Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ứng dụng phương pháp tập huấn được tổ chức tại hiện trường

do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) xây dựng và phát triển. Lớp học hiện trường được

áp dụng cho nông dân đang canh tác trên mô hình tôm - lúa tại tỉnh Bạc Liêu. Các tổ chức thực hiện

đã phối hợp với Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chọn địa điểm, lập danh sách học

viên tham gia lớp học, thiết kế chương trình, bố trí nhân lực và xác định nội dung cho khoá học.

Trong suốt quá trình học các nội dung học tập được giám sát, đánh giá và phân tích kết quả.

Tổng số 250 học viên được khảo sát để xây dựng nội dung chương trình, từ đó tổ chức 15 lớp học

tại bốn xã và một thị trấn thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Mỗi lớp học thực hiện 3 thử

nghiệm thực tế trên đồng ruộng với thực hiện thông qua phân tích hệ sinh thái nông học hàng tuần.

Phương pháp này đã tác động tích cực trong việc thay đổi nhận thức của người dân trong nuôi tôm

và trồng lúa. Sau 04 tháng thực hiện có 442 nông dân hoàn thành chương trình học. Có 80 - 90%

học viên tham gia lớp huấn luyện có khả năng truyền đạt và hướng dẫn cho người khác cùng làm

theo. Phương pháp lớp học hiện trường là phương pháp cần được áp dụng trong công tác khuyến

nông nhằm tăng cường khả năng chủ động của nông dân trong quyết định ứng dụng các biện pháp

kỹ thuật. Nhóm thực hiện nghiên cứu cũng đưa ra được những khó khăn và hướng khắc phục, bài

học kinh nghiệm và kiến nghị khi áp dụng phương pháp tập huấn này.

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 1

Trang 1

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 2

Trang 2

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 3

Trang 3

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 4

Trang 4

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 5

Trang 5

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 6

Trang 6

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 7

Trang 7

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 8

Trang 8

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 9

Trang 9

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu

Áp dụng phương pháp lớp học hiện trường tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong mô hình tôm - lúa tại Bạc Liêu
Long)
Qua tự phân tích đánh giá các kết quả cho 
thấy học viện đã nhận biết được các loại sâu bệnh 
và thiên địch chính trên lúa và biện pháp quản lý 
chúng, nắm được kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV 
an toàn, hiệu quả và rủi ro do thuốc BVTV đem 
lại nếu quá lạm dụng vào chúng. Nhiều học viên 
áp dụng đúng kỹ thuật vào sản xuất và đã mang 
lại những kết quả tích cực: Sản lượng lúa tăng 
trong khi số lần phun thuốc hóa học giảm, thiên 
địch được bảo vệ, dịch hại trên đồng ruộng được 
quản lý (Bảng 2).
Nắm được đặc điểm của loài chuột hại, biện 
pháp quản lý, vai trò của thiên địch và ứng dụng 
thiên địch trong phòng chống sâu hại.
Biết tự ra quyết định các biện pháp xử lý 
đồng ruộng.
Hiểu rõ hơn về mối quan hệ tương tác, hỗ trợ 
lẫn nhau giữa vật nuôi (tôm, cá) và cây trồng (cây 
lúa) trong hệ sinh thái đồng ruộng. Phải chú trọng 
cả hai đối tượng vật nuôi và cây trồng, không xem 
nhẹ đối tượng nào; bởi chất thải của vật nuôi sẽ là 
nguồn dinh dưỡng cho cây lúa hấp thụ sinh trưởng; 
và ngược lại, rơm, rạ từ cây lúa sẽ là nguồn dinh 
dưỡng tự nhiên cho vật nuôi. Việc quan tâm đồng 
bộ cả vật nuôi và cây trồng giúp được đất canh tác 
có điều kiện giải mặn, tích ngọt tốt.
Qua lớp huấn luyện đã giúp nông dân có 
được nhận thức về tầm quan trọng của việc thiết 
kế công trình ao (ruộng) nhằm đáp ứng tốt cho 
sự phát triển của hai đối tượng là con tôm và cây 
lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện 
nay. Người dân canh tác lúa - tôm phải tính toán 
thời gian ương tôm càng xanh (ở ao ương) hoặc 
tận dụng mương vườn, bờ líp gieo mạ sẵn để 
khi cải tạo, rửa mặn triệt để xong có mạ cấy 
liền. Việc ương dưỡng tôm giống trước hay gieo 
mạ sẵn nhằm giúp cho thời gian nuôi tôm và 
thời gian trồng lúa được kéo dài hơn. Trên cơ sở 
đó chủ động trong việc rửa mặn, điều tiết nước 
ngọt, hạn chế xâm nhập mặn.
Có 80 - 90% học viên tham gia lớp huấn 
luyện có khả năng truyền đạt và hướng dẫn cho 
người khác cùng làm theo.
3.6. Hiệu quả sản xuất
Qua số liệu tổng hợp cho thấy tại 15 lớp 
huấn luyện nông dân trên ruộng thực nghiệm 
trung bình đã giảm được 0,67 lần phun thuốc 
BVTV, giảm được 5,1 kg đạm/ha, tăng được 
trung bình 89,6 kg lúa/ha (tương đương 1,56%) 
và tăng trung bình 1.246,1080 đ/ha lúa. Việc 
giảm số lần phun thuốc và phân bón chưa nhiều 
do vụ lúa - tôm năm 2017, thời tiết thuận lợi nên 
97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
lượng phân bón cho lúa rất thấp, đồng thời qua 
lớp học nông dân áp dụng và ruộng sản xuất gia 
đình theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp nên 
hạn chế sử dụng thuốc.
Bảng 5. Về hiệu quả sản xuất lúa của ruộng thí nghiệm so với đối chứng
Lớp 
số
Số lần phun 
thuốc giảm 
(lần/vụ)
Lượng phân 
đạm bón 
giảm (kg/ha)
Năng suất 
lúa tăng 
Hiệu quả 
kinh tế tăng 
(đ/ha) Ghi chú(kg/ha) (%)
1 0 0 100 1,5 840.000 Giảm giống và công
2 1 3,5 70 1,2 1.341.250
3 0 0 110 1,7 679.000 Giảm giống và công
4 2 7,3 -200 -3,1 707.187
5 1 1,2 70 1,4 1.811.000
6 0 0,93 100 1,8 991.333
7 0 11,2 70 1,1 839.466
8 2 7,2 53,3 1,0 2.029.000
9 1 10 157 2,6 2.378.000
10 1 1,3 40 0,8 945.000
11 1 12,5 100 1,0 1.760.000
12 1 8,3 125 1,0 1.942.500
13 0 6,8 100 1,6 641.000
14 0 0 -0,1 -0,4 -165.000 Giảm giống
15 0 6,5 448 10,1 1.951.890
Trung 
bình
0,67 5,1 89,6 1,6 1.246.108
Những điểm mới về thực hành canh tác của 
người dân tham gia lớp học hiện trường và nông 
dân canh tác theo tập quán hiện nay được trình 
bày trong Bảng 6.
Bảng 6. Về sự thay đổi thực hành canh tác tôm càng xanh
Chỉ tiêu Nông dân học FFS
Nông dân canh tác 
theo tập quán 
Thiết kế ao/
ruộng nuôi
Có ao ương tôm càng xanh trước khi thả ra 
ruộng lúa
Thả tôm trực tiếp ra ruộng lúa 
nên tỷ lệ sống thấp
Cải tạo ao/
ruộng nuôi
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật: Gia cố bờ, 
sên vét lớp bùn non ở đáy ao, lấy nước vào ngâm 
3-5 ngày sau đó xả cạn, bón vôi CaO đáy và bờ 
ao...sau đó tiến hành thả tôm giống vào ao ương.
Không quan tâm đến công tác cải 
tạo ao/ruộng, sên vét và lấy nước 
vào sau đó thả tôm trực tiếp vào 
ao/ruộng.
Quản lý môi 
trường, sức 
khỏe tôm càng 
xanh, động vật 
thủy sinh
Quản lý tốt các thông số môi trường quan trọng 
như: pH, độ kiềm, độ trong.
Định kỳ sử dụng vi sinh, vôi, zeolite, để điều 
chỉnh môi trường nước ao ương tôm càng xanh.
Sau 1,5 tháng từ khi chuyển tôm từ ao ương 
sang thay 10 - 20% nước từ ao lắng.
Cho tôm ăn theo trọng lượng thân, điều chỉnh 
thức ăn một cách hợp lý.
Năng suất tôm nuôi đạt được phụ 
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự 
nhiên, không áp dụng các biện 
pháp kỹ thuật để quản lý môi 
trường ao nuôi, không quan tâm 
nhiều đến động vật thủy sinh.
98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.7. Tổng kết đánh giá lớp học
Tổng số 442 chứng chỉ đã phát ra.
Truyền thông rộng rãi về kết quả cũng như 
phương pháp huấn luyện cho nông dân trên các 
phương tiện thông tin đại chúng như website 
của Sở Nông nghiệp và PTNT, đài truyền thanh 
của huyện Phước Long - Bạc Liêu và đài truyền 
hình tỉnh Bạc Liêu.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Việc thực hiện kỹ thuật FFS đã nâng cao 
năng lực hoạt động cho người dân, cán bộ 
khuyến nông từ tỉnh xuống huyện góp phần 
nâng cao thu nhập cho hộ gia đình tại huyện 
Phước Long. Phương pháp FFS tác động tích 
cực trong việc thay đổi nhận thức của người 
dân trong canh tác, từng bước hướng sản xuất 
hàng hoá, chất lượng và an toàn đáp ứng nhu 
cầu của thị trường. Với kết quả đạt được thông 
qua các chủ đề học tập, có thể khẳng định 
phương pháp lớp học hiện trường là một trong 
những phương pháp khuyến nông phù hợp 
và hiệu quả cần được nhân rộng hơn cho tỉnh 
trong thời gian tới.
Học viên được chiêm nghiệm thực tế thông 
qua điều tra hệ sinh thái đồng ruộng hàng tuần, 
được học các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo 
vệ cây trồng... tăng cường khả năng chủ động 
của nông dân trong quyết định ứng dụng các 
biện pháp kỹ thuật. Đảm bảo an toàn dịch bệnh, 
tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. 
Giảm chi phí sản xuất nhất là chi phí BVTV, 
tăng hiệu quả kinh tế. Đảm bảo an toàn thực 
phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. 
Lập lại cân bằng sinh thái tự nhiên góp phần 
phát triển nông nghiệp bền vững.
Phương pháp lớp học hiện trường là phương 
pháp cần được áp dụng trong công tác khuyến 
nông, giúp người nông dân thực hành ngay trên 
lớp, học lý thuyết đi đôi với thực hành. Với 
phương pháp này, nông dân được tham gia trực 
tiếp từ khâu chọn giống, thâm canh, đến khâu 
thu hoạch, bảo quản, người học được quyền lựa 
chọn nội dung học tập, thời gian, địa điểm “lên 
lớp” và sẽ được áp dụng phổ biến trong công 
tác khuyến nông của tỉnh Bạc Liêu từ nay đến 
những năm sau.
4.2.Những khó khăn và hướng khắc phục
Phần lớn nông dân đã quen với phương 
pháp tập huấn một chiều, ít thảo luận, phát biểu 
nên áp dụng phương pháp học tại đồng ruộng 
(FFS) đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện 
(1-2 tuần đầu).
Do đặc thù của lớp học là tiến hành vào buổi 
sáng để quan sát sâu hại và thiên địch nhưng 
nông dân bận việc đồng án nên đôi lúc đi học 
chậm hơn so thời gian quy định.
Địa phương chưa hoàn thiện về hệ thống đê 
bao, chưa thành lập các tổ chức: HTX, tổ sản 
xuất để tiếp nhận và nhân rộng mô hình.
Nông dân tiên tiến còn ít, đa số nông dân có 
ruộng manh mún, mặt ruộng chưa bằng phẳng. 
Một số hộ do thiếu vốn, sợ rủi ro, vẫn còn tập 
quán sản xuất: sạ lượng giống cao, bón lượng 
phân đạm cao...
Mô hình tôm - lúa vẫn còn phụ thuộc nhiều 
vào điều kiện thời tiết từng năm.
Kỹ thuật rửa mặn và áp dụng các phương 
pháp rửa, cũng như cải tạo ruộng nuôi còn hạn 
chế ở một số nông dân.
4.3. Bài học kinh nghiệm
Cần có sự nhất quán trong nhận thức của 
người dân, cũng như các cấp, các ngành về lợi 
ích của việc canh tác mô hình này, có như vậy 
thì việc triển khai các lớp huấn luyện sẽ thuận 
lợi hơn.
Có sự hỗ trợ quyết liệt của chuyên gia từ 
đơn vị tư vấn đến địa phương trong chỉ đạo, 
chuyển giao khoa học kỹ thuật thì hiệu quả, 
năng suất sẽ tăng.
Hạn chế cá, 
cua hại lúa khi 
mới sạ lúa
Thiết kế ao ương để khi lúa đẻ nhánh rộ rồi 
mới thả tôm từ ao ương vào ruộng lúa
Không quan tâm đến ao ương
99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Những hộ nông dân nào có đủ điều kiện 
như công trình hoàn chỉnh, trang thiết bị đầy 
đủ kết hợp với kỹ năng quản lý tốt, chịu khó 
trong trao đổi, học tập tại đồng ruộng và mạnh 
dạn ứng dụng vào thực tiễn thì sản xuất đạt 
hiệu quả.
4.4. Đề xuất
Mô hình canh tác lúa - tôm là mô hình thông 
minh thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, 
tuy nhiên những năm tiếp theo mô hình này gặp 
rất nhiều khó khăn, năng suất tôm, lúa không ổn 
định, nhiều dịch bệnh trên tôm xảy ra liên tục 
trên diện rộng và sâu hại trên lúa cũng xảy ra 
thường xuyên do biến đổi khí hậu, những cải 
tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, đất canh 
tác có xu hướng nhiễm mặn cao hơn trong khi 
điều kiện của người dân phần lớn là khó khăn 
nên các ban, ngành của địa phương nên quan 
tâm chỉ đạo sản xuất, đầu tư mô hình tôm - lúa 
cho vùng canh tác lúa - tôm trong tỉnh nhằm 
áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến đạt hiệu 
quả cao.
Trong sản xuất người dân vẫn chưa thay đổi 
tập quán canh tác cũ nên hiệu quả kinh tế trung 
bình của mô hình này nhiều năm qua thấp so 
với tiềm năng đất sản xuất, nguy cơ rủi ro do 
dịch bệnh, sâu hại cao trong khi phương pháp 
tập huấn FFS mang lại hiệu quả rất cao, do đó 
FFS nên tiếp tục được tổ chức để nông dân nâng 
cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, tăng cường khả 
năng chủ động của nông dân trong quyết định 
ứng dụng các biện pháp kỹ thuật. Đảm bảo an 
toàn dịch bệnh, tăng năng suất, chất lượng cây 
trồng, vật nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt
Đoàn Văn Bảy và ctv., 2015. Thích ứng thông minh 
với biến đổi khí hậu (CSA): Mô hình luân canh 
tôm-lúa tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Hội 
nghị tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc 
Trăng 2015.
Đoàn Văn Bảy, 2016. Đánh giá tác động về kinh 
tế xã hội của việc nuôi tôm thất bại đối với mô 
hình tôm – lúa và bán thâm canh qui mô nhỏ ở 
Sóc Trăng và Bạc Liêu. The 9th Vietnamese - 
Hungarian International conference. 
Đoàn Văn Bảy, 2018. Bền vững cùng mô hình tôm 
lúa. Tạp chí Thuỷ sản Việt Nam Số 9 (280).
Phan Thanh Lâm và Đoàn Văn Bảy, 2015. Phát triển 
hệ thống nuôi tôm-lúa & cá-lúa ở Đồng Bằng 
Sông Cửu Long. Báo cáo kỹ thuật Tổ chức hỗ trợ 
kỹ thuật CHLB Đức (GIZ). Chương trình Quản 
lý tổng hợp ven biển (ICMP).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thân tỉnh Bạc 
Liêu, 2018. Báo cáo Tổng kết mô hình tôm – lúa 
tỉnh Bạc Liêu năm 2017.
Tài liệu tiếng Anh 
Doan Van Bay et. al., 2017. Assessment of causes 
and impacts of failed intensive shrimp farming 
and piloting sustainable shrimp farming in 
Bac Lieu and Soc Trang provinces, Vietnam. 
Technical report for FAO (TCP/VIE/3502.04).
FAO, 2013. Climate-Smart Agriculture Sourcebook. 
FAO, Rome.
FAO, 2014. FAO success stories on climate smart 
agriculture, Rome, pp 23.
FAO, 2016. Farmer Field School Guidance 
document: Planning for quality programmes. 
ISBN 978-92-5-109126-5.
100 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 12 - THÁNG 12/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ESTABLISHMENT AND OPERATION OF FARMER FIELD SCHOOL 
ON INTEGRATED RICE – SHRIMP FARMING SYSTEM
Doan Van Bay1∗, Nguyen Hoang Linh2, Ngo Tien Dung2, Huynh Quoc Khoi3, 
Nguyen Phuong Hung3, Le Kim Yen3, Dang Bich Duy3, Pham Hoang Vu3, 
Dương Minh Thuy3, Truong Chi Linh3, Tran Thanh Hai3
ABSTRACT 
This study was undertaken to apply a field-based training method that found and developed by the 
Food and Agriculture Organization (FAO). Farm field school was applied to farmers cultivating 
on the integrated rice – shrimp farming system in Bac Lieu province. Implementing organizations 
have coordinated with the Professional Agency and Local authorities to select sites, draw up a list 
of participants in the class, design the program, allocate staff and define the contents. Farm field 
schools are supervised, evaluated and analyzed for learning outcomes during the trainning time.
A total of 250 participants were surveyed to develop the contents of the program, from which 
15 training classes were organized in four communes and one town in Phuoc Long district, Bac 
Lieu province. Each training class carries out actual field experimentations which are practiced 
through weekly field ecosystem analysis. This approach has positively impacted on changing 
people’s perceptions of shrimp culture and rice farming. After 4 months of implementation 442 
farmers completed the program. There are 80 - 90% of participants in the training classes are able 
to communicate and guide others to follow this farming practices. Farm field school training is a 
method that needs to be applied in extension work to increase farmers’ activeness in deciding on 
the application of technical measures. The research team also presented difficulties and solutions, 
lessons learned and recommendations when applying this training method.
Keywords: farm field school, integrated rice – shrimp farming system.
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm
Ngày nhận bài: 13/12/2018
Ngày thông qua phản biện: 20/12/2018
Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
1 Deparment of Fisheries ecology and Aquatic resource, Research Institute for Aquaculture No. 2
2 Food and Agriculture Organization of the United Nations in Viet Nam
3 The Bac Lieu Agriculture Extension Center
* Email: dvbayvn@icloud.com

File đính kèm:

  • pdfap_dung_phuong_phap_lop_hoc_hien_truong_tap_huan_ky_thuat_ch.pdf