Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương

Các làng truyền thống ven đô Huế ( Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc, Nguyệt Biều,

Lương Quán, Thanh Phước<) sẽ="" là="" những="" điểm="" đến="" hấp="" dẫn="" cho="" khách="" du="">

nếu biết khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có và đề xuất những hình thức du

lịch hợp lý hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Trong khuôn khổ bài báo

này, tác giả muốn giới thiệu bạn đọc những phân tích dựa vào dữ liệu bản đồ GIS

Huế, không ảnh và những hình ảnh hiện trạng thu thập được trong những lần

khảo sát thực địa tại Lương Quán, Nguyệt Biều (Thủy Biều), cách trung tâm thành

phố Huế khoảng 7km, là tiêu biểu cho những làng truyền thống ven đô và được

xem như là « Làng trong phố » dưới tác động của quá trình đô thị hóa, nhằm mục

đích xác định, chỉ rõ những đặc trưng riêng, những lợi thế của làng và từ đó đề

xuất những hình thức du lịch hướng đến việc khai thác hợp lý các giá trị về mặt

sinh thái, cảnh quan, môi trường, nông nghiệp, văn hóa, di sản, nguồn lực con

người đồng thời hướng đến việc bảo tồn và nâng cao giá trị di sản hiện có.

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 1

Trang 1

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 2

Trang 2

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 3

Trang 3

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 4

Trang 4

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 5

Trang 5

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 6

Trang 6

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 7

Trang 7

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 8

Trang 8

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 9

Trang 9

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương

Thủy biều: Phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương
nh đồng ngô, lạc, hoa màu hoặc cây lương thực. 
Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương 
150 
Cây xanh và mặt nước vùng Huế, Nguồn: Dữ liệu Gis Huế; 
Cảnh quan nông nghiệp, Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
Trong làng nghiên cứu Thủy Biều, cũng có một sự thay đổi cảnh quan theo bốn 
mùa cây trái. Vào mùa xuân, những con đường làng nhẹ nhàng với màu trắng và mùi 
thơm của hoa bưởi. Vào mùa thu, dọc các con đường làng và các khu vườn, chùm 
chùm thanh trà nặng trĩu quả treo lủng lẵng tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho 
cảnh quan vùng đất này. Như vậy, nông nghiệp ngoài các giá trị kinh tế, xã hội và môi 
trường, còn tạo ra các giá trị về mặt cảnh quan - một tiềm năng và lợi thế cho phát triển 
du lịch. Đối với một thành phố xanh và thành phố du lịch như Huế, việc bảo tồn và 
nâng cao cảnh quan nông nghiệp là rất cần thiết. 
Cây xanh và mặt nước Thủy Biều, Nguồn: Bùi Thị Hiếu (vẽ lại trên nền dữ liệu Gis Huế) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
151 
Hoạt động nông nghiệp ở Thủy Biều; 
Nguồn: Workshop Hué, 2013- “ The Sustainable Development of the Historical Eco- Museum” 
Cảnh quan nông nghiệp ở Thủy Biều, Nguồn: Bùi Thị Hiếu. 
Trong những năm gần đây, du lịch nông nghiệp trở nên rất phổ biến trên thế 
giới và nó được xác định là một hình thức phát triển du lịch bền vững vì nó chứng tỏ 
những đóng góp quan trọng và tích cực về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tự 
nhiên, văn hóa và lịch sử. 
Nguồn: Bùi Thị Hiếu, 2014 Nguồn: Jean-Pierre Deffontaines, 1973 
Đối với du lịch nói chung, yếu tố thiết yếu của một sản phẩm du lịch là sự hấp 
dẫn của nó. Đối với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành các đặc sản địa 
phương, các sản phẩm nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Những sản phẩm địa 
phương được sinh ra với lịch sử tồn tại của con người ở đó và sự gắn bó sâu sắc của họ 
Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương 
152 
với thiên nhiên, với ruộng đồng sẽ hấp dẫn du khách nếu chúng được quảng bá và 
khai thác hiệu quả vì bên cạnh yếu tố tự nhiên, chúng là sản phẩm của trí thông minh 
và kinh nghiệm của cả một cộng đồng làm nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp, ở Việt 
Nam và đặc biệt là ở Huế, vẫn là một lĩnh vực rất mới, nhưng hứa hẹn một sự phát 
triển lâu dài nhờ tiềm năng của chúng. Mặt khác, lãnh thổ Huế rất giàu tài nguyên 
thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đây là những điều kiện thiết yếu cho sự phát triển và 
tồn tại bền vững của một hệ sinh thái nông nghiệp với các sản phẩm tự nhiên. Vùng 
đất này cũng phong phú về các loại làng nông nghiệp: làng chài ven biển, làng ở đồng 
bằng và làng ở vùng núi. Các làng truyền thống Huế rất giàu các sản phẩm thủ công 
(nón lá, chạm khắc gỗ, tự dệt, ...) và đặc sản địa phương (rau, trái cây, cá, ...) và cùng 
với những không gian cộng đồng sống động, không gian sống gần gũi và khu vực sản 
xuất nông nghiệp chạy dọc các dòng sông sẽ là những điểm đến du lịch tiềm năng thu 
hút du khách trong và ngoài nước nếu có những chính sách hợp lý và hơn hết, sự kết 
hợp chặt chẽ giữa những người nông dân trực tiếp tạo ra những sản phẩm nông 
nghiệp và các tổ chức có liên quan. Các tổ chức này có thể được hình thành từ các hiệp 
hội xã hội hiện có ở các làng (nông dân, hiệp hội phụ nữ, hợp tác xã nông nghiệp...) 
đồng thời bổ sung cho họ kiến thức chuyên môn về du lịch bền vững và nông nghiệp 
bền vững. Hãy lấy một ví dụ cụ thể trong làng nghiên cứu Thủy Biều. Đó là hiệp hội 
nông dân hợp tác với hiệp hội phụ nữ để thực hiện mô hình du lịch sinh thái trong 
làng và họ đã thu được những thành công đầu tiên. 
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, để dễ dàng trở thành một sản phẩm du lịch, 
cần phải nghiêng về một nền nông nghiệp hữu cơ sạch, đa dạng để đảm bảo phục vụ 
tốt và an toàn cho người dân và du khách, trong dự tính rằng người dân tại chỗ cũng 
có thể tiêu thụ những thứ sản phẩm này với giá cả hợp lý. Lựa chọn các loại trái cây, 
rau quả đặc trưng của Thủy Biều để chế biến các món ăn đặc trưng như gỏi thanh trà, 
gỏi vã trộn tôm thịt... sẽ là giải pháp hiệu quả để hấp dẫn khách du lịch và quảng bá 
sản phẩm địa phương. Các làng nên được khuyến khích đăng ký thương hiệu của các 
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và quảng bá chúng thông qua các phương tiện 
truyền thông. Hiện nay, loại bưởi Thanh trà Thủy Biều đã được đăng ký và nổi tiếng 
khắp cả nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
153 
Thanh trà Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
Du lịch nông nghiệp sẽ góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, 
mở rộng thị trường và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm 
và tăng thu nhập cho người dân địa phương đồng thời sẽ góp phần bảo vệ môi trường, 
bảo tồn các giá trị văn hóa làng quê. 
Ngoài thế mạnh về nông nghiệp, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch văn hóa là 
một định hướng tối ưu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh nhà đồng 
thời sử dụng và phát huy được những tiềm năng sẵn có ở Thủy Biều. 
Du lịch văn hóa 
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào tài nguyên văn hóa, di sản, lễ hội truyền 
thống, phong tục, tập quán, lối sống địa phương ... để tạo ra sức hút, sức hấp dẫn cho 
du khách, những người muốn nghiên cứu, khám phá. "Du lịch văn hóa được định nghĩa ở 
đây là một chuyến đi (ít nhất là một đêm) với động lực chính là mở rộng tầm nhìn của một 
người, tìm kiếm kiến thức và cảm xúc thông qua việc khám phá di sản và lãnh thổ của nó ... "3 
Hầu hết các hoạt động du lịch văn hóa luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc bảo tồn 
tài nguyên văn hóa và di sản văn hóa. Văn hóa là một tài nguyên cụ thể của du lịch, nó 
là điều kiện và môi trường cho sự ra đời và phát triển của du lịch. 
Tài nguyên văn hóa cho du lịch có thể được chia thành hai loại. Tài nguyên vật 
thể là những sáng tạo của con người tồn tại trong không gian và được cảm nhận bằng 
thị giác và xúc giác. Nó có thể bao gồm di sản, di tích lịch sử và văn hóa, sản phẩm thủ 
công mỹ nghệ, công cụ sản xuất hàng ngày, các món ăn truyền thống ... Tài nguyên phi 
vật thể bao gồm lễ hội, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống, nghệ thuật, cách ứng 
xử, giao tiếp ... Phải nhấn mạnh rằng, đối với du lịch văn hóa, di sản khu vực luôn giữ 
một vai trò quan trọng. Di sản sẽ được khai thác và sử dụng cho du lịch, là đối tượng 
được khám phá và chiêm ngưỡng bởi du khách. 
Như vậy, nền tảng để phát triển du lịch văn hóa không dựa trên các khoản đầu 
tư lớn để thiết lập các điểm đến đắt đỏ, mà nó thường chủ yếu dựa trên các đặc điểm, 
đặc trưng cụ thể của tài nguyên văn hóa để thu hút sự khám phá, nghiên cứu của 
3 ORIGET DU CLUZEAU Claude, Le tourisme culturel, Paris, Presses universitaires de France, 2005, 
pp. 3‑4. 
Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương 
154 
khách du lịch. Hay nói một cách khác, du lịch văn hóa là một trường hợp đặc biệt 
nhưng mang tính biểu tượng của du lịch khám phá. 
Tại Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên đặc điểm 
của khu vực. Chúng ta có thể kể đến một số hoạt động thu hút một lượng lớn khách du 
lịch trong và ngoài nước như: Lễ hội đất Phương Nam, Con đường di sản Miền trung, 
Festival Huế... 
Thủy Biều được biết đến là vùng đất đa dạng về mặt tài nguyên văn hóa và di 
sản: Di sản kiến trúc triều Nguyễn được Unesco công nhận, di sản kiến trúc Pháp 
thuộc; các công trình tôn giáo tín ngưỡng làng quê, nhà vườn truyền thống Huế, đặc 
sản địa phương ( ẩm thực, thanh trà), lễ hội nông nghiệp ở làng Lương Quán và 
Nguyệt Biều,... là lợi thế và tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa. Nếu được đầu tư 
và khai thác hiệu quả, chắc chắn đây sẽ là điểm đến thu hút và làm hài lòng du khách. 
Di sản Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu (vẽ lại trên nền dữ liệu Gis Huế). 
Đường làng và Giếng cổ. Nguồn: Bùi Thị Hiếu ( vẽ lại trên nền dữ liệu Gis Huế.) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
155 
Sự đa dạng về mặt di sản ở Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
Đường làng ở Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
Giếng cổ ở Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương 
156 
Du lịch cộng đồng 
Du lịch cộng đồng, theo luật du lịch Việt Nam số: 09/2017/QH14, “là loại hình du 
lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, 
tổ chức khai thác và hưởng lợi”4. Hình thức du lịch này từ lâu đã được coi là bền vững 
bởi trước hết, du lịch cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, xã hội, và môi 
trường. Cụ thể, nó mang lại lợi ích cho cộng đồng làm du lịch: tạo việc làm, tăng thu 
nhập, phát triển nền kinh tế thông qua việc bán các sản phẩm địa phương (thủ công, 
nông nghiệp ...) và bằng các dịch vụ du lịch. Nó cũng giúp bảo tồn và nâng cao giá trị 
di sản, văn hóa các địa phương, khuyến khích người dân và khách du lịch ý thức bảo 
vệ môi trường, cảnh quan, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và tôn trọng truyền 
thống, phong tục tập quán... 
Phương thức du lịch này sẽ càng hiệu quả và phát huy các giá trị tích cực nếu 
có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, trung 
tâm bảo tồn di tích, các tổ chức phi chính phủ... và đặc biệt là cộng đồng địa phương và 
khách du lịch. Nó khuyến khích sự tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương - người 
thụ hưởng chính và chịu trách nhiệm về các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch 
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Do đó, mà họ có ý thức và có trách 
nhiệm bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, văn hóa và di sản. Tuy nhiên, nếu thiếu các 
biện pháp quản lý tốt, nhiều rủi ro có thể xẩy ra như môi trường tự nhiên bị phá vỡ, 
nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, phá vỡ sự bình yên ở mỗi làng quê, và 
các mối đe dọa xã hội (tội phạm gia tăng, mất bản sắc cộng đồng, giá trị văn hóa địa 
phương, ...). Vì vậy, du lịch cộng đồng tại các làng ở Huế thực sự rất cần thiết có một 
ủy ban chịu trách nhiệm quản lý. Nó này sẽ hoạt động như một văn phòng đại diện với 
sự tham gia của chính quyền địa phương và các tổ chức cộng đồng (hiệp hội thanh 
niên, phụ nữ, thủ công mỹ nghệ ...) nhằm quản lý doanh thu thu được từ các hoạt 
động du lịch cộng đồng và phân phối chúng một cách minh bạch và đồng đều, và giám 
sát các chương trình du lịch và đại diện cho cộng đồng trong các cuộc đàm phán giữa 
các đối tác có liên quan. 
Những năm gần đây,Thủy Biều rất chú trọng khai thác những tiềm năng để 
phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Từ đầu năm 2013, Hội Nông dân 
phường Thuỷ Biều đã tiên phong xây dựng tour “Du lịch khám phá Thuỷ Biều” nhằm 
giúp người dân địa phương có cơ hội được hưởng lợi trực tiếp từ việc tham gia vào các 
hoạt động du lịch, họ cho du khách sống và trải nghiệm trong chính ngôi nhà của mình 
với sự đón tiếp niềm nỡ: ăn ngủ và sinh hoạt trong nhà rường cổ; chăm sóc cây, làm 
vườn; học nấu các món ăn địa phương ... 
4 Luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH 14 , Điều 3 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
157 
Cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch ở Thủy Biều. Nguồn: Bùi Thị Hiếu 
3. KẾT LUẬN 
Việc mở rộng các điểm du lịch đến các làng truyền thống ven đô của Huế nhằm 
mục đích cung cấp cho du khách các sản phẩm du lịch giàu bản sắc văn hóa, truyền 
thống và nhằm quảng bá di sản, cảnh quan làng quê sẽ là một hướng đi mới cho du 
lịch Huế bên cạnh việc khai thác các giá trị du lịch sẵn có. Việc lựa chọn hình thức du 
lịch bền vững nào là tùy thuộc vào đặc thù và đặc trưng của mỗi khu vực, mỗi làng 
quê nhưng mục đích cuối cùng, tất nhiên, trước hết là bảo tồn và nâng cao giá trị di 
sản, văn hóa, cảnh quan, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, và đồng thời, 
cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh 
thần. Để đạt được điều này, cần đánh giá đúng, khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm 
năng sẵn có, phải đưa ra sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã 
hội của làng và người dân có thể tham gia vào các hoạt động du lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH 14 
[2]. Nguyễn Hữu Thông (2005), Vị trí và đặc điểm của làng truyền thống trong cấu trúc đặc 
trưng của đô thị Huế, Tạp chí Sông Hương, Số 194, 04/ 2005. 
[3]. ORIGET DU CLUZEAU Claude, Le tourisme culturel, Paris, Presses universitaires de France, 
2005, pp. 3‑4. 
Thủy Biều: phát triển du lịch bền vững dựa vào cảnh quan nông nghiệp, di sản kiến trúc và nhân lực địa phương 
158 
[4]. Bùi Thị Hiếu, Pour un développement respectueux de la ville de Hué et de ses environs. Respecter 
les valeurs caractéristiques des villages traditionnels dans le bassin de la rivière des Parfums, Luận 
án Tiến sĩ , 2014 
[5]. Workshop Hué, 2013- “ The Sustainable Development of the Historical Eco- Museum” 
[6]. https://thuybieu.thuathienhue.gov.vn/ 
THUY BIEU: DEVELOPING SUSTAINABLE TOURISM BASED ON THE 
AGRICULTURAL LANDSCAPE, ARCHITECTURAL HERITAGE AND LOCAL 
HUMAN RESOURCES 
Bui Thi Hieu*, Nguyen Quang Huy 
Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University 
*Email: hieuhanh02@yahoo.fr 
ABSTRACT 
The traditional villages along the Hue capital (Kim Long, Vi Da, Phuong Đuc, 
Nguyet Bieu, Luong Quan, Thanh Phuoc, ...) will be attractive destinations for 
tourists, if its were exploited the advantages and potentials, and proposed 
appropriate tourism forms for developing sustainable tourism. In this article, the 
author would like to introduce the analysis based on the Hue GIS map data, aerial 
photos and photos collected at Luong Quan and Nguyet Bieu (Thuy Bieu), about 
7km from Hue city center. It is represented for the traditional suburban villages 
and considered as «Village in the city» under the impact of urbanization, aimed to 
show the characteristics, the potentials and the advantages; then proposing the 
tourism forms to exploit reasonably the values of ecology, landscapes, 
environment, agriculture, culture, heritage, human resources, as well as to 
preserve and improve the heritage value. 
Keywords: Agricultural landscape, architectural heritage, Thuy Bieu, sustainable 
tourism. 
Bùi Thị Hiếu sinh ngày 29/08/1981 tại Huế. Năm 2004, bà tốt nghiệp Kiến 
trúc sư tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Năm 2010, bà hoàn thành 
chương trình thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế đô thị, Di sản và Phát triển 
bền vững, hợp tác giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường Đại 
học Kiến trúc Toulouse, Pháp. Năm 2014, bà lấy bằng tiến sĩ chuyên 
ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến Trúc Grenoble, Pháp và sau đó 
trở về làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Kiến trúc, 
Trường Đại học khoa học, Đại học Huế. 

File đính kèm:

  • pdfthuy_bieu_phat_trien_du_lich_ben_vung_dua_vao_canh_quan_nong.pdf