Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, các chủng vi khuẩn Streptococcus spp. phân lập được từ cá rô phi và cá rô

đầu vuông bị bệnh thu tại tỉnh Phú Thọ và Hải Dương đã được lựa chọn để xác định tính kháng thuốc

kháng sinh đối với 12 loại kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch. Kết

quả kháng sinh đồ cho thấy Streptococcus spp. có tính mẫn cảm cao đối với tetracycline, doxycycline

(nhóm tetracyclin), florphenicol (nhóm phenicol), erythromycin và rifampicin (nhóm macrolide),

vancomycin (nhóm đa peptid); nhưng có tính kháng đối với ampicillin và oxacillin (nhóm ß-lactam),

trimethoprim/sulfameyhoxazole (nhóm sulfamid/trimethoprim) và kháng hoàn toàn với streptomycin,

neomycin (nhóm aminoglycoside) và novobiocin (nhóm đa peptid). Hiện tượng kháng đa kháng sinh

cũng đã được ghi nhận ở các chủng Streptococcus spp., trong đó đa kháng với ít nhất 2 loại kháng sinh

và nhiều nhất với 6 loại kháng sinh. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện tượng

kháng kháng sinh ở vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 1

Trang 1

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 2

Trang 2

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 3

Trang 3

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 4

Trang 4

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 5

Trang 5

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 6

Trang 6

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 7

Trang 7

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7760
Bạn đang xem tài liệu "Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc

Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi và cá rô đầu vuông nuôi tại một số tỉnh phía Bắc
n	
gram	(-).
Hình 1. Sự kháng thuốc của các chủng Streptococcus spp. 
đối với kháng sinh nhóm ß-lactam và aminoglycoside
Kết	quả	nghiên	cứu	trước	đây	cũng	đã	chỉ	ra	
hiện	tượng	kháng	kháng	sinh	ampicillin	của	các	
vi	 khuẩn	Vibrio harveyi	 và	V. carchariae	 gây	
bệnh	phát	sáng	trên	hậu	ấu	trùng	tôm	sú	ở	Việt	
Nam	(Đặng	Thị	Hoàng	Oanh	và	cs,	2006)	và	
của	các	chủng	Streptococcus spp.	gây	bệnh	trên	
cá	rô	phi	vằn	ở	Ai	Cập	(Osman	et al.,	2017).
Kết	 quả	 thử	 kháng	 sinh	 đồ	 của	 các	 chủng	
Streptococcus	 spp.	 đối	 với	 kháng	 sinh	 thuộc	
nhóm	 tetracycline,	 nhóm	 phenicol	 và	 nhóm	
sulfamid/trimethoprim	(hình	2)	cho	thấy	tất	cả	
các	chủng	vi	khuẩn	thử	nghiệm	đều	có	tính	nhạy	
cao	với	kháng	sinh	tetracycline	và	doxycycline	
thuộc	 nhóm	 tetracycline	 (hình	 2C)	 và	 kháng	
sinh	 florphenicol	 thuộc	 nhóm	 phenicol	 (hình	
2D-1).	Hay	nói	cách	khác,	kháng	sinh	thuộc	2	
nhóm	này	có	tính	nhạy	cao	đối	với	các	chủng	
vi	khuẩn	Streptococcus spp.	thử	nghiệm.	Nhóm	
tetracycline	và	nhóm	phenicol	bao	gồm	những	
30
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 2 - 2019
kháng	 sinh	 có	 hoạt	 phổ	 rộng,	 tác	 dụng	mạnh	
với	vi	khuẩn	gram	(+),	gram	(-)	và	thậm	chí	với	
cả	vi	khuẩn	nội	bào	như	Rickettsia,	Chlamydia 
(Prescott	et al.,	2000).	
Kết	 quả	 kháng	 sinh	 đồ	 này	 của	 chúng	 tôi	
có	 chút	 khác	 biệt	 với	 kết	 quả	 nghiên	 cứu	 của	
Osman	 et al.	 (2017)	 chỉ	 ra	 rằng	 hiện	 tượng	
kháng	tetracycline	đã	ghi	nhận	ở	một	số	chủng	
Streptococcus	spp.	phân	lập	từ	cá	rô	phi	bệnh	ở	
Ai	Cập.	Sự	khác	biệt	này	hoàn	toàn	có	thể	giải	
thích	được	vì	tính	kháng	thuốc	kháng	sinh	của	
các	chủng	vi	khuẩn	phụ	thuộc	rất	nhiều	vào	việc	
sử	 dụng	 rộng	 rãi	 và	 phổ	 biến	 của	 loại	 kháng	
sinh	 đó.	Thực	 tế,	 tetracycline,	 doxycycline	 và	
florphenicol	được	đánh	giá	là	có	tính	nhạy	cao	
đối	 với	 Streptococcus	 spp.	 trong	 nghiên	 cứu	
này	(hình	2C,	2D-1),	song	florphenicol	đã	được	
ghi	nhận	có	kháng	đối	với	vi	khuẩn	Aeromonas 
hydrophila	 (Phạm	Thanh	Hương	và	cs,	2011),	
doxycycline	kháng	với	vi	khuẩn	Vibrio	spp.	gây	
bệnh	AHPND	 trên	 tôm	nuôi	 nước	 lợ	 (Trương	
Thị	 Mỹ	 Hạnh	 và	 cs,	 2016)	 và	 florphenicol,	
tetracycline	 kháng	 cao	 đối	 với	 vi	 khuẩn	 A. 
schubertii	gây	bệnh	đốm	trắng	nội	tạng	trên	cá	
lóc	(Đoàn	Thị	Minh	Châu	và	cs,	2018).	Kết	quả	
nghiên	cứu	này	cảnh	báo	nên	thận	trọng	trong	
việc	sử	dụng	kháng	sinh	nói	chung,	đặc	biệt	với	
kháng	sinh	thế	hệ	mới,	rằng	nếu	chúng	được	sử	
dụng	 rộng	 rãi	và	phổ	biến	 thì	 sẽ	gia	 tăng	 tính	
kháng	thuốc.
Hình 2. Sự kháng thuốc của các chủng Streptococcus spp. 
đối với kháng sinh nhóm tetracycline, phenicol và nhóm sulfamid/trimethoprim
Kết	quả	thử	kháng	sinh	đồ	đối	với	kháng	sinh	
trimethoprim/sulfamethoxazole	 (SXT)	 nhóm	
sulfamid/trimethoprim	 cho	 thấy	 66,7%	 (4/6)	
chủng	Streptococcus	spp.	thử	nghiệm	kháng	lại	
hoàn	toàn	với	kháng	sinh	này	(hình	2D-2).	SXT	
là	kháng	sinh	phổ	rộng	có	 tác	dụng	ức	chế	sự	
tổng	hợp	acid	folic	của	vi	khuẩn	(Prescott	et al.,	
2000)	 và	 chúng	 từ	 lâu	 được	 sử	 dụng	 rộng	 rãi	
trong	điều	 trị	bệnh	động	vật	ở	Việt	Nam	cũng	
như	trên	 thế	giới	 (Dung	et al.,	2008)	nên	xuất	
hiện	 chủng	 vi	 khuẩn	 gây	 bệnh	 trong	 NTTS	
kháng	với	SXT	là	hoàn	toàn	có	thể	xảy	ra.	Thực	
tế	hiện	tượng	kháng	SXT	cũng	đã	được	báo	cáo	
đối	với	vi	khuẩn	Vibrio	spp.	gây	bệnh	phát	sáng	
trên	tôm	(Đặng	Thị	Hoàng	Oanh	và	cs,	2006),	vi	
khuẩn	Edwardsiella ictaluri	gây	bệnh	gan	thận	
mủ	trên	cá	tra	(Từ	Thanh	Dung	và	cs,	2010)	và	
vi	khuẩn	Aeromonas	 spp.	gây	bệnh	đốm	trắng	
nội	 tạng	 trên	 cá	 lóc	 (Đoàn	Thị	Minh	Châu	và	
cs,	2018).
31
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 2 - 2019
Kết	 quả	 thử	 kháng	 sinh	 đồ	 của	 các	 chủng	
Streptococcus	 spp.	 đối	 với	 kháng	 sinh	 thuộc	
nhóm	macrolide	và	nhóm	đa	peptid	(hình	3)	cho	
thấy	các	chủng	vi	khuẩn	thử	nghiệm	đều	có	tính	
nhạy	trung	bình	hoặc	nhạy	cao	đối	với	kháng	sinh	
erythromycin	 và	 rifampicin	 -	 nhóm	 macrolide	
(hình	3E)	và	kháng	sinh	vancomycin	-	nhóm	đa	
peptid	(hình	3F).	Tuy	nhiên,	83,3%	(5/6)	chủng	
thử	nghiệm	có	hiện	tượng	kháng	với	novobiocin	
thuộc	nhóm	kháng	sinh	đa	peptid	(hình	3F2).
Hình 3. Sự kháng thuốc của các chủng Streptococcus spp. 
đối với kháng sinh nhóm macrolide và nhóm đa peptid
Kết	quả	nghiên	cứu	này	cũng	có	chút	khác	biệt	
khi	so	sánh	với	kết	quả	nghiên	cứu	của	Osman	et 
al.	(2017)	đã	chỉ	ra	hiện	tượng	kháng	thuốc	của	một	
số	chủng	Streptococcus spp.	đối	với	erythromycin,	
rifampicin	và	vancomycin.	Hơn	nữa,	hiện	tượng	
kháng	cao,	kháng	hoàn	 toàn	đối	với	kháng	sinh	
rifampicin,	erythromycin	đã	được	báo	cáo	đối	với	
vi	khuẩn	gây	bệnh	trên	động	vật	thuỷ	sản	ở	nước	
ta	 (Đoàn	Thị	Minh	Châu	và	 cs,	 2018).	Kết	 quả	
nghiên	cứu	này	góp	phần	củng	cố	cho	cảnh	báo	
của	chúng	tôi	về	sự	thận	trọng	trong	việc	sử	dụng	
kháng	sinh,	làm	tăng	nguy	cơ	kháng	kháng	sinh.
3.2. Phân tích tính đơn kháng và đa kháng 
kháng sinh của các chủng Streptococcus spp.
Tổng	 hợp	 kết	 quả	 kháng	 sinh	 đồ	 của	 từng	
chủng	vi	khuẩn	Streptococcus	spp.	đối	với	12	loại	
kháng	sinh	được	lựa	chọn	để	thử	nghiệm	cho	thấy	
tất	 cả	 các	 chủng	Streptococcus	 spp.	 thử	nghiệm	
đều	 có	 hiện	 tượng	 đa	 kháng	 thuốc,	 kháng	 lại	 ít	
nhất	 từ	2	đến	6	 loại	kháng	sinh.	Các	loại	kháng	
sinh	mà	vi	khuẩn	Streptococcus	spp.	có	hiện	tượng	
kháng	lại	là	streptomycin,	neomycin,	novobiocin,	
oxacilline,	 trimethoprim/sulfamethoxazole	 và	
ampicillin	(bảng	3).	
Trong	 số	đó,	 hiện	 tượng	kháng	kháng	 sinh	
streptomycin	 và	 neomycin	 của	 Streptococcus	
spp.	có	thể	là	hiện	tượng	kháng	tự	nhiên	vì	hai	
kháng	sinh	này	có	tác	dụng	tiêu	diệt	và	kìm	hãm	
vi	khuẩn	gram	(-).
Hiện	tượng	đa	kháng	thuốc	đã	và	đang	được	
ghi	nhận	đối	với	nhiều	loài	vi	khuẩn	gây	bệnh	
trong	NTTS	ở	trên	thế	giới	và	ở	Việt	Nam.	Hiện	
tượng	đa	kháng	thuốc	đã	được	ghi	nhận	ở	16/17	
chủng	vi	khuẩn	Streptococcus	spp.	trong	nghiên	
cứu	 của	 Osman	 et al.	 (2017),	 trong	 đó	 hiện	
tượng	đa	kháng	thường	gặp	với	các	kháng	sinh	
như	ampicillin,	 vancomycin,	 chloramphenicol,	
rifampicin,	 tetracycline	 và	 erythromycin.	 Ở	
32
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 2 - 2019
nước	ta,	hiện	tượng	đa	kháng	thuốc	cũng	được	
ghi	 nhận	 đối	 với	 các	 chủng	 vi	 khuẩn	 Vibrio	
spp.	 gây	 bệnh	 phát	 sáng	 trên	 tôm,	E. ictaluri	
gây	bệnh	gan	thận	mủ	trên	cá	tra	và	Aeromonas	
spp.	gây	bệnh	trên	cá	nuôi	nước	ngọt	(Đặng	Thị	
Hoàng	Oanh	 và	 cs,	 2006;	Từ	Thanh	Dung	 và	
cs,	 2010;	 Đoàn	Thị	Minh	 Châu	 và	 cs,	 2018).	
Streptococcus	 spp.	đã	có	hiện	 tượng	đa	kháng	
tới	9	loại	kháng	sinh	(Osman	et al.,	2017),	Vibrio	
spp.	đa	kháng	ít	nhất	2	loại	kháng	sinh	và	nhiều	
nhất	6	loại	(Đặng	Thị	Hoàng	Oanh	và	cs,	2006),	
E. ictaluri	đa	kháng	ít	nhất	3	loại	kháng	sinh	(Từ	
Thanh	 Dung	 và	 cs,	 2010),	A. hydrophila	 gây	
bệnh	trên	cá	tra	đa	kháng	với	ít	nhất	4	loại	kháng	
sinh	và	nhiều	nhất	là	12	loại	kháng	sinh	(Quách	
Văn	Cao	Thi	và	cs,	2014),	và	A. schubertii	đa	
kháng	 với	 ít	 nhất	 3	 loại	 kháng	 sinh	 và	 nhiều	
nhất	9	loại	kháng	sinh,	trong	đó	đa	kháng	6	loại	
kháng	sinh	chiếm	tỷ	lệ	cao	nhất	là	29,1%	(Đoàn	
Thị	Minh	Châu	và	cs,	2018).	Trong	nghiên	cứu	
này,	Streptococcus spp.	có	hiện	tượng	đa	kháng	
với	ít	nhất	2	loại	kháng	sinh	và	nhiều	nhất	6	loại	
kháng	 sinh,	 trong	 đó	 kiểu	 hình	 đa	 kháng	 phổ	
biến	là	STH+NE+NV+SXT	(bảng	3).	
Bảng 3. Tổng hợp tính đơn và đa kháng kháng sinh của các chủng Streptococcus spp.
Chủng vi khuẩn
Số loại kháng sinh thử nghiệm
Loại kháng sinh kháng
Nhạy cao (S) Nhạy TB (I) Kháng (R)
Streptococcus sp. HDPT15.7 9 0 5 STH, NE, NV, OX, SXT
Streptococcus sp. N15.3 5 3 6 STH, NE, NV, OX, SXT, AM
Streptococcus sp. CED16.30 10 0 4 STH, NE, NV, SXT
Streptococcus sp. CED16.31 9 0 5 STH, NE, NV, OX, SXT
Streptococcus sp. CED17.042 11 0 3 STH, NE, NV
S. agalactiae CED17.043 12 0 2 STH, NE
IV. KẾT LUẬN 
Vi	 khuẩn	 Streptococcus spp.	 phân	 lập	
được	 từ	cá	 rô	phi	và	cá	 rô	đầu	vuông	bị	bệnh	
nuôi	 tại	 tỉnh	 Phú	 Thọ	 và	 Hải	 Dương	 có	 tính	
nhạy	 cao	 đối	 với	 kháng	 sinh	 tetracycline,	
doxycycline	 (nhóm	 tetracycline),	 florphenicol	
(nhóm	 phenicol),	 erythromycin	 và	 rifampicin	
(nhóm	 macrolide),	 vancomycin	 (nhóm	 đa	
peptid);	 nhưng	 có	 tính	 kháng	 đối	 với	 kháng	
sinh	 ampicillin	 và	 oxacillin	 (nhóm	 ß-lactam),	
trimethoprim/sulfamethoxazole	 (nhóm	
sulfamid/trimethoprim)	và	kháng	hoàn	toàn	với	
streptomycin,	neomycin	(nhóm	aminoglycoside)	
và	novobiocin	(nhóm	đa	peptid).	
Hiện	tượng	đa	kháng	thuốc	cũng	đã	được	ghi	
nhận	ở	các	chủng	Streptococcus	spp.,	trong	đó	
đa	kháng	với	ít	nhất	2	loại	kháng	sinh	và	nhiều	
nhất	với	6	loại	kháng	sinh.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin trân trọng 
cảm ơn các cán bộ Trung tâm quan trắc môi 
trường và bệnh thuỷ sản miền Bắc, Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã giúp đỡ, hỗ trợ 
trong quá trình triển khai thí nghiệm. Nghiên 
cứu này là một phần kết quả của dự án FAO/
FMM/RAS/298 “Nâng cao năng lực, chính sách 
và kế hoạch hành động quốc gia về sử dụng 
kháng sinh trong thuỷ sản một cách thận trọng 
và có trách nhiệm” do Tổ chức Nông Lương 
Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 Đoàn	Thị	Minh	Châu,	Lưu	Hồng	Mai	và	Từ	Thanh	Dung	
(2018).	Khả	năng	nhạy	với	kháng	sinh	của	vi	khuẩn	gây	
bệnh	đốm	trắng	nội	tạng	trên	cá	lóc	(Channa striata)	ở	Trà	
Vinh.	Tạp	chí	khoa	học	Trường	Đại	học	Cần	thơ.	Tập	54,	
số	chuyên	đề	Thuỷ	sản	(2):	108-115.
2.	 Từ	Thanh	Dung,	 Freddy	Haesebrouck,	Nguyễn	Anh	Tuấn,	
Partrick	Sorgeloos,	Margo	Baele,	và	Annemie	Decostere	(2010).	
Hiện	trạng	kháng	thuốc	kháng	sinh	trên	vi	khuẩn	Edwardsiella 
33
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 2 - 2019
ictaluri	 gây	 bệnh	 gan	 thận	mủ	 trên	 cá	 tra	 (Pangasianodon 
hypophthalmus)	ở	đồng	bằng	sông	Cửu	Long.	Tạp	chí	khoa	
học,	Trường	Đại	học	Cần	Thơ	15a:	162-171.
3.	 Trương	Thị	Mỹ	Hạnh,	Phạm	Thị	Yến,	Huỳnh	Thị	Mỹ	Lệ,	
Phan	Thị	Vân,	Nguyễn	Đình	Vinh	và	Trương	Thị	Thành	
Vĩnh	 (2016).	 	Hiện	 trạng	 sử	 dụng	 thuốc	 và	 tính	 kháng	
kháng	sinh	của	Vibrio parahaemolyticus	gây	bệnh	hoại	tử	
gan	tuỵ	cấp	ở	tôm	tại	Quỳnh	Lưu,	Nghệ	An.	Tạp	chí	Khoa	
học	–	Công	nghệ	Thuỷ	sản,	Đại	học	Nha	Trang	4:	57-64.	
4.	 Phạm	Thanh	Hương,	Nguyễn	Thiện	Nam,	Từ	Thanh	Dung	
và	Nguyễn	Anh	Tuấn	(2011).	Sự	kháng	kháng	sinh	của	vi	
khuẩn Edwardsiella ictaluri	và	Aeromonas hydrophila	gây	
bệnh	trên	cá	tra	(Pangasianodon hypophthalmus)	ở	đồng	
bằng	sông	Cửu	Long.	Kỷ	yếu	Hội	nghị	khoa	học	thuỷ	sản	
lần	4:	250-261.
5.	 Nguyễn	Viết	Khuê,	Nguyễn	Thị	Hà,	Trương	Thị	Mỹ	Hạnh,	
Đồng	Thanh	Hà	 và	 Phạm	Thành	Đô	 (2009).	 Xác	 định	
nguyên	nhân	gây	chết	cá	rô	phi	thương	phẩm	tại	một	số	
tỉnh	miền	Bắc.	Báo	cáo	tổng	kết	nhiệm	vụ.
6.	 Lê	Minh	 Long,	 Hans	 Bix	 and	 Ngô	 Thuỵ	 Diễm	 Trang	
(2015).	Sử	dụng	 thuốc	và	hoá	chất	 trong	ao	nuôi	cá	 tra	
(Pangasianodon hypophthalmus)	thâm	canh	ở	Đồng	Tháp,	
Việt	Nam.	Tạp	chí	khoa	học	Trường	Đại	học	Cần	Thơ.	Số	
chuyên	đề	Môi	trường	và	Biến	đổi	khí	hậu:	18-25.
7.	 Đặng	Thị	Hoàng	Oanh,	Đoàn	Nhật	Phương,	Nguyễn	Thị	
Thu	Hằng	và	Nguyễn	Thanh	Phương	(2006).	Xác	định	vị	
trí	phân	loại	và	khả	năng	kháng	thuốc	kháng	sinh	của	vi	
khuẩn	Vibrio	phát	sáng	phân	lập	từ	hậu	ấu	trùng	tôm	sú	
(Penaeus monodon).	Tạp	chí	nghiên	cứu	khoa	học,	Đại	
học	Cần	Thơ:	42-52.	
8.	 Quách	Văn	Cao	Thi,	Từ	Thanh	Dung	và	Đặng	Phạm	Hoà	
Hiệp	(2014).	Hiện	trạng	kháng	thuốc	kháng	sinh	trên	hai	loài	
vi	khuẩn	Edwardsiella ictaluri	và	Aeromonas hydrophila	
gây	bệnh	 trên	 cá	 tra	 (Pangasianodon hypophthalmus)	ở	
đồng	bằng	sông	Cửu	Long.	Tạp	chí	khoa	học	Trường	Đại	
học	Cần	Thơ	2:	7-14.
9.	 VASEP	(2018).	Tổng	quan	ngành	thuỷ	sản	Việt	Nam.	http://
vasep.com.vn/1192/OneContent/	tong-quan-nganh.htm	
10.	 Bauer,	A.W.,	Kirby	W.M.M.,	Sherris	J.C.,	and	Truck	M.	
(1966).	Antibiotic	susceptibility	testing	by	a	standardized	
single	disc	method.	Am	J	Clin	Pathol	45:	493	-	496
11.	 CLSI	 (2016).	 Performance	 standards	 for	 antimicrobial	
susceptibility	 testing.,	 M100S.	 Clinical	 and	 Laboratory	
Standards	Institute,	Wayne,	NJ.	26th	Edition.
12.	 Dung,	T.T.,	Haesebrouck	F.,	Tuan	N.A.,	Sorgeloos	P.,	Baelem	
M.	 And	 Decostere	 A.	 (2008).	 Antimicrobial	 suscepbility	
pattern	of	Edwardsiella ictaluri	isolate	from	natural	outbreaks	
of	 bacilary	 necrosis	 of	 Pangasianodon	 hypophthalmus	 in	
Vietnam.	Microbial	Drug	Resistance	14:	311-316.
13.	FAO/OIE/WHO	 (2011).	 High-Level	 Technical	
Meeting	 to	 Address	 Health	 Risks	 at	 the	 Human-
Animal-	Ecosystems	Interfaces.
14.	 Finley,	R.L.,	Collignon	P.,	Larsson	D.G.,	McEwen	S.A.,	Li	
X.Z.,	Gaze	W.H.,	Reid-Smith	R.,	Timinouni	M.,	Graham	
D.W.	 and	 Topp	 E.	 (2013).	 The	 scourge	 of	 antibiotic	
resistance:	 the	 important	 role	 of	 the	 environment.	 Clin.	
Infect.	Dis.	57,	704–10.	
15.	 O’Neill,	 J.	 (2014).	Antimicrobial	Resistance:	Tackling	 a	
crisis	for	the	health	and	wealth	of	nations.	The	Review	on	
Antimicrobial	Resistance.
16.	 Osman,	 K.M.,	Al-Maary	 K.S.,	 Mubarak	A.S.,	 Dawoud	
T.M.,	 Moussa	 M.I.,	 Ibrahim	 M.D.S.,	 Hessain	 A.M.,	
Orabi	A.	 and	 Fawzy	N.M.	 (2017).	 	 Charactezation	 and	
susceptibility	of	streptococci	and	enterococci	isolated	from	
Nile	Tilapia	(Oreochromis niloticus)	shwoing	septicaemia	
in	aquaculture	and	wild	sites	 in	Egypt.	BMC	Veterinary	
Research	13:	357.
17.	 Pham,	 D.K.,	 Chu	 J.,	 Do	 N.T.,	 Brose	 F.,	 Degand	 G.,	
Delahaut	 P.,	 Pauw	 E.D.,	 Douny	 C.,	 Nguyen	 K.V.,	 Vu	
T.D.,	Scippo	M.L.,	and	Wertheim	F.I.	(2015).	Monitoring	
antibiotic	 use	 and	 residue	 in	 freshwater	 aquaculture	 for	
domestic	use	in	Vietnam.	Ecohealth	12:	480-489.
18.	 Prescott,	 J.F,	 Baggot	 J.D.,	 and	 Walker	 R.D.	 (2000).	
Antimicrobial	therapy	in	veterinary	medicine.	Iowa	State	
University	Press/Ames.	795	pages.
19.	 Rakesh,	K.,	Naik	G.,	Pinto	N.,	Dharmakar	P.	Pai	M.,	and	
Aniusha	K.V.	(2018).	A	review	on	drugs	used	in	shrimp	
aquaculture.	Int.	J.	Pure.	App.	Bioscin	6(4):	77-86.
20.	 Sarter,	S.,	Kha	N.H.N,	Hung	L.T.,	Jerome	L.J.	and	Montet,	
D.	(2007).	Antibiotic	resistance	in	gram-negative	bacteria	
isolated	from	farmed	catfish.	Food	Control	18:	1391-1396.
21.	 Silbergeld,	 E.K.,	 Graham	 J.	 and	 Price	 L.B.	 (2008).	
Industrial	 Food	 Animal	 Production,	 Antimicrobial	
Resistance	and	Human	Health.	Annu.	Rev.	Public	Health,	
29:	151–169.	
22.	 Toranzo,	A.E.,	Magarin	B.,	Romalde	J.L.	(2005).	A	review	
of	the	main	bacterial	fish	diseases	in	mariculture	systems.	
Aquaculture	246:	37-61.
23.	 Tusevljak,	N.,	Dutil	L.,	Rajic	A.,	Uhland	F.C.,	McClure	
C.,	St-Hilaire	S.	(2013).	Antimicrobial	use	and	resistance	
in	aquaculture	findings	of	a	globally	administered	survey	
of	 aquaculture-allied	 professional.	 Zoonoses	 and	 Public	
health	60:	426-436.
24.	 Tran,	 T.K.C.,	 Clausen	 J.H.,	 Phan	 T.V.,	 Terbol	 B.	 And	
Dalsgaard	A.	(2017).	Use	practices	of	antimicrobials	and	
other	compounds	by	shrimp	and	fish	farmers	in	Northern	
Vietnam.	Aquaculture	Reports	7:	40-47.
Ngày	nhận	4-10-2018
Ngày	phản	biện	29-11-2018
Ngày	đăng	1-3-2019

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_tinh_khang_thuoc_khang_sinh_cua_vi_khuan_streptococ.pdf