Ảnh hưởng của chế độ sử dụng chế phẩm sinh học đến hiệu quả nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong ao trên cát với nguồn nước biển ven bờ
TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường nước ao nuôi tôm chân trắng thâm canh trong ao nuôi lót bạt bằng nước biển ven bờ được thực hiện tại khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc (thôn 4 xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu). Hai thực nghiệm được tiến hành với chế độ sử dụng chế phẩm sinh học khác nhau: Dùng hàng ngày, với liều 0,5 -1,0 g/m3 nước (tương đương khoảng 2-4 kg/ao 4.800m3 nước); Dùng định kỳ: Tháng nuôi thứ nhất, 7 ngày/lần, liều lượng 2,0 g/m3 nước; tháng nuôi thứ 2, 5 ngày/lần, liều lượng 3,0 g/m3 nước; tháng nuôi thứ 3, 3 ngày/lần, liều lượng 5,0 g/m3 nước. Chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi sinh vật chính đó là: Vi khuẩn Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. và nấm Saccharomyces sp. Phân tích mẫu tôm và nước ao nuôi cho thấy, ở ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, mật số Vibrio ở mẫu tôm (từ 9,0 × 101 đến 3,9 × 102CFU/g) và ở mẫu nước (từ 5,0 × 101 đến 8,2 × 102CFU/ ml) là thấp hơn; các thông số môi trường như độ trong, pH, DO, NH3 và NO2- đều ổn định và nằm trong khoảng ngưỡng cho phép so với ao dùng chế phẩm vi sinh hàng ngày. Kết quả sau 75-80 ngày nuôi, sản lượng tôm thẻ chân trắng thu hoạch ở ao dùng chế phẩm sinh học định kỳ cao gấp 1,3 lần so với ao dùng chế phẩm sinh học hàng ngày; hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và cỡ tôm thu hoạch cũng lớn hơn tương ứng (FCR = 1,29 so với FCR = 1,41; cỡ tôm thu hoạch đạt 64,3 con/kg so với 81,5 con/kg). Số lượng chế phẩm sinh học sử dụng ở ao dùng định kỳ chỉ bằng 65,6% lượng chế phẩm sử dụng so với ao dùng hàng ngày. Điều đó cho thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ hiệu quả hơn so với dùng hàng ngày
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của chế độ sử dụng chế phẩm sinh học đến hiệu quả nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong ao trên cát với nguồn nước biển ven bờ
u hoạch (kg). 7. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel 7.0 để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu so sánh thống kê được phân tích trên công cụ F-Test Two-Sample for Variances và t-Test Two-Sample Asuming Unequal/Equal Variances, với mức ý nghĩa 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ và hàng ngày trong quản lý chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm chân trắng trên cát bằng nước biển ven bờ 1.1 . Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật trong tôm và môi trường nước ao nuôi Kết quả từ hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4 cho thấy, ở các ao sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học mật số vi khuẩn Vibrio tổng số dao động từ 9,0 x 101 đến 3,9 x 102 CFU/g (ở tôm) và 5,0 x 101 đến 8,2 x 102 CFU/ml (ở nước ao nuôi). Mật số này thấp hơn so với các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày với Vibrio tổng số dao động từ 1,8 x 102 đến 2,2 x 103 CFU/g (ở tôm) và 5,0 x 101 đến 3,5 x 103 CFU/g (ở nước ao nuôi). Số lượng Vibrio có khuẩn lạc màu xanh và Vibrio có khuẩn lạc màu vàng trên môi trường TCBS ở các mẫu nước các ao sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học đều thấp hơn so với các ao dùng chế phẩm sinh học hàng ngày. Hình 1: Mật độ vi khuẩn vàng trong nước ở hai chế độ sử dụng chế phẩm sinh học. Hình 2: Mật độ vi khuẩn xanh trong nước ở hai chế độ sử dụng chế phẩm sinh học. 98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 Ngoài ra, kết quả kiểm tra định kỳ (7 ngày/lần trong các mẫu nước các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày và định kỳ) các tác nhân gây bệnh đốm trắng do WSSV, bệnh còi do EHP và bệnh gan tụy cấp do V. parahaemolyticus mang gen pirA/ pirB bằng kỹ thuật real time PCR đều cho kết quả âm tính. 1.2. Kết quả theo dõi các yếu tố thủy lý, hóa môi trường nước ao nuôi Ở các ao nuôi trong suốt thời gian thí nghiệm, các thông số môi trường nước như: nhiệt độ dao động từ 29 – 32,5ºC, độ mặn từ 30-32‰ là phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm nuôi. 1.2.1. Giá trị pH: Kết quả từ hình 6 cho thấy, chỉ số pH của các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày ít ổn định, tuy pH dao động trong ngày chưa vượt quá 0,5, và không có dấu hiệu giảm dần theo thời gian nuôi. Khi so sánh với kết quả từ hình 5, pH ở các ao sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học có biên độ dao đông giữa buổi sáng và buổi chiều không cao từ 0,2 – 0,5. Giá trị pH giảm dần và ổn định theo thời gian nuôi một cách rõ rệt. Hình 3: Mật độ vi khuẩn vàng trên tôm ở hai chế độ dùng chế phẩm sinh học khác nhau. Hình 5: pH trong các ao sử dụng chế phấm sinh học định kỳ. Hình 4: Mật độ vi khuẩn xanh trên tôm ở hai chế độ dùng chế phẩm sinh học khác nhau. Hình 6: pH trong các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99 1.2.2. Giá trị ô xy hòa tan trong nước (DO): Hàm lượng ô xy trong nước các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày và định kỳ luôn được duy trì ổn định, dao động từ 3,5 - 6,0 ppm (Hình 9, 10). Tuy nhiên ở các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày, hàm lượng ô xy trong nước ở một số thời điểm xuống khá thấp vào buổi sáng, có thời điểm chỉ đạt 3,5 ppm, làm cho tôm giảm ăn, chậm lớn. Hàm lượng ô xy trong nước bị ảnh hưởng bởi do sự hô hấp và quang hợp của tảo gây nên. Ngoài ra, còn do chế độ quạt nước, quá trình lên men, phân hủy các chất hữu cơ đáy. Điều này chứng tỏ chất lượng nước của các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày và định kỳ khá ổn định khi sử dụng chế phẩm phẩm sinh học. Hình 7: Oxy trong các ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ. Hình 8: Oxy trong các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày. 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 1.2.3. Độ trong: Độ trong của nước ao nuôi thể hiện cho mật độ phát triển của tảo và hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Các ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ kể từ ngày nuôi thứ 10 trở đi, độ trong của nước luôn ổn định trong khoảng 25 – 35 cm (hình 9), điều này cho thấy tảo phát triển ổn định và mật độ vừa phải, phù hợp cho môi trường nước cho tôm sinh trưởng và phát triển. Ở các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày, độ trong ít ổn định hơn, ở ngày nuôi thứ 35 – 65 độ trong nước là 15 - 25 cm (hình 9), chứng tỏ giai đoạn này mật độ tảo phát triển dày đặc, nước đậm màu và rất dễ bị tàn tảo, đây là điều kiện môi trường không tốt cho sự phát triển của tôm. 1.2.4. NH 3 và NO 2 -: Khí độc NH 3 ở các sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày và định kỳ biến động theo thời gian nuôi (hình 10). Tuy nhiên, ở các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày, hàm lượng NH 3 trong ao vượt ngưỡng cho phép (0,3 ppm) ở hầu hết các đợt thu mẫu phân tích, nguy cơ gây độc và làm chết tôm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Hàm lượng NH 3 trong ao tăng cao chứng tỏ rằng hệ thống không cân bằng, là đặc điểm của ao chứa nhiều chất hữu cơ lắng đọng. Trong khi đó, các ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ mặc dù hàm lượng NH 3 trong ao vẫn có, nhưng nồng độ thấp hơn, nằm trong giới hạn cho phép không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tôm nuôi. Hình 9: Biểu đồ độ trong ở 2 chế độ dùng chế phẩm sinh học. Hình 10: Biểu đồ NH 3 ở 2 chế độ dùng chế phẩm sinh học. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 Hình 11: Biểu NO2 - trong ở 2 chế độ dùng chế phẩm sinh học. Tương tự như khí độc NH 3 , NO2 - là hệ quả của việc hàm lượng chất hữu cơ tồn đọng trong ao cao, mật độ tảo phát triển dày. Các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày, hàm lượng NO2 - trong nước ao nuôi biến động khá mạnh, hơn nhiều lần so với ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ (hình 11). Hàm lượng khí độc NO2 - thấp, không vượt quá 0,2 ppm trong suốt quá trình nuôi ở ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, điều này cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong nước ở các ao này được kiểm soát triệt để không bị tồn dư quá nhiều. 2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ và hàng ngày thông qua sinh trưởng, sản lượng tôm nuôi và hệ số chuyển đổi thức ăn Sau khi chọn được giống có kết quả âm tính bằng kỹ thuật real time PCR đối với vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp, vi bào tử trùng EHP, các vi rút: WSSV, IHHNV, YHV, IMNV, TSV theo thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT, tôm được nuôi đến ngày thứ 75 (đợt 1) và nuôi đến ngày thứ 80 (đợt 2). Kết quả cho thấy, sau 75-80 ngày nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch và sinh trưởng hàng ngày của tôm ở các ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ (tháng nuôi thứ nhất, dùng 7 ngày/ lần, liều lượng 2,0 g/m3; tháng nuôi thứ 2, 5 ngày/lần, liều lượng 3,0 g/m3; tháng nuôi thứ 3, 3 ngày/lần, liều lượng 5,0 g/m3) lớn hơn các ao sử dụng chế phẩm sinh học hằng ngày (0,5 -1,0 g/m3). Kích cỡ tôm thu hoạch tương ứng trung bình 64,3 con/kg so với 81,5 con/kg; tốc độ sinh trưởng DGR = 0,198 g/con/ngày so với 0,158 g/ con/ngày (Bảng 2) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P one-tail = 0,019<0,05 tương tự nhau ở 2 chỉ tiêu). Sản lượng tôm thu hoạch ở các ao dùng chế phẩm sinh học định kỳ cao gấp 1,3 lần so với các ao dùng hàng ngày (Hình 2, Bảng 2). Tuy nhiên, ở ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, tỷ lệ sống của tôm có cao hơn (84,75% so với 82,40%), nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P Two-tail = 0,392>0,05 - Bảng 2). Ngoài ra, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và lượng chế phẩm sinh học sử dụng ở các ao dùng định kỳ cũng thấp hơn so với các ao dùng hàng ngày. Giá trị FCR=1,29 so với FCR=1,41; lượng chế phẩm 222,5 kg so với 339,4 kg (Bảng 2) và sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (P one-tail = 0,016<0,05 và P one-tail = 0,0019<0,05 tương ứng). Lượng chế phẩm sinh học sử dụng ở các ao dùng định kỳ chỉ bằng 65,6% lượng chế phẩm sử dụng ở các ao dùng hàng ngày (Bảng 2). Mật số vi khuẩn Vibrio spp. có khuẩn lạc màu xanh và Vibrio spp. có khuẩn lạc màu vàng trên môi trường TCBS ở các mẫu tôm thu từ các ao sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ thấp hơn so với các ao sử dụng chế phẩm sinh học hàng ngày (Hình 3 và Hình 4). 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 Hình 12: Sinh trưởng của tôm ở hai chế độ sử dụng chế phẩm sinh học. Hình 13: Tỉ lệ sống của tôm ở hai chế độ sử dụng chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học có bả n chất là cá c vi khuẩ n có lợ i cho ngườ i và vậ t nuôi đã đượ c sử dụng phổ biế n trong nuôi trồ ng thủ y sả n nó i chung và nuôi tôm nó i riêng. Cơ chế hoạ t độ ng củ a các chế phẩm sinh học bao gồ m: (i) có tá c dụng ứ c chế cá c tá c nhân gây bệ nh; (ii) cả i thiệ n hệ vi khuẩ n đườ ng ruộ t củ a vậ t nuôi; (iii) cạ nh tranh nguồ n thứ c ăn và vị trí gắ n trên đườ ng ruộ t; (iv) cả i thiệ n cá c chứ c năng tiêu hó a; (v) kí ch hoạ t hệ miễ n dị ch và (vi) cả i thiệ n chất lượ ng nướ c [9]. Balcazar và cộng sự (2007) [7] đã sử dụng chế phẩm sinh học mang chủng B. subtilis UTM 126 cho tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống với nồng độ 105 cfu/g trong 28 ngày cho thấy tỷ lệ chết của tôm giảm 2,84 lần, từ 51,75% xuố ng 18,25% khi cảm nhiễm chủ động chủng V. harveyi TR51 ở nồng độ 105 cfu/ml trong 24 giờ [7]. Nghiên cứu của Khuất Hữu Thanh và cộng sự (2009) [6] cũng cho thấy, chế phẩm sinh học với các thành phần: Bacillus, vi khuẩn sinh lactic được sử dụng định kỳ trong các ao nuôi Bảng 2. Một số thông số kết quả thử nghiệm ở hai nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ và hàng ngày Miêu tả Đơn vị tính Sử dụng chế phẩm sinh học hằng ngày (các ao D5, 10D2, 4D2 và 7D2) Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ (các ao D6, 3D2, 8D2, 9D2) Dao động Trung bình Dao động Trung bình Diện tích m2/ao 3.700 3.700 Mật độ Con/m2 230 - 253 230 - 253 Cỡ tôm thu hoạch Con/kg 66 - 90 81,5a±10, 63 57 - 75 64,3b ± 7, 63 Thời gian nuôi Ngày 75 - 80 75 - 80 Tỉ lệ sống % 78,6 – 89,0 82,40a±4,615 84,0 – 86,0 84,75a ±0,957 FCR 1,33 – 1,46 1,41a ±0,059 1,2 – 1,36 1,29b ± 0,067 DGR g/con/ngày 0,14 – 0,19 0,158a±0,022 0,17 – 0,22 0,198b ± 0,021 Lượng CPSH sử dụng Kg 277,5 - 360 339,38a±41,25 177,6 243,7 222,53b±30,27 Sản lượng Tấn 7,744 – 11,462 8,964a± 1,721 10,472 – 12,825 11,570b± 0,965 Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 tôm sú thâm canh qua 120 ngày nuôi cho tăng trọng của tôm 13% và tỷ lệ sống tăng 15% so với đối chứng [6]. Cá c nghiên cứ u gầ n đây sử dụng cá c probiotic mang chủ ng Lactobacillus sp., Pseudoalteromonas spp. và Bacillus sp. cho phé p cả i thiệ n tỷ lệ số ng củ a tôm thẻ chân trắng khi đượ c cả m nhiễ m bằ ng cá c chủ ng V. parahaemolyticus gây bệ nh hoại tử gan tụy cấp [8,9]. Như vậy, có thể thấy rằng việc bổ sung probiotic định kỳ của chúng tôi trên tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh trong ao lót bạt cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những kết quả và phân tích nêu trên, có thể nhận định rằng việc sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học với 7 ngày/lần (liều lượng 2,0 g/m3) ở tháng nuôi thứ nhất; 5 ngày/lần (liều lượng 3,0 g/ m3) ở tháng nuôi thứ 2; 3 ngày/lần (liều lượng 5,0 g/m3 nước) ở tháng nuôi thứ 3 cho hiệu quả sử dụng tốt hơn so với việc sử dụng chế phẩm sinh học tương tự hàng ngày với liều lượng 0,5 -1,0 g/m3 nước. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học có các thành phần chính gồm: Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp. và nấm Saccharomyces sp., với 7 ngày/lần (liều lượng 2,0 g/m3 nước) ở tháng nuôi thứ nhất; 5 ngày/lần (liều lượng 3,0 g/m3 nước) ở tháng nuôi thứ 2; 3 ngày/lần (liều lượng 5,0 g/m3 nước) ở tháng nuôi thứ 3 cho hiệu quả ổn định môi trường tốt hơn, hiệu quả nuôi (hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, sinh trưở ng, sả n lượ ng và năng suấ t tôm thu hoạch) cao hơn so với việc sử dụng chế phẩm sinh học tương tự hàng ngày với liều lượng 0,5 -1,0 g/m3 nước. Lượng chế phẩm sinh học định kỳ dùng chỉ bằng 65,6% so với lượng chế phẩm cùng loại sử dụng hàng ngày, nhưng cho sản lượng thu hoạch tăng gấp 1,3 lần. 2. Kiến nghị Người nuôi tôm có thể dùng chế định kỳ chế phẩm sinh học định kỳ nhằm mang lại hiệu quả tốt trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát bằng nước biển ven bờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phan Thanh Lâm, Nguyễn Văn Phụng, Đoàn Văn Bảy, Đỗ Văn Hoàng, Thới Ngọc Bảo (2019), Hiện trạng sử dụng giống, thức ăn, hóa chất, kháng sinh và các giải pháp kỹ thuật đang áp dụng trong nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo tại Hội nghị “Nâng cao giá trị tôm Việt Nam thông qua đổi mới công nghệ sản xuất”, tháng 11/2019, Cần Thơ. 2. Lê Hồng Phước, Nguyễn Diễm Thư, Hứa Ngọc Phúc, Phạm Thị Yến (2018), Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ chuyên ngành Thủy sản giai đoạn 2013-2018, Bộ NN&PTNT. Nhà xuất bản Thanh niên, ISBN: 978-604-970-360-7, Hà Nội, trang 356-363. 3. QCVN 02-19:2014/BNNPTNT - Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. 4. TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) –Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. 5. TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) - Tiêu chuẩn quốc gia về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước. 6. Khuất Hữu Thanh, Nguyễn Đăng Phúc Hải, Bùi Văn Đạt, Võ Văn Nha (2009), Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn có đặc tính Probiotic trong tạo chế phẩm nuôi tôm sú. Tạp chí KH&CN các trường Đại học Kỹ thuật, số 74-2009. ISSN 0868-3980, Hà Nội, trang 113-116. 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2020 Tiếng Anh 7. Balcazar J. L. and Tyrone R. L. (2007), Inhibitory activity of probiotic Bacillus subtilis UTM 126 against Vibrio species confersprotection against Vibriosis in juvenile shrimp (Litopenaeus vannamei). Curr. Microbiol.,55: 409-412. 8. Taylor D., Stevens A., Choi M., Drahos D., D'Imperio S., Smith S., Heffron J., & Kuhn D. (2017), Direct-Fed Probiotics Improve Survival in Shrimp, Litopenaeus vannamei, Under AHPND/EMS Challenge. 9. Wang H., Wang C., Tang Y., Sun B., Huang J., & Song X. (2018), Pseudoalteromonas probiotics as potential biocontrol agents improve the survival of Penaeus vannamei challenged with acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND)-causing V.parahaemolyticus. Aquaculture, 494, p.30-36. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT, tập thể cán bộ Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc, các cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tham gia thực hiên dự án đã hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời về chuyên môn và kinh phí cần thiết để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_che_do_su_dung_che_pham_sinh_hoc_den_hieu_qua.pdf