Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn

1) Nhấp chuột vào biểu tượng START để hiện thị thực đơn START.

2) Chọn PROGRAMS.

3) Chọn thực đơn con MICROSOFT OFFICE rồi chọn biểu tượng

MICROSOFT OFFICE POWERPOINT 2003.

Chú ý: Phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành mà biểu tượng MICROSOFT OFFICE

POWERPOINT 2003 có thể được đặt tại các vị trí khác nhau.

Bạn cũng có thể khởi động Powerpoint bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng lối

tắt của Microsoft Office PowerPoint 2003 trên màn hình nền.

Màn hình làm việc chính của PowerPoint thông thường bao gồm một số thành phần:

• Thanh thực đơn: chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Powerpoint trong khi

làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các thực đơn này, đôi khi cũng có thể sử dụng

Nội dung

1.1 KHỞI ĐỘNG

POWERPOINT

1.2 THÁM HIỂM

CỬA SỔ POWERPOINT

Bạn thực hiện các bước sau đây để khởi động Powerpointtổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.

• Hệ thống thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao

gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó.

• Vùng trình bày: Là nơi chế bản nội dung các bản trình diễn. Mỗi bản trình diễn có

thể bao gồm nhiều tờ chiếu (slide). Tại mỗi thời điểm, màn hình chỉ có thể hiển thị

được 1 tờ chiếu để thiết kế. Bạn có thể sử dụng các công cụ chế bản (như sử dụng

trong Word) để đưa thông tin lên các tờ chiếu này.

• Hộp ghi chú (note): giúp bạn lưu những thông tin chú thích cho từng Slide. Điều

này là cần thiết khi bạn khó có thể nhớ được những thông tin về slide đó.

• Ô Outline/Slides: Có hai thẻ Outline và Slides. Thẻ Outline cho phép bạn xem đại

cương của văn bản tờ chiếu. Thẻ Slide chứa danh sách các tờ chiếu của bản trình

diễn được hiển thị như những hình nhỏ.

• Ô tác vụ: Hiển thị các chỉ lệnh và tính năng bạn thường dùng trong khi làm việc với

bản trình diễn.

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 1

Trang 1

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 2

Trang 2

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 3

Trang 3

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 4

Trang 4

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 5

Trang 5

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 6

Trang 6

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 7

Trang 7

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 8

Trang 8

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 9

Trang 9

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang xuanhieu 5980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn

Bài giảng Tin học cơ bản - Chương 5: Chương trình trình diễn
ách đoạn văn và căn lề 
 • Tìm kiếm và thay thế 
 Trong PowerPoint, bạn có thể thêm và chỉnh sửa văn bản tùy theo 
 nội dung trình diễn. PowerPoint cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau để 
 đưa văn bản vào tờ chiếu: Văn bản giữ chỗ dùng cho việc thêm tiêu đề và 
 phụ đề (giống như ở bài trước), văn bản nhãn dùng cho các đoạn ghi chú, 
 và các hộp văn bản cho nội dung lớn hơn. Bạn cũng có thể nhúng văn 
 bản vào các đối tượng như vòng tròn, hình chữ nhật và hình sao. 
 Trong bài học này, bạn sẽ học cách thêm văn bản vào tờ chiếu, 
 điểu chỉnh vị trí đối tượng, thay đổi cách thể hiện văn bản, tìm kiếm và 
 thay thế văn bản. 
 Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể: 
 • Định dạng văn bản trong bản trình diễn theo ý thích. 
 Nội dung 
 Bạn thực hiện các bước như sau: 
 1) Nhấp chuột vào tờ chiếu đầu tiên. 
Bạn có thể thêm 
văn bản vào tờ 2) Nhấp biểu tượng nút lệnh Text box trên thanh công cụ vẽ. 
chiếu bằng việc sử 
 Khi này con trỏ chuột có hình dạng chữ T ngược. 
dụng một hộp văn 
bản (text box). Giả 3) Nhấp chuột vào vị trí cần bổ sung văn bản. 
sử bạn muốn thêm 
dòng “HÀ NÔI, Khi này con trỏ soạn thảo xuất hiện trong 1 khung bao. 
THÁNG 8/2006” 4) Dùng chuột kéo dài kích thước của khung bao tới vị trí mong muốn. 
vào phía dưới của 
trang tiêu đề. 5) Nhập vào nội dung văn bản “HÀ NÔI, THÁNG 8/2006” . 
 6) Nhấp chuột vào vị trí bất kì trên tờ trình chiếu, bên ngoài hộp văn bản để kết 
 thúc. 
3.2 ĐỊNH DẠNG 
PHÔNG CHỮ 
 Sau khi đã nhập xong thông tin, bạn có thể thay đổi định dạng của chữ viết bằng cách 
 định dạng đặc điểm chữ viết, ví dụ như phông, cỡ chữ, kiểu dạng chữ hay đánh số thứ 
 tự hay hoa thị, v.v 
 Trước khi thực hiện một thao tác định dạng nào, bạn cần chọn phần văn bản bạn muốn 
 định dạng: 
 Để định dạng tất cả văn bản trong hộp văn bản, bạn nhấp chuột vào hộp văn bản đó để 
chọn nó. 
Để định dạng một phần văn bản trong hộp văn bản, bạn bôi đen khối văn bản cần định 
dạng (cách làm giống như bôi đen đoạn văn bản trong Word). 
Để định dạng nhiều hộp văn bản cùng lúc, bạn giữ phím Ctrl rồi nhấp chuột vào từng 
hộp văn bản cần định dạng. 
Để định dạng toàn bộ hộp văn bản trong tờ chiếu, bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + A. 
Sau khi đã chọn được khối văn bản muốn định dạng, bạn có thể thực hiện các công việc 
định dạng sau: 
Nhấp vào các hộp Font để chọn phông chữ. 
Nhấp chuột vào hộp Size để chọn kích thước chữ. 
Nhấp chuột vào nút để chọn kiểu chữ. 
Nhấp chuột vào nút Bullet để thêm dấu đầu dòng. 
Nhấp chuột vào nút Numbering để đánh số đầu dòng. 
Để thay đổi kí tự đánh số thứ tự hoặc kí tự đánh dấu đoạn, bạn mở thực đơn Format, 
chọn Bullet and Numnbering. 
Hộp thoại Bullets and Numnbering xuất hiện như sau: 
 - Nếu muốn thay đổi kí tự đánh số thứ tự, bạn nhấp thẻ Numbered rồi chọn 
 kiểu kí tự mới trong các mẫu bên dưới, chọn cỡ chữ trong ô Size, mầu cho kí 
 tự này trong ô Color, giá trị khởi tạo bắt đầu đánh số thứ tự trong ô Start at, 
 nhấp OK. 
 - Nếu muốn thay đổi kí tự đánh dấu đoạn, bạn nhấp thẻ Bulleted, chọn kiểu kí 
 tự mới trong các mẫu bên dưới, chọn cỡ kí tự trong ô Size, mầu cho kí tự 
 này trong ô Color, nhấp OK. 
3.3 THAY ĐỔI 
KHOẢNG CÁCH 
ĐOẠN VÀ CĂN LỀ 
 • Thay đổi khoảng cách đoạn 
 Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi khoảng cách đoạn văn bản: 
 1) Chọn hộp văn bản cần định dạng khoảng cách đoạn văn bản. 
 2) Nhấp thực đơn FORMAT, chọn lệnh LINE SPACING. 
 Hộp thoại Line Spacing xuất hiện. 
 3) Nhập vào giá trị khoảng cách giữa các dòng trong đoạn vào ô Line spcacing. 
 4) Nhập khoảng cách trước, sau giữa các đoạn vào ô Before paragraph và After 
 paragraph. 
 5) Nhấp OK để kết thúc. 
  Căn lề văn bản 
 Bạn thực hiện các bước sau để căn lề văn bản: 
 1) Chọn khối văn bản cần căn lề. 
 2) Nhấp nút để căn lề trái. 
 3) Nhấp để căn lề phải. 
 4) Nhấp nút để căn lề giữa. 
 Lệnh Find và lệnh Replace trong thực đơn Edit cho phép tìm và thay thế một chuỗi văn 
 bản nhất định. Lệnh Find giúp tìm, xác định vị trí và số lần tìm thấy của phần văn bản 
 cần tìm kiếm. Lệnh Replace thay thế lần lượt các phần văn bản mà lệnh Find tìm được 
 bằng phần văn bản mới. 
3.4 TÌM KIẾM VÀ 
THAY THẾ VĂN 
BẢN Bạn thực hiện như sau: 
 1) Nhấp thực đơn Edit, chọn Replace (hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + H) 
 Hộp thoại Replace xuất hiện. 
2) Nhập đoạn văn bản cần tìm kiếm trong ô Find what. 
3) Nhập đoạn văn bản thay thế trong ô Replace with. 
4) Nhấp Find next để tìm. Kết quả tìm kiếm được sẽ tự động được bôi đen. 
5) Nhấp Replace để thay thế lần lượt. 
6) Nếu bạn đồng ý để PowerPoint tự động tìm kiếm và thay thế, nhấp Replace all. 
7) Kết thúc nhấp nút Close. 
TỔNG KẾT BÀI 
 Trong bài học này bạn đã học các nội dung: 
 • Thêm văn bản vào tờ chiếu 
 • Định dạng phông chữ 
 • Thay đổi khoảng cách đoạn văn và căn lề 
 • Tìm kiếm và thay thế 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 1. Trình bày cách tạo một hộp văn bản. 
 2. Gỡ bỏ số thứ tự và điền dấu đầu dòng cho một danh sách như thế nào? 
 3. Đổi màu phông chữ như thế nào? 
 4. Điều chỉnh khoảng cách dòng của vài đoạn văn bản lên 1,3 như thế nào? 
 5. Trình bày cách tìm và thay thế một từ nhất định trong bản trình diễn? 
 6. Mở tệp tin BaigiangPowerPoint.ppt đã tạo ở bài 2. 
 7. Thêm nội dung cho tờ chiếu thứ 2 là: 
 NỘI DUNG 
  Bài 1: Làm quen với PowerPoint. 
  Bài 2: Làm việc với bản trình diễn. 
  Bài 3: Thêm và chỉnh sửa văn bản trong tờ chiếu. 
  Bài 4: Hiệu ứng trình diễn tờ chiếu. 
  Bài 5: In bản trình diễn. 
 8. Thêm nội dung cho tờ chiếu thứ 3 là: 
 BÀI 1: LÀM QUEN VỚI POWERPOINT 
  Khởi động Powerpoint 
  Thám hiểu cửa sổ Powerpoint 
  Mở bản trình diễn sẵn có 
  Chọn phương pháp bắt đầu bản trình diễn 
  Tạo bản trình diễn bằng trình cài đặt 
  Lưu bản trình diễn 
 9. Lưu bản trình diễn. 
 HIỆU ỨNG TRÌNH DIỄN TỜ 
 Bài
 4 CHIẾU 
• Thêm hiệu ứng hoạt 
 hình 
• Chỉnh sửa hiệu ứng 
 hoạt hình 
• Thêm hiệu ứng 
 chuyển dịch 
• Chỉnh sửa hiệu ứng 
 chuyển dịch 
 Để cho bản trình diễn sinh động và hấp dẫn, bạn có thể sử dụng các 
 hiệu ứng trình diễn do PowerPoint cung cấp, chẳng hạn cho văn bản 
 xuất hiện từ phía dưới rồi chạy dần lên, cho văn bản rõ dần. Ngoài ra, 
 bạn có thể thêm hiệu ứng khi chuyển từ tờ chiếu này sang tờ chiếu 
 khác. 
 Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể 
 • Thêm hiệu ứng hoạt hình và hiệu ứng chuyển dịch cho các tờ chiếu 
 trong bản trình diễn để bản trình diễn sinh động và hấp dẫn. 
 Nội dung 
4.1 THÊM HIỆU • Áp dụng hiệu ứng cho các tờ chiếu 
ỨNG HOẠT HÌNH Bạn thực hiện các bước sau để thêm hiệu ứng hoạt hình cho tờ chiếu: 
 1) Chọn một hoặc nhiều tờ chiếu bạn áp muốn dụng hiệu ứng. 
 2) Nhấp chuột vào thực đơn SLIDE SHOW, chọn lệnh ANIMATION SCHEMES. 
 Ô tác vụ Slide Design xuất hiện phía góc phải của cửa sổ chương trình. 
 3) Bạn chọn kiểu hoạt hình trong phần Apply to selected slides. 
 4) Nhấp Play hoặc Slide Show để xem tác dụng của hoạt hình. 
 5) Nhấp Apply to All Slides nếu muốn áp dụng hiệu ứng này cho tất cả các tờ 
 chiếu trong bản trình diễn. 
 • Áp dụng hiệu ứng cho đối tượng 
 Ngoài việc áp dụng hiệu ứng cho tờ chiếu, bạn có thể áp dụng hiệu ứng cho từng đối 
 tượng trong tờ chiếu. Bạn thực hiện các bước sau: 
 1) Chọn đối tượng cần thêm hiệu ứng, chẳng hạn chọn hộp văn bản. 
 2) Nhấp chuột vào thực đơn SLIDE SHOW, chọn lệnh CUSTOM ANIMATION. 
 Ô tác vụ Custom Animation xuất hiện phía góc phải của cửa sổ chương trình. 
 3) Nhấp nút Add Effect và chọn hiệu ứng cho đối tượng. 
 4) Nhấp Play hoặc Slide Show để xem tác dụng của hiệu ứng. 
4.2 XÓA HIỆU ỨNG 
HOẠT HÌNH 
 • Xóa hiệu ứng hoạt hình của tờ chiếu 
 Bạn thực hiện các bước sau: 
 1) Chọn một hoặc nhiều tờ chiếu bạn muốn xóa hiệu ứng. 
 2) Nhấp chuột vào thực đơn SLIDE SHOW, chọn lệnh ANIMATION SCHEME. 
 Ô tác vụ Slide Design xuất hiện phía góc phải của cửa sổ chương trình. 
 3) Bạn chọn No Animation trong phần Apply to selected slides. 
 4) Nhấp Apply to All Slides nếu muốn xóa hiệu ứng đối với tất cả các tờ chiếu 
 trong bản trình diễn. 
 • Xóa hiệu ứng hoạt hình của đối tượng 
 Bạn thực hiện các bước sau để xóa hiệu ứng hoạt hình của đối tượng: 
 1) Chọn đối tượng cần xóa hiệu ứng, chẳng hạn chọn hộp văn bản. 
 2) Nhấp chuột vào thực đơn SLIDE SHOW, chọn lệnh CUSTOM ANIMATION. 
 Ô tác vụ Custom Animation xuất hiện phía góc phải của cửa sổ chương trình. 
 3) Nhấp nút Remove để xóa hiệu ứng. 
4.3 THÊM HIỆU 
ỨNG CHUYỂN 
 Bạn thực hiện các bước sau để mở bản trình diễn sẵn có 
 Ngoài việc thêm hiệu ứng cho tờ chiếu hoặc các đối tượng trong tờ chiếu, bạn có thể 
 thêm hiệu ứng khi chuyển từ tờ chiếu này sang tờ chiếu khác. 
 Bạn thực hiện các bước sau: 
 1) Chọn một hoặc nhiều tờ chiếu cần áp dụng hiệu ứng chuyển dịch. 
 2) Mở thực đơn SLIDE SHOW, chọn SLIDE TRANSITION. 
 Ô tác vụ Slide Transition xuất hiện bên góc phải của cửa sổ chương trình. 
 1) Chọn hiệu ứng chuyển dịch trong ô Apply to selected slides. 
 2) Chọn tốc độ chuyển dịch trong ô Speed. 
 3) Chọn âm thanh chuyển dịch trong ô Sound. 
 4) Chọn hành động thực hiện chuyển dịch, chẳng hạn “nhấp chuột” hoặc “tự 
 động chuyển sau một khoảng thời gian” trong phần Advance slide. 
 5) Nếu bạn muốn áp dụng hiệu ứng chuyển dịch cho tất cả tờ chiếu, nhấp nút 
 Apply to all Slides. 
 6) Nhấp Play hoặc Slide Show để xem tác dụng của hiệu ứng. 
4.4 XÓA HIỆU ỨNG 
CHUYỂN DỊCH 
 Bạn thực hiện các bước sau để xóa hiệu ứng chuyển dịch: 
 1) Chọn tờ chiếu muốn xóa hiệu ứng chuyển dịch. 
 2) Mở thực đơn SLIDE SHOW, chọn SLIDE TRANSITION. 
 Ô tác vụ Slide Transition xuất hiện bên góc phải của cửa sổ chương trình. 
 3) Chọn No Transition trong phần Apply to selected slides. 
 Trong bài học này bạn đã học các nội dung: 
TỔNG KẾT BÀI 
 • Thêm hiệu ứng hoạt hình 
 • Chỉnh sửa hiệu ứng hoạt hình 
 • Thêm hiệu ứng chuyển dịch 
 • Chỉnh sửa hiệu ứng chuyển dịch 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 1. Trình bày cách thêm hiệu ứng hoạt hình cho các tờ chiếu trong bản trình diễn. 
 2. Trình bày cách thêm hiệu ứng chuyển dịch cho các tờ chiếu trong bản trình diễn. 
 3. Mở tệp tin BaigiangPowerPoint.ppt ở bài trước; Tạo hiệu ứng cho từng tờ chiếu trong bản 
 trình diễn (mỗi tờ một hiệu ứng khác nhau); tạo hiệu ứng chuyển dịch cho tất cả các tờ 
 chiếu và đặt khoảng thời gian trước khi tự động chuyển dịch là 15 giây. 
 IN BẢN TRÌNH DIỄN 
 Bài
 5 
• Thêm đầu trang, chân 
 trang 
• Xem trước bản trình 
 diễn 
• In bản trình diễn 
 PowerPoint cho bạn sự linh hoạt để in các tờ chiếu của bản trình diễn 
 và nhiều khả năng bổ sung. Chẳng hạn, bạn có thể thêm đầu trang và 
 chân trang, xem trước bản trình diễn ở chế độ xám hay đen trắng để 
 xem các tờ chiếu mầu sẽ trông như thế nào sau khi in, và in các tờ 
 chiếu trong bản trình diễn. 
 Mục tiêu Kết thúc bài học này bạn có thể: 
 • Thêm đầu trang và chân trang cho các tờ chiếu trong bản trình diễn 
 và in bản trình diễn ra giấy. 
 Nội dung 
 5.1 THÊM ĐẦU Bạn thực hiện các bước sau đây để khởi động Powerpoint 
 TRANG VÀ 
 Trước khi bạn in công việc của mình ra giấy, bạn có thể bổ sung thêm đầu trang hay 
 CHÂN TRANG 
 chân trang, nhưng thông tin sẽ xuất hiện trên mọi tờ chiếu. Đầu trang và chân trang 
 chứa các thông tin có ích về bản trình diễn, như tên tác giả hay công ty, ngày và giờ, và 
 số trang hay số tờ chiếu. 
 Bạn thực hiện các bước sau để thêm đầu trang và chân trang: 
 1) Mở thực đơn VIEW, chọn HEADER AND FOOTER. 
 Hộp thoại Header and footer xuất hiện. 
 2) Nếu bạn muốn thêm ngày tháng soạn bản trình diễn vào phần chân trang bạn 
 chọn hộp Fixed trong phần Date and time rồi nhập ngày tháng tạo bản trình 
 diễn, chẳng hạn 25/8/2006. Nếu muốn lấy giờ hệ thống, chọn Update 
 automatically. 
 3) Chọn Slide number để thêm số trang. 
 4) Chọn Footer rồi nhập thông tin chân trang, chẳng hạn tên người soạn bản 
 trình diễn. 
 5) Nếu không muốn hiển thị đầu trang và chân trang ở trang tiêu đề, bạn chọn 
 Don’t show on title slide. 
5.2 XEM TRƯỚC 
BẢN TRÌNH DIỄN 
 Chức năng Print preview cho phép bạn thấy bản trình diễn của mình sẽ trông thế nào 
 trước khi bạn in nó ra giấy. Trong khi xem trước in, bạn có tuỳ chọn chuyển giữa các 
 cách nhìn khác nhau, và thay đổi chiều in. Nếu bạn đang dùng máy in đen trắng để in 
 bản in mầu, bạn cần kiểm chứng rằng bản trình bày được in sẽ dễ đọc. Chẳng hạn, văn 
 bản đỏ sẫm trên nền bóng nổi rõ mầu, nhưng khi được xem đen trắng hay ở bậc độ xám, 
 văn bản có xu hướng không phân biệt được với nền. Để không bị vấn đề này, bạn có thể 
xem trước tờ chiếu mầu của mình ở chế độ thuần đen trắng hay xám trong xem trước in 
để xem chúng sẽ thế nào khi bạn in. 
Pure Black and White cho hiển thị mầu dưới dạng đen trắng, trong khi Grayscale cho 
hiển thị mầu theo bóng độ xám. Nếu bạn muốn thay đổi tờ chiếu của mình khi nhìn 
chúng dưới dạng đen trắng, bạn có thể thay đổi cài đặt mầu sang đen trắng trong cách 
nhìn Normal. 
Để xem trước tài liệu, bạn thực hiện các bước sau: 
 1) Nhấp nút Print Preview trên thanh công cụ (hoặc nhấp thực đơn FILE, chọn 
 Print Preview). 
 2) Bạn chọn nội dung xem trước trong phần Print What. Chẳng hạn bạn có thể 
 xem trước tờ chiếu (slides), ghi chú của diễn giả (notes pages), tờ phát cho 
 thính giả (handouts), hay bản đại cương (Outline). 
 3) Muốn hiển thị tờ chiếu dưới dạng đen trắng hoặc bóng độ xám, bạn nhấp nút 
 Options, chọn Color/Grayscale rồi chọn Pure Black and White hoặc 
 Grayscale. 
 4) Nhấp nút Next Page hoặc Previous Page để di chuyển giữa các tờ 
 chiếu. 
 5) Nhấp Close để thoát khỏi màn hình xem trước. 
5.3 IN BẢN TRÌNH 
DIỄN 
 Bạn có thể in bản trình diễn của mình theo nhiều cách: như tờ chiếu, ghi chú của diễn 
 giả, tờ phát cho thính giả, hay bản đại cương. PowerPoint giúp việc in bản trình diễn 
 của bạn được dễ dàng. Nó phát hiện kiểu máy in bạn chọn - mầu hoặc đen trắng - và in 
 phiên bản thích hợp của bản trình diễn. Chẳng hạn, nếu bạn chọn máy in đen trắng, bản 
 trình diễn của bạn sẽ được đặt để in theo độ xám (grayscale). 
 Bạn thực hiện các bước sau để in bản trình diễn: 
 1) Mở thực đơn FILE, chọn lệnh PRINT. 
 Hộp thoại Print xuất hiện. 
 2) Chọn máy in trong ô Name ở phần Printer. 
 3) Chọn in tất cả (all), in tờ chiếu hiện hành (Current slide), các tờ chiếu được chọn 
 (Selection) hoặc in một số tờ chiếu (slides). 
 4) Chọn in tờ chiếu (slides), ghi chú của diễn giả (notes pages), tờ phát cho thính 
 giả (handouts), hay bản đại cương (outlines) trong ô Print What. 
 5) Chọn in mầu (color), bóng xám (grayscale) hoặc đen trắng (pure back and 
 white) trong ô Color/grayscale. 
 6) Chọn số lượng bản in trong ô Number of copies. 
 7) Nhấp OK để in tờ chiếu. 
 Trong bài học này bạn đã học các nội dung: 
TỔNG KẾT BÀI 
 • Thêm đầu trang, chân trang 
 • Xem trước bản trình diễn 
 • In bản trình diễn 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
 1. Để in các tờ chiếu dưới dạng đen trắng, bạn làm thế nào? 
 2. Trình bày cách in bản trình diễn với 6 tờ chiếu trên một trang. 
 3. Mở tệp tin BaigiangPowerPoint.ppt và in tờ chiếu 1 và 3 của bản trình diễn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_co_ban_chuong_5_chuong_trinh_trinh_dien.pdf