Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng

Giới thiệu chung:

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để

tạo không gian khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô. Hệ thống điều hòa

không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bị đảm bảo không khí trong phòng ở

nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong phòng cao, nhiệt được lấy đi để giảm nhiệt

độ (gọi là “sự làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt độ trong phòng thấp, nhiệt được cung cấp để

tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”). Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí

để đảm bảo độ ẩm trong phòng ở mức độ phù hợp.

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung chính:

1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ:

1.1. Nhiệm vụ:

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một thiết bị được sử dụng để tạo không gian

và khí hậu thoải mái cho người lái xe và khách ngồi trên ô tô.

Hệ thống điều hòa không khí là thuật ngữ chung dùng để chỉ những thiết bị đảm bảo

không khí trong phòng ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong phòng cao, nhiệt

được lấy đi để giảm nhiệt độ (gọi là “sự làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt độ trong phòng

thấp, nhiệt được cung cấp để tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”).

Mặt khác, hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong

phòng ở mức độ phù hợp. Vì lý do này, thiết bị thực hiện việc điều hòa không khí sẽ gồm tối

thiểu một bộ làm lạnh, một bộ sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió. Hệ thống

điều hòa không khí trên ô tô nói chung bao gồm một bộ lạnh (hệ thống làm lạnh), một bộ

sưởi, một bộ điều khiển độ ẩm và một bộ thông gió.

Nhiệm vụ chính của hệ thống điều hòa không khí:

- Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.

- Điều khiển dòng không khí trong xe.

- Lọc và làm sạch không khí.

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 1

Trang 1

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 2

Trang 2

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 3

Trang 3

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 4

Trang 4

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 5

Trang 5

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 6

Trang 6

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 7

Trang 7

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 8

Trang 8

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 9

Trang 9

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 122 trang xuanhieu 2740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng

Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Vũ Văn Trọng
n trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
được lắp vào cùng vị trí trên lõi bộ bay hơi như vị trí cũ. 
4.2.1.4 Áp suất cả hai phía đều thấp 
a. Hiện tượng 
- Xả khí: hơi mát. 
b. Nguyên nhân 
- Hệ thống hơi thấp khi có chất làm lạnh. 
c. Sửa chữa 
1- Kiểm tra rò rỉ 
2- Xả chất làm lạnh 
3- Sửa chỗ rò 
4- Kiểm tra mức dầu máy nén 
5- Xả hệ thống bằng hệ thống phục hồi/thu hồi. 
6- Nạp chất làm lạnh vào hệ thống. 
7- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động. 
4.2.1.5 Áp suất cả hai phía đều thấp 
a. Hiện tượng 
- Xả khí: ấm 
b. Nguyên nhân 
- Heä thoáng raát thaáp khi coù chaát laøm laïnh. 
- Coù theå heä thoáng bò roø. 
c. Sửa chữa 
1- Kiểm tra rò rỉ 
2- Kiểm tra rò ở khu vực phốt máy nén rất cẩn thận. 
3- Xả chất làm lạnh. 
4- Kiểm tra mức dầu máy nén. 
5- Cho bốc hơi hệ thống bằng thiết bị thu hồi/phục hồi. 
6- Nạp chất làm lạnh vào hệ thống. 
7- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động. 
4.2.1.6 Áp suất cả hai phía đều thấp 
a. Hiện tượng 
- Xả khí: hơi mát 
- Van giãn nở: bị két nước hoặc đóng sương, đổ mồ hôi. 
b. Nguyên nhân 
- Van giãn nở bị kẹt đóng làm tắc nghẽn sự lưu thông của môi chất lạnh. 
- Màng của van giãn nở bị dính, bầu cảm biến nhiệt hoạt động không đúng. 
c. Sửa chữa 
1- Xả ga. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
2- Tháo tách van giãn nở ra khỏi hệ thống. 
3- Thay mới van giãn nở 
4- Rút chân không. 
5- Nạp ga 
6- Cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại. 
4.2.1.7 Áp suất cả hai phía đều thấp 
a. Hiện tượng 
- Không khí thổi ra cho chút ít lạnh, sờ ống dẫn bên phía cao áp cảm thấy lạnh, đồng thời 
quanh ống dẫn cao áp có đổ mồ hôi và đóng sương. 
b. Nguyên nhân 
- Đường ống phía bên cao áp của hệ thống bị nghẽn. 
c. Sửa chữa 
1- Xả ga. 
2- Thay mới bình lọc/hút ẩm, các ống dẫn môi chất cũng như thay mới các chi tiết bị tắc 
nghẽn. 
3- Rút chân không 
4- Nạp ga lại. 
5- Chạy thử và kiểm tra. 
4.2.1.8 Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp, áp suất lại thấp 
a. Hiện tượng 
- Máy nén có tiếng ồn. 
b. Nguyên nhân 
- Máy nén bị hỏng. 
c. Sửa chữa 
1- Tháo máy nén ra khỏi xe 
2- Tháo nắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. 
3- Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén. 
4- Thay mới bình lọc/hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. 
5- Rút chân không, nạp ga môi chất lạnh. 
6- Vận hạnh hệ thống điện lạnh để kiểm tra. 
4.2.1.9 Áp suất của cả hai phía đều cao 
a. Hiện tượng 
- Gió thổi ra nóng, thấy đầy bọt qua cửa kính (mắt ga) quan sát, thấy ống dẫn bên phía cao 
áp rất nóng. 
b. Nguyên nhân 
- Bị quá tải, giải nhiệt kém. 
c. Sửa chữa 
1- Kiểm tra dây curoa quạt giải nhiệt giàn nóng bị chùng, đứt. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
2- Kiểm tra xem bên ngoài giàn nóng có bị bám bụi bẩn làm nghẽn gió giải nhiệt lưu thông. 
3- Xem giàn nóng có được lắp đặt đủ xa đối với két nước làm mát động cơ 
4- Kiểm tra lượng môi chất lạnh có bị nạp quá nhiều không. 
5- Vận hành và kiểm tra hệ thống điện lạnh. 
4.2.1.10 Áp suất cả hai phía đều cao 
a. Hiện tượng 
- Quả cửa sổ quan sát, thỉnh thoảng thấy có bọt, gió thổi ra lạnh ít. 
b. Nguyên nhân 
- Có quá nhiều không khí và ẩm ướt lẫn trong hệ thống lạnh. 
c. Sửa chữa 
1- Xả chất làm lạnh ra khỏi hệ thống. 
2- Thay bình sấy bị cho là bão hòa với độ ẩm. 
3- Xả hệ thống bằng bơm chân không. 
4- Xả chất làm lạnh của hệ thống. 
5- Vận hành hệ thống và kiểm tra tình trạng hoạt động. 
4.2.2 Chọn lắp và thay thế các bộ phận và chi tiết 
4.2.1.1 Thay cụm máy nén 
(1) Thu hồi ga điều hoà 
(2) Tháo máy nén điều hòa 
(a) Tháo đai dẫn động 
- Nới lỏng bulông (A) và (B) của máy phát mà được dùng để điều chỉnh độ căng của đai dẫn 
động. 
- Dùng tay, ấn máy phát về phía động cơ và sau đó tháo đai dẫn động. 
Chú ý: 
Kéo đai dẫn động để tháo máy phát sẽ làm hỏng đai 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
1- Đai dẫn động 
- Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh) 
- Đối với loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn 
động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần. 
- Đối với động cơ 1NZ-FE 
- Tháo đai dẫn động 
- Nới lỏng bulông bắt và bulông 2 và 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. 
- Đẩy máy phát về phía động cơ bằng tay và sau đó tháo dây đai ra. 
Chú ý: 
Kéo dây đai để tháo máy phát sẽ làm hỏng dây đai. 
(b) Tháo ống ra khỏi máy nén A/C 
- Tách đường ống sẽ làm dầu A/C bị rò rỉ . 
- Nên sau khi tách đường ống, hãy che đường ống bằng túi nhựa để tránh dầu A/C rò rỉ hay 
hơi nước lọt vào trong máy nén A/C. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
(c) Tháo máy nén A/C 
- Nới lỏng tất cả bulông bắt máy nén điều hoà, và sau đó tháo bulông trong khi đỡ máy nén 
điều hoà. 
- Che máy nén điều hoà bằng túi nhựa, để tránh dầu máy nén khỏi bị rò rỉ hay hơi nước 
không lọt vào máy nén điều hoà. 
Chú ý: 
Khi tháo máy nén điều hoà, cẩn thận để không làm hỏng nó do đập vào lọc dầu, két nước 
v.v. 
(3) Lắp máy nén 
(a) Kiểm tra dầu máy nén điều hoà 
- Trong quá trình hoạt động của máy nén A/C, dầu máy nén tuần hoàn trong hệ thống điều 
hoà. Sau khi máy nén dừng lại, một số dầu còn đọng lại trong hệ thống điều hoà. 
- Vì lý do đó, khi đổ dầu hãy tính đến lượng dầu máy nén còn đọng lại trong hệ thống điều 
hoà sau khi tháo/thay thế máy nén. 
- Máy nén điều hoà mới được đổ sẵn dầu máy nén cần sử dụng trong hệ thống điều hoà. Do 
vậy, lượng dầu máy nén đọng lại cần được xả ra. 
- Khi tháo cụm máy nén điều hoà 
+ Đo lượng dầu máy nén điều hoà (A) 
+ Bổ sung dầu máy nén điều hoà: 
Lượng dầu cần đổ = A + 20 mm³ 
Gợi ý: 
- Dầu còn lại trong máy nén điều hoà khi đo lượng dầu (A), nhưng máy nén điều hoà được 
làm sạch khi tháo rời, nên dầu máy nén sẽ không còn lại một chút nào. 
- Để bù lại lượng dầu mất mát đó, hãy đổ khoảng 290mm3 hay hơn 
- Khi thay cụm máy nén điều hoà 
+ Đo lượng dầu máy nén điều hoà (A). 
+ Kiểm tra lượng dầu máy nén điều hoà mới theo hướng dẫn sửa chữa. 
- Xả dầu 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
Lượng dầu xả ra = Lượng dầu trong máy nén mới - A 
Gợi ý: Cân bằng lượng dầu trong máy nén điều hoà bằng với lượng dầu (A) trong máy nén 
tháo ra. 
(b) Lắp máy nén A/C 
- Lắp máy nén A/C 
- Trong khi đỡ máy nén A/C, đầu tiên hãy xiết chặt bằng tay bulông bắt và sau đó xiết đều 
tất cả bulông. 
- Lắp ống của máy nén A/C 
Gợi ý: 
Bôi trơn gioăng chữ O mới bằng dầu máy nén A/C và lắp chúng lên đường ống. 
Chú ý: 
Khi lắp máy nén A/C, cẩn thận để không làm hỏng nó do đập vào lọc dầu, két nước v.v. 
- Lắp đai dẫn động 
+ Với bulông bắt máy nén A và B nới lỏng, lắp dây đai lên tất cả các puly . 
+ Dùng một thanh cứng (cán búa hay dụng cụ tháo lắp đai ốc lốp v.v.), di chuyển máy phát 
để điều chỉnh độ căng đai và sau đó xiết bulông B. 
+ Kiểm tra độ căng của đai dẫn động và xiết bulông (A). 
(4) Hút chân không 
1- Xả không khí 
2- Bơm chân không 
3- Mở 
(5) Nạp ga điều hòa 
1- Bình ga 
(6) Kiểm tra rò rỉ ga 
Kiểm tra rò rỉ bằng máy dò ga. 
- Những vị trí quan trọng được kiểm tra bằng máy dò ga như sau đây. 
1- Điện trở quạt điều hoà 
2- Máy nén điều hoà 
3- Giàn ngưng 
4- Giàn lạnh 
5- Bình chứa 
6- Ống thoát nước 
7- Những vị trí nối ống 
8- EPR (Với bộ điều áp giàn lạnh) 
(7) Kiểm tra vận hành 
Kiểm tra xem ga đã được nạp đủ chưa và hệ thống điều hoà hoạt động có tốt không. 
- Kiểm tra lượng ga bằng kính quan sát 
- Kiểm tra rò rỉ ga. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
- Trạng thái làm mát của điều hoà. 
4.2.1.2 Thay dây đai dẫn động 
Dây đai dẫn động sẽ dẫn động các hệ thống phụ trợ. 
Quy trình làm việc để thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ 
căng đai. 
Một lực căng được tác dụng vào dây đai. Khi tháo dây đai ra, cần phải xả lực căng này, và 
khi lắp dây đai, cũng cần phải điều chỉnh lực căng. Dây đai phải được kiểm tra và điều chỉnh 
theo định kỳ. 
Nếu không giữ lực căng thích hợp, đai có thể bị trượt hay gây nên tiếng kêu không bình 
thường. 
Quy trình thay dây đai dẫn động khác nhau tùy theo phương pháp điều chỉnh độ căng đai. 
* Loại không có puly căng đai (không có bulông điều chỉnh) 
- Đối với loại không có puly căng đai không có bulông điều chỉnh), lực căng của đai dẫn 
động được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển những bộ phận phụ trợ bằng một cần. 
- Đối với động cơ 1NZ-FE 
1. Tháo đai dẫn động 
(1) Nới lỏng bulông bắt và bulông 2 và 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. 
(2) Đẩy máy phát về phía động cơ. 
Chú ý: 
Kéo dây để tháo máy phát bằng tay rồi sau đó tháo dây đai ra. 
2. Lắp đai dẫn động 
(1) Lắp dây đau lên tất cả các lupy khi bulông mắt máy phát được nới lỏng. 
(2) Dùng một thanh cứng (cán búa hay chòng tháo đai ốc lốp v.v.) đẩy máy phát để điều 
chỉnh độ căng, và sau đó xiết chặt bulông 3 
Chú ý: 
- Hãy đặt đầu của thanh cứng vào vị trí mà nó sẽ không bị biến dạng (nơi có đủ độ cứng), 
như nắp quylát hay thân máy. 
- Cũng như đừng quên đặt thanh cứng lên máy phát ở nơi mà sẽ không bị biến dạng, đó là 
những nơi gần với giá đỡ điều chỉnh hơn là phần giữa của máy phát. 
(3) Kiểm tra độ căng đai dẫn động và xiết bulông 2. 
* Loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh) 
- Đối với loại không có puly căng đai (có bulông điều chỉnh), độ căng của dây đai được tạo 
ra bằng cách dịch chuyển các bộ phận phụ trợ khi xoay bulông điều chỉnh. 
- Đối với động cơ 1MZ-FE 
1. Tháo đai dẫn động 
(1) Nới lỏng bulông bắt 2 và bulông xiết 3 của máy phát mà dùng để điều chỉnh độ căng đai. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
(2) Nới lỏng bulông điều chỉnh 4, đẩy máy phát về phía nới lỏng dây đai và sau đó tháo dây 
đai ra. 
Chú ý: nếu bulông điều chỉnh 4 được nới lỏng trước khí nới lỏng bulông xiết 3, bulông điều 
chỉnh 4 có thể bị biến dạng. 
2. Lắp đai dẫn động 
(1) Với bulông bắt 2, bulông xiết 3, và bulông điều chỉnh 4 đã nới lỏng, lắp dây đai vào tất 
cả các puly. 
(2) Đẩy máy phát theo hướng sẽ làm căng dây đai và giữ lấy nó. 
(3) Dùng tay xiết bulông điều 4 chỉnh tối đa 
(4) Xiết bulông điều chỉnh 4 bằng dụng cụ, kiểm tra độ căng dây đai, và sau đó xiết bullông 
xiết 3 trước rồi bulông bắt 2 sau. 
- Xiết bulông điều chỉnh 4: tăng lực căng. 
- Nới lỏng bulông điều chỉnh 4: giảm lực căng. 
* Loại một đai uốn khúc 
- Đối với loại một đai uốn khúc, không cần phải điều chỉnh độ căng đai. Bộ căng đai tự động 
sẽ tác dụng lực căng vào dây đai. 
- Đối với động cơ 1JZ-GE 
1. Tháo đai dẫn động 
(1) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, xoay puly bộ căng đai theo chiều kim 
đồng hồ và nhả dây đai. 
(2) Tháo dây đai. 
2. Lắp đai dẫn động 
(1) Lắp dây đai lên tất cả các puly trừ puly bơm trợ lực lái. 
Gợi ý: puly cuối cùng mà dây đai lắp lên sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ. 
(2) Cố định puly bộ căng đai bằng chòng hay SST, quay puly bộ căng đai theo chiều kim 
đồng hồ, và lắp dây đai lên puly bơm trợ lực lái. 
(3) Để kiểm tra độ căng, hãy chắn chắn rằng vị trí của dấu kim chỉ độ căng đai. 
* Loại có puly căng đai 
Đối với loại có puly căng đai, một puly căng đai được sử dụng để tác dụng lực căng vào dây 
đai. 
- Đối với động cơ 2L 
1. Tháo đai dẫn động 
(1) Nới lỏng đai ốc hãm. 
(2) Nới lỏng bulông điều chỉnh và tháo đai dẫn động ra khỏi puly căng đai. 
2. Lắp đai dẫn động 
(1) Lắp đai dẫn động lên tất cả các puly. 
(2) Xiết bulông điều chỉnh để điều chỉnh độ căng đai. 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
- Xiết bulông điều chỉnh: Tăng lực căng. 
- Nới lỏng bulông điều chỉnh: Giảm lực căng. 
Chú ý: 
Xiết chặt đai ốc hãm đến mômen xiết tiêu chuẩn sẽ làm tăng độ căng của dây đai. Hãy điều 
chỉnh độ căng nhỏ hơn một chút so với giá trị tiêu chuẩn. 
(3) Xiết đai ốc hãm đến mômen tiêu chuẩn. 
(4) Kiểm tra độ căng của dây đai. 
* Kiểm tra độ căng dây đai 
1. Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai 
(1) Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu. 
(2) Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf. 
(3) Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển. 
Ví dụ: giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000) 
Khi lắp đai mới: 7 đến 8.5 mm 
Khi lắp đai cũ: 11 đến 13 mm 
Gợi ý: 
- Vị trí đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. 
- Giá trị điều chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa 
chữa 
2. Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ 
(1) Gạt cần đặt kim đồng hồ 
(2) Bóp tay cầm và tay kéo rồi móc vào dây đai. 
Ví dụ: giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ-FE 8/2000) 
 Khi lắp đai mới: 54 đến 64 kgf 
 Khi lắp đai cũ: 25 đến 40 kgf 
Gợi ý: 
- Phải chắc chắn rằng dây đai được gắn chắc vào móc. 
- Phải chắc chắn rằng đồng hồ được đặt vuông góc với dây đai. 
(3) Khi tay cầm được nhả ra, móc sẽ kéo dây đai bằng lực kéo của lò xo, kim trên đồng hồ sẽ 
báo độ căng. 
Gợi ý: 
- Phép đo có thể thực hiện giữa bất kỳ puly nào. 
- Giá trị đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. 
- Thái độ: 
Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu: 
+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
chữa. 
+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. 
Câu hỏi ôn tập 
1) Trình bày quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô? 
2) Trình bày quy trình sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô? 
3) Thực hành thay thế máy nén, dây đai dẫn động của hệ thống điều hoà? 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ôtô thế hệ mới (Điện lạnh Ôtô). 
 NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI. 
 Biên soạn: Nguyễn Oanh. 
 2. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ôtô. 
 NHÀ XUẤT BẢN TRẺ. 
 Biên soạn: Châu Ngọc Thạch 
 Nguyễn Thành Chí. 
 3. Selbststudienprogramm 208 
 Klimaanlagenim Kraftfzeug. 
 4. Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh 
 NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG. 
 Biên soạn: Trần Thế San – Nguyễn Đức Phấn. 
 5. Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí. 
 NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT 
 Biên soạn: Nguyễn Đức Lợi. 
 - Tài liệu huấn luyện kỹ thuật viên Toyota Trang web 
 -  
 -  
 -  
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 
Khoa cơ khí động lực: Trường cao đẳng nghề Lào Cai 
 MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
 Lời nói đầu 2 
 Thuật ngữ chuyên môn 3 
 Bài 1. Hệ thống phanh ABS 5 
 Bài 2. Tháo - lắp hệ thống phanh ABS 57 
 Bài 3. Kiểm tra, chẩn đoán sai hỏng hệ thống phanh ABS 88 
 Bài 4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS 101 
 Tài liệu tham khảo 121 
 Mục lục 122 
Giáo viên: Vũ Văn trọng. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_dieu_hoa_khong_khi.pdf