Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị

bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng từ 2-3g

được cho ăn poly- ß –hydroxybutyrate (PHB) hoặc chất chiết xuất từ thảo dược Sanocore và Aqua

Apex trong 14 ngày sau đó được gây bệnh thực nghiệm với Vibrio parahaemolyticus. Tỷ lệ tôm chết

được ghi nhận trong vòng 12 ngày sau khi gây nhiễm để đánh giá hiệu quả của chất kháng khuẩn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi cho tôm ăn PHB liều 1% trong thức ăn và Sanocore (3g/kg thức

ăn) và Aqua Apex (4,5g/kg thức ăn) có khả năng phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (tỷ lệ chết ở

nhóm thử nghiệm từ 25-40% so với đối chứng là 65%). Việc kết hợp 2 loại sản phẩm chưa thấy hiệu

quả cộng hợp trong phòng bệnh. Sử dụng chế phẩm vi sinh BioshrimpRIA2 đơn lẻ chưa thấy hiệu

quả phòng bệnh rõ rệt nhưng khi kết hợp vi sinh và chất kháng khuẩn cho thấy tỷ lệ chết giảm hơn

so với không dùng chế phẩm vi sinh.

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
2.3.2. Thử nghiệm hiệu quả phòng trị 
bệnh của PHB, Sanocore và Aqua-Apex trong 
điều kiện không có chế phẩm vi sinh
Thí nghiệm được thực hiện trên tôm thẻ 
chân trắng 2-3g cho ĕn thức ĕn trộn PHB, 
Sanocore va Aqua-Apex với các liều phòng 
và trị cụ thể ở Bảng 2. Mỗi nghiệm thức được 
lặp lại 3 lần với 20 tôm/bể, cho tôm ĕn PHB 
liên tục trong 14 ngày sau đó gây nhiễm với V. 
parahaemolyticus liều ngâm 106 CFU/ml. Sau 
khi gây nhiễm tiếp tục theo dõi ghi nhận số tôm 
chết trong 12 ngày để đánh giá hiệu quả phòng 
trị bệnh của sản phẩm.
Bảng 2. Bố trí thí nghiệm thử hiệu quả phòng trị bệnh của PHB, 
Sanocore và aqua-Apex trong điều kiện không có chế phẩm vi sinh
STT Nghiệm thức Tôm thí nghiệm Ghi chú
1 PHB phòng 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn PHB liều 1% sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP và duy trì liều tương tự
2 PHB trị 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn PHB liều 1% sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều PHB gấp đôi
3 San + Aqua 
phòng
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5 g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP và duy trì liều tương tự
4 San + Aqua trị 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều tĕng gấp đôi
5 San + Aqua + 
PHB phòng
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn), Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) và PHB 1% sau 14 ngày 
gây nhiễm với VP và duy trì liều tương tự
6 San + Aqua + 
PHB trị
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều tĕng gấp đôi
7 Đối chứng 
dương
20 tôm/bể x 3 bể Thức ĕn bình thường, gây nhiễm với VP
8 Đối chứng âm 20 tôm/bể x 3 bể Không gây nhiễm với VP 
Tổng 480
VP: Vibrio parahaemolyticus; San: Sanocore; Aqua: Aqua Apex
58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
2.3.3. Thử nghiệm hiệu quả phòng trị 
bệnh của PHB, Sanocore và Aqua-Apex trong 
điều kiện có chế phẩm vi sinh
Thí nghiệm được thực hiện để kiểm tra ảnh 
hưởng của chế phẩm vi sinh cho vào nước kết 
hợp với thức ĕn trộn PHB, Sanocore va Aqua-
Apex với các liều cụ thể ở Bảng 3. Chế phẩm 
vi sinh BioshrimpRIA2 được cho vào nước 
liều 1lít/3.000 m3 nước với định kỳ 3 ngày/
lần. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với 20 
tôm/bể, cho tôm ĕn các chế phẩm phòng bệnh 
liên tục trong 14 ngày sau đó gây nhiễm với V. 
parahaemolyticus liều ngâm 106 CFU/ml. Sau 
khi gây nhiễm tiếp tục theo dõi ghi nhận số tôm 
chết trong 12 ngày để đánh giá hiệu quả phòng 
trị bệnh của sản phẩm. 
Bảng 3. Bố trí thí nghiệm thử nghiệm hiệu quả phòng trị bệnh của PHB, 
Sanocore và Aqua-Apex trong điều kiện có chế phẩm vi sinh
STT Nghiệm thức Tôm thí nghiệm Ghi chú
1 PHB phòng 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn PHB liều 1% sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP và duy trì liều tương tự
2 PHB trị 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn PHB liều 1% sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều PHB gấp đôi
3 San + Aqua 
phòng
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5 g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP và duy trì liều tương tự
4 San + Aqua trị 20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều tĕng gấp đôi
5 San + Aqua + 
PHB phòng
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn), Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) và PHB 1% sau 14 ngày 
gây nhiễm với VP và duy trì liều tương tự
6 San + Aqua + 
PHB trị
20 tôm/bể x 3 bể Cho tôm ĕn Sanocore (3,0g/kg thức ĕn) và Aqua 
Apex (4,5g/kg thức ĕn) sau 14 ngày gây nhiễm 
với VP rồi cho ĕn liều tĕng gấp đôi 
7 Đối chứng 
dương
20 tôm/bể x 3 bể Thức ĕn bình thường, gây nhiễm với VP
8 Đối chứng âm 20 tôm/bể x 3 bể Không gây nhiễm với VP 
Tổng 480
III. KẾT QUẢ
3.1. Thử nghiệm các liều khác nhau của PHB
Tại thời điểm 1-3 giờ sau khi gây nhiễm có 
sự chênh lệch về tỷ lệ chết giữa nghiệm thức thí 
nghiệm và đối chứng khoảng 20% (Đồ thị 1). 
Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê đến cuối thí nghiệm (p < 0,05). Có lẽ 
do liều gây nhiễm quá cao (107 CFU/ml) làm 
ảnh hưởng đến tỷ lệ chết cao cho nên khó thấy 
59TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
được hiệu quả rõ rệt do PHB mang lại. Mặc dù 
đã có thí nghiệm thĕm dò trước đó nhưng bản 
chất của các thí nghiệm gây nhiễm thường thay 
đổi tùy thuộc vào cỡ và bể tôm thí nghiệm. Tuy 
nhiên, nhìn chung theo diễn biến tỷ lệ chết theo 
ngày thì nghiệm thức 1401-1% cho tỷ lệ chết 
cộng dồn thấp nhất trong suốt thời gian theo 
dõi sau khi gây nhiễm. Từ kết quả thí nghiệm 
này nên ở thí nghiệm tiếp theo bố trí với liều 
gây nhiễm thấp hơn (106 CFU/ml).
Đồ thị 1. Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của 0,1 và 1% PHB 
lên hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
3.2. Thử nghiệm hiệu quả phòng trị 
bệnh của PHB, Sanocore và Aqua-Apex 
trong điều kiện không có chế phẩm vi sinh
Ở thí nghiệm này ngoài việc thử nghiệm 
PHB còn thử nghiệm việc phối hợp loại sản 
phẩm khác nhau cũng như thử nghiệm các hợp 
chất có nguồn gốc từ thảo dược (Sanocore và 
Aqua-Apex). Sanocore bao gồm hỗn hợp các 
nhóm acid hữu cơ, thảo dược, men tiêu hóa 
và hỗn hợp khoáng vi lượng. Aqua-Apex gồm 
tập hợp các hoạt chất chiết xuất từ nhiều loại 
thảo dược được chọn lọc như lá và tinh dầu 
hương thảo, gừng, tỏi, xạ hương, quế...
Kết quả cho thấy ở nghiệm thức sử dụng 
4,5g Apex và 3g Sanocore cho tỷ lệ chết thấp 
nhất (26%). Trong khi ở nhóm đối chứng 
dương cho tỷ lệ chết đến 65% (Đồ thị 2). Kết 
quả này cho thấy được hiệu quả phòng bệnh 
của hợp chất chiết xuất từ thảo dược. Ở cả hai 
nghiệm thức kết hợp PHB với Sanocore và 
Aqua-Apex liều phòng và trị đều không mang 
lại hiệu quả cộng hợp (tỷ lệ chết từ 40-41% so 
với nghiệm thức đối chứng là 65%). Điều này 
cho thấy không thể kết hợp hai loại sản phẩm 
60 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Đồ thị 2. Kết quả thử nghiệm hiệu quả phòng trị bệnh của PHB và Sanocore, 
Aqua-Apex trong điều kiện không có chế phẩm vi sinh
3.3. Thử nghiệm hiệu quả phòng trị 
bệnh của PHB, Sanocore và Aqua-Apex 
trong điều kiện có chế phẩm vi sinh
Ở thí nghiệm này ngoài việc sử dụng đơn 
lẻ các loại sản phẩm như trên còn sử dụng 
kết hợp với chế phẩm vi sinh BioshrimpRIA2. 
Kết quả ở Đồ thị 3 cho thấy nhóm đối chứng 
âm cho tỷ lệ chết 10%, đối chứng dương 62%. 
Các nhóm nghiệm thức khác cho tỷ lệ chết 
từ 25-35% trong đó nghiệm thức sử dụng kết 
hợp Sanocore, Aqua-Apex và chế phẩm vi 
sinh và nghiệm thực PHB phòng cho tỷ lệ chết 
thấp nhất (20%). Cũng giống như thí nghiệm 
trước, kết quả thí nghiệm cho thấy phần nào 
hiệu quả phòng bệnh của các loại sản phẩm 
thử nghiệm.
có nguồn gốc khác nhau. Ở nghiệm thức tĕng 
liều PHB lên 2% cho tỷ lệ chết cao hơn so với 
nghiệm thức PHB 1% điều này cho thấy rằng 
ở mỗi loại sản phẩm có liều dùng thích hợp. 
Việc tĕng liều quá cao không phải lúc nào cũng 
mang lại hiệu quả tốt.
61TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Đồ thị 3. Kết quả thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm vi sinh 
cùng với PHB, Sanocore và Aqua-Apex
IV. THẢO LUẬN
Poly-ß-hydroxybutyrate (PHB) là hợp 
chất cao phân tử của acid béo chuỗi ngắn 
ß- hydroxybutyrate (short chain fatty acids-
SCFAs). Chất này được khá nhiều vi sinh vật 
tổng hợp và hiện diện trong tế bào dưới dạng 
như nguồn dự trữ nĕng lượng và carbon. Đã 
có nhiều sự quan tâm đến những acid béo 
mạch ngắn như là các chất ức chế vi sinh 
(Defoirdt và ctv., 2006). Nhiều nghiên cứu 
cho rằng SCFAs ức chế sự phát triển của nấm 
men và vi khuẩn đường ruột như Salmonella 
typhimurium, Escherichia coli và Shigella 
flexneri (Van Immerseel và ctv., 2003). SCFAs 
cũng được chứng minh là có khả nĕng ức chế 
sự phát triển của Salmonella trên gà (Van Der 
Wielen và ctv., 2000; Van Immerseel và ctv., 
2005) và Vibrio gây bệnh phát sáng trong điều 
kiện in vitro (Defoirdt và ctv., 2006). SCFAs 
cũng đã cho thấy khả nĕng làm tĕng tỷ lệ sống 
của Nauplius Artemia. Theo Defoirdt (2007) 
SCFA β–hydroxybutyrate có khả nĕng khống 
chế sự phát triển của dòng vi khuẩn có độc 
lực Vibrio campbellii trong điều kiện in vitro. 
SCFAs không thể được sử dụng trực tiếp trong 
môi trường nước vì rất tốn kém. Ngoài ra, 
khi sử dụng SCFAs trực tiếp sẽ làm xấu môi 
trường nước vì làm tĕng lượng hữu cơ trong 
môi trường kích thích sự phát triển của vi sinh 
vật và kết quả là làm giảm oxy hòa tan trong 
nước. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy 
rằng việc sử dụng PHB1% trong thức ĕn có 
hiệu quả trong việc phòng bệnh hoại tử gan tụy 
cấp tính. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh chưa 
rõ rệt. Có lẽ khi tôm bị nhiễm bệnh thì khả 
nĕng bắt mồi sẽ giảm, lượng chất kháng khuẩn 
thử nghiệm vào trong cơ thể không đủ mạnh để 
kháng lại tác nhân gây bệnh. Ngoài ra việc kết 
62 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
hợp hai loại sản phẩm có nguồn gốc khác nhau 
cũng không cho thấy hiệu quả cộng hợp. 
Theo Schyver và ctv., (2010) thử nghiệm 
trên cá chẽm với khẩu phần thức ĕn có 2 và 5% 
PHB làm tĕng khả nĕng tĕng trưởng so với đối 
chứng. pH trong ruột cá giảm từ 7,7 xuống 7,2 
chứng tỏ rằng khi sử dụng PHB trong thức ĕn, 
vào ruột bị phân cắt thành các acid béo mạch 
ngắn phát huy tác dụng ức chế vi khuẩn. Thí 
nghiệm ương nuôi tôm càng xanh với Artemia 
được làm giàu bằng PHB, Nhân và ctv., (2010) 
tìm thấy tĕng tỷ lệ sống và tốc độ tĕng trưởng có 
ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Ngoài 
ra tổng số vi khuẩn và tổng số Vibrio trong nước 
nuôi cũng thấp hơn so với nghiệm thức đối 
chứng không sử dụng PHB. BioshrimpRIA2 
là loại chế phẩm sinh học đã được Viện nghiên 
cứu nuôi trồng Thủy sản II nghiên cứu phân 
lập các chủng vi khuẩn có khả nĕng phân hủy 
tín hiệu quorum sensing. Đây là cách tiếp cận 
mới và hiện đại trong nghiên cứu chế phẩm vi 
sinh ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhóm 
nghiên cứu cũng đã ứng dụng thành công trong 
trại sản xuất tôm giống trong việc phòng bệnh 
do Vibrio. Trong nghiên cứu này kết quả thí 
nghiệm cho thấy nếu sử dụng đơn lẻ chế phẩm 
sinh học BioshrimpRIA2 thì không đủ mạnh để 
phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Tuy nhiên 
khi kết hợp với chất kháng khuẩn đã mang lại 
hiệu quả tốt hơn. Có lẽ một phần do chế phẩm 
sinh học cạnh tranh với các vi khuẩn khác và cải 
thiện chất lượng nước làm ảnh hưởng tốt đến 
tôm thí nghiệm.
V. KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy PHB 
và sản phẩm chiết xuất từ thảo dược Aqua-Apex 
và Sanocore có hiệu quả trong việc phòng bệnh 
hoại tử gan tụy cấp tính trong điều kiện phòng 
thí nghiệm. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh đơn 
lẻ chưa cho thấy rõ hiệu quả phòng bệnh hoại 
tử gan tụy cấp tính tuy nhiên việc kết hợp chế 
phẩm vi sinh và chất kháng khuẩn cho thấy tĕng 
tỷ lệ sống.
63TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Defoirdt, T., Halet, D., Sorgeloos, P., Bossier, P., 
Verstraete, W., 2006. Short chain fatty acids 
protect gnotobiotic Artemia franciscana from 
pathogenic Vibrio campbellii. Aquaculture 
261: 804-808.
Defoirdt, T., Halet, D., Vervaeren, H., Boon, 
N., Wiele, T.V., Sorgeloos, P., Bossier, P. 
Verstraete, W. , 2007. The bacterial storage 
compound poly–β–hydroxybutyrate protects 
Artemia franciscana from pathogenic Vibrio 
campbellii. Environmental Microbiology 9, 
445-452.
Loc, T., Nunan, L., Redman, R.M., Mohney, 
L.L., Pantoja, C.R., Fitzsimmons, K., 
Logambal, S.M., Venkatalakshmi, S., Michael, 
R.D., 2013. Immunostimulatory effect of 
leaf extract of Ocimumsanctum L i n i n 
Oreochromis mossambicus ( P e t e r s ) . 
H y d r o b i o l o g i a 4 3 0 : 1 1 3 - 1 2 0
Nhan, D.T., Cam, D.T.V., Wille, M., Defoirdt, 
T., Bossier, P., Sorgeloos, P., 2010. Quorum 
quenching bacteria protect Macrobrachium 
rosenbergii larvae from Vibrio harveyi 
infection. J Appl Microbiol 109: 1007-1016.
Schryver, D.P, Sinha, A.K., Kunwar. P.S., Baruah, 
K., Verstraete, W., Boon, N., De Boeck, G., 
Bossier. P ., 2010. Poly-beta-hydroxybutyrate 
(PHB) increases growth performance and 
intestinal bacterial range-weighted richness 
in juvenile European sea bass, Dicentrarchus 
labrax. Appl Microbiol Biotechnol 86(5): 
1535-41.
 Van Immerseel, F., Cauwerts, K., Devriese, L.A., 
Haesebrouck, F. and Ducatelle, R., 2002. Feed 
additives to control Salmonella in poultry. 
Worlds Poult Sci J 58: 501-513.
Van Immerseel, F., Boyen, F., Gantois, I., 
Timbermont, L., Bohez, L., Pasmans, 
F., Haesebrouck, F., Ducatelle, R., 2005. 
Supplementation of coated butyric acid in 
the feed reduces colonization and shedding 
of Salmonella in poultry. Poultry Science 84, 
1851–1856.
Van Der Wielen, P., Biesterveld, S., Notermans, 
S., Hofstra, H., Urlings, B.A.P., Van Knapen, 
F., 2000. Role of volatile fatty acids in 
development of the cecal microflora in 
broiler chickens during growth. Applied and 
Environmental Microbiology 66, 2536–2540.
64 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EFFECT OF ANTIBACTERIAL PRODUCTS IN PREVENTION 
AND TREATMENT OF ACUTE HEPATOPANCREATIC NECROSIS 
DISEASE IN Penaeus vannamei SHRIMP
Le Hong Phuoc1*, Bui Linh Tam2, Cao Thanh Trung1, Doan Van Cuong1
ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the effect of antibacterial products in prevention and treat-
ment of Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) in Penaeus vannamei shrimp. The 
juveniles of P. vannamei shrimp (mean body weight = 2-3g) were fed with poly-ß–hydroxybutyrate 
(PHB) or herb extract products (Sanocore and Aqua Apex) during 14 days, and subsequently chal-
lenged by immersion with Vibrio parahaemolyticus. Shrimp mortality was recorded during 12 days 
after challenge to evaluate the effect of these products. It was found that the addition of PHB (10 g/
kg feed), Sanocore (3 g/kg feed) and Aqua Apex (4.5 g/kg feed) can protect shrimp from AHPND. 
Cumulative mortalities in the treatment groups were 25-40% while 65% mortality was recoreded 
in the control group. The combination of two products in the diet did not show any synergic effect. 
Single application of probiotic (BioShrimp-RIA2) did not show any apparent effect in prevention 
of AHPND. However, combination of probiotic and antibacterial products showed better survival 
compare to that of single treatments.
Keywords: PHB, Penaeus vannamei, Sanocore, Aqua Apex 
Người phản biện: TS. Đinh Thị Thủy
Ngày nhận bài: 06/9/2016
Ngày thông qua phản biện: 10/9/2016
Ngày duyệt đĕng: 12/9/2016
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2
2 Nong Lam university, HCMC.
* Email: lehongphuoc@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_chat_khang_khuan_trong_phong_tri_benh_hoai_tu.pdf