Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu

Thủy hải sản đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm

2005 ngành thủy sản đã xuất khẩu và thu được 2,738 tỷ USD, trong đó tôm chiếm hơn 1 tỷ

USD. Khối lượng xuất khẩu tôm hàng năm đã đạt khoảng 180 ngàn tấn (EUROFISH

Magazine, Issue 01/2004). Theo ước tính có đến 3,4 triệu người lao động trực tiếp và gián tiếp

trong ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Sản lượng thủy sản cả nuôi trồng

lẫn đánh bắt năm 2005 đã đạt 3,43 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2005).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành tôm nuôi đã phát triển rất mạnh trong

giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay. Diện tích mặt nước nuôi tôm nước mặn, lợ năm 2005 đã

đạt đến 616,9 ngàn ha, tăng 1,9 lần so với năm 2000. Sản lượng tôm nuôi đạt 330,2 ngàn tấn,

tăng 3,53 lần so với năm 2000. Như vậy, tốc độ tăng sản lượng cao gấp 1,86 lần so với tăng

diện tích. Điều này có nghĩa năng suất tôm nuôi đã được cải thiện nhiều, chủ yếu nhờ tăng

diện tích nuôi tôm thâm canh.

Ngành sản xuất tôm nuôi Việt Nam chủ yếu phát triển ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL), nơi nông dân ven biển đã chuyển dịch sản xuất từ lúa nước trời sang nuôi tôm. Sản

lượng tôm nuôi ở ĐBSCL năm 2005 là 270,652 ngàn tấn, chiếm đến 81,97% tổng sản lượng

tôm nuôi cả nước (Tổng cục Thống kê, 2005). Các tỉnh có tỷ trọng sản lượng lớn theo thứ tự

là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang và Trà Vinh.

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 1

Trang 1

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 2

Trang 2

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 3

Trang 3

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 4

Trang 4

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 5

Trang 5

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 6

Trang 6

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 7

Trang 7

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 8

Trang 8

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 9

Trang 9

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 19520
Bạn đang xem tài liệu "Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu

Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền vững của ngành tôm ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu
u phương tiện hoạt động cho quản lý 
chuyên ngành, nhất là trang thiết bị thí nghiệm, đo lường, đánh giá xét nghiệm, nghiên cứu. 
5. Tổ chức sản xuất 
Sản xuất tôm của hộ nông dân còn mang tính tự phát, tính cộng đồng và liên kết thực sự trong 
xã hội nông dân còn yếu kém, chưa hình thành các hình thức sản xuất cộng đồng, các hiệp hội 
người nuôi tôm. Trong khi đó vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nhận thức rõ về nguy cơ ô 
nhiễm môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Hệ thống thương mại thiếu tính liên kết dọc chặt chẽ giữa các tác nhân trong quá trình sản 
xuất- thương mại hóa sản phẩm. Điểm yếu nhất là chưa hình thành mối liên kết trực tiếp giữa 
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và nông dân sản xuất. Hệ thống thương lái kiểm soát hầu 
như toàn bộ thị trường tôm nguyên liệu từ việc thu mua tôm của nông dân cho đến bán tôm 
nguyên liệu cho nhà máy. Vì vậy, điểm yếu nhất của hệ thống là chưa có khả năng kiểm soát 
nguồn nguyên liệu một cách chặt chẽ và có kế hoạch, đồng thời tăng rủi ro trong xuất khẩu vì 
khả năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, thiếu khả năng truy xuất 
nguồn gốc sản phẩm. 
Hệ thống thông tin thị trường chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp. Nông dân hầu như không nhận 
được thông tin về thị trường tiêu thụ nội địa và thế giới. 
Ngành tôm cũng lệ thuộc vào các sản phẩm đầu vào do các công ty chế biến thức ăn nuôi tôm 
và thuốc thú y cung cấp, đặc biệt về chất lượng, giá cả. Điều này tác động trực tiếp đến chất 
lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tình trạng đời sống kinh tế xã hội của người nuôi tôm. 
6. Trình độ kiến thức của người sản xuất, của công nghệ sản xuất hiện tại chưa giải 
quyết đồng bộ các yêu cầu về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu 
quả kinh tế 
Về mặt công nghệ sản xuất, hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật, công nghệ mới hỗ trợ cho 
người sản xuất, bảo đảm năng suất, phòng trị được bệnh tôm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực 
phẩm và và có hiệu quả kinh tế cao. 
Chất lượng con giống chưa bảo đảm, khả năng nhiễm bệnh từ còn giống còn rất lớn và chưa 
kiểm soát được. 
Thiếu kiến thức kỹ thuật, bệnh tôm chưa giải quyết được là yếu kém chung của người nuôi 
tôm. Tình trạng sử dụng thuốc thú y thủy sản sai cách và kém hiệu quả trong nông dân khá 
phổ biến. Tình trạng này dẫn đến nhiều bất lợi như gây lãng phí kinh tế, dễ dẫn đến tình trạng 
lờn thuốc và tăng nguy cơ tồn dư các loại thuốc thú y trong tôm sản phẩm. 
Ngoài ra, sự hiểu biết chưa đồng đều, nhận thức chưa tốt của một bộ phận người nuôi tôm về 
tầm quan trọng của việc xử lý nước thải, bùn thải trước khi thải ra môi trường đã dẫn đến tình 
trạng xả thải và gây nhiễm bẩn môi trường nước, tăng khả năng lây lan dịch bệnh tôm đối với 
cộng đồng. 
7. Thương mại và giá cả 
Các vấn đề thương mại và giá cả các năm gần đây diễn biến theo chiều hướng xấu, gây bất lợi 
cho ngành tôm nuôi ở ĐBSCL. Giá vật tư đầu vào tăng theo mức tăng của giá dầu thế giới 
làm cho chi phí sản xuất tăng cao, giảm mức lợi nhuận của nông dân và tăng mức độ rủi ro 
trong sản xuất. Giá bán tôm nguyên liệu thường không ổn định, có xu hướng giảm trong trung 
hạn vì cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu tôm. 
Ngoài ra, từ khi Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam và một 
số nước khác, khối lượng sản phẩm tôm xuất khẩu đi Mỹ sụt giảm, gây giảm giá dây chuyền 
đối với tôm nguyên liệu trong nước. Phía thị trường Châu Âu, việc áp dụng các rào cản kỹ 
thuật, chủ yếu là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo ra nhiều áp lực lớn trong 
việc quản lý chất lượng sản phẩm của nhiều địa phương. Gần đây, Liên Minh Thủy sản toàn 
cầu bắt đầu đề xuất áp dụng tiêu chuẩn Best Aquaculture Practices (BAP) cho người nuôi tôm 
và nhà máy chế biến tôm. 
Hạn chế về kỹ thuật nuôi tôm cũng chưa cho phép nuôi tôm rải vụ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng 
mất cân đối về cung ứng tôm nguyên liệu và năng lực chế biến, tiêu thụ. Hệ quả là trong giai 
đoạn thu hoạch rộ, tình trạng giá tôm thấp dễ xảy ra. Ngược lại, doanh nghiệp chế biến lại 
thiếu hụt nguyên liệu trong thời gian giáp vụ. 
Cơ chế định giá thu mua hiện nay chưa phân biệt sản phẩm tôm theo chất lượng vệ sinh an 
toàn thực phẩm. Vì vậy, nếu nông dân nuôi tôm theo các hình thức nuôi hữu cơ, sinh học, 
không dùng hóa chất hoặc áp dụng đúng các quy định về sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy 
sản, họ vẫn không được định giá sản phẩm cao hơn trên thị trường. Chính vì vậy, việc thiếu 
một cơ chế định giá mang tính chất khuyến khích cho tôm nguyên liệu thỏa mãn các tiêu 
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một hạn chế quan trọng để kích thích người nuôi tôm áp 
dụng các quy trình nuôi tôm sạch, an toàn. 
8. Điều kiện tự nhiên và môi trường sản xuất 
Diễn biến bất thường của thời tiết trong các năm gần đây đã gây ra nhiều bất lợi. Tình trạng 
nắng nóng kéo dài trong mùa khô, các diễn biến thất thường về thời tiết thường dẫn đến tình 
trạng lệch mùa vụ thả giống hoặc hạn chế khả năng sinh trưởng của tôm. 
Tình trạng bồi lắng kênh mương, ao vuông rất phổ biến do hai nguyên nhân chính là bồi lắng 
tự nhiên cao và bơm bùn đáy ra kênh rạch của người nuôi tôm. Hệ quả là khả năng cấp nước 
cho hệ thống ao đầm suy giảm và tăng chi phí nạo vét. Nhiều địa phương không đủ vốn để 
duy trì việc nạo vét thường xuyên. 
Nhiều tỉnh xa nguồn nước ngọt nên thiếu nước ngọt trong mùa khô. Do thiếu nguồn nước mặt 
cung cấp, người nuôi tôm buộc phải tăng cường sử dụng nước ngầm, gây ra áp lực lớn về sử 
dụng tài nguyên tự nhiên. Vấn đề suy giảm môi trường bao gồm các hiện tượng như nhiễm 
mặn tăng, giảm lượng nước ngầm, giảm sự đa dạng sinh học đã có các dấu hiệu cảnh báo. 
Gần đây, giới quản lý và nông dân nuôi tôm cho biết đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm nguồn 
nước sản xuất (nước mặt) do nhiễm chất thải sinh hoạt, bùn thải từ các ao tôm, chất hữu cơ, 
hóa chất, mầm bệnh v.v. nhưng chưa đánh giá chính xác được. 
9. Rủi ro về kinh tế - xã hội gia tăng 
Mức độ rủi ro kinh tế trong sản xuất của nông dân tăng, tính ổn định trong sản xuất giảm. 
Nuôi tôm không làm giảm nghèo được. Tình trạng nợ nần trong dân, dư nợ ngân hàng tăng 
cao ở nhiều vùng nuôi tôm. Rủi ro kinh tế tăng cao. Sinh kế của nông dân gặp nhiều rủi ro và 
khó khăn. Mặc khác, dù ngành chế biến thủy sản tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm nhưng 
nếu chỉ tính trên hoạt động nuôi tôm của nông dân, số công ăn việc làm có ít hơn so với ngành 
trồng lúa trước đây. Do đó, một bộ phận nông dân nghèo, ít đất, thiếu kỹ năng hoặc thói quen 
sản xuất công nghiệp sẽ mất công ăn việc làm, rơi vào hoàn cảnh sinh kế khó khăn. 
Các hạn chế nội tại của ngành sản xuất tôm nuôi ở ĐBSCL cần được các cấp chính quyền và 
giới quản lý ngành thủy sản đánh giá một cách cụ thể để sớm đưa ra các chính sách khắc phục 
sớm và đồng bộ. Việc chuyển dịch đất lúa sang nuôi tôm nước mặn đã xảy ra và chúng ta 
không còn cơ hội để phục hồi hệ sinh thái trước đây nữa. Vì vậy, ngành sản xuất tôm nuôi ven 
biển đòi hỏi phải được phát triển ổn định và tiến tới bền vững. Vấn đề này sẽ quyết định sự ổn 
định kinh tế, xã hội và chính trị ở nhiều vùng nông thôn ven biển ĐBSCL. 
Thông tin tư liệu 
GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN BAP - MỘT THÁCH THỨC MỚI 
ĐỐI VỚI TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 
1. BAP là gì? 
BAP là chữ viết tắt của cụm từ Best Aquaculture Practices, có nghĩa là “Các quy trình nuôi 
trồng thủy sản tốt nhất”. 
Trong sản xuất nông nghiệp, đã có một số quy trình sản xuất tương tự như GAP (Good 
Agriculture Practices). 
Tiêu chuẩn BAP do tổ chức Liên Minh Thủy Sản Toàn Cầu (Global Aquaculture Alliance, 
viết tắt là GAA) phát triển từ năm 2002 và được Hội đồng Chứng nhận Thủy sản 
(Aquaculture Certification Council, Inc., viết tắt là ACC) thực hiện. 
Tiêu chuẩn BAP bao gồm các hướng dẫn quốc tế có định lượng và thủ tục kiểm tra nhằm làm 
giảm tác động môi trường và bảo vệ tính lành mạnh của tôm nuôi thông qua quá trình sản 
xuất tôm. Các tiêu chuẩn này đã được xây dựng với trợ giúp của các chuyên gia dẫn đầu trong 
lĩnh vực kỹ thuật và các tổ chức phi chính phủ. 
Các quy trình sản xuất nhằm vào các hoạt động nuôi tôm, như bảo tồn đất và nước, quản lý 
nước thải, quản lý hóa chất và thuốc thú y thủy sản. Tất cả nhằm cải thiện các khía cạnh an 
toàn thực phẩm, xã hội và môi trường trong nuôi tôm. 
Các tiêu chí BAP được xây dựng một cách toàn diện, bao gồm các vấn đề của quan ngại của 
những người bảo vệ môi trường, các nhà soạn luật định, và nông dân nuôi tôm trong một 
chương trình bao gồm cả cơ sở sản xuất tôm giống, nông trại và nhà máy chế biến tôm từ 
Belize đến Việt Nam. 
Các chứng nhận tiêu chuẩn BAP làm lợi cho người tiêu dùng, người mua và chuỗi cung cấp 
sản phẩm thủy sản nói chung do cung cấp một bộ các chuẩn an toàn nhằm bảo đảm tôm được 
sản xuất một cách lành mạnh và có trách nhiệm. 
Hiện nay, tổ chức GAA đã công bố hai bộ tiêu chuẩn BAP, một dành cho Nhà máy chế biến 
và một dành cho Nông trại sản xuất tôm. 
Tiêu chuẩn BAP dành cho Nông trại gồm có: 
- 12 tiêu chuẩn: trong đó có 3 tiêu chuẩn về Cộng đồng; 6 tiêu chuẩn về Môi trường; 3 
tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm 
- Ngoài ra còn có điều khoản về Truy xuất nguồn gốc 
Tiêu chuẩn BAP dành cho Nhà máy chế biến gồm có: 
- 6 tiêu chuẩn: trong đó có 2 tiêu chuẩn về Cộng đồng; 3 tiêu chuẩn về môi trường; 1 
tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm 
- Ngoài ra còn có các điều khoản về Thử nghiệm sản phẩm và Truy xuất nguồn gốc. 
Hiện nay, ở Việt Nam, có hai cơ sở đầu tiên được cấp chứng nhận BAP vào tháng 10/2005 là 
Công ty Amanda-Foods-Vietnam (năng lực chế biến 7.000 tấn sản phẩm/năm) và Faquimex 
An Nhon Farm 74 ở tỉnh Bến Tre (trại thực thuộc Faquimex, diện tích 74 ha, gồm 69 ao nuôi). 
2. Mở rộng tiêu chuẩn BAP 
GAA có kế hoạch xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn BAP hiện thời các điều khoản bổ sung 
dành cho việc chứng nhận các nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm và thẩm tra các phòng thí 
nghiệm đánh giá an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm tôm chế biến cuối cùng. Các bản 
thảo về tiêu chuẩn Nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm đang được xem xét, và GAA đang bàn 
bạc với Công ty Darden Restaurants, vốn đã có một chương trình nội bộ dành cho thẩm tra 
các phòng thí nghiệm, để phát triển một hệ thống trắc nghiệm phòng thí nghiệm BAP. 
Trong khi hiện nay các tiêu chuẩn thẩm tra phòng thí nghiệm còn bị hạn chế đối với các vấn 
đề an toàn thức phẩm như tồn dư hóa chất và nhiễm vi sinh, một số đại diện ngành tôm đang 
đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khác như xác nhận khối lượng tịnh, kích cỡ và độ tươi. 
GAA sẽ xem xét thêm các tiêu chuẩn này để bổ sung thêm vào chương trình chứng nhận. 
Một khi hoàn thành bộ tiêu chuẩn toàn diện dành cho tôm, GAA sẽ giới thiệu cùng lúc các 
tiêu chuẩn BAP dành cho cá và động vật thân mềm (nhuyễn thể). 
3. Ai áp dụng tiêu chuẩn BAP? 
Wal-Mart, Darden chọn chứng nhận tiêu chuẩn BAP để áp dụng cho các nhà cung cấp 
tôm 
Để bảo đảm trách nhiệm đối với xã hội và môi trường trong cung cấp thủy sản, chuỗi Đại siêu 
thị Wal-Mart và Công ty Darden Restaurants, Inc. (Hoa Kỳ) đã làm đối tác với tổ chức Liên 
Minh Thủy Sản Toàn Cầu (GAA) và Công ty Aquaculture Certification Council, Inc. 
(ACC) để chứng nhận các nhà cung cấp tôm đạt tiêu chuẩn BAP Best Aquaculture Practices 
(BAP) standards. 
Wal-Mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới; và Darden, công ty mẹ của các Công ty Red Lobster, 
Olive Garden, Bahama Breeze, Smokey Bones Barbeque & Grill, và hệ thống 52 nhà hàng 
Seasons; đã nghiên cứu chọn lựa nhiều chương trình cấp chứng nhận khác nhau hơn một năm 
nay, và cuối cùng đã chọn tiêu chuẩn BAP. 
4. Các ảnh hưởng có thể có của chương trình BAP 
Việc tổ chức GAA, đại diện của nhiều công ty thủy sản quốc tế nắm giữ thị phần lớn trên thị 
trường thế giới công bố tiêu chuẩn BAP và hai công ty lớn của Hoa Kỳ chấp nhận áp dụng 
tiêu chuẩn này cho hệ thống phân phối của mình có thể gây ra nhiều ảnh hưởng quan trọng 
trong thị trường tôm toàn cầu, đặc biệt đối với các nước xuất khẩu tôm đến Hoa Kỳ. 
Trước hết, các tiêu chuẩn này là một dạng rào cản kỹ thuật đối với các nước đang phát triển, 
vốn có cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém, hệ thống quy định quản lý và các biện pháp kiểm soát 
chưa chặt chẽ và chưa tổ chức được hệ thống sản xuất - chế biến - xuất khẩu mang tính liên 
kết giữa các thành phần tham gia. 
Nếu chưa thỏa mãn được ngay các tiêu chuẩn BAP, các nước này có thể gặp khó khăn trong 
xuất tôm vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là khi có thể có các công ty thủy sản khác áp dụng tiêu 
chuẩn BAP trong tương lai. 
Đối với Việt Nam, các ảnh hưởng này có thể mang tính nhiều mặt: rào cản kỹ thuật, thay đổi 
phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tôm nuôi ở cấp nông hộ và cộng đồng, vùng và quốc 
gia và tăng chi phí sản xuất. 
Về rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn BAP đòi hỏi nhiều mặt rộng hơn, chứ không chỉ đơn 
thuần là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm như trước đây. Các tiêu chuẩn về lợi ích cộng 
đồng như quyền sở hữu; quan hệ tốt với cộng đồng địa phương; an toàn lao động và bảo đảm 
lợi ích của người lao động đặt ra đòi hỏi các cơ quan quản lý và cấp phép trong các lĩnh vực 
xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động của chính quyền địa phương phải thật sự vào cuộc 
cùng với người nuôi và chế biến xuất khẩu tôm. 
Các tiêu chuẩn về môi trường đòi hỏi phối hợp quản lý tốt giữa các ngành nông lâm nghiệp, 
thủy lợi, thuỷ sản, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ và thương mại. 
Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm như quản lý mua bán, sử dụng thuốc thú y thủy 
sản; quản lý sản xuất-chế biến về mặt vi sinh; quản lý thu hoạch và vận chuyển đòi hỏi nhiều 
nỗ lực quản lý kiểm soát có hiệu quả của ngành thủy sản. 
Do đặc trưng nuôi tôm theo nông hộ nhỏ, việc quản lý sản xuất mang tính cộng đồng phải 
được thực hiện tốt, như là một phần trong hệ thống quản lý có liên kết từ nhà máy chế biến - 
đại lý thu mua tôm nguyên liệu – nông dân nuôi tôm - đại lý buôn bán vật tư thủy sản – các 
công ty sản xuất vật tư thủy sản, bảo đảm trách nhiệm của từng thành phần tham gia và có khả 
năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến mức cao nhất. Điều này thực sự là thách thức rất lớn 
đối với ngành thủy sản vì hiện nay, chưa hình thành được mối liên kết này. 
Để được cấp chứng nhận BAP, chắc chắn là nông trại, nhà máy chế biến và trong tương lai sẽ 
là các công ty sản xuất thức ăn, công ty sản xuất thuốc thú y thủy sản, các phòng thí nghiệm 
ngành và của nhà máy sẽ phải tốn kém rất nhiều chi phí. Các chi phí này chủ yếu là chi phí 
cho việc nâng cấp và áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến và phù hợp với tiêu chuẩn 
BAP, chi phí xin chứng nhận và tái chứng nhận BAP. 
Tài liệu tham khảo 
ACC (2006). Aquaculture Facility Certification – Guidelines for BAP standards – Guidelines 
– Processing plants.  
ACC (2006). Aquaculture Facility Certification – Guidelines for BAP standards – Guidelines 
– Farms.  
GAA activities. Global Aquaculture Alliance --  
ACC Aquaculture Certification Council, Inc. ACC News – December 2005 –

File đính kèm:

  • pdfcac_han_che_doi_voi_muc_tieu_phat_trien_ben_vung_cua_nganh_t.pdf