Xác định quy mô phát triển cá tra bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên sức chịu tải môi trường
TÓM TẮT
Cá tra đã và đang trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi thâm canh trong ao chủ yếu ở ĐBSCL,
và sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị
trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát của ngành nuôi thuỷ sản nước ngọt đã làm cho
môi trường nước bị biến động và có dấu hiệu suy thoái, nguồn nước sông Tiền và sông Hậu bắt đầu
ô nhiễm, dịch bệnh trên cá tra xuất hiện và lây lan trên quy mô rộng, và tính đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái vùng có chiều suy giảm. Chính vì vậy, việc phát triển nghề nuôi theo quy hoạch về
diện tích nuôi và sản lượng là một yêu cầu khá cấp thiết. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững nói chung và cho con cá tra nói riêng thường dựa trên cơ sở tác động môi trường tối thiểu
và sản lượng tối ưu. Báo cáo này đánh giá sức chịu tải của từng vùng nuôi cá tra ven sông Tiền, sông
Hậu để xác định quy mô phát triển cá tra bền vững cho toàn vùng và các vùng nuôi một cách phù
hợp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô phát triển nuôi cá tra các tỉnh dọc sông Tiền và sông
Hậu đến năm 2020 được xác định ở 3 mức: (i) Mức thấp: sản lượng: 1.563.503 tấn, diện tích: 7.774
ha; (ii) Mức trung bình: sản lượng: 2.102.558 tấn, diện tích: 10.414 ha; (iii) Mức cao: sản lượng:
2.641.614 tấn, diện tích: 13.053 ha. Tuy nhiên, quy hoạch nuôi cá tra nên áp dụng ở mức trung bình
vì ở mức này chưa đòi hỏi phải phát triển kinh tế xã hội quá cao, nhưng vẫn đảm bảo năng suất sản
lượng cá tra; và quan trọng là đảm bảo khả năng chịu tải của dòng sông Tiền, sông Hậu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định quy mô phát triển cá tra bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên sức chịu tải môi trường
Tiền và sông Hậu ở mức cao được thể hiện chi tiết đến cấp huyện (bảng 3). Bảng 3. Quy mô nuôi cá tra ở mức cao Tỉnh Huyện Quy hoạch mức cao (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Đồng Tháp Cao Lãnh 62.908,5 413,2 Đồng Tháp Châu Thành 71.322,2 468,5 Đồng Tháp Hồng Ngự 66.306,4 435,5 Đồng Tháp Lai Vung 12.211,9 80,2 Đồng Tháp Lấp Vò 63.181,1 415,0 Đồng Tháp Tân Hồng 22.604,9 148,5 Đồng Tháp Thanh Bình 64.187,7 421,6 Đồng Tháp TX.Sa Đéc 45.989,9 302,1 An Giang An Phú 109.880,8 475,2 An Giang Châu Phú 127.379,0 550,9 An Giang Châu Thành 26.649,4 115,3 An Giang Chợ Mới 143.203,3 619,3 An Giang Long Xuyên 71.975,7 311,3 An Giang Phú Tân 66.679,8 288,4 An Giang Tân Châu 32.310,6 139,7 Bến Tre Bình Đại 63.451,8 389,4 Bến Tre Châu Thành 29.500,5 181,0 Bến Tre Chợ Lách 59.470,5 364,9 Bến Tre Giồng Trôm 35.116,6 215,5 Bến Tre Mỏ Cày 23.633,1 145,0 Cần Thơ Ô Môn 36.571,0 188,6 Cần Thơ Bình Thủy 35.069,1 180,9 Cần Thơ Cái Răng 11.253,2 58,0 Cần Thơ Cờ Đỏ 12.648,6 65,2 165TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Cần Thơ Thốt Nốt 132.667,3 684,2 Cần Thơ Vĩnh Thạnh 96.492,4 497,7 Hậu Giang Châu Thành 128.613,4 663,3 Hậu Giang Phụng Hiệp 65.178,5 336,2 Sóc Trăng Cù Lao Dung 96.658,8 386,6 Sóc Trăng Kế Sách 105.421,0 421,7 Sóc Trăng Long Phú 75.787,4 303,1 Sóc Trăng Mỹ Tú 19.124,3 76,5 Tiền Giang Cái Bè 139.757,1 388,6 Tiền Giang Châu Thành 30.340,1 84,4 Tiền Giang Chợ Gạo 42.624,6 118,5 Tiền Giang Gò Công Tây 78.374,7 217,9 Trà Vinh Càng Long 12.777,8 85,2 Trà Vinh Cầu Kè 89.238,2 594,9 Trà Vinh Châu Thành 46.651,0 311,0 Trà Vinh Trà Cú 16.263,2 108,4 Trà Vinh Trà Vinh 86,9 0,6 Vĩnh Long Bình Minh 31.532,0 146,9 Vĩnh Long Long Hồ 28.652,2 133,5 Vĩnh Long Mang Thit 34.865,7 162,4 Vĩnh Long Tam Bình 28.563,3 133,0 Vĩnh Long Trà Ôn 30.231,5 140,8 Vĩnh Long TX.Vĩnh Long 7.719,4 36,0 Vĩnh Long Vũng Liêm 10.488,4 48,9 Tổng 2.641.614,3 13.053,6 IV. THẢO LUẬN Mặc dù cá tra có thể nuôi ở nhiều nơi trong khu vực nước ngọt ở toàn vùng ĐBSCL; song tùy thuộc vào điều kiện trao đổi nước nước, chất đất (thổ nhưỡng), khả năng vận chuyển (sau khi thu hoạch) và thực trạng các nhà máy chế biến để xác định các vùng sản xuất là: (i) Vùng sản xuất cá tra tập trung truyền thống thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. (ii) Vùng sản xuất tập trung có tiềm năng phát triển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang. (iii) Vùng ít có khả năng phát triển là các tỉnh không có hệ thống sông Tiền và sông Hậu chảy qua. Điều kiện cấp nước, thổ nhưỡng không thuận lợi cho cá tra sinh trưởng và phát triển đạt chất lượng tốt như: Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Quy hoạch nuôi cá tra các tỉnh dọc sông Tiền, sông Hậu nên áp dụng ở mức quy hoạch trung bình: sản lượng: 2.102.558 tấn, diện tích: 10.414 ha. Ở mức này, chưa đòi hỏi phải phát triển kinh tế xã hội quá cao, nhưng vẫn đảm bảo năng suất sản lượng cá tra; và quan trọng là đảm 166 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 bảo khả năng chịu tải của hai dòng sông Tiền, sông Hậu. Kịch bản nuôi cá tra ở mức cao chỉ nên áp dụng trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở mức cao và trung bình để đảm bảo không vượt quá mức sức tải cho phép. Một trong những giải pháp để tăng sức chịu tải môi trường của sông Tiền, sông Hậu đó là nuôi mật độ thưa (chứ không nên giảm diện tích nuôi hoàn toàn), và nhờ vậy diện tích nuôi không đổi nhưng lượng chất thải đổ vào sông sẽ giảm. Do đó, để nuôi cá tra đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường và chất lượng sản phẩm; hình thức nuôi thâm canh với năng suất đạt trung bình 200-300 tấn/ha là phù hợp. Nguồn nước cấp cho nuôi cá tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch nhánh của hai con sông này. Đối với việc phát triển nuôi cá tra cần chú ý đến đặc điểm rất quan trọng là chế độ triều vì biên độ dao động của thủy triều tác động cả về mặt môi trường nước lẫn mặt kinh tế. Biên độ triều càng lớn, khả năng tải chất thải của sông/kênh/ rạch càng cao, đồng thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thoát nước cho ao nuôi cá tra. Biên độ triều trong các hệ thống sông/kênh/ rạch trong vùng chịu ảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển phía Đông và vùng biển phía Tây. Như vậy, xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá tra, các vùng dọc hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi đối tượng này tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển khoảng 100 km có biên độ triều thích hợp tốt cho nuôi cá tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, từ 100 đến 200 km có biên độ triều khá thích hợp cho nuôi cá tra trong mùa kiệt, còn khu vực trên 200 km thì mức độ thích hợp kém (Nguyễn Thanh Tùng, 2008). Vùng có các kênh trục ngang dẫn trực tiếp từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, ngoài việc xét khoảng cách đến biển Đông, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá tra cũng tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến hai con sông nói trên (Thanh và ctv., 2004). Sự xâm nhập mặn thường được xem là nguyên nhân ngăn cản sự phát triển mở rộng đối tượng nuôi cá tra các vùng ven biển dọc theo các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long (White, 2002). Vùng có nguồn nước nhiễm mặn vượt quá 4‰ có thể xem là yếu tố bất lợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này. Đối với các vùng nhiễm mặn dưới 4‰ hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, lại là vùng được xem có ưu thế hơn trong việc nuôi cá tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu (Nguyễn Mạnh Hùng, 2008). Ưu thế này được thể hiện qua việc ít bị dịch bệnh ở đối tượng cá tra do môi trường nước mặn một thời gian có khả năng kìm hãm nhiều tác nhân gây bệnh cho đối tượng này (Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 2011). Điều đó có thể được minh chứng bằng kết quả thực tế của Trần Quốc Bảo và ctv. (2010) như sau: (i) Năng suất bình quân thấp (152-167 tấn/ha) thuộc khu vực nuôi cá tra nguồn nước bị ảnh hưởng nhiễm mặn tại hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre; (ii) Các khu vực nuôi cá tra phải bơm cấp nước thuộc thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang) có năng suất xấp xỉ mức bình quân chung 200 tấn/ha; (iii) Ở vùng nuôi thay nước theo thủy triều tại hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long lại có năng suất bình quân cao nhất, đạt khoảng 300 tấn/ha. 167TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng để phát triển; tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng phát triển về diện tích và năng suất nuôi để thu lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề ô nhiễm môi trường thì với tình trạng hiện nay, suy thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất cho việc phát triển nghề nuôi trong thời gian tới. Vì vậy, để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, ngay bây giờ song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi (giảm sản lượng nuôi như giảm diện tích hoặc giảm mật độ nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện KTXH của địa phương) cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt quan trọng là phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình nuôi cá tra. Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn và nêu cao ý thức tuân thủ các hộ nuôi thủy sản về quy trình kỹ thuật và biện pháp bảo vệ môi trường nước tự nhiên, môi trường ao nuôi bằng cách chừa diện tích nhất định làm ao xử lý nước thải, bùn thải, cấp nước theo quy trình khép kín. Không được xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài. Tích cực phối hợp hoạt động giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các hộ nuôi thủy sản trong việc quản lý, bảo vệ môi trường. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Quy hoạch nuôi cá tra các tỉnh dọc sông Tiền sông Hậu nên áp dụng ở mức quy hoạch trung bình: sản lượng: 2.102.558 tấn và diện tích: 10.414 ha. Ở mức này, chưa đòi hỏi phải phát triển kinh tế xã hội quá cao, nhưng vẫn đảm bảo năng suất sản lượng cá tra; và quan trọng là đảm bảo khả năng chịu tải của dòng sông Tiền, sông Hậu. Sự xâm nhập mặn sâu vào nội địa đối với các vùng nhiễm mặn nhẹ (dưới 4‰) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, có thể được xem là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông Tiền và sông Hậu. Do đó, việc quy hoạch tăng sản lượng nuôi tại các vùng cửa sông sẽ tốt hơn các vùng ở An Giang, Đồng Tháp. Để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi cần phải luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. 5.2. Đề xuất Hiện nay, kỹ thuật nuôi cá tra đã phát triển khá hoàn thiện. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu chuyên sâu các giải pháp, công nghệ để xử lý một lượng chất thải khổng lồ trước khi đổ ra kênh/rạch/sông, nhằm tăng khả năng chịu tải cho dòng sông Mekong. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Lưu Đức Điền, Trương Thanh Tuấn, Đỗ Quang Tiền Vương, 2012. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra. Tạp chí Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, số 7 kì 1, trang 68-76. Nguyễn Hải Âu và Nguyễn Hồng Quân, 2013. Phân vùng đánh giá sức tải môi trường hệ thống sông Tiền, sông Hậu. BCKH Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2, tháng 04/2013. Nguyễn Hồng Quân, Lưu Đức Điền, Ngô Quang Hiếu, Nguyễn Hữu Nhân, 2014. Sức tải tối đa của sông Tiền và sông Hậu theo các kịch bản phát triển kinh 168 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 tế xã hội phục vụ nuôi cá tra. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long, ISSN 1859-1159, số 03/2014, trang 130-142. Nguyễn Hồng Quân, Ngô Quang Hiếu, Nguyễn Duy Hiếu, Mai Toàn Thắng, 2013a. Xác định các điều kiện đánh giá sức tải môi trường hệ thống sông Tiền, sông Hậu. BCKH Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2, tháng 06/2013. Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Hữu Nhân, Ngô Quang Hiếu, 2013b. Mô hình toán đánh giá sức tải môi trường phục vụ quy hoạch nuôi cá tra bền vững. BCKH Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2, tháng 06/2013. Nguyễn Mạnh Hùng, 2008. Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong nghiên cứu xây dựng các phương án quy hoạch, phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án Tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới, 245 trang. Nguyễn Thanh Tùng, 2008. Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng 2020. BCKH Phân Viện Quy Hoạch Thủy Sản Phía Nam. Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Chu Hồi, Ðặng Khánh, 2005. Tổng quan về chiến lược bảo vệ ngành thuỷ sản đến năm 2020. NXB Nông Nghiệp, Hội thảo toàn quốc về bảo vệ môi tường và nguồn lợi thủy sản, trang 41-53. Phạm Thị Kim Oanh, Trương Hoàng Minh, 2011. Thực trạng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) có liên kết và không liên kết ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2011:20b, trang 48-58. QCVN 08:2008/BTNMT, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Bộ Tài nguyên – Môi trường. QCVN 38:2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Tổng cục thuỷ sản, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Tổng cục Thuỷ sản, tháng 01/2013, 28 trang. Thông tư 02/2009/TT-BTNMT, 2009. Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Bộ Tài nguyên - Môi trường. Trần Quốc Bảo, Lê Hồng Phước, Nguyễn Thanh Trúc, Đặng Ngọc Thùy, Thới Ngọc Bảo, Trương Thanh Tuấn, Đỗ Quang Tiền Vương, Lưu Đức Điền, 2010. Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ - Năm 2010. BCKH Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2, tháng 12/2010. Tài liệu tiếng Anh Thanh, T.D., Saito, Y., Huy, D.V., Nguyen, V.L., Ta, T.K.O. and Tateishi, M., 2004. Regimes of human and climate impacts on coastal changes in Viet- nam. Reg. Environ. Change, vol.4, pp.49–62. White, I., 2002. Water Management in the Mekong Delta: Changes, Conflicts and Opportunities. Technical Documents in Hydrology, No. 61, pp. 78-94. 169TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 DETERMINE THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT SCALE FOR CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus) IN THE MEKONG DELTA BASED ON ENVIRONMENTAL CARRYING CAPACITY Luu Duc Dien1*, Nguyen Dinh Hung2, Nguyen Van Hao2 ABSTRACT Catfish has become the object of freshwater fish in intensive culture ponds mainly in the Mekong Delta, and production from catfish farming has been increased when actively developing breeding and export markets. However, the spontaneous development of freshwater aquaculture has result- ing in the environment changes and signs of deterioration, water of Mekong river and Bassac river begins polluted, epidemics appear on catfish and spread on a large scale, and biological diversity of the ecosystem is in the reduction trend. Therefore, the development of farming scheduled in terms of raising area and output can be considered a urgent request. Planning of sustainable aquaculture development generally and catfish particularly has commonly based on minimum environmental impacts and optimum outputs. This report assesses the environmental carrying capacity of each region belonging to Mekong and Bassac rivers to determine the development model for sustainable catfish farming throughout each region and the whole area in the most appropriate way. The results showed that the scale of catfish farming development in provinces along the Mekong river and Bas- sac river in 2020 was determined at 3 levels: (i) low level: yield: 1,563,503 tons, area: 7,774 ha; (ii) Moderate level: yield: 2,102,558 tons, area: 10,414 ha; (iii) high level: yield: 2,641,614 tons, area: 13,053 ha. However, the planning for catfish farming should be applied at moderate level since this level does not require high socio-economic development but still ensure fish production; and it is important to ensure the environmental carrying capacity of Mekong and Bassac rivers. Keywords: catfish, environmental carrying capacity, Mekong Delta, planning, sustainability. Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic - Research Institute for Aquaculture No.2. 2 Research Institute for Aquaculture No.2. * Email: luuducdienria2@yahoo.com
File đính kèm:
- xac_dinh_quy_mo_phat_trien_ca_tra_ben_vung_cho_vung_dong_ban.pdf