Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về địa danh học, từ điển học

và khảo sát thực tiễn về từ điển địa danh, hiện trạng du lịch Hà

Nội, đề tài đã đề xuất được mô hình cấu trúc vĩ mô và vi mô của

từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội và mô hình ứng dụng

trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch. Từ mô hình đã đề

xuất, chúng tôi tiến hành biên soạn thử nghiệm từ điển địa danh

lịch sử - văn hoá Hà Nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục

vụ phát triển du lịch. Những biên soạn thử nghiệm này đã được

chúng tôi bước đầu kiểm nghiệm trong thực tế và nhận được

những phản hồi tích cực từ khách du lịch.

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 1

Trang 1

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 2

Trang 2

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 3

Trang 3

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 4

Trang 4

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 5

Trang 5

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 6

Trang 6

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 7

Trang 7

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 8

Trang 8

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 9

Trang 9

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch

Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch
mục từ. 
Trong mỗi mục từ, thông tin sẽ được cấu trúc như sau: 
1. Tên địa danh (tên riêng, như: Hoàn Kiếm, Một Cột, Đồng Xuân) 
2. Tên gọi khác (nếu có) 
3. Loại địa danh (hồ, chùa, chợ) 
4. Loại hình du lịch (du lịch lịch sử - văn hoá/ du lịch tâm linh - lễ hội/ du lịch mua sắm/) 
 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 133 
5. Vị trí địa lí 
6. Giá trị lịch sử - văn hóa 
7. Kết nối với các địa danh cùng loại hình và cùng địa bàn 
8. Một số thông tin du lịch 
Vì đây là một cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội được nghiên cứu và biên soạn 
để phát triển du lịch nên cần xác định loại hình du lịch của địa danh đó, kết nối với các địa danh 
cùng loại hình và cùng địa bàn, bổ sung thêm những thông tin du lịch cần thiết để góp phần định 
hướng du lịch cho du khách, các nhà quản lí và nghiên cứu du lịch. 
Từ những định hướng trên đây về cấu trúc vi mô, chúng tôi chọn mục từ Hoàn Kiếm - địa 
danh lịch sử - văn hoá nổi tiếng được ví như “trái tim của Thủ đô” để tiến hành biên soạn thử nghiệm 
cấu trúc vi mô của mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội. 
Bảng 2 
Biên soạn mục từ mẫu HOÀN KIẾM 
1. Tên mục từ HOÀN KIẾM 
2. Tên gọi khác 
(nếu có) 
Gươm, Lục Thuỷ, Tả Vọng 
3. Loại địa danh hồ 
4. Loại hình du 
lịch 
Du lịch lịch sử - văn hoá 
5. Vị trí địa lí Hồ Hoàn Kiếm, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
6. Giá trị lịch sử 
- văn hoá 
Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm 
có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam - Bắc là 700m, chiều rộng Đông - Tây 
là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng 
phía đông, phố Hàng Khay phía nam. 
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày 
nay. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ này. Nước hồ quanh năm 
xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Thế kỉ XV, hồ Lục 
Thuỷ đổi tên là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm gắn với truyền thuyết vua Lê Thái 
Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy tại hồ này. 
Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà 
Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu 
Vọng và Tả Vọng. Đến đời Tự Đức (1847 -1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ 
Thuỷ Quân, còn hồ Tả Vọng gọi là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, Pháp cho lấp 
hồ Hữu Vọng để mở rộng Hà Nội, chỉ còn lại hồ Tả Vọng (Hoàn Kiếm). 
Hiện nay, tên hồ cũng được đặt cho một tên một quận của Hà Nội: quận Hoàn 
Kiếm. Xung quanh hồ còn có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá như đền Ngọc 
Sơn, Tháp Rùa, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Tượng đài vua Lý Thái 
Tổ, .... Đặc biệt, Tháp Rùa ở giữa lòng hồ là sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc 
Pháp và kiến trúc bản địa đã trở thành biểu tượng linh thiêng trong tâm trí mỗi 
người Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội. 
Hồ Hoàn Kiếm còn là nơi sinh sống của rùa Hồ Gươm - một nhóm cá thể rùa 
lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Theo những lời truyền khẩu thì mỗi khi Cụ Rùa 
 134 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 
nổi lên mặt hồ thì đất nước thường có niềm vui, hay một sự kiện trọng đại. Tuy 
nhiên, con rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. 
7. Kết nối với 
các địa danh 
khác 
1. Các địa danh cùng địa bàn 
- Đền Ngọc Sơn 
- Đền Bà Kiệu 
- Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục 
- Khu Di tích tượng đài vua Lê 
- Đình Nam Hương 
- Tháp Báo Thiên 
- Cụm di tích đình, đền, chùa Vũ Thạch 
- Tháp Hòa Phong 
- Tượng đài vua Lý Thái Tổ 
2. Các địa danh cùng loại hình 
- Hoàng thành Thăng Long 
- Quốc Tử Giám 
8. Thông tin du 
lịch 
1. Phương tiện di chuyển 
- Hồ Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, vì vậy các bạn có 
thể đến đây dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng. 
- Xe buýt đi qua hồ Hoàn Kiếm: 08, 09, 14, 31, 36, 40, 86. 
2. Đi lại tại hồ Hoàn Kiếm 
- Xe điện 
- Xích lô 
- Đi bộ 
2. Một số địa điểm ẩm thực nổi tiếng xung quanh hồ Hoàn Kiếm: 
- Kem Tràng Tiền - Số 35 Tràng Tiền 
- Kem Thuỷ Tạ - Số 1 Lý Thái Tổ 
- Café Giảng, café trứng – Số 39 Nguyễn Hữu Huân 
- Đinh Café – Tầng 2, số 13 Đinh Tiên Hoàng 
- Chả cá Thăng Long – Số 21 Đường Thành 
- Phở Bát Đàn – Số 49 Bát Đàn 
- Bún thang, bún bung – Số 32 Cầu Gỗ 
- Nộm, bánh bột lọc – Số 51 Đinh Tiên Hoàng 
- Chè phố cổ – Số 93 Hàng Bạc 
- Ăn vặt, beer, bar Tây - Phố Tạ Hiện 
3. Lưu ý 
- Từ ngày 01/09/2015, Hà Nội tổ chức các tuyến phố đi bộ xung quanh khu 
vực hồ Gươm vào các ngày cuối tuần (từ 18h00 thứ 6 đến 24h00 chủ nhật hằng 
tuần) và các ngày lễ, Tết. 
- Nếu không xác định được đường đi hay điểm đến, các bạn nên hỏi người dân 
để xin sự chỉ dẫn. Người dân Hà Nội rất nhiệt tình và hiếu khách. 
- Đặc biệt, nếu các bạn có ý định tham quan đền Ngọc Sơn thì nên chủ động lựa 
chọn trang phục lịch sự và nghiêm túc trước khi quyết định vào tham quan đền. 
Nguồn: Nghiên cứu tác giả 
 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 135 
3.2. Đề xuất mô hình và thiết kế thử nghiệm ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn 
hóa Hà Nội trên thiết bị di động 
Ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động sẽ có mô hình cấu 
tạo gồm 7 module như sau: 
Hình 1: Mô hình ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động 
Với mô hình đã đề xuất như trên, chúng tôi đã thiết kế thử nghiệm ứng dụng từ điển địa 
danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động. 
Chúng tôi chọn hai hệ điều hành Android và iOS là hai hệ điều hành có nhiều người sử 
dụng nhất hiện nay để tiến hành thiết kế thử nghiệm mô hình ứng dụng trên thiết bị di động phục 
vụ phát triển du lịch. Phương pháp mà chúng tôi sử dụng để xây dựng ứng dụng là xây dựng qua 
web nền tảng, cụ thể là web nền tảng AppTeng.com. 
Qua quá trình thiết kế thử nghiệm ứng dụng, chúng tôi đã tạo ra một ứng dụng di động mang tên 
Từ điện địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội với những đặc điểm như sau: 
Về giao diện: 
Hình nền giao diện là hình ảnh một số địa danh lịch sử - văn hoá nổi tiếng của Hà Nội như 
Tháp Rùa - Hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, Hồ Tây, chùa Một Cột, Ba Vì,  Những hình ảnh này 
được cài đặt trượt slider với thời gian hiện thị trượt slider là 3 giây. Những hình ảnh này vừa góp 
phần tạo giao diện đẹp, vừa hấp dẫn người dùng. Thanh ngang công cụ bao gồm 4 module chính 
lần lượt là Dòng thời gian, Địa điểm, Thông báo, Tin tức và một module tổng hợp Nhiều hơn. 
Trong module tổng hợp Nhiều hơn có tất cả các module có trong ứng dụng. 
Về các module: 
1. Địa điểm 
Đây là module quan trọng nhất của mô hình ứng dụng trên thiết bị di động này. Module 
Địa điểm được thiết kế như một từ điển điện tử địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội. Người dùng khi 
chạm vào icon Địa điểm sẽ ngay lập tức hiện ra một bảng từ gồm tất cả các địa danh Hà Nội được 
sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và trật tự dấu thanh tiếng Việt. Người dùng có thể chạm vào từng 
mục từ để đọc được các thông tin liên quan đến địa danh đó. Những thông tin trong mỗi mục từ 
được chúng tôi đưa ra theo một mô hình cấu trúc vi mô như đã trình bày ở trên. Các hình ảnh minh 
hoạ sẽ xuất hiện sau tên mục từ. Các phần chú thích sẽ được đưa vào bằng cách tạo ra các đường 
link liên kết. Từ/ Cụm từ chứa link liên kết sẽ được định dạng bằng màu đỏ, có gạch chân ở dưới. 
Trong module này, chúng tôi cũng cài đặt thanh tìm kiếm trong module này để người dùng 
có thể nhanh chóng tìm được địa danh mà mình muốn tra cứu, tìm hiểu. Thanh tra cứu được chia 
Ứng dụng từ điển địa danh 
lịch sử - văn hoá Hà Nội 
trên thiết bị di động
ĐỊA ĐIỂM
DÒNG THỜI GIAN
THÔNG BÁO
TIN TỨC
DỊCH VỤ
LỊCH TRÌNH
TÀI KHOẢN CÁ NHÂN
 136 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 
ra thành 3 phần tương ứng với 3 cách thức tìm kiếm: Tìm kiếm theo Từ khoá (tên địa danh, đặc 
điểm liên quan đến địa danh); Tìm kiếm theo Loại địa danh (hồ, chùa, đền, ); Tìm kiếm theo 
Địa chỉ. Trong đó, nhanh chóng và tiện lợi hơn cả là chức năng tìm kiếm theo Từ khoá. 
2. Dòng thời gian 
Module Dòng thời gian cho phép người dùng ứng dụng xem bản đồ, hình ảnh hoặc có thể 
đăng bài chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình hoặc bình luận, đọc và học hỏi những 
kinh nghiệm du lịch của người khác giống như trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, để có thể 
đăng bài, người dùng phải tạo một tài khoản ứng dụng. Cách tạo tài khoản chúng tôi sẽ trình bày 
rõ hơn trong module Tài khoản cá nhân. 
3. Thông báo 
Thông báo sẽ được đẩy khi người dùng có một thông báo, tin tức mới từ các module khác. 
Khi người dùng ấn vào thông báo này, ứng dụng sẽ tự chuyển hướng người dùng đến một đường 
dẫn URL hoặc một trang cụ thể trong ứng dụng. 
4. Tin tức 
Trong module Tin tức, lập trình viên và người dùng có thể tạo ra những tin tức liên quan 
đến du lịch để cho người dùng khác có thể tự do đọc và bình luận về tin tức ấy. Tin tức được thiết 
kế giới thiệu những thông tin về sự kiện sẽ diễn ra tại các địa danh lịch sử - văn hoá: tên sự kiện, 
thời gian, địa chỉ, mô tả sự kiện, mua vé, ... Những tin tức như vậy sẽ thu hút khách du lịch đến 
tham quan và tìm hiểu những địa danh đó. 
5. Dịch vụ 
Module Dịch vụ cho phép lập trình viên và người dùng chạy quảng cáo cho các dịch vụ 
liên quan đến du lịch như: khách sạn, nhà hàng, vé du lịch, tour du lịch, hành trang du lịch, , 
thậm chí là cả những quán café, ngân hàng, cửa hàng lưu niệm, . Người dùng cũng thông qua 
đó mà tìm kiếm cho mình những dịch vụ phù hợp. 
6. Lịch trình 
Bằng module Lịch trình, người dùng có thể tạo ra một lịch trình cho riêng mình với tên 
lịch trình và phẩn mô tả về lịch trình đó. Lịch trình này được kết nối với thông báo giúp họ có thể 
quản lí thời gian và cả chi tiêu. 
7. Tài khoản cá nhân 
Module này được thiết kế cho người dùng ứng dụng để họ có thể đăng nhập và quản lý tài 
khoản của mình. Việc đăng kí và đăng nhập tài khoản ứng dụng còn cho phép họ đăng bài chi sẻ 
hoặc bình luận về những tin tức, những bài đăng khác trên Dòng thời gian. Đồng thời, chỉ khi đăng 
nhập tài khoản người dùng mới có thể giúp họ nhận được đầy đủ những thông báo cá nhân và 
những thông báo từ ứng dụng. 
Khi chạm vào icon của module này, một trang mới sẽ hiện ra. Nếu người dùng đã có tài 
khoản, người dùng sẽ đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí, còn nếu chưa có, người dùng có thể 
đăng kí bằng tài khoản email theo những bước đơn giản hoặc đăng nhập bằng tài khoản facebook. 
Người dùng ứng dụng cũng có thể cập nhật ảnh đại diện, thông tin cá nhân (số điện thoại, ngày 
tháng năm sinh, ) như trên mạng xã hội. 
Những thiết kế thử nghiệm này đã được chúng tôi bước đầu kiểm nghiệm trong thực tế và 
nhận được những phản hồi tích cực từ khách du lịch. Dưới đây là một số hình ảnh về ứng dụng Từ 
điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội mà chúng tôi đã tiến hành xây dựng: 
 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 137 
Hình nền và giao 
diện ứng dụng 
Module Địa điểm Địa điểm HOÀN KIẾM Tìm kiếm theo từ khoá 
Hình 2: Một số hình ảnh về ứng dụng Từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội 
4. Kết luận và kiến nghị 
Những địa danh lịch sử - văn hoá giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển du lịch của thành 
phố Hà Nội. Việc xây dựng được từ điển địa danh lịch sử - văn hóa phục vụ thiết thực cho phát 
triển du lịch là vô cùng cần thiết. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những học giả đi trước, 
kết hợp với việc khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn 
hóa Hà Nội phù hợp, hiệu quả cho việc phát triển du lịch. Mô hình cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ 
điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội phục vụ phát triển du lịch có thể được áp dụng hiệu quả 
khi xây dựng những từ điển về địa danh hoặc sổ tay du lịch không chỉ cho Hà Nội mà cho tất cả 
các địa phương khác. 
Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin để biến từ điển đó thành 
một ứng dụng từ điển trên thiết bị di động để phục vụ tiện lợi nhất cho việc tra cứu thông tin của 
khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch, các nhà quản lí du lịch. Người dùng chỉ cần cài đặt ứng 
dụng trên thiết bị di động nhỏ gọn có kết nối Internet của mình là hoàn toàn có thể tra cứu mọi lúc, 
mọi nơi. Trong phạm vi một công trình nghiên cứu khoa học và với năng lực của mình, chúng tôi 
đã cố gắng đưa ý tưởng của mình thành hiện thực với sản phẩm là ứng dụng “Từ điển địa danh 
lịch sử - văn hoá Hà Nội” chạy trên hai hệ điều hành là iOS và Android. Việc xuất bản được ứng 
dụng trên thiết bị di động mang mô hình của một cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội 
sẽ đem lại một hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Ứng dụng từ điển này không chỉ tập hợp những 
địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội mà còn là một công trình góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá 
Hà Nội nói riêng và dân tộc nói chung đến bạn bè quốc tế. 
Công trình nghiên cứu này chúng tôi cũng rất mong nhận nhận được sự quan tâm của những 
nhà nghiên cứu, những cơ quan, ban, ngành để ứng dụng hoàn thiện hơn, có thể xuất bản để phục 
vụ cho du lịch Thủ đô ngàn năm văn hiến. 
 138 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 
Tài liệu tham khảo 
Bui, T. (1993). Từ điển Hà Nội: Địa danh [Hanoi Dictionary: Landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB 
Văn hoá - thông tin. 
Doan, T. D., & Hội khoa học lịch sử Việt Nam., & Sở văn hóa thông tin (2000). Hà Nội: Di tích 
lịch sử văn hóa & danh thắng [Hanoi: ultural historical relics & landscapes]. Hanoi, 
DVietnam: Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam. 
Hartmann, R. R. K., & Gregory, J. (1998). Dictionary of Lexicography. London - New York: Rout-
ledge. 
Huynh, P. L. T. X. (2018). Địa danh lịch sử - văn hoá Khánh Hoà [Khanh Hoa - historical & cultural 
landmark]. Phát triển Kinh tế - Xã Hội Đà Nẵng, 56-60. Retrieved April 10, 2020, from 
https://dised.danang.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=W1JIgR%2B3D9k%3D&tabid=61 
Le, H. T. (2013). Địa danh học Việt Nam [Vietnam landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Văn hóa 
thông tin. 
Le, H. T. (2015). Từ điển địa danh Bắc Bộ: Quyển 1 [North Vietnamese landmark dictionary: 
Vol. 1] . Hanoi, Vietnam: NXB Khoa học xã hội. 
Luu, T. M., Dao, B. D., Bui, Q. N.,Vu, D. Q. (2011). Hà Nội danh thắng và di tích [Hanoi 
landscapes and monuments]. Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội. 
Nguyen, A. V. (1993). Địa danh Việt Nam [Vietnam landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Giáo dục. 
Nguyen, C. V., Dao, T. M., Nguyen, T. A.,  Nguyen, P. V. (2010). Từ điển đường phố Hà Nội 
[Hanoi street dictionary]. Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội. 
Nguyen, Y. N., Nguyen, C. T., & Bui, T. (2011). Từ điển địa danh văn hoá lịch sử Việt Nam 
[Dictionary of Vietnamese historical and cultural landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Giáo 
dục Việt Nam. 
Vu, Q. T. (2007). Giáo trình địa lí du lịch Việt Nam [Textbook of tourism geography in Vietnam]. 
Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_tu_dien_dia_danh_lich_su_van_hoa_ha_noi_va.pdf