụ tinh khi cho sinh sản nhân tạo. Đối với 
các loài cá sinh sản theo mùa như cá hồi và cá 
chép, khối lượng buồng trứng có thể xác định 
là khối lượng trứng sau khi sinh và thường có 
tương quan cao với khả năng sinh sản do cá đẻ 
róc. Tuy nhiên, cá rô phi đỏ là loài đẻ nhiều lần 
trong năm nên số trứng sinh sản được chỉ chiếm 
một phần của buồng trứng (Macintosh và Little, 
1995; Rana, 1988).
Nhìn chung cá cái càng có khối lượng lớn 
thì đẻ càng nhiều trứng, tương quan di truyền 
(r
g
) rất cao (0,94 ± 0,22) giữa khối lượng cá mẹ 
(FW) và tổng số lượng trứng (EGGW). Cá cái 
lớn hơn có khuynh hướng đẻ trứng lớn hơn, 
hệ số di truyền giữa FW và EGGW cao nhưng 
sai số chuẩn cũng cao (0,57 ± 0,57). Tổng số 
trứng/cá cái tương quan âm với EGGW (−0,25 
± 0,70), có thể nhận định cá cái đẻ càng nhiều 
trứng càng nhẹ, tuy nhiên nhận định này cần 
xem xét cẩn thận vì sai số chuẩn rất cao. 
Không thể cân cả buồng trứng của cá cái vì 
có thể gây chết cá, thay vào đó chúng tôi cân 
30 trứng/cá cái (chỉ là một phần của số trứng 
cá mẹ sản xuất) và trong cùng một ổ trứng thì 
nhiều trường hợp giai đoạn phát triển của trứng 
có sự chênh lệch với nhau, điều này có thể ảnh 
hưởng đến ước tính.
4.3. Hiệu quả sinh sản
Hiệu quả của hệ thống ấp cũng ảnh hưởng 
đến tỷ lệ thụ tinh. Sau khi thu trứng từ cá mẹ 
và ấp trong nhà giống các yếu tố không di 
truyền, như quản lý trong thời gian ấp, có 
khả năng sẽ ảnh hưởng đến ước tính di truyền 
đối với tính trạng hiệu quả sinh sản. Đối với 
FER, khả năng di truyền không thể ước lượng 
được, một phần vì cá rô phi cái có đặc tính tự 
làm sạch (loại bỏ những trứng không thụ tinh 
hoặc bị hư) trong ổ trứng trong thời gian ấp 
trứng trong miệng cá (trước khi được thu). Hệ 
số di truyền của HAT là 0,52 ± 0,28. Đối với 
FEREGG (0,12 ± 0,13) và SUR (0,05 ± 0,11), 
ước tính di truyền khác biệt không đáng kể so 
với không nếu xét đến sai số chuẩn. Các chỉ 
tiêu có liên kết như FER, HAT và SUR, khó 
ước tính vì các lỗi tích lũy trong các ước tính 
kiểu hình của các chỉ tiêu thành phần (FEGG, 
HATF và FRY10 trong trường hợp này) 
(Sokal và Rohlf, 1981). Nói cách khác, rất có 
thể là ảnh hưởng tích lũy của môi trường tới 
các phương sai thành phần khác.
Tương quan di truyền giữa FW và FEREGG 
là thuận dương (0,98 ± 0,65), nhưng nghịch 
giữa FW và HAT (-0,30 ± 0,46) và giữa FW và 
SUR (-0,82 ± 1,17). Những ước tính này cho 
thấy những con cái nặng hơn thường có nhiều 
trứng thụ tinh hơn, nhưng tỷ lệ nở và tỉ lệ sống 
của cá con 10 ngày tuổi thấp hơn.
4.4. Thảo luận chung
Thông số di truyền cho một số tính trạng 
không ước tính được và hầu như khác không 
(zero) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này 
có thể có liên quan đến cấu trúc số liệu là cá mẹ 
trong nghiên cứu thuộc 57 gia đình, cá bố thuộc 
41 gia đình. Thời điểm thu trứng (4-7 ngày khác 
nhau), cách thu trứng cân khối lượng, thể tích 
ấp trứng và chứa cá bột cho tổng số lượng trứng 
thu được khác nhau, chỉ thu trên số trứng sinh 
sản,... Có thể cũng đã ảnh hưởng đến tính trạng, 
từ đó ảnh hưởng đến ước tính các phương sai 
thành phần và thông số di truyền. Cần có nghiên 
cứu bổ sung để có kết luận tốt hơn về hệ số di 
truyền cho chỉ tiêu (FEREGG, HAT) và tương 
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
quan di truyền giữa FW và FEREGG, FW và 
HAT, FW và EGGW.
V. KẾT LUẬN
Đây là một trong những nghiên cứu và công 
bố đầu tiên về chỉ tiêu sinh sản, đã có một số kết 
quả có thể tham khảo ngay nhưng cần nghiên 
cứu bổ sung để có kết luận đầy đủ hơn về hệ 
số di truyền cho chỉ tiêu (FEREGG, HAT) và 
tương quan di truyền giữa FW và FEREGG, 
FW và HAT, FW và EGGW.
Hệ số di truyền cao cho trọng lượng cá 
cái lúc sinh sản (0,44 ± 0,17). Tương quan di 
truyền thuận cao giữa tính trạng này với NEGG 
(0,31 ± 0,18) cho thấy có thể nâng cao năng 
suất trứng, từ đó có định hướng tăng số lượng 
cá bột sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Coward, K., Bromage, N.R., 2000. Reproductive 
physiology of female tilapia broodstock. 
Reviews in Fish Biology and Fisheries, 10, 1 - 
25.
Gall, G.A.E., Huang, N., 1988. Heritability and 
selection schemes for rainbow trout: Female 
reproductive performance. Aquaculture, 73, 57 
– 66.
Gall, G.A.E., Neira, R., 2004. Genetic analysis of 
female reproduction traits of farmed coho salmon 
(Oncorhyncus kisutch). Aquaculture, 234, 143 – 
154.
Gilmour, A.R., Gogel, B.J., Cullis, B.R., Welham, 
S.J., Thompson, R., 2015. ASReml User Guide 
Release 4.1 Structural Specification. VNS 
International Ltd., Hemel Hempstead, HP1 1ES, 
United Kingdom.
Macintosh, D.J. and Little, D.C., 1995. Nile 
tilapia (Oreochromis niloticus). Broodstock 
management and egg and larval quality, 277.
Merican, Z., 2011. Tilapia is gaining popularity in 
Vietnam, Aquaculture Asia Pacific, pp. 40.
Rana, K., 1988. Reproductive biology and the 
hatchery rearing of Tilapia eggs and fry. Recent 
Advances in Aquaculture. 343 – 406.
Sokal, R.R., Rohlf, F.J., 1981. Biometry, second 
edition. Freeman, San Francisco. 
Su, G.S., Liljedahl, L.E., Gall, G.A.E., 1997. 
Genetic and environmental variation of 
female reproductive traits in rainbow trout 
(Oncorhynchus mykiss). Aquaculture, 154, 115 
– 124.
Tổng cục Thuỷ sản, 2016 (https://tongcucthuysan.
gov.vn/vi-vn/nu%C3%B4i-tr%E1%BB%93ng-
t h % E 1 % B B % A 7 y - s % E 1 % B A % A 3 n / -
n u % C 3 % B 4 i - t h % E 1 % B B % A 7 y -
s%E1%BA%A3n/doc-tin/005686/2016-08-08/
Banner007)
Trịnh Quốc Trọng, Johan A.M. van Arendonk, 
Hans Komen, 2013. Genetic parameters for 
reproductive traits in female Nile tilapia 
(Oreochromis niloticus): I. Spawning success 
and time to spawn. Aquaculture 416 – 417, p. 57 
– 64.
Trịnh Quốc Trọng, Johan A.M. van Arendonk, 
Hans Komen, 2013. Genetic parameters for 
reproductive traits in female Nile tilapia 
(Oreochromis niloticus): II. Fecundity and 
fertility. Aquaculture 416 – 417, p. 72 – 77.
Trịnh Quốc Trọng, Nguyễn Văn Sáng, Trần Hữu 
Phúc, Phạm Đăng Khoa, Lao Thanh Tùng, Lê 
Trung Đỉnh, Nguyễn Công Minh, 2017. Final 
report for project ‘Applications of molecular and 
quantitative genetics in selective breeding for 
red tilapia (Oreochromis spp.)’, Biotechnology 
in Agriculture and Aquaculture Programme. 
Research Institute for Aquaculture No. 2, pp. 90 
(in Vietnamese).
Julius Van der Werf and Mike Goddard, 2003. 
Models and methods for genetic analysis. J Van 
der Werf, M Goddard - Course Notes. University 
of New England (UNE).
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
GENETIC PARAMETERS FOR REPRODUCTIVE TRAITS IN RED 
TILAPIA (Oreochromis spp.) IN THE MEKONG DELTA OF VIETNAM
Pham Dang Khoa1*, Tran Huu Phuc1, Muhirwa Safari Charles 2, Trinh Quoc Trong1**, 
Vo Thi Hong Tham1, Nguyen Thi Kieu Nga1, Nguyen Huynh Duy1, Nguyen Thanh Vu1
ABSTRACT
We estimated the genetic parameters for reproductive traits and their genetic correlation with 
female body weight at spawning in a selected population of red tilapia (Oreochromis sp.) in the 
Mekong Delta of Vietnam. The studied traits were grouped into two categories, namely fecundity-
related (fecundity) and fertility-related traits (fertility). Fecundity traits include total number of 
eggs collected per female (NEGG) and total weight of 30 eggs per female (EGGW). Fertility traits 
included number of fertilised eggs (FEGG), fertilisation rate (FER, in %), hatching rate (HAT, in 
%), and survival rate of 10-day-old fry (SUR, in %). The parameters of 196 spawned female was 
in 57 families. Heritabity (h2), genetic correlation (r
g
), genetic and phenotype parameters were 
estimated by ASReml (version 4.1). h2 estimate for female body weight at spawning (FW) was 
0.44 ± 0.17. For fecundity traits, heritability estimates were 0.38 ± 0.40 for EGGW and 0.31 ± 
0.18 for NEGG. Genetic correlation between FW and NEGG was high (0.94 ± 0.22), while it was 
lower between FW and EGGW (0.57 ± 0.57), implicating that heavier females produced more 
eggs and heavier eggs. For fertility traits, heritability was not estimable for FER. Heritability 
estimate for HAT was 0.52 ± 0.28. For FEREGG (0.12 ± 0.13) and SUR (0.05 ± 0.11), heritability 
estimates were not significantly different from zero. This might be because of accumulated errors 
in the phenotypic estimates of the component traits. In other words, it was most likely due to the 
high environmental error that accumulated in the component traits. Genetic correlation between 
FW and FEREGG was 0.98 ± 0.65, between FW and HAT was −0.30 ± 0.46, and between FW 
and SUR was −0.82 ± 1.17. These estimates implicated that heavier females tended to have more 
fertilized eggs, but have lower hatching rate and survival rate of 10-day-old fry. However, the 
effectiveness of the incubation system also affected fertilisation rates. As collected eggs entered 
the hatchery, non-genetic factors, such as management during incubation, are expected to affect 
estimates of heritability for fertility traits.
Keywords: genetic correlation, heritability, Oreochromis sp, reproductive traits
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 20/11/2018
Ngày thông qua phản biện: 20/12/2018
Ngày duyệt đăng: 25/12/2018
1 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No. 2 
(1** NBF, before 01/2018)
2 Can Tho University
* Email: pdk19045@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfcac_thong_so_di_truyen_cua_tinh_trang_sinh_san_cua_ca_ro_phi.pdf