Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai

TÓM TẮT: Phát triển du lịch thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng công

nghiệp lần thứ tư, khi mà công nghệ thông tin phát triển hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống

xã hội. Nghiên cứu tập trung phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển Du lịch

thông minh tại Lào Cai. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong

việc phát triển Du lịch thông minh thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch thông minh tới khách

du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ là một trong những vấn

đề lớn mà Lào Cai và các địa phương khác cần phải giải quyết nếu muốn phát triển du lịch thông minh.Do

đó, để thực hiện mục tiêuđến năm 2020, du lịch Lào Cai phát triển đột phá, cơ bản trở thành ngành kinh

tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, Lào Cai cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,

hiệu quả nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển Du lịch thông minh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 9860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai
 dữ liệu (App Store) du lịch thông minh và lưu trú 
thông minh. Đây được coi là nỗ lực của Lào Cai trong việc thu hút và nâng cao chất lượng phục 
vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh tỉnh Lào 
Cai được hình thành, đã và đang triển khai hệ thống camera quảng bá du lịch, kết nối các hệ thống 
camera an ninh của thành phố Lào Cai và huyện Sapa. Hiện Lào Cai đã lắp đặt các camera giám 
sát tại những địa điểm du lịch quan trọng của tỉnh (như Sapa, Bắc Hà, Bảo Yên, TP. Lào Cai), hình 
ảnh truyền tải trực tiếp 24/24 giờ nhằm hỗ trợ công tác giám sát, quản lý hoạt động du lịch, giám 
sát an ninh, trật tự và hỗ trợ cho du khách5**.
Để đạt được những kết quả trên không thể không kể đến vai trò của công nghệ thông tin 
trong chiến lược phát triển Du lịch thông minh tại Lào Cai. Với sự trợ giúp của công nghệ thông 
tin, ngành Du lịch bắt đầu hình thành một hệ sinh thái du lịch tương hỗ giữa 3 bên gồm du khách, 
chính quyền và doanh nghiệp.Việc ứng dụng giải pháp du lịch thông minh có ý nghĩa quan trọng 
không chỉ đối với công tác quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng 
đối với khách du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng. Hiện nay, 100% địa phương của Việt Nam có 
website du lịch được chia thành 03 nhóm chính: nhóm website quản lý nhà nước về du lịch, nhóm 
website kinh doanh du lịch và nhóm website thông tin du lịch. Phát triển hệ thống website du lịch 
tại các địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển du lịch thông 
minh bởi nó là môi trường giao tiếp chủ yếu giữa nhà quản lý - doanh nghiệp - khách du lịch và 
giữa khách du lịch với các điểm đến trong bối cảnh công nghệ số.
Nhìn chung, thời gian qua việc triển khai du lịch thông minh tại Lào Cai đã mang lại hiệu quả 
4 Lưu Vân Anh, “Lào Cai tăng cường, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch trong năm 2015”, www.dulichlaocai.vn.
5 Thu Hương, “Lào Cai: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch” Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, 01/7/2019.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 379
nhất định, tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và du khách góp phần thực 
hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao chất lượng điểm đến. Thời gian tới sẽ 
phát triển thêm nhiều tiện ích cho hệ thống du lịch thông minh như trí tuệ nhân tạo, nhận diện điểm 
đến, thực tế ảo tăng cường Điều này giúp cho cả ba bên cùng có lợi:
* Về phía cơ quan quản lý, giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả quản lý và là kênh quảng 
bá hữu hiệu với chi phí thấp nhất tới thị trường quốc tế. Giải pháp này cũng giúp tập hợp số liệu 
về du lịch, từ đó có những đánh giá chính xác, khách quan để đưa ra những dự báo chính xác về 
xu hướng phát triển du lịch.
* Đối với du khách, giải pháp này góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ về ngôn ngữ đối 
với du khách nước ngoài. Đồng thời cũng góp phần hỗ trợ hiệu quả và tiết kiệm trong việc tra cứu 
thông tin về hành trình của mình từ việc lựa chọn địa điểm du lịch đến đặt khách sạn, nhà hàng.
* Với doanh nghiệp, giải pháp du lịch thông minh là kênh quảng bá, phát triển sản phẩm dịch 
vụ đặc biệt hữu hiệu mà chi phí đầu tư lại không nhiều. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần 
mềm giải pháp để quản lý nhà hàng, khách sạn hay có thể liên kết báo cáo các cơ quan quản lý 
thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong khâu thủ tục hành chính, pháp lý
Với những tiện ích nêu trên, có thể coi đây là “cú hích” mới của ngành du lịch, kích thích 
nhu cầu khám phá của du khách, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô toàn cầu, đồng thời 
tạo được liên kết chuỗi, phát triển các dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và mở rộng cơ hội kinh doanh6*.
3.2. Một số tồn tại trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai
Thứ nhất, khó khăn về công nghệ: phát triển du lịch thông minh có thể coi là “cuộc cách 
mạng trong ngành du lịch”, muốn thành công phải có sự chuẩn bị các điều kiện cần và đủ. Tuy 
nhiên, do hạn chế về vốn đầu tư nên hạ tầng cơ sở cho phát triển Du lịch thông minh bao gồm: 
hạ tầng mạng, hạ tầng phần cứng (cơ sở vật chất - kỹ thuật), hạ tầng nhân lực còn gặp chưa đồng 
bộ. Do vậy, dù có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Lào Cai nói 
chung và Sapa nói riêng còn thiếu và yếu, điều này đang là những điểm trừ, ảnh hưởng lớn đến 
công tác phát triển du lịch tại Sapa.
Thứ hai, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của Việt Nam trên “sân chơi” trực 
tuyến còn nhiều hạn chế và thiếu chặt chẽ. Đến thời điểm hiện nay các website, phần mềm quản lý 
du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai có quá nhiều hạn chế về công nghệ tiên tiến, về quản lý liên thông 
và đặc biệt còn thiếu sự tương tác giữa nhà quản lý, doanh nghiệp với khách du lịch 
Ngoài ra, sự liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển du lịch còn nhiều hạn chế do thiếu quy 
hoạch chung của cả khu vực, hạ tầng giao thông hạn chế, đặc biệt là vùng giáp ranh giữa các tỉnh, 
thiếu cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch, như các khu vui chơi, giải trí, mua sắm; nhân 
lực du lịch còn thiếu và yếu, phần lớn chưa qua đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Chương 
trình hợp tác vẫn nặng tính hình thức, chưa tạo ra bước đột phá trong liên kết phát triển du lịch, 
thiếu cơ chế ràng buộc, cơ chế đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động mang tính liên vùng, 
vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả của một số hoạt động. Các tỉnh chưa xây dựng quy chế quản lý các 
hoạt động du lịch chung giữa các thành viên. Khối doanh nghiệp 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã được 
6 Thanh Hà, “Du lịch thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0”, dientu@hanoimoi.com.vn (09/8/2018)
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA380
hình thành nhưng chưa phát huy được hiệu quả liên kết, hợp tácĐiều này khiến cho tỉnh Lào 
Cai - một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch gặp phải nhiều trở ngại không nhỏ trong chiến 
lược phát triển loại hình du lịch này.
Thứ ba, tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tuy nhiên, dường như du lịch Lào Cai vẫn chưa 
phát triển đúng tầm, thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn, mức độ chi tiêu còn thấp. Theo 
thống kê của Sở VHTT&DL Lào Cai, năm 2017, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch chỉ 
dừng ở mốc 1,8 ngày/khách. Lý do là bởi hệ thống du lịch, vui chơi giải trí tại Sa Pa còn đơn điệu, 
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Nguồn thu du lịch chủ yếu đến từ ăn uống và lưu trú. Rất ít 
dự án bất động sản cung cấp các dịch vụ du lịch như vui chơi giải trí, mua sắm cao cấp được quy 
hoạch đồng bộ, hiện đại, đặc biệt tại trung tâm thị trấn - nơi luôn có lượng khách lưu trú đông đảo.
Ngoài ra, các cơ sở lưu trú hiện nay ở Lào Cai và Sapa còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày 
càng cao của khách du lịch. Theo thống kê, khu du lịch quốc gia Sapa có hơn 400 cơ sở lưu trú 
với gần 5.000 phòng khách sạn, trong đó chỉ có khoảng 800 phòng đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên. 
Dự báo nhu cầu lưu trú tại Sapa đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 10.000 phòng, năm 2030 trên 25.000 
phòng, trong đó khoảng 3.000 phòng khách sạn từ 3 sao trở lên. Như vậy, để có 10.000 phòng 
khách sạn vào năm 2020 đáp ứng nhu cầu lưu trú, Sapa cần thêm 6.000 phòng nữa và đến năm 
2030 thêm hơn 20.000 phòng. Có thể thấy, Sapa đang trong tình trạng thiếu phòng khách sạn và 
đặc biệt là nơi nghỉ dưỡng cao cấp. Trong bối cảnh này, cuối năm 2018, Sapa đã khai trương một 
loạt khách sạn hạng sang, trong đó có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế của tập đoàn Sun 
Group với 249 phòng cùng với nhiều tiện ích sang trọng đẳng cấp. Điều này giải thích nguyên 
nhân cho sự sụt giảm trong cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách đến Lào Cai. Ngoài ra, 
một trong những khó khăn đang tác động đến sự phát triển của ngành là chất lượng nguồn nhân 
lực phục vụ du lịch - dịch vụ còn thiếu và yếu.
4. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI 
LÀO CAI
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai là 
điều kiện tất yếu để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát 
triển du lịch thông minh bền vững của tỉnh. Để giải quyết bài toán này, cần sự chung tay của các 
cấp, ngành, địa phương và người dân, từ đó mới thu hút được khách du lịch, đẩy mạnh tăng trưởng 
du lịch. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, 
trong đó ưu cần ưu tiên phát triển du lịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ trong các hoạt động du 
lịch trực tuyến sẽ mang lại lợi ích to lớn trong các khâu quảng bá, cung cấp dịch vụ Du lịch trực 
tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, tạo kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với 
doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với du khách.
Thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, ứng dụng công 
nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; khuyến khích sử dụng các trang mạng xã hội như: 
Facebook, Youtube, Twitter, các trang thông tin điện tử: dulichlaocai.vn; sapa-tourism.com; chú 
trọng xây dựng chiến lược, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Lào Cai, Fansipan, Sa Pa nhằm 
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến địa bàn.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 381
Thứ hai, giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng du lịch nói chung và xu thế phát 
triển du lịch thông minh đang đặt ra thách thức cho cơ sở hạ tầng tại Lào Cai. Để phát triển mô 
hình du lịch thông minh, tỉnh phải tạo dựng được một hệ thống hạtầng kỹ thuật, công nghệ phục 
vụ du lịch phát triển một cách đồng bộ, bài bản thay vì tình trạng chắp vá, tạm bợ theo kiểu “sai 
đâu sửa đó” như hiện nay; Có như vậy mới mong Lào Cai trở thành một địa chỉ đỏ trong bản đồ 
những điểm du lịch nổi tiếng.Việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tinđòi hỏi phải có có hệ sinh 
thái dữ liệu mở với cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành du lịch tỉnh, liên kết, tích hợp được dữ liệu 
giữa các ngành với nhau. Tỉnh cần tăng tốc trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đường 
bộ, đường thủy, đường sắt đô thị để kết nối các điểm du lịch. Những dự án trung tâm hội chợ, triển 
lãm, nhà hát, các điểm biểu diễn nghệ thuật quy mô cần sớm được triển khai nhằm đa dạng hóa 
các loại hình du lịch, tạo điểm nhấn ấn tượng với du khách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần đẩy nhanh 
việc triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung để có thể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, dự 
báo trong phát triển du lịch. Việc phát triển đồng bộ giữa hạ tầng giao thông, văn hóa, thể thao, y 
tế, công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát triển tốt hạ tầng dịch vụ du lịch, từ đó 
thúc đẩy du lịch thông minh của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Thứ ba, giải pháp tăng tính liên kết, hợp tác giữa các tỉnh Tây Bắc trong chiến lược phát triển 
du lịch. Trong thời gian tới, các tỉnh Tây Bắc cần quan tâm đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch 
mới, đặc trưng của từng địa phương, có sự gắn kết với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là phát triển 
các mô hình du lịch gắn với nông thôn; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đặc trưng của 
từng địa phương; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại khu vực Tây Bắc mở rộng; đầu tư xây 
dựng, cải thiện hệ thống giao thông, dành hạ tầng du lịch cho Tây Bắc; khôi phục, phát triển các 
nghề thủ công và làng nghề truyền thống các dân tộc.Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động 
hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển du lịch cho phù hợp với điều 
kiện thực tế và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi; 
chú trọng phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch 
vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du 
lịch; có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của 
du khách trong suốt hành trình du lịch; ứng dụng thuyết minh du lịch tự động và hỗ trợ thanh toán 
thuận lợi trên thiết bị di động thông minh.
Thứ năm,nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh. 
Trong đó, chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của 
địa phương; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh; ứng 
dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị 
và sức hấp dân của điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch.
5. KẾT LUẬN
Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của tương lai, sẽ tạo ra một diện mạo mới 
cho ngành du lịch của Việt Nam và du lịch thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát 
triển du lịch là giải pháp mà Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện nhằm tăng cường quảng bá, 
nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách trong và ngoài 
nước, hướng tới xây dựng Lào Cai trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA382
vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam, là một trung tâm du lịch lớn 
của Việt Nam và Đông Nam Á.Do đó, toàn ngành du lịch cũng như các địa phương dù đã nỗ lực 
nhưng vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ để sẵn sàng tiếp cận, thích ứng với du lịch thông minh 
trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bích Hợp (2018), “Lào Cai: thu hút khách bằng du lịch thông minh”, Báo Tài Nguyên và 
Môi trường, truy cập ngày 27/4/2018.
2. Đỗ Dũng (2018), “Thành phố Lào Cai được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh” Laocaitv.
vn, truy cập ngày 10/12/2018.
3. Lưu Vân Anh (2015), “Lào Cai tăng cường, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch trong 
năm 2015”, www.dulichlaocai.vn, truy cập ngày 03/2/2015.
4. Nguyễn Đình Dũng (2019), “Triển khai du lịch thông minh Lài Cai: Xu hướng tất yếu 
trong thời kì cách mạng 4.0”, svhttdl.laocai.gov.vn, truy cập ngày 09/7/2019.
5. Nguyễn Thị Kiều Trang (2018), “Sơ lược về Du lịch thông minh”, truy cập ngày 13/03/2018, 
từ 
6. Thanh Hà (2018), “Du lịch thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0”, dientu@hanoimoi.
com.vn, truy cập ngày 09/8/2018.
7. TTXVN (2019), “Lào Cai hướng tới là trọng điểm thu hút khách du lịch”, Báo Nhân dân 
điện tử, truy cập ngày 11/7/2019.
8. Thu Hương (2019), “Lào Cai ứng dụng CNTT mạnh mẽ để trở thành điểm du lịch quốc 
gia”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, truy cập ngày 01/7/2019.
9. Thu Hường, Minh Dũng (2018),“Năm 2018, Sa Pa đón trên 2 triệu lượt khách du lịch”, 
Laocaitv.vn, truy cập ngày 21/12/2018.
10. Thùy Linh/BNEWS/TTXVN (2019), “Du lịch tăng trưởng mạnh, Sa Pa vẫn thiếu dịch 
vụ đẳng cấp”, bnews.vn, truy cập ngày 19/08/2019.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_phat_trien_du_lich_thong.pdf