Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”

Việc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy đang trở thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụ

quan trọng, cấp bách của nước ta. Vì vậy, để xử lý triệt để tình hình tội phạm ma túy không chỉ xử lý

về mặt hình sự đối với tội phạm ma túy mà còn xử lý về mặt hành chính đối với cá nhân người sử

dụng ma túy để có sự răn đe, giáo dục cũng như có phương hướng, biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn

chặn tình trạng nêu trên. Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 và các văn bản hướng

dẫn quy định về các biện pháp xử lý hành chính có sự thay đổi rất lớn về các quy định áp dụng biện

pháp xứ lý hành chính mà đặc biệt là đối với những người sử dụng ma túy. Biện pháp xử lý vi phạm

hành chính (XLHC) ‚Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc‛ áp dụng đối với người nghiện ma túy để

chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đáp

ứng được một phần rất lớn vào việc giải quyết tệ nạn ma túy của xã hội, vào công cuộc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 1

Trang 1

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 2

Trang 2

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 3

Trang 3

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 4

Trang 4

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 5

Trang 5

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 6

Trang 6

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 7

Trang 7

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1900
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”

Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”
uật. 
Ba là, việc quyết định thời hạn đưa vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc phải căn cứ vào tính chất, mức 
độ, hậu quả, nhân thân của người nghiện, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. 
Bốn là, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách 
nhiệm chứng minh người vi phạm hành chính là người nghiện ma túy và thuộc đối tượng đưa vào 
cơ sở cai nghiện băt buộc. Cá nhân người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt 
buộc có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh không vi phạm 
hành chính, không nghiện ma túy hoặc không thuộc diện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở 
cai nghiện bắt buộc. 
3.2 Thời hiệu áp dụng biện pháp 
Thời hiệu trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ba tháng (03). Đây là 
khoảng thời gian kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát 
hiện và lập biên bản (đươc quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC 2012). 
3.3 Quy trình áp dụng 
Quy trình áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở bắt buộc được quy định tại Chương 2 và 
Chương 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP. Theo đó, quy trình này trải qua 3 giai đoạn. 
Giai đoạn 1: Khi xác định được đối tượng bị nghiện, cơ quan công an tiến hành lập biên bản, và xác 
minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đối với người bị nghiện. 
Giai đoạn 2: Sau khi quá trình xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ được hoàn tất, hồ sơ sẽ được 
gửi qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (trong thời gian 7 ngày) sẽ trả lời bằng văn bản có 
hay không việc đề nghị xác định áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu 
đồng ý, văn bản sẽ gửi lên Tòa án cùng cấp. 
Giai đoạn 3: Tòa án sẽ kiểm tra lại tính xác thực của hồ sơ gửi qua và xem xét việc ban hành quyết 
định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 
Trong hồ sơ gửi qua Tòa án gồm có những giấy tờ sau: Bản tóm tắt lý lịch; Phiếu trả lời kết quả của 
người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng 
nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
Biên bản về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; Bản tường trình của người vi phạm hoặc của 
người đại diện hợp pháp của họ; Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện 
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, 
phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng 
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp 
1659 
xã; Giấy xác nhận hết thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng 
của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị 
nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Quyết định của Ủy ban Nhân dân cấp xã về 
việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt 
buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Văn bản thông báo cho người 
bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ của của cơ quan lập hồ sơ; Văn 
bản của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện về kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; Văn bản đề nghị 
xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Trường phòng Lao động - 
Thương binh và Xã hội cấp huyện. 
4 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
4.1 Thực trạng 
Một là, việc cai nghiện cho người nghiện ma túy từ 12 đến 18 tuổi: Luật phòng chống ma túy năm 
2000 quy định: ‚Người nghiện ma túy từ 12 đến dưới 18 tuổi được giáo dục tại xã, phường, thị trấn 
hoặc đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện thì được đưa vào cơ sở cai nghiện 
bắt buộc và không coi là biện pháp xử lý hành chính‛. Tại Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 
chỉ quy định áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma 
túy từ đủ 18 tuổi trở lên và thẩm quyền quyết định là TAND cấp huyện. Do đó, có áp dụng biện pháp 
đưa người dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nữa hay không đến nay còn có ý kiến khác 
nhau giữa các cơ quan gây rất nhiều khó khăn. ‚Lê Văn D (16 tuổi) đăng ký hộ khẩu thường trú tại 
234A Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình. Lê Văn D đã bị bắt 1 lần về hành vi xử dụng ma túy và 
được đưa về địa phương quản lý và cai nghiện. Sau đó, ngày 12/8/2019 Lê Văn D bị bắt lần 2 cũng 
về hành vi sử dụng ma túy. Ngày 01/10/2018 Tòa án quận Tân Bình mở phiên họp và ra quyết định 
đưa Lê Văn D vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do trước đó Lê Văn D đã sử dụng ma túy và vẫn tiếp 
tục tái diễn hành vi vi phạm mặc dù trước đó đã được đưa về địa phương quản lý. Ngay sau đó 
Viện kiểm sát đã đưa ra ý kiến cho rằng Lê Văn D chưa đủ 18 tuổi nên việc đưa D vào cơ sở cai 
nghiện bắt buộc là không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC năm 2012 mà chỉ 
có thể đưa Lê Văn D vào cơ sở cai nghiện tự nguyện.‛ 
Hai là, Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ quản lý người nghiện hiện nay phải qua nhiều cơ quan như 
Công an xã (phường), Công an quận (huyện), Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và 
Xã hội, TAND cấp quận (huyện) nên mất rất nhiều thời gian. Nếu thực hiện theo đúng quy trình, thời 
gian đưa ra được quyết định đưa người đi cai nghiện nhanh nhất là 1 tháng. Trong thời gian chờ có 
quyết định, người nghiện có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ được gửi về gia đình quản lý, 
những người không rõ nơi cư trú phải đưa đến các cơ sở xã hội quản lý. Tuy nhiên, tại quận Tân 
Bình chưa có nhà lưu giữ, không có cán bộ chuyên môn để xử lý cắt cơn nghiện nên việc quản lý, 
lưu giữ đối tượng phải đưa xuống cơ sở cai nghiện Nhị Xuân. 
Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 103 Luật XLVPHC năm 2012 quy định hồ sơ đề nghị áp dụng biện 
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định ‚Tài liệu 
chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện 
ma túy‛. Quy định như vậy rất khó thực hiện và dễ bị Tòa án trả lại hồ sơ, vì đa phần người nghiện 
1660 
trên địa bàn quận Tân Bình không có nơi cư trú ổn định, không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại 
xã, phường, thị trấn. Mặc dù, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa 
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy 
định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không quy 
định nội dung này nhưng theo quy định Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các 
biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, tại Khoản 1 Điều 8 quy định ‚Khi nhận được hồ sơ 
của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không 
đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật 
XLVPHC thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do‛. 
Đối với một số người nghiện ma túy không cư trú tại quận Tân Bình mà ở tỉnh khác tới, theo quy 
định của điểm b, khoản 1 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND phường phải 
xác minh, trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên 
bản vi phạm về địa phương để xử lý. Việc pháp luật quy định như vậy là không thể thực hiện được, 
vì những đối tượng nghiện ở nhiều tỉnh rất xa, trong khi pháp luật chưa quy định việc chuyển giao 
người nghiện sẽ thực hiện như thế nào 
Ba là, Về xác định đối tượng có nơi cư trú ổn định, thì Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định: Nơi 
cư trú ổn định là nơi người vi phạm thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện 
đang thường xuyên sinh sống. Quy định này chưa chặt chẽ, dẫn đến các cơ quan áp dụng pháp 
luật hiểu và thực hiện không thống nhất: Có quan điểm cho rằng đối tượng không thường xuyên 
sinh sống ở phạm vi một xã, phường, thị trấn là không có nơi cư trú ổn định. Trong thực tế, các 
đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn quận Tân Bình nhiều trường hợp không có nơi cư trú hoặc 
sinh sống ổn định mà các đối tượng này thường ở nơi khác đến tham gia các hoạt động mua 
bán, làm công nhân tại các công ty hoặc tham gia vào những nhóm sử dụng ma túy và thường 
xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt, hút chích ma túy. Việc xác minh nơi cư trú ổn định của những 
đối tượng nghiện ma túy tại địa bàn quận Tân Bình diễn ra chậm trễ, kết quả trả lời chung chung, 
một số trường hợp không trả lời kết quả xác minh, làm mất thời gian của cơ quan công an gửi hồ 
sơ đi xác minh dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ xét đưa người vào cơ sở cai nghiện 
bắt buộc. ‚Nguyễn Văn A (20 tuổi) đăng ký thường trú tại xã Hòa Long, huyện Xuân Mộc, tỉnh Bà 
Rịa Vũng Tàu lên Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh để làm công nhân và có 
đăng ký tạm trú ở nhiều nơi. Ngày 20/10/2019 Nguyễn Văn A bị bắt khi sử dụng ma túy tại sinh 
nhật một người bạn tại Phường 9, Quận Tân Bình. Khi bị bắt A khai có đăng ký tạm trú tại Phường 
15, 2, 8, Quận Tân Bình và thường xuyên về nhà thăm gia đinh tại xã Hòa Long, huyện Xuân Mộc, 
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngay sau đó Công an phường 9 đã xác minh tình trạng cư trú đối với kết 
quả xác minh Nguyễn Văn A không thường xuyên có mặt và sinh sống tại các địa chỉ trên‛. Thời 
gian để xác minh hết 30 ngày, như vậy có thể thấy quá trình xác minh cư trú này rất mất thời gian 
trong việc lập hồ sơ. 
4.2 Một số kiến nghị 
Một là, Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và ban hành các 
văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để thống nhất triển khai áp dụng. Chỉ đạo thực hiện công tác 
1661 
lập hồ sơ, hoàn chỉnh các thủ tục theo thẩm quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao 
nhận thức của cộng đồng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung cũng như đối với tác hại 
của ma túy để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất số người vi phạm pháp luật, số người 
nghiện mới phát sinh. Mặt khác, bố trí nguồn kinh phí phù hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ đưa đối 
tượng đi cai nghiện tập trung, thực hiện công khai minh bạch, thuận tiện, dễ tiếp cận các dịch vụ 
điều trị cai nghiện ma túy. Các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở cũng cần tăng cường hơn nữa việc 
phối hợp cùng gia đình động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tìm việc làm ổn định cho người sau cai nghiện để 
tránh tái nghiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách hỗ trợ để thu hút người nghiện vào 
cai nghiện tự nguyện, giảm số người bị Tòa án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt 
buộc, giảm áp lực cho Tòa án nhân dân. 
Hai là, Quy trình, trình tự, thủ tục xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân 
dân bao gồm nhiều giai đoạn như lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra và chuyển hồ sơ đề nghị đến Tòa án 
nhân dân và cuối cùng là việc Tòa án căn cứ vào hồ sơ đề nghị, xem xét, quyết định có áp dụng 
hay không áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Các giai đoạn này do nhiều cơ quan khác nhau 
tiến hành với nhiều các thủ tục, giấy tờ như xác định độ tuổi, số lần vi phạm, các biện pháp xử lý 
hành chính đã áp dụng trước đó, nơi cư trú, tình trạng nghiện của đối tượng vi phạmnhững điều 
này đòi hỏi rất nhiều thời gian mới tiến hành được. Trong khi đó, một yêu cầu có tính nguyên tắc 
trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi vi phạm hành hính nói riêng đó 
là sự nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, cần có những thay đổi nhằm rút ngắn thời gian của quá trình 
này, cần bỏ giai đoạn thẩm định hồ sơ đề nghị của Phòng tư pháp vì dù Phòng tư pháp có kiểm 
tra, thẩm định thì khi nhận hồ sơ đề nghị Tòa án cũng phải xem xét lại toàn bộ các quy trình trước 
đó trước khi xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính, như vậy việc quy định giai đoạn kiểm tra 
hồ sơ của Phòng tư pháp là chồng chéo, kéo dài thời gian, việc bỏ giai đoạn này sẽ rút ngắn được 
rất nhiều thời gian cho quá trình xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân 
dân so với hiện nay.[2] 
Ba là, Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm 
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là khâu công tác mới nhưng rất quan trọng, liên 
quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; đòi 
hỏi lãnh đạo, kiểm sát viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu nắm chắc quy định 
của pháp luật, thực hiện tốt quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm đảm bảo quyết định áp 
dụng biện pháp hành chính của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật. Để thực hiện được những vấn 
đề nêu trên thì giữa Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp cũng phải tăng cường phối hợp tốt; Tòa án 
phải tạo điều kiện để Kiểm sát viên tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên họp; Kiểm sát 
viên nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến phát biểu về việc tuân theo pháp luật trong việc xem xét, quyết 
định áp dụng biện pháp hành chính Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi hoàn thiện quy định trong 
Pháp lệnh 09 theo hướng: Quy định quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (cấp 
tỉnh) khi xem xét lại các quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm 
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc phát 
sinh tình tiết mới. Ngoài ra, cũng cần quy định trình tự, thủ tục để Tòa án cấp trên (cấp tỉnh) xem 
xét việc khiếu nại quá hạn của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai 
1662 
nghiện bắt buộc, vấn đề này cần phải được khắc phục nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị 
áp dụng biện pháp xử lý hành chính. 
5 KẾT LUẬN 
Áp dụng biện pháp XLHC ‚đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc‛ là một nhiêm vụ mới của Tòa án 
được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012. Đây là kết quả của quá trình cải cách tư pháp, phù 
hợp với xu hướng hội nhập của nền tư pháp nước ta, phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, việc 
quyết định các vấn đề liên quan đến các quyền cơ bản của con người phải do Tòa án thực hiện 
theo một trình tự, thủ tục nhất định. Việc nghiên cứu đầy đủ, cụ thể lý luận về mặt bản chất, vai trò, ý 
nghĩa của biện pháp xử lý vi phạm hành chính ‚đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc‛ do Tòa án tiến 
hành sẽ giúp chúng ta có được sự nhận thức đúng đắn về quy định này. Đặc biệt, đối với những 
người làm công tác áp dụng pháp luật, việc nghiên cứu đầy đủ về lý luận của việc áp dụng các 
biện pháp xử lý hành chính ‚đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc‛ sẽ giúp áp dụng quy định này một 
cách chính xác trong thực tiễn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cao Văn Cần, 2019, Áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân từ thực tiễn 
tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Khoa học Xã hội. 
[2] PGS. TS Hà Hùng Cường, 2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính - bước phát triển mới về cơ chế 
pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta (Xem tại: 
https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-buoc-phat-trien-
moi-ve-co-che-phap-ly-bao-dam-quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-o-nuoc-ta-180144/, 
truy cập ngày 24/3/2020) 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_bien_phap_xu_ly_hanh_chinh_dua_vao_co_so_cai_nghien.pdf