Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình

Tóm tắt: Đối với các ngành nông, lâm, thủy sản ở tỉnh Quảng Bình, thủy sản là

ngành được ưu tiên phát triển và ngày càng giữ vị trí quan trọng, đem lại thu nhập cao

cho người dân và đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh. Bài viết phân tích, làm rõ

thực trạng phát triển, những ưu điểm và một số vấn đề đặt ra của nuôi trồng thủy sản

nước mặn, nước lợ hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của

ngành này ở tỉnh Quảng Bình.

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 1

Trang 1

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 2

Trang 2

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 3

Trang 3

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 4

Trang 4

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 5

Trang 5

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 6

Trang 6

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 7

Trang 7

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 8

Trang 8

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 20040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình

Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở tỉnh Quảng Bình
8,56 324 22,55 -2,5 
Quảng Trạch 86 6,75 86 7,08 88 6,10 0,2 
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010 - 2017), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Quảng Bình (2010), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2018) 
Diện tích NTTS nước mặn, nước lợ giảm tỉ trọng trong tổng diện tích nuôi trồng 
thủy sản (từ 27% năm 2010 xuống còn 24,2% năm 2017) do số vùng nuôi bị thu hồi diện 
tích để phát triển kinh tế, du lịch như vùng nuôi tại xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) thu 
hồi 30 ha ao nuôi trên cát, phường Phú Hải (Thành phố Đồng Hới) thu hồi khoảng 40 ha 
ao đất, 
Trong các địa phương NTTS nước mặn, nước lợ, huyện Lệ Thủy có tốc độ tăng 
diện tích nuôi trồng lớn nhất (15,9%/năm). Thành phố Đồng Hới có diện tích nuôi trồng 
giảm 4,7%/năm do diện tích nuôi bị thu hồi để đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, phát triển 
kinh tế, du lịch. 
2.2.2.2. Đối tượng và loại hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng chiếm 60,2%; tôm sú chiếm 26,7%; 
cua bể chiếm 10,5 % diện tích NTTS nước mặn, nước lợ; còn lại số ít nuôi cá và một số 
loại thủy sản khác. 
Loại hình NTTS nước mặn, nước lợ gồm: nuôi ao đất; nuôi ao lót bạt trên cát ven 
biển; nuôi lồng bè. NTTS nước mặn, nước lợ trong ao đất là loại hình phổ biến, tăng từ 
953 ha vào năm 2010 lên 1.200 ha vào năm 2017 (tốc độ bình quân 3,3%/năm); diện tích 
nuôi trong ao đất tập trung nhiều tại huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch. NTTS nước 
mặn, nước lợ trong ao cát lót bạt giảm từ 321 ha năm 2010 xuống 235 ha năm 2017 (tốc 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 47-55 
 51 
độ giảm bình quân 4,36%/năm). NTTS nước mặn, nước lợ trong ao cát lót bạt là hình 
thức mới xuất hiện từ năm 2002, tuy nhiên diện tích giảm do một số ao nuôi trên cát bị 
thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch. NTTS nước mặn, 
nước lợ trong lồng bè năm 2017 đạt 957 lồng, đây là hình thức nuôi mới của người dân 
ven sông Gianh, sông Nhật Lệ với đối tượng nuôi chủ yếu là cá chẽm, cá hồng mỹ. 
Bảng 2: Loại hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2010 - 2017 
Hạng mục ĐVT 2010 2015 2017 Tốc độ tăng trưởng 
Toàn tỉnh ha 1.274 1.216 1.435 1,7 
Ao đất ha 953 940 1.200 3,3 
Ao cát ha 321 276 235 -4,4 
Lồng nuôi mặn lợ lồng 0 1.049 957 86 
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010 - 2017), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Quảng Bình (2010), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2018) 
2.2.2.3. Năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
Sản lượng NTTS nước mặn, nước lợ tăng từ 3.622 tấn năm 2010 lên 4.482 tấn 
năm 2017, tốc độ tăng trưởng 3,1%/năm. Sản lượng nuôi tại các địa phương đều tăng 
trưởng trong giai đoạn 2010 - 2017, trong đó tăng nhanh nhất tại huyện Lệ Thủy (5,7%). 
Năng suất NTTS nước mặn, nước lợ ở Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2017 tăng từ 
2,84 tấn/ha năm 2010 lên 3,12 tấn/ha năm 2017. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự cố ô 
nhiễm môi trường biển, năng suất NTTS nước mặn, nước lợ năm 2017 của Quảng Bình 
có giảm so với năm 2015. Huyện Lệ Thủy là địa phương có năng suất NTTS nước mặn, 
nước lợ cao nhất trong toàn tỉnh (5,32%). 
Bảng 3: Năng suất, sản lượng NTTS nước mặn, nước lợ phân theo địa phương 
 ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2010 - 2017 
Hạng mục Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 Tốc độ 
tăng 
trưởng sản 
lượng 
(%/năm) 
Tốc độ 
tăng 
trưởng 
năng suất 
(%/năm) 
Sản 
lượng 
(Tấn) 
Năng 
suất 
(Tấn/
ha) 
Sản 
lượng 
(Tấn) 
Năng 
suất 
(Tấn/
ha) 
Sản 
lượng 
(Tấn) 
Năng 
suất 
(Tấn/
ha) 
Toàn tỉnh 3.622 2,84 5.549 4,57 4.482 3,12 3,1 1,4 
Lệ Thủy 263 10,12 403 9,37 389 5,32 5,7 - 8,8 
Quảng Ninh 434 3,50 665 5,54 563 3,66 3,8 0,6 
Đồng Hới 204 1,57 313 3,77 294 3,17 5,3 10,5 
Bố Trạch 1.046 2,00 1.603 2,99 1.487 2,11 5,1 0,8 
Ba Đồn 1.459 3,78 2.235 6,44 1.466 4,53 0,1 2,6 
Quảng Trạch 216 2,51 331 3,85 284 3,25 4,0 3,7 
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010 - 2017), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Quảng Bình (2010), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2018) 
N. T. S. Hương, H. T. H. Thanh, H. P. H. Yến / Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
 52 
2.2.2.4. Mùa vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
 ùa vụ NTTS nước mặn, nước lợ của một số đối tượng nuôi chủ yếu tại Quảng 
Bình phụ thuộc vào đặc điểm thủy văn, địa hình và mưa lũ của từng địa phương. 
Đối với nuôi cá lồng: Mùa vụ thả nuôi cá lồng nước mặn, nước lợ tập trung từ 
tháng 12 đến tháng 3 năm sau tại các vùng cửa sông Gianh, sông Nhật Lệ để tránh thiệt 
hại do mưa lũ vào tháng 9 - 10 hàng năm. 
Đối với đất mặn lợ ven cửa sông: Mùa vụ chính bắt đầu thả giống từ tháng 3 đến 
tháng 8, vụ đông từ tháng 9 - 10 đối với tôm thẻ chân trắng; từ tháng 4 - 6 đối với tôm sú. 
Thời gian thả giống tôm sú chậm hơn tôm thẻ chân trắng nhằm hạn chế thiệt hại do dịch 
bệnh đốm trắng xảy ra trên tôm sú. 
Đối với đất cát ven biển: Do vùng nuôi không bị ảnh hưởng của lũ lụt nên mùa vụ 
nuôi tôm trên cát kéo dài quanh năm. Thời gian thả giống tập trung vào tháng 3 đến 
tháng 10, vụ Hè Thu từ tháng 3 - 8, vụ Đông Xuân từ tháng 9 - 10. Tại Quảng Bình, nuôi 
trên cát tập trung vào nuôi vụ Đông Xuân do thời gian này khả năng xảy ra dịch bệnh 
thấp, thời gian thu hoạch vào gần tết Nguyên Đán nên giá bán cao hơn, tuy nhiên thời 
gian nuôi lại kéo dài hơn vụ Hè Thu. 
2.2.2.5. Lao động nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
Nguồn lao động phục vụ cho phát triển NTTS của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 
2010 - 2017 phong phú, đáp ứng được nhu cầu về số lượng cho phát triển NTTS của tỉnh. 
Đến năm 2017, số lao động hoạt động trong lĩnh vực NTTS là 14.543 người, chiếm 
35,1% lao động toàn tỉnh. 
Lực lượng lao động trong NTTS nước mặn, nước lợ đại đa số là ngư dân sống 
phân bố ở vùng ven biển, điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa thấp khó có điều kiện tiếp 
cận với kiến thức, khoa học kĩ thuật hiện đại. 
2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
a. Cơ sở hạ tầng vùng NTTS nước mặn, nước lợ 
Cơ sở hạ tầng các vùng NTTS nước mặn, nước lợ hiện nay đã và đang được Nhà 
nước đầu tư, phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất, còn 
nhiều hạn chế bất cập, cụ thể: 
Hệ thống đường giao thông: Các khu NTTS nước mặn, nước lợ hiện nay chủ yếu 
đều tận dụng đường giao thông sẵn có trong thôn hoặc xã. Các bờ bao vùng nuôi thường 
không được thiết kế đủ lớn hoặc đủ rộng cho ôtô vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. 
Hệ thống điện: Trong phạm vi vùng nuôi, hệ thống điện vẫn chưa đồng bộ. Một 
số vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu về điện cho người nuôi như vùng nuôi xã Quảng 
Châu (huyện Quảng Trạch), xã Hạ Trạch và xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) 
Hệ thống thủy lợi và ao nuôi phục vụ nuôi trồng thủy sản: Chưa có hệ thống thủy 
lợi riêng cho nuôi trồng thủy sản mà thường kết hợp với hệ thống thủy lợi nông nghiệp. 
Hệ thống ao lắng, ao xử lí nước thải, kênh cấp và thải nước chưa đủ sắc cấp và thoát 
nước theo yêu cầu kỹ thuật, thiếu đồng bộ. 
Các trạm bơm nước cho các vùng nuôi: Hầu hết các trạm bơm nước còn nhỏ lẻ, 
lấy trực tiếp từ sông, biển, sử dụng các loại máy bơm nhỏ của các hộ gia đình. 
b. Sản xuất và cung ứng giống cho NTTS nước mặn, nước lợ 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chỉ có 2 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ 
là Trại sản xuất mặn lợ Quang Phú (thuộc Trung tâm giống thủy sản Quảng Bình) và 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 47-55 
 53 
Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam (thuộc Trại giống Quảng Bình). Năm 2017, các cơ 
sở sản xuất giống đã sản xuất được trên 2.200 triệu con giống tôm thẻ chân trắng và 15 
triệu con giống tôm sú PL 12 - 15, đáp ứng 100% nhu cầu giống tôm thẻ và 40 - 50% nhu 
cầu giống tôm sú của người nuôi trong tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn có 7 cơ sở ươm 
dưỡng, kinh doanh giống thủy sản nước lợ và một số cơ sở trực tiếp nhập giống từ các cơ 
sở ngoại tỉnh về thả nuôi với số lượng 500 - 600 triệu con giống các loại/năm. 
c. Sản xuất và cung ứng thức ăn cho NTTS nước mặn, nước lợ 
Tỉnh Quảng Bình chưa có cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh 
học cho thủy sản mà chỉ có các cơ sở kinh doanh, cung ứng thức ăn cho NTTS nước 
mặn, nước lợ. Các cơ sở kinh doanh thức ăn cho NTTS nước mặn, nước lợ trên địa bàn, 
cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất thủy sản của người dân. 
Thức ăn cho tôm: Người nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp của các công 
ty sản xuất thức ăn như CP, UP, Grobest, Tomboy Các cơ sở hàng năm cung cấp cho 
người dân khoảng 5.500 - 6.000 tấn thức ăn các loại, đáp ứng 100% nhu cầu của người 
nuôi trong tỉnh. 
Thức ăn cho cua, cá nước mặn, nước lợ: Người nuôi chủ yếu sử dụng lượng cá 
tạp được khai thác từ tự nhiên. Lượng cá tạp được khai thác từ biển của tỉnh Quảng Bình 
lớn nên đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng làm thức ăn cho thủy sản nuôi. 
2.2.2.7. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
Bảng 4: Giá trị nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
 ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2010 - 2017 
Chỉ tiêu 2010 2015 2017 
Tổng giá trị NTTS (Tỷ đồng) 248,2 363,8 353,7 
Giá trị NTTS nước mặn, nước lợ (Tỷ đồng) 106,5 169 135,7 
Cơ cấu NTTS nước mặn, nước lợ trong tổng 
giá trị NTTS (%) 
42,9 46,5 38,4 
 Nguồn: Tính toán từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010 – 2017) 
Nhìn chung, giá trị NTTS thủy sản nước mặn, nước lợ có xu hướng tăng trong 
giai đoạn 2010 - 2017. Tuy nhiên, do sự cố môi trường biển năm 2016, rất nhiều hộ nuôi 
trồng thủy sản tại Quảng Bình phải hứng chịu hậu quả nặng nề với hơn 1.500 ha nuôi 
trồng thủy sản bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại trên 300 tỷ đồng. Giá trị NTTS nước mặn, 
nước lợ cũng đã giảm từ 169 tỉ đồng năm 2015 xuống còn 135,7 tỉ đồng năm 2017 
(chiếm 38,4% trong cơ cấu giá trị NTTS). 
2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
ở tỉnh Quảng Bình 
Tổ chức sản xuất theo các mô hình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm VietGAP 
đối với những đối tượng nuôi chủ lực. Đối với các đối tượng nuôi chủ lực ở Quảng Bình, 
mô hình tổ chức sản xuất phải là các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp liên 
kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. 
Tổ chức lại các vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ ở Quảng Bình theo hướng 
tạo mối liên kết chặt chẽ, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến 
N. T. S. Hương, H. T. H. Thanh, H. P. H. Yến / Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ 
 54 
xuất khẩu và các đối tác liên quan; đồng thời từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
nhằm tạo ra vùng nuôi thủy sản mặn lợ có sản lượng lớn, chất lượng cao và ổn định. 
Phát triển NTTS trên đất cát hài hòa với phát triển du lịch và các ngành kinh tế 
khác trong tỉnh. Tập trung chuyển nhanh hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm 
canh và thâm canh các loài thủy sản nước mặn, nước lợ có giá trị kinh tế cao. 
Đào tạo, nâng cao trình độ kĩ thuật của lực lượng lao động trong NTTS nước 
mặn, nước lợ ở Quảng Bình nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển NTTS nước mặn, nước 
lợ theo hướng sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ ngân sách đào tạo cán bộ kỹ thuật nuôi trồng 
thủy sản là người địa phương để làm công tác khuyến ngư. Đào tạo ngắn hạn và đào tạo 
lại để cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi 
tại các cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng 
thủy sản. 
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh giống; các cơ sở 
kinh doanh thức ăn, thuốc và hóa chất xử lý cải tạo môi trường; giám sát dịch vụ ương 
gieo tôm giống trên địa bàn tỉnh; lấy mẫu kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, thuốc và 
hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong NTTS để từ đó có những khuyến cáo cho 
người dân. 
Xây dựng các mô hình NTTS nước mặn, nước lợ ở Quảng Bình cần tập trung đi 
sâu vào giải quyết các vấn đề mà sản xuất, thị trường và môi trường đang yêu cầu, đó là 
hiệu quả kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. 
Tham mưu xây dựng kịp thời các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển 
NTTS nước mặn, nước lợ tỉnh Quảng Bình như chính sách thu hút các nhà đầu tư vào 
lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi lồng công nghệ cao, chính sách về đất đai, chính sách 
về hỗ trợ phát triển sản xuất, nuôi trồng các đối tượng nuôi mới, đối tượng nuôi chủ lực, 
chính sách hỗ trợ khắc phục sản xuất, chính sách nghiên cứu thị trường đầu ra cho sản 
phẩm... 
3. Kết luận 
Quảng Bình là một trong những tỉnh có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát 
triển NTTS nói chung và NTTS nước mặn, nước lợ nói riêng với diện tích mặt nước rộng 
(vũng, vịnh, vùng cát ven biển,...); hơn nữa, kinh tế ngày càng phát triển, nguồn lao động 
dồi dào, có kinh nghiệm là yếu tố quyết định trong NTTS nước mặn, nước lợ. 
Trong những năm qua, NTTS nước mặn, nước lợ đã có bước phát triển mới, đóng 
góp một phần trong giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình 
phát triển, NTTS còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, các sự cố môi trường 
biển, con giống, dịch bệnh, khoa học và công nghệ... 
Trong những năm tới, cần có những định hướng và các mô hình phát triển phù 
hợp để phát huy tối đa lợi thế, khắc phục những khó khăn nhằm đưa NTTS nước mặn, 
nước lợ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong NTTS, tương xứng với tiềm năng phát 
triển của tỉnh Quảng Bình. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 47-55 
 55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2010 - 2017). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 
2010 - 2017. NXB Quảng Bình. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2010). Quy hoạch tổng thể phát 
triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2018). Báo cáo tổng kết nuôi trồng 
thủy sản năm 2017. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2018). Báo cáo điều chỉnh quy 
hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 
UBND tỉnh Quảng Bình (2008). Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực 
hiện Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ và Chương trình 
hành động số 13/CTr-TU ngày 10/9/2007 của Tỉnh uỷ Quảng Bình về Chiến lược 
biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 
SUMMARY 
CURRENT SITUATION OF SALT AND BRACKISH WATER 
AQUACULTURE IN QUANG BINH PROVINCE 
For agriculture, forestry, and fisheries in Quang Binh Province, fisheries are a 
priority industry and increasingly play an important position, bringing high incomes for 
people and significantly contributing to the provincial GRDP. The paper analyzes and 
clarifies the current situation of development, advantages, and some problems of salt and 
brackish water aquaculture, and then proposes some solutions to improve the efficiency 
of this industry in Quang Binh Province. 
Keywords: Fisheries; marine and brackish water fisheries; aquaculture. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nuoi_trong_thuy_san_nuoc_man_nuoc_lo_o_tinh_quang.pdf