Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

 Đối với nhiều quốc gia, thu nhập từ du lịch – ngành công nghiệp không khói

chiếm tỉ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm

năng phát triển du lịch, trong đó có du lịch MICE. Bài báo này phân tích rõ hơn về loại

hình du lịch MICE; đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng du lịch MICE ở Hà Nội,

Hải Phòng, Quảng Ninh những năm gần đây, bước đầu đề xuất một số giải pháp phát

triển nguồn nhân lực cao phục vụ du lịch MICE tại các địa phương này.

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 9

Trang 9

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
3.260 nghìn lượt khách quốc tế, 
16.430 nghìn lượt khách nội địa. Chỉ riêng Hà Nội, lượng khách du lịch quốc tế đến đã 
chiếm khoảng 40% lượng khách đến Việt Nam. Hải Phòng và Quảng Ninh lần lượt đón số 
lượng khách du lịch quốc tế và nội địa là là 623 nghìn lượt, 5.015 nghìn lượt và 2.750 
nghìn lượt, 4.950 nghìn lượt. Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng chung là 7% so với năm 2014. 
Hải Phòng và Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng chung lần lượt là 5,26% và 3,0% so với 
năm 2016. 
Thị phần khách quốc tế của 3 địa phương cũng có một số khác biệt, Hà Nội chiếm tỷ 
trọng khoảng 40% so với cả nước, trong đó có nhiều thị trường có khả năng chi trả cao như 
Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ... Thị trường khách du lịch nói chung và du lịch MICE đến 
Quảng Ninh từ 140 nước trên thế giới, trong đó khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài 
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 55%; Tây Âu chiếm 16%; Bắc Mỹ chiếm 6% số khách 
quốc tế lưu trú tại Quảng Ninh. Riêng Hải Phòng năm 2015 đón 07 chuyến tàu biển chở 
892 khách du lịch đa quốc tịch, chủ yếu là quốc tịch Đức, Anh, Nga, Úc, Mỹ... 
Doanh thu từ du lịch của 3 địa phương đạt 63.632,8 tỷ đồng, riêng Hà Nội đạt 54.967 
tỷ đồng, tốc độ tăng 10,3% so với năm 2016, chiếm 16,3% so với cả nước. Hải Phòng đạt 
doanh thu du lịch 2.165,8 tỷ đồng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2016, Quảng Ninh đạt 
6.500 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù chưa bóc tách riêng doanh thu du 
lịch MICE nhưng doanh thu từ DL MICE của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh luôn chiếm 
tỷ lệ cao nhất trong ngành du lịch của từng địa phương, ước tính lần lượt chiếm khoảng 
15%, 12%, 10% doanh thu của ngành du lịch bởi đây là những tỉnh, thành phố thu hút 
nhiều khách du lịch MICE đến. Hiện Hà Nội là địa phương có doanh thu du lịch MICE cao 
96 TRNG I HC TH  H NI 
gấp 4 lần Hải Phòng, tiếp đến là Quảng Ninh. Tổng doanh thu từ du lịch MICE là 18.194 
tỷ đồng, trong đó doanh thu từ du lịch MICE của Hải Phòng thấp nhất, khoảng 437 tỷ 
đồng, Hà Nội 16.775 tỷ đồng và Quảng Ninh 982 tỷ đồng. Nhìn chung, doanh thu du lịch 
MICE của các tỉnh đều tăng qua các năm. 
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tại 3 địa phương những năm qua đã được bổ 
sung. Những nơi có khả năng tổ chức du lịch MICE phần lớn là các khách sạn từ 3 sao trở 
lên và các trung tâm hội nghị, hội thảo lớn. Tính đến nay, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 
hiện có khoảng 119 khách sạn từ 3 - 5 sao với khoảng 10.000 buồng. Chất lượng nguồn 
nhân lực du lịch tương đối tốt so với cả nước. Khoảng 80% nhân viên làm việc trong các 
doanh nghiệp lữ hành quốc tế và khách sạn từ 3 - 5 sao đều có trình độ đại học trở lên, sử 
dụng được ngoại ngữ. Số sơ sở lưu trú trên địa bàn chiếm tỉ lệ cao so với cả vùng đạt 
82,6%; nhiều khách sạn 5 sao có quy mô lớn, thương hiệu đẳng cấp chất lượng cao đi vào 
hoạt động như: Khách sạn JW Marriott, Lotte Center Hà Nội, Grand Plaza Hanoi, 
InterContinental Hanoi Westlake, Mường Thanh Hạ Long, Sài Gòn Hạ Long... Ngoài ra, 
nhiều khách sạn đã được các tạp chí uy tín của nước ngoài bình chọn và được Tổng cục Du 
lịch và Hiệp hội Khách sạn Việt Nam xét tặng danh hiệu khách sạn hàng đầu Việt Nam, 
nổi bật là khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội nằm trong danh sách khách sạn hàng đầu thế 
giới do Tạp chí Travel Leisure Hoa Kỳ bình chọn. 
Bảng 1. Số lượng khách sạn có khả năng tổ chức du lịch MICE 
tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh năm 2017 
Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Tổng 3 tỉnh 
Khách 
sạn S 
lng 
T
 l % 
S 
lng 
T
 l % 
S 
lng 
T
 l % 
S 
lng 
T
 l % 
5 sao 14 73.7 0 0 6 26.3 19 100 
4 sao 20 39.2 8 15.6 20 33.3 45 88.1 
3 sao 43 58.1 6 8.1 15 20.2 57 86.4 
Tổng số 72 50.0 14 9,7 41 22.9 127 82.6 
Nguồn: Tổng cục du lịch năm 2016 
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng tập trung nhiều cơ sở văn hoá lớn, các cơ sở 
dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng của cả nước như Nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc 
gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối 
nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước. Hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ 
ẩm thực của 3 địa phương đã và đang phát triển mạnh mẽ, tính xã hội hoá khá cao, đem lại 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 97 
vị thế cho vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông bắc trong hệ thống du lịch ẩm 
thực thế giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thời gian 
qua đã phát triển nhanh chóng, phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà 
hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán bar, cafe, các quán 
ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotte... Bên cạnh đó Hà Nội đã mở 
rộng khu vực phố đi bộ tại khu vực phố cổ để giới thiệu đến du khách nét văn hóa, cuộc 
sống sinh hoạt đô thị của người dân Thủ đô. Quảng Ninh cũng mở chợ đêm Hạ Long, 
Móng Cái thu hút khách DL. 
Thời gian qua, không ít các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế, sự kiện văn hoá, thể 
thao và du lịch đã được tổ chức thành công ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng NInh. Không chỉ 
thu hút khách MICE quốc tế, khách MICE nội địa đến Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 
cũng rất sôi động. Ngoài thời gian hội nghị, hội thảo, các đoàn khách còn tổ chức các tour 
tham quan du lịch các địa điểm quanh thành phố. Nhiều đoàn khách MICE đến Quảng 
Ninh đánh giá: Hạ Long là điểm đến lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch MICE với 
phong cảnh đẹp, nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, hệ thống khách sạn khá phát triển, giá cả 
dịch vụ vừa phải. Hà Nội đã được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất 
châu Á do Tạp chí du lịch Smat Travel xếp hạng, đứng ở vị trí thứ 8 trong số 10 điểm du 
lịch đang lên của Thế giới trong các năm từ 2011 đến 2013 theo kết quả bình chọn của 
trang web du lịch Trip Advisor. Năm 2015, Hà Nội được Tạp chí Trip Avisor xếp hạng 
điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới. 
Thực tế, với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch phát triển những năm 
gần đây số lượng tour MICE được các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đến Hà Nội, Hải 
Phòng, Quảng Ninh ngày càng tăng, mở ra triển vọng mới về thu hút khách du lịch MICE. 
2.4. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao phục vụ 
du lịch MICE tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 
 Để có được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ về số lượng, đảm bảo về chất 
lượng và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch MICE trong giai đoạn hiện 
nay và thời gian tới, phấn đấu trở thành các Trung tâm du lịch MICE có tầm cỡ trong khu 
vực và thế giới, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh phải đẩy nhanh triển khai Thông tư số 
01/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, ngày 15 tháng 01 năm 
2014, về việc ban hành Ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề 
thuộc nhóm nghề du lịch, nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE với các giải 
pháp chủ yếu sau: 
Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được các cấp có thẩm quyền 
ban hành, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cần hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành trung 
98 TRNG I HC TH  H NI 
ương để được hỗ trợ thông tin và tổ chức quán triệt, thực hiện thúc đẩy hợp tác đào tạo, 
dạy nghề (hiện nay gọi là giáo dục nghề nghiệp theo Luật giáo dục nghề nghiệp 2014) và 
việc làm với các nước và tổ chức quốc tế; hình thành cơ chế đảm bảo chất lượng gắn với 
văn bằng, chứng chỉ và trình độ năng lực nghề tương ứng để có lòng tin vào giá trị của văn 
bằng, chứng chỉ du lịch; xem xét xây dựng và ban hành các quy định về đào tạo, bồi 
dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, trong đó có nhân lực du 
lịch chất lượng cao cho du lịch MICE, đặc biệt là quy định thu hút và giữ chân người tài để 
không mất đi nguồn lực quý hiếm và không phải tuyển dụng mới một cách bị động chỉ để 
khoả lấp chỗ trống do nhảy việc của các nhân lực chất lượng cao. 
Thứ hai, xây dựng và tập huấn triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện 
nâng cao năng lực của nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE và xây dựng nội 
dung chương trình đào tạo lại, dạy nghề lại, huấn luyện và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ 
chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân lực du lịch chất lượng cao trong các doanh nghiệp du lịch 
nói chung và trong doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh du lịch MICE (các cơ sở lưu 
trú du lịch; doanh nghiệp lữ hành; doanh nghiệp vận chuyển du lịch, đại lý du lịch, đại lý 
lữ hành; doanh nghiệp kinh doanh tại điểm du lịch...); triển khai các khoá đào tạo, dạy 
nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE; 
tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ, công chức quản lý 
nhà nước về du lịch, viên chức hoạt động sự nghiệp về du lịch và liên quan đến du lịch của 
các ngành, các cấp trong toàn tỉnh, thành phố để hiểu biết kỹ hơn về du lịch MICE. 
 Thứ ba, kêu gọi và khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn Hà Nội, Hải 
Phòng, Quảng Ninh nâng cao năng lực đào tạo du lịch, sửa đổi hoặc bổ sung chương trình 
đào tạo về du lịch MICE. Tăng cường liên kết 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh 
nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, trong đó có nhân lực du lịch 
chất lượng cao cho du lịch MICE. Có quy định khuyến khích các doanh nghiệp du lịch 
phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thi tay nghề, kiểm tra nâng bậc nghề định kỳ hàng 
năm cho đội ngũ nhân viên phục vụ, quản lý bộ phận theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc 
gia, hoặc ASEAN và châu Âu, nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ 
nghề nghiệp cho nhân lực du lịch MICE. 
Thứ tư, xã hội hoá công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch MICE theo hướng chính 
quyền thành phố, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thông tin, kết nối 
nguồn lực; doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch MICE phát huy vai trò và trách 
nhiệm trong phát triển nhân lực du lịch MICE của mình; người lao động tự đào tạo để có 
năng lực phù hợp. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế để thu hút vốn, kinh nghiệm, công 
nghệ của các tổ chức quốc tế, các nước, cá nhân trong và nước ngoài nước. Xây dựng và 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 99 
ban hành các chính sách, cơ chế và quy định nhằm hoàn thiện, vinh danh tổ chức, cá nhân 
có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nói chung 
và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE nói riêng. 
 Thứ năm, nghiên cứu, cân nhắc thiết lập tổ chức chuyên nghiệp cho việc tổ chức du 
lịch MICE của từng địa phương. Để Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành các trung 
tâm du lịch MICE có tầm cỡ trong khu vực và thế giới, khai thác thị trường MICE hiệu quả 
và tổ chức du lịch MICE một cách chuyên nghiệp và chủ động hơn, rất nên có một tổ chức 
làm vai trò hoạch định chiến lược Marketing MICE; tổ chức nghiên cứu khoa học công 
nghệ về du lịch MICE theo yêu cầu của tỉnh; xúc tiến du lịch MICE trên thị trường khu 
vực và quốc tế; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của du lịch MICE; 
theo dõi hoạt động MICE trong khu vực và thế giới để cung cấp thông tin quyết định đăng 
cai hoặc đấu thầu đăng cai tổ chức các hoạt động MICE gắn với du lịch MICE; tạo việc 
làm và chuỗi giá trị trong hoạt động du lịch MICE của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; hỗ 
trợ các doanh nghiệp khai thác thị trường và chia sẻ thông tin về phân đoạn thị trường du 
lịch MICE. Tổ chức này như một đại diện hợp pháp của loại hình du lịch MICE, tập hợp, 
liên kết các doanh nghiệp để nâng cao hoạt động, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các 
doanh nghiệp trong những trường hợp cạnh tranh không bình đẳng, phản ánh những ý kiến 
của các doanh nghiệp cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để tạo điều kiện kinh doanh du 
lịch MICE thuận lợi. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể khẳng định MICE là thị trường rất tiềm năng và là hướng đi đúng đắn, đầy triển 
vọng của du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, để hướng đi này thực sự 
hiệu quả thì cần nhanh chóng thực hiện đồng bộ giải pháp nêu trên và cần có sự chung tay, 
phối hợp, liên kết tổ chức của nhiều thành phần liên quan. Hy vọng, trong tương lai gần, 
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hay vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 
sẽ góp phần cùng ngành du lịch cả nước tạo dựng thương hiệu Việt Nam, đưa Việt Nam 
nhanh chóng trở thành điểm đến được khách du lịch MICE lựa chọn, yêu thích thay cho 
các quốc gia láng giềng khác đã rất thành công trong tổ chức hoạt động này như Thái Lan, 
Singapore v.v... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030, - Nxb Lao động, Hà Nội. 
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Thông tư 01/2014/TT-BVHTTDL ban hành 
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề du lịch. 
100 TRNG I HC TH  H NI 
3. Nguyễn Đình Hoà và nhóm tác giả (2009), “Giải pháp phát triển du lịch hội nghị hội thảo 
(MICE) tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 
4. TS. Nguyễn Văn Lưu (2014), Phát triển nguồn nhân lực – Yếu tố quyết định sự phát triển của 
du lịch Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
5. Phạm Quang Hưng (2008), Cơ sở lý luận và giải pháp phát triển du lịch MICE tại Việt Nam, 
Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 
6. Chiang, Che-Chao, Chen, Ying-Chieh, Huang, Lu-Feng, Hsueh, Kai-Feng (2012), 
“Destination Image and Marketing Strategy: An Investigation of MICE Travelers to Taiwan”, 
Journal of American Academy of Business, Cambridge, 18 (1), pp. 224 - 231. 
7. Chloe Lau, Tony Tse (2009), Tourism and Hospitality Studies Meetings, Incentive, 
Conventions and Exbition (MICE), School of Hotel & Tourism Managemant the Hong Kong 
Polytechnic University. 
8. Fillippo Monge (2011), “MICE tourismin piedmont: economic perspective and quantitative 
analysis of customer satisfaction”, An International multidisciplinary journal of tourism. 
9. Janakiraman, S. (2013), “Growth and the Importance of the MICE Industry”, Asia Pacific 
Busienss & Technology Report, Retrieved on Nov 26, 2013. 
10. Niputu Wiwiek ArySusyarini, Djumilah Hadiwidjojo, Wayan Gede Supartha, Fatchu Rohman 
(2014), “Tourists Behavioral Intentions Antecedent Meeting Incentive Convention Exhibition 
(MICE) in Bali”, European Journal of Business Managemant, Vol 6, No.25. 
STATUS AND SOLUTIONS ON DEVELOPMENT OF HIGH QUALITY 
HUMAN RESOURCES FOR MICE TOURISM IN HA NOI, HAI PHONG 
AND QUANG NINH 
Abstract: In many countries, the income from tourism – a non-smoke industry occupies a 
large rate in the national economy. Viet Nam has great potential for tourism development 
including MICE tourism. This article clearly analyzes on MICE tourism as well as 
evaluated the status of MICE tourism in Ha Noi, Quang Ninh, Hai Phong in the recent 
years aiming to propose some solutions to strengthen high quality human resources at 
these localities. 
Keywords: MICE, human resources, Ha Noi, Hai Phong, Quang Ninh. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_cac_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_chat_l.pdf