Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống và

tăng trưởng của cá sặc rằn để làm cơ sở xây dựng quy trình ương đối tượng này, đồng thời

góp phần ổn định nuôi cá nước ngọt trong tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu

Long. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm: (1) ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng

trưởng của cá sặc rằn và (2) ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Ở

thí nghiệm thứ nhất, cá sặc rằn có khối lượng 92,5 mg/con được ương với 3 nghiệm thức mật

độ là 3 con/L (NT1); 6 con/L (NT2) và 9 con/L (NT3) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Cá được ương trong hệ thống bể composite 35L. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỷ lệ

sống của cá dao động từ 74,9-86,9% và khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, tỷ lệ sống

của cá đạt cao nhất (86,9%)ở nghiệm thức 3 con/L. Tăng trưởng hàng ngày của cá nhanh

nhất (60,1 mg/ngày) ở mật độ 3 con/L, khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Trong thí

nghiệm hai, cá có khối lượng 92,5 mg/con được ương 3 con/L với 4 nghiệm thức độ mặn là

0‰ (NT1); 3‰ (NT2); 6‰ (NT3) và 9‰ (NT4) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết

quả sau 30 ngày ương cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 74,0-92,9%, khác biệt có có ý

nghĩa giữa các nghiệm thức, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất (92,9%) ở độ mặn 3‰. Tăng

trưởng hàng ngày của cá nhanh nhất (62,9 mg/ngày) ở độ mặn 3‰ và khác biệt có ý nghĩa

với các độ mặn cao hơn.

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 11560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi
Như vậy, các yếu tố nhiệt độ và pH 
đều nằm trong khoảng thích hợp đối với 
sự phát triển của cá sặc rằn giai đoạn 20 
đến 50 ngày tuổi. 
Bảng 5. Biến động nhiệt độ, pH nước khi ương cá ở độ mặn khác nhau 
Chỉ tiêu Buổi 
Nghiệm thức độ mặn 
0‰ 3‰ 6‰ 9‰ 
Nhiệt độ 
(oC) 
Sáng 27,0±0,29 26,5±0,08 26,8±0,20 26,5±0,09 
Chiều 28,7±0,04 28,8±0,06 28,8±0,05 28,8±0,04 
pH 
Sáng 7,56±0,01 7,24±0,06 7,17±0,16 7,21±0,05 
Chiều 7,67±0,02 7,66±0,03 7,67±0,03 7,61±0,05 
Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
3.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ 
lệ sống của cá 
Tỷ lệ sống của cá sặc rằn ương ở các 
độ mặn khác nhau được thể hiện ở Hình 
2.
Hình 2. Tỷ lệ sống của cá sặc rằn giai đoạn từ 20 đến 50 ngày tuổi được ương 
ở độ mặn khác nhau 
86,9c
92,9d
81,1b
74,0a
0
20
40
60
80
100
0‰ 3‰ 6‰ 9‰ 
(SR,%)
(Mật độ)(Độ mặn)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
228 
Nhiều loài cá nước ngọt có thể sống và 
phát triển bình thường trong môi trường 
nước lợ từ 4-5‰ (Lê Văn Cát và ctv., 
2006). Từ Hình 2 cho thấy, tỷ lệ sống của 
cá sặc rằn đạt cao nhất ở 3‰ là 92,9%; ở 
0‰ là 86,9%; ở 6‰ là 81,1% và ở 9‰ là 
74,0%. Tỷ lệ sống của cá khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) ở tất cả các 
nghiệm thức. Ở độ mặn 9‰, số lượng cá 
hao hụt nhiều hơn là do ở độ mặn này thì 
áp suất thẩm thấu và ion cơ thể cá thấp 
hơn môi trường nên các ion từ môi trường 
nước bên ngoài xâm nhập liên tục vào cơ 
thể làm cho áp suất thẩm thấu và ion bên 
trong cơ thể cá tăng lên. Để thích nghi và 
tồn tại được cá phải tốn nhiều năng lượng 
cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu và 
thải ion ra môi trường ngoài (Nguyễn Phú 
Hòa, 2014). Thời gian đầu cơ thể cá điều 
hòa chưa tốt nên chưa thích nghi được 
nhưng thời gian sau khi thuần độ mặn đến 
9‰ khoảng 10 ngày thì cá đã thích nghi 
và không hao hụt thêm. Kết quả này cũng 
phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá 
sặc rằn của Trang Văn Phước (2010), cá 
được ương ở các độ mặn 0, 5, 7, 9, 11, 
13‰ thì tỷ lệ sống của cá sau 4 tuần ương 
sẽ giảm khi độ mặn tăng. Mặt khác, theo 
Lê Thị Phương Mai và ctv., (2016) đánh 
giá ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (0, 
3, 6, 9, 12 và 15‰) lên tỷ lệ sống của cá 
cá sặc rằn, kết quả tỷ lệ sống của cá sau 
90 ngày thí nghiệm đạt cao nhất là 92,2% 
ở độ mặn 3‰ trong khi ở độ mặn 12‰ cá 
chết toàn bộ sau 30 ngày thí nghiệm và ở 
độ mặn 15‰ cá chết hoàn toàn sau 15 
ngày thí nghiệm. Bên cạnh đó, theo Lê 
Phú Khởi (2010), tỷ lệ sống của cá rô 
đồng đạt cao nhất là 52,7% ở độ mặn 3‰ 
và thấp nhất là 2,70% ở độ mặn 15‰. 
Như vậy nồng độ muối có ảnh hưởng 
trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất 
thẩm thấu của cá sặc rằn. Khi nồng độ 
muối trong môi trường sống tăng hay 
giảm ngoài sự thích ứng thì cá sẽ bị sốc 
và tăng tỷ lệ chết của cá. 
3.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng 
trưởng của cá 
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của 
cá sặc rằn khi ương với các độ mặn khác 
nhau được trình bày ở Bảng 6. 
Bảng 6. Tăng trưởng khối lượng của cá ở độ mặn khác nhau 
Độ mặn Wđ 
(mg) 
Wc 
(mg) 
WG 
 (mg) 
DWG 
(mg/ngày) 
SGR (%/ngày) 
NT1 (0‰) 92,5±0,11 1.895±6,45b 1.802±6,45b 60,0±0,21b 10,1±0,01b 
NT2 (3‰) 92,5±0,11 1.980±6.39c 1.887±6.39c 62,9±0,19c 10,2±0,01c 
NT3 (6‰) 92,5±0,11 1.910±15,9b 1.818±15,9b 60,6±0,51b 10,1±0,02b 
NT4 (9‰) 92,5±0,11 1.867±18,5a 1.774±18,5a 59,1±0,54a 10,0±0,03a 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý 
nghĩa về thống kê (p> 0,05). DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng; SGR: Tốc 
độ tăng trưởng tương đối về khối lượng. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
229 
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối 
lượng hàng ngày của cá dao động từ 59,1-
62,9 mg/ngày (Bảng 6). Tốc độ tăng 
trưởng đặc biệt về khối lượng cá ở độ mặn 
3‰ đạt cao nhất là 10,2 %/ngày và khác 
biệt có ý nghĩa (p<0,05) với cá ở các 
nghiệm thức còn lại. Điều này được 
khẳng định sự tăng trưởng nhanh của một 
số loài cá nước ngọt ở độ mặn dưới hoặc 
ngang bằng điểm đẳng áp. Theo Trần 
Ngọc Tuyền và Nguyễn Văn Triều 
(2019), độ mặn quyết định tốc độ tăng 
trưởng khối lượng của cá trê vàng giai 
đoạn cá bột lên cá hương, cá tăng trưởng 
nhanh nhất là 16,4 %/ngày ở độ mặn 3‰ 
và thấp nhất là 16,0 %/ngày ở độ mặn 
9‰. Mặt khác, theo Đỗ Thị Thanh 
Hương và Ngô Tú Trinh (2013), cá lóc 
tăng trưởng nhanh nhất là 2,73 %/ngày ở 
độ mặn 3‰ và thấp nhất là 2,28 %/ngày 
ở độ mặn 12‰. 
Độ mặn là yếu tố môi trường quan 
trọng đối với cá do chúng phải duy trì 
hàm lượng muối hòa tan trong cơ thể ở 
mức độ ổn định. Thông qua quá trình điều 
hòa áp suất thẩm thấu, cá phải tiêu tốn 
một mức năng lượng nhất định để duy trì 
trạng thái ổn định đối với môi trường. 
Mỗi loài cá đều có một độ mặn thích hợp 
để sống và tăng trưởng. Cá cần phải duy 
trì nồng độ muối cần có trong cơ thể để 
đáp ứng các nhu cầu sinh lý của cơ thể. 
Áp suất thẩm thấu tăng khi cá sống trong 
môi trường nước có độ mặn tăng. Các 
muối trong môi trường nước làm thay đổi 
bản chất hóa học tự nhiên của nước, đồng 
thời thay đổi áp suất thẩm thấu lên cá và 
cá phải liên tục thay đổi các hoạt động 
sinh lý để duy trì thành phần hóa học của 
cơ thể để chống lại sự thay đổi của áp suất 
thẩm thấu. 
Tóm lại, qua kết quả về sự tăng trưởng 
khối lượng của cá sặc rằn cho thấy ở 
nghiệm thức có độ mặn thấp (3‰) thì cá 
tăng trưởng nhanh hơn cá được ương ở 
0,6 và 9‰ (Bảng 6). Khi độ mặn trong 
môi trường sống tăng thì cá sặc rằn phải 
mất nhiều năng lượng để điều hòa áp suất 
thẩm thấu và ion cơ thể bằng cách giữ lại 
nước và thải ion ra khỏi cơ thể qua mang 
theo cơ chế giảm ái lực. 
3.2.4. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
phân hóa sinh trưởng của cá 
Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng khối lượng 
của cá sặc rằn khi ương với độ mặn khác 
nhau được thể hiện ở Bảng 7. 
Bảng 7. Phân hóa sinh trưởng của cá ương ở độ mặn khác nhau 
Nghiệm 
thức 
độ mặn 
Tỷ lệ (%) theo nhóm khối lượng của cá 
< 1.800 mg 
1.800-2.000 
mg > 2.000 mg 
NT1 (0‰) 12,0b 71,3d 16,7a 
NT2 (3‰) 0,00a 60,7c 39,3d 
NT3 (6‰) 19,3c 55,3b 25,4c 
NT4 (9‰) 29,3d 52,0a 18,7b 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
229 
Từ số liệu được ghi nhận ở Bảng 7, độ 
mặn của môi trường sống có ảnh hưởng 
rất lớn đến tốc độ tăng trưởng về khối 
lượng của cá. Khối lượng của cá trong các 
nghiệm thức được phân loại thành 3 
nhóm: nhóm cá nhỏ có khối lượng dưới 
1.800 mg; nhóm cá trung bình có khối 
lượng từ 1.800 mg đến 2.000 mg và nhóm 
có lớn khối lượng trên 2.000 mg. 
Kết thúc thí nghiệm, ở các độ mặn 0, 6 
và 9‰ đều có sự xuất hiện của 3 nhóm cá 
nhỏ, trung bình và lớn. Xét nhóm cá nhỏ 
có khối lượng dưới 1.800 mg, ở độ mặn 
9‰ xuất hiện với tỷ lệ cao nhất là 29,3% 
và tỷ lệ này giảm còn 19,3% ở 6‰; 
12,0% ở 0‰ và không có sự xuất hiện cá 
thể nào dưới 1.800 mg ở độ mặn 3‰ 
(Bảng 7). Mặt khác, xét nhóm cá có khối 
lượng lớn trên 2.000 mg, ở độ mặn 3‰ 
chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,3%. Điều này 
khẳng định ở độ mặn phù hợp (3‰) cá 
phát triển nhanh hơn và sự phân hóa khối 
lượng cũng ít hơn so với cá ở ba nghiệm 
thức còn lại. 
Khối lượng trung bình và hệ số biến 
động (CV) của sặc rằn ương ở các độ mặn 
khác nhau được ghi nhận ở Bảng 8. 
Bảng 8. Khối lượng trung bình và hệ số biến động (CV) của cá 
Độ mặn 
Khối lượng trung bình 
(mg) 
Hệ số biến động 
(CV) 
NT1 (0‰) 1.895±6,45
b 
0,0034 
NT2 (3‰) 1.980±6.39
c 0,0032 
NT3 (6‰) 1.910±15,9
b 0,0083 
NT4 (9‰) 1.867±18,5
a 0,0099 
CV: Hệ số biến động (tỷ lệ giữa độ lệch và trung bình khối lượng của cá-Wc) 
Kết thúc thí nghiệm, khối lượng của cá 
sặc rằn dao động trong khoảng 1.867-
1.980 mg/con và có sự khác biệt thống kê 
(p<0,05) giữa các nghiệm thức (Bảng 8). 
Cá đạt khối lượng lớn nhất là 1.980 
mg/con ở 3‰ và nhỏ nhất là 1.867 
mg/con ở 9‰. Ngược lại, hệ số biến động 
(CV) nhỏ nhất là 0,0032 ở độ mặn 3‰ và 
lớn nhất là 0,0099 ở độ mặn 9‰. Kết quả 
này khẳng định cá sặc rằn tăng trưởng đều 
hơn khi ương ở môi trường có độ mặn 
phù hợp (0-3‰). 
4. KẾT LUẬN 
Cá sặc rằn cỡ 92,5 mg/con phát triển 
tốt ở mật độ 3 con/L với tỷ lệ sống cao 
nhất là 86,9% và tốc độ tăng trưởng khối 
lượng nhanh nhất là 60,1 mg/ngày. 
Cá sặc rằn cỡ 92,5 mg/con sống được 
trong nước ngọt và nước lợ, cá có khả 
năng sống tốt ở độ mặn 3-9‰. Tuy nhiên, 
ở độ mặn 3‰, tỷ lệ sống và tăng trưởng 
của cá đạt giá trị cao nhất lần lượt là 
92,9% và 62,9 mg/ngày. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
231 
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, 
hướng nghiên cứu tiếp theo là cần thử 
nghiệm ương cá sặc rằn với quy mô lớn 
hơn để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô 
hình sản xuất giống và khả năng áp dụng 
vào thực tiễn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh 
Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Giáo trình 
kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất 
bản Đại học Cần Thơ. 
2. Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú 
Trinh, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng 
trưởng của cá lóc (Channa striata). Tạp 
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
Trang 247-254. 
3. El-Sayed, A. F. M., 2002. Effects 
of stocking density and feeding levels on 
growth and feed efficiency of Nile 
tilapia (Oreochromis niloticus) fry. 
Aquaculture Research, Volume 33, Issue 
8. Page 621-626. 
4. Lê Phú Khởi, 2010. Ảnh hưởng của 
độ mặn, pH đến sự phát triển phôi và cá 
bột rô đồng (Anabas testudineus). Luận 
văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng 
thủy sản. Khoa Thủy sản-Trường Đại 
học Cần Thơ. 
5. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và 
Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Ảnh hưởng 
của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống 
của cá đối (Liza subviridis) ương trong 
giai. Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ. Trang 205-212. 
6. Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, 
Đỗ Thị Thanh Hương, Dương Văn Ni và 
Trần Ngọc Hải, 2016. Đánh giá ảnh 
hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn 
(Trichogaster pectogalis) và khả năng 
nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện 
xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Tạp 
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
Trang 133-142. 
7. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung 
và Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy 
sản-chất lượng và giải pháp cải thiện 
chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và 
kỹ thuật Hà Nội. 
8. Nguyễn Phú Hòa, 2014. Chất 
lượng môi trường nước trong nuôi trồng 
thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
9. Nguyễn Quang Đạt, Trần Đình 
Luân, Trần Anh Tuấn và Trương Tiến 
Hải, 2011. Ảnh hưởng của mật độ đến 
tang trưởng và tỷ lệ sống của cá chạch 
sông (Mastacembelus armatus) giai 
đoạn ương từ hương lên giống. Tạp chí 
Khoa học và Phát triển. Trường Đại học 
Nông nghiệp Hà Nội. Tập 9. Trang 948-
953. 
10. Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh 
Thành, 2013. Kỹ thuật sản xuất giống cá 
nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần 
Thơ. 
11. Refstie, T and Kittelsen, A., 1976. 
Effects of density on growth and 
survival of artificial Atlantic salmon. 
Aquaculture, Amsterdam, Volume 8. 
Page. 319-326. 
12. Sampaio, L.A., Ferreira. A.H and 
Tesser. M.B, 2001. Effects of stocking 
density on laboratory rearing of mullet 
fingerlings (Mugil platanus Gunther, 
1980). Acta Scientiarum. Maringa, 
Volume 23. Page 471-475. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
232 
13. Tiêu Minh Luân, 2010. Ảnh 
hưởng của thức ăn và mật độ lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng 
(Oxyeleotris marmoratus, Bleeker) giai 
đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học 
ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy 
sản - Trường Đại học Cần Thơ. 
14. Tiêu Quốc Sang, Dương Nhựt 
Long và Lam Mỹ Lan, 2013. Ảnh hưởng 
của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ 
sống và hiệu quả tài chính của mô hình 
ương nuôi cá lóc (Channa striata) 
thương phẩm trong bể lót bạt. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
Trang 223-230. 
15. Trang Văn Phước, 2010. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau 
tới sự sinh trưởng và điều hòa áp suất 
thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster 
pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt 
nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy 
sản. Khoa Thủy sản-Trường Đại học 
Cần Thơ. 
16. Trang Văn Phước, Trương Minh 
Chuẩn và Trần Thị Thu Thủy, 2012. 
Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn 
(Trichogaster pectoralis) ương trong 
giai từ cá hương lên cá giống tại Kiên 
Giang. Trang 228-235. 
17. Trần Ngọc Tuyền và Nguyễn Văn 
Triều, 2019. Ảnh hưởng của mật độ và 
độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của 
cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giai 
đoạn 7 đến 37 ngày tuổi. Tạp chí Nghiên 
cứu khoa học và phát triển kinh tế. 
Trường Đại học Tây Đô. Trang 237-249. 
18. Trzebiatowski, R., 1981. Effects 
of stocking density on growth and 
survival of rainbow trout (Salmo 
gairdneri). Aquaculture, Amsterdam, 
Volume 22. Page 289-295. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 08 - 2020 
233 
EFFECT OF DENSITIES AND SALINITIES ON SURVIVAL RATE 
AND GROWTH OF SNAKESKIN GOURAMI FISH (Trichogaster 
pectoralis) FINGERLINGS IN 20 TO 50 DAY-OLD STAGE 
Tran Ngoc Tuyen1 and Nguyen Van Trieu2 
1Faculty of Applied Biology, Tay Do University 
2Faculty of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University 
(Email: tntuyen@tdu.edu.vn) 
ABSTRACT 
This study aimed to evaluate the effects of different stocking densities and salinities on growth 
and survival rate of snakeskin gourami fish (Trichogaster pectoralis) to provide basic 
information for farming process and contribute to the adaptation of freshwater fishery on 
salinity intrusion in the Mekong Delta. Two experiments were set up (1) effect of stocking 
densities on survival rate and growth of snakeskin gourami fish and (2) effect of salinities on 
survival and growth of this species. In the first experiment, fish (92,5 mg) were stocked at 3 
density treatments including 3 fish/L (T1), 6 fish/L (T2) and 9 fish/L (T3) and each treatment 
was repeated three times. Fish was nursed in composite tank system (35L). After 30 days, the 
results showed that survival rate of fish fluctuated from 74,9 to 86,9% which are significantly 
different (p< 0.05) among treatments, survival of fish was highest (86,9%) with 3 fish/L. 
Daily weigth growth of fish was highest (60,1 mg/day) in the treatment 3 fish/L, significantly 
different from the other treatments. In the second experiment, fish (92,5 mg) were stocked 3 
fish/L with 4 salinity levels of 0‰ (T1); 3‰ (T2); 6‰ (T3) and 9‰ (T4) with three 
replications. The results showed that survival rate of fish was highest (92,9%) at in level of 
3‰. Daily weigth growth of fish was highest (62,9 mg/day) was recorded similarly at the 
salinity of 3‰, and significantly different from the other salinity levels. 
 Keysword: Snakeskin gourami, salinity, stocking density, growth, survival rate 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_va_do_man_len_ty_le_song_va_tang_truong.pdf