Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc

Tóm tắt: Nghiên cứu nuôi trồng nấm sò Trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô được thực hiện tại Trường Đại học Tây Bắc từ năm 2007 đến nay. Kết quả các thí nghiệm đã chỉ ra rằng trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô có năng suất tăng 11,9%, hiệu quả kinh tế tăng 26,09% so với trồng trên cơ chất rơm rạ; trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô bổ sung thêm 10% dinh dưỡng (cám gạo, bột ngô, bột đậu tương) năng suất tăng từ 6,4% - 9,6%, hiệu quả kinh tế tăng từ 12,86% - 23,32% so với không bổ sung dinh dưỡng; sử dụng khối lượng cơ chất lõi ngô trong 1 bịch nấm là 2,5 kg thì năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất; sử dụng lượng giống cấy trong 1 bịch nấm (đối với bịch nấm có 2kg cơ chất) là 60g thì năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 1

Trang 1

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 2

Trang 2

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 3

Trang 3

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 4

Trang 4

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 5

Trang 5

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 6

Trang 6

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 22400
Bạn đang xem tài liệu "Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên cơ chất lõi ngô tại trường Đại học Tây Bắc
 vào cơ chất đến quá trình trồng nấm (chỉ sử dụng dinh dưỡng 
cám gạo với tỷ lệ 0%, 2% và 6%); đánh giá chất lượng bã thải sau trồng nấm [4]. 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc trồng nấm sò Trắng 
trên cơ chất lõi ngô so với cơ chất rơm rạ và bông phế thải. Ngoài ra đánh giá được hiệu quả của 
việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (cám gạo, bột ngô, bột đậu tương với tỷ lệ 10%) vào cơ 
chất trồng nấm; xác định được khối lượng cơ chất trong một bịch nấm và xác định khối lượng 
Ngày nhận bài: 02/11/2017. Ngày nhận đăng: 16/8/2018. 
Liên lạc: Đặng Văn Công - mail: dangcongtbu@gmail.com 
88 
giống nấm cấy trong một bịch nấm để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 
2. Nội dung và phương pháp 
2.1. Nội dung 
- Nội dung 1: So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng nấm sò Trắng trên cơ 
chất lõi ngô so với cơ chất rơm rạ và bông phế thải. 
- Nội dung 2: Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế khi bổ sung thêm 10% cám gạo, 
10% bột ngô và 10% bột đậu tương vào cơ chất lõi ngô để trồng nấm sò Trắng. 
- Nội dung 3: Xác định khối lượng cơ chất lõi ngô trong 1 bịch nấm khi trồng nấm sò 
Trắng để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 
- Nội dung 4: Xác định khối lượng giống nấm cấy trong 1 bịch nấm khi trồng nấm sò 
Trắng để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Bố trí thí nghiệm gồm 3 công thức (công thức 
1: 100% cơ chất rơm rạ; công thức 2: 100% cơ chất lõi ngô nghiền; công thức 3: 100% cơ 
chất bông phế thải), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm, mỗi bịch nấm có khối lượng 2 kg, thí 
nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 9 – 
12/2007. 
 - Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Bố trí thí nghiệm gồm 4 công thức (công thức 
1: 100% cơ chất lõi ngô nghiền; công thức 2: 90% cơ chất lõi ngô nghiền và 10% cám gạo; 
công thức 3: 90% cơ chất lõi ngô nghiền và 10% bột ngô; công thức 4: 90% cơ chất lõi ngô 
nghiền và 10% bột đậu tương), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm có khối lượng 2 kg, thí 
nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 6 – 
11/2008. 
 - Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Bố trí thí nghiệm gồm 5 công thức (công thức 
1: 2kg cơ chất lõi ngô nghiền/bịch; công thức 2: 2,5kg cơ chất lõi ngô nghiền/bịch; công thức 
3: 3kg cơ chất lõi ngô nghiền/bịch; công thức 4: 3,5kg cơ chất lõi ngô nghiền/bịch, công thức 
5: 4kg cơ chất lõi ngô nghiền/bịch), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm (túi đóng bịch có kích 
thước 25 x 35cm), thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí 
nghiệm từ tháng 7 – 10/2016. 
 - Phương pháp nghiên cứu nội dung 4: Bố trí thí nghiệm gồm 4 công thức (công thức 
1: 40g giống/bịch; công thức 2: 50g giống/bịch; công thức 3: 60g giống/bịch; công thức 4: 
70g giống/bịch), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm, mỗi bịch nấm có khối lượng 2 kg, thí 
nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 7 – 
10/2016. 
- Quy trình kỹ thuật: Theo Nguyễn Lân Dũng (2004) [1]. 
 - Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: 
+ Kích thước quả thể nấm sò Trắng: Mỗi công thức theo dõi 30 quả thể, đo chiều dài 
cuống và đường kính mũ nấm khi thu hoạch. 
 + Năng suất: Mỗi công thức theo dõi 30 bịch, cân toàn bộ khối lượng nấm tươi thu 
được trên 1 bịch nấm, sau đó quy đổi từ năng suất/bịch ra năng suất/tấn nguyên liệu. 
89 
 + Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế = Tổng thu (năng suất x giá bán) – Tổng chi (chỉ 
tính các vật tư tiêu hao và công lao động, không tính khấu hao nhà xưởng, dụng cụ). 
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và Irristat 4.0. 
3. Kết quả 
3.1. Hiệu quả trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô so với rơm rạ và bông phế thải 
Bảng 1. Kích thước quả thể, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc trồng nấm sò Trắng 
trên một số cơ chất khác nhau (tháng 12/2007) 
Công 
thức 
Chiều dài 
cuống nấm 
(cm) 
Đường kính 
mũ nấm 
(cm) 
Năng suất 
(kg/tấn 
nguyên liệu) 
Tổng thu 
(đồng/tấn 
nguyên liệu) 
Hiệu quả kinh 
tế (đồng/tấn 
nguyên liệu) 
CT 1 4,02a 6,15b 318c 9.540.000 7.457.000 
CT 2 4,16a 6,37ab 437b 13.110.000 8.308.000 
CT 3 3,98a 6,79a 497a 14.910.000 7.733.000 
LSD0,05 0,21 0,56 10,1 
CV% 11,2 13,5 9,7 
Kết quả ở bảng 1 cho thấy chiều dài cuống nấm và đường kính mũ nấm ở công thức 
trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô nghiền tương đương với khi trồng trên cơ chất rơm rạ 
và bông phế thải. Điều này chứng tỏ cơ chất lõi ngô hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng, phát 
triển của nấm sò Trắng. Năng suất nấm sò Trắng trên các công thức dao động từ 318 – 497 
kg/tấn nguyên liệu, trong đó trồng nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô nghiền và bông phế thải 
đạt năng suất tương đương nhau và cao hơn có ý nghĩa so với cơ chất rơm rạ. Hiệu quả kinh 
tế của các công thức dao động từ 7.457.000 – 8.308.000 đồng/tấn nguyên liệu, trong đó trồng 
nấm sò Trắng trên cơ chất lõi ngô nghiền đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Do cơ chất bông phế 
thải không sẵn có tại địa phương nên tốn nhiều chi phí mua và vận chuyển; cơ chất rơm rạ sẵn 
có tại địa phương nhưng năng suất thấp. 
Theo Badshah (1992) đã thử nghiệm trồng nấm sò Trắng trên một số cơ chất bã mía, 
lõi ngô, mùn cưa, rơm lúa mì năng suất đạt 18,5 – 432,8g/2kg cơ chất (tương đương 9,25 – 
216,5 kg/tấn cơ chất), trong đó cơ chất rơm lúa mì cho năng suất cao nhất, sau đó đến lõi ngô 
và thấp nhất là mùn cưa [5]. 
Theo Ponmurugan et al (2007), đã nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chất rơm rạ và bã 
mía lên sự phát triển của nấm Bào ngư Trắng (nấm sò Trắng Trắng). Kết quả cho thấy năng 
suất nấm sò Trắng đạt từ 124,35 – 268,94g/kg cơ chất (tương đương 124,35 – 268,94 kg/tấn 
cơ chất), trong đó nấm sò Trắng phát triển và cho năng suất cao nhất trên cơ chất rơm rạ [6]. 
Như vậy, lõi ngô thích hợp làm cơ chất trồng nấm sò Trắng. Tại Sơn La có thể sử 
dụng lõi ngô làm cơ chất trồng nấm sò Trắng thay thế cho cơ chất rơm rạ và bông phế thải. 
3.2. Hiệu quả bổ sung một số loại dinh dưỡng vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng 
Bảng 2. Kích thước quả thể, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc bổ sung dinh dưỡng 
vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng (tháng 11/2008) 
Công Chiều dài Đường kính Năng suất Tổng thu Hiệu quả kinh 
90 
thức cuống nấm 
(cm) 
mũ nấm 
(cm) 
(kg/tấn 
nguyên liệu) 
(đồng/tấn 
nguyên liệu) 
tế (đồng/tấn 
nguyên liệu) 
CT 1 4,16a 6,37b 437c 13.110.000 8.308.000 
CT 2 4,12a 6,75ab 516ab 15.480.000 9.077.000 
CT 3 4,35a 6,65ab 501b 15.030.000 8.913.000 
CT 4 4,25a 7,37a 533a 15.990.000 8.743.000 
LSD0,05 0,27 0,75 31,6 
CV% 12,7 15,4 14,2 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy khi bổ sung thêm 10% cám gạo, 10% bột ngô hay 10% bột 
đậu tương vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng không làm tăng hoặc giảm kích thước quả 
thể nấm sò Trắng khi thu hoạch. Tuy nhiên, năng suất nấm sò Trắng ở các công thức có bổ 
sung thêm dinh dưỡng đều cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng, năng suất các công 
thức dao động từ 437 – 533 kg/tấn nguyên liệu, trong đó công thức bổ sung thêm 10% bột đậu 
tương vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng đạt năng suất cao nhất. Hiệu quả kinh tế các 
công thức dao động từ 8.308.000 – 9.077.000 đồng/tấn nguyên liệu, trong đó công thức bổ 
sung thêm 10% cám gạo vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng có hiệu quả kinh tế cao nhất. 
Do chi phí mua bột đậu tương cao hơn chi phí mua cám gạo. 
Theo Lưu Minh Loan, Mạch Phương Thảo (2016): khi bổ sung 2% cám gạo vào cơ 
chất lõi ngô nghiền thì năng suất nấm sò đạt 0,46 kg/kg nguyên liệu khô (tương đương 460 
kg/tấn nguyên liệu), khi bổ sung 6% cám gạo vào cơ chất lõi ngô nghiền thì năng suất nấm sò 
đạt 0,36 kg/kg nguyên liệu khô (tương đương 360 kg/tấn nguyên liệu) [4]. 
Như vậy, có thể thấy việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (cám gạo, bột ngô, bột 
đậu tương với tỷ lệ 10%) vào cơ chất lõi ngô trồng nấm sò Trắng đều làm tăng năng suất và 
hiệu quả kinh tế so với đối chứng. Bổ sung 10% cám gạo cho năng suất và hiệu quả kinh tế 
cao hơn bổ sung 10% bột ngô hoặc đậu tương. 
3.3. Xác định khối lượng cơ chất trong một bịch nấm thích hợp nhất 
Bảng 3. Ảnh hưởng của khối lượng cơ chất lõi ngô trong một bịch nấm đến kích thước 
quả thể, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc trồng nấm sò Trắng (tháng 10/2016) 
Công 
thức 
Chiều dài 
cuống nấm 
(cm) 
Đường kính 
mũ nấm 
(cm) 
Năng suất 
(kg/tấn 
nguyên liệu) 
Tổng thu 
(đồng/tấn 
nguyên liệu) 
Hiệu quả kinh 
tế (đồng/tấn 
nguyên liệu) 
CT 1 4,07a 11,57a 430a 21.500.000 17.329.000 
CT 2 3,53b 11,35a 424a 21.200.000 17.371.000 
CT 3 3,73ab 10,30b 253,3c 12.665.000 9.073.667 
CT 4 3,07c 9,97bc 260b 13.000.000 9.569.000 
91 
CT 5 2,80c 9,51c 252,5c 12.625.000 9.316.000 
LSD0,05 0,35 0,62 6,19 
CV% 5,4 3,1 6,5 
Kết quả bảng số liệu 3 cho thấy chiều dài cuống nấm dao động từ 2,8 – 4,07 cm và 
không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức. Đường kính mũ nấm dao động từ 9,51 – 
11,57 cm, trong đó công thức sử dụng khối lượng cơ chất trong 1 bịch là 2 kg và 2,5 kg có 
đường kính mũ nấm đạt lớn nhất (sai khác có ý nghĩa). Năng suất nấm sò Trắng dao động từ 
252,5 – 430 kg/tấn nguyên liệu, trong đó công thức sử dụng khối lượng cơ chất trong 1 bịch là 
2 kg và 2,5 kg có năng suất đạt lớn nhất (sai khác có ý nghĩa). Hiệu quả kinh tế của các công 
thức dao động từ 9.316.000 – 17.371.000 đồng/tấn nguyên liệu, trong đó công thức sử dụng 
khối lượng cơ chất trong 1 bịch là 2 kg và 2.5 kg có hiệu quả kinh tế đạt lớn nhất. 
Như vậy, khi sử dụng khối lượng cơ chất lõi ngô trong một bịch là 2 kg hoặc 2,5 kg thì 
nấm sò Trắng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Do 
khối lượng cơ chất thích hợp nên sợi nấm phát triển tốt. 
3.4. Xác định khối lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm thích hợp nhất 
Bảng 4. Ảnh hưởng của khối lượng giống nấm cấy trong một bịch nấm đến kích thước quả 
thể, năng suất và hiệu quả kinh tế của việc trồng nấm sò Trắng (tháng 10/2016) 
Công 
thức 
Chiều dài 
cuống nấm 
(cm) 
Đường kính 
mũ nấm 
(cm) 
Năng suất 
(kg/tấn 
nguyên liệu) 
Tổng thu 
(đồng/tấn 
nguyên liệu) 
Hiệu quả kinh 
tế (đồng/tấn 
nguyên liệu) 
CT 1 3,09bc 9,30b 250,67c 12.533.500 7.283.500 
CT 2 2,67c 8,57c 247,44c 12.372.000 6.972.000 
CT 3 3,49ab 8,33c 318,33a 15.916.500 10.366.500 
CT 4 3,90a 9,65a 294,44b 14.722.000 9.022.000 
LSD0,05 0,43 0,26 5,4 
CV% 6,6 4,4 11 
Kết quả bảng số liệu 4 cho thấy chiều dài cuống nấm dao động từ 2,67 – 3,9 cm và 
không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức, tuy nhiên khi sử dụng khối lượng giống cấy 
trong 1 bịch là 70g thì đường kính mũ nấm đạt cao nhất (9,65 cm) và có sự sai khác ý nghĩa 
với các công thức khác. Năng suất nấm sò Trắng thu được dao động từ 247,44 – 318,33 
kg/tấn nguyên liệu, trong đó công thức sử dụng khối lượng giống nấm cấy trong 1 bịch là 60g 
có năng suất đạt lớn nhất (sai khác có ý nghĩa). Hiệu quả kinh tế của các công thức dao động 
từ 6.972.000 – 10.366.000 đồng/tấn nguyên liệu, trong đó công thức sử dụng khối lượng 
giống nấm cấy trong 1 bịch là 60g có hiệu quả kinh tế đạt lớn nhất. 
Như vậy, khi sử dụng khối lượng giống nấm cấy trong một bịch là 60g thì năng suất 
và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Do khối lượng giống thích hợp so với lượng cơ chất trong 
bịch nấm nên sợi nấm phát triển tốt. 
92 
4. Kết luận và đề nghị 
4.1. Kết luận 
- Lõi ngô thích hợp làm cơ chất trồng nấm sò Trắng, năng suất đạt 437 kg/tấn nguyên 
liệu, hiệu quả kinh tế đạt 8.308.000 đồng/tấn nguyên liệu (năng suất tăng 11,9%, hiệu quả 
kinh tế tăng 26,09% so với trồng trên cơ chất rơm rạ). 
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (cám gạo, bột ngô, bột đậu tương) vào cơ chất lõi 
ngô trồng nấm sò Trắng đều làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế so với đối chứng. Trong 
đó, bổ sung 10% cám gạo cho năng suất (516 kg/tấn nguyên liệu) và hiệu quả kinh tế 
(9.077.000 đồng/tấn nguyên liệu) đạt cao nhất, năng suất tăng 9,6%, hiệu quả kinh tế tăng 
23,32% so với không bổ sung dinh dưỡng. 
- Sử dụng khối lượng cơ chất lõi ngô trong một bịch là 2 kg hoặc 2,5 kg thì nấm sò 
Trắng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. 
- Sử dụng khối lượng giống nấm cấy trong một bịch là 60g thì năng suất (318,33 
kg/tấn nguyên liệu) và hiệu quả kinh tế (10.366.500 đồng/tấn nguyên liệu) đạt cao nhất. 
4.2. Đề nghị 
- Tại Sơn La có thể sử dụng lõi ngô làm cơ chất trồng nấm sò Trắng thay thế cho cơ 
chất rơm rạ và bông phế thải. 
- Nên bổ sung thêm 10% cám gạo vào cơ chất lõi ngôt rồng nấm sò Trắng để đạt được 
năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. 
- Chỉ nên sử dụng khối lượng cơ chất lõi ngô trong 1 bịch nấm là 2kg hoặc 2,5 kg và 
sử dụng khối lượng giống nấm cấy trong 1 bịch là 60g để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế 
cao nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Lân Dũng (2004), Công nghệ nuôi trồng nấm ăn (tập 2). Nhà xuât bản Nông 
 nghiệp Hà Nội. 
[2] Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Quyên, Vũ Phương 
 Liên (2014), Nuôi trồng nấm sò trên phế thải cây ngô. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
[3] Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Hoàng Văn Thảnh, Trần Quang Khải, Vũ Phương 
 Liên, Nishimura Yoshihiko (2014), Study on the cultivation of Oyter Mushroom 
using maize residues in Son La province Vietnam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế tại Đại học 
 Kyushu Nhật Bản: Research for Tropical Agriculture Vol.7. 
[4] Lưu Minh Loan, Mạch Phương Thảo (2016), Bước đầu nghiên cứu xử lý lõi ngô làm 
 cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida). Tạp chí Khoa học HQGHN: Các 
 Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 254-259. 
[5] Badshah. N, N. Ur-Rehman and M.Wahid (1992), Yield and quality of mushroom 
 grown on different substrates. Sarhah J.Agriculture, 8 (6): 631-635. 
[6] Ponmurugan P., Y. Nataraja Shekhar and T.R. Sreesakathi (2007), Effect of various 
 substrate on the growth and quality of mushroom. Pakistan Journal of Biological 
 Sciences 10 (1): 171-173. 
93 
CULTIVATION OF OYSTER MUSHROOMS (PLEUROTUS FLORIDA) 
USING CORN COB MEDIA IN TAY BAC UNIVERSITY 
Dang Van Cong, Doan Duc Lan, Ly A Khu, Le Tran Cong 
Tay Bac University 
Abstract: Study on Oyster mushrooms (Pleurotus florida) using corncob has been conducted in Tay Bac 
University since 2007. The study results showed that there was an increase of 11.9% in productivity and of 
26.9% in economic efficiency from growing oyster mushroom using corncob compared to rice straw. Besides, 
the use of a further amount of 10% nutrition when growing mushroom (such as rice bran, corn flour, soybean 
flour) can help increase the productivity of the mushroom by 6.4%-9.6%, and the economic efficiency by 
12,86%-23,32%, and mushroom can reach its highest productivity and economic efficiency if an amount of 2.5 
kg of corncob and 60g of spawn is used for each of bag. 
Keywords: Oyster mushrooms, corncob, rice straw, cotton waste, North-West 

File đính kèm:

  • pdftrong_nam_so_trang_pleurotus_florida_tren_co_chat_loi_ngo_ta.pdf