Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014

TÓM TẮT Báo cáo này trình bày kết quả phân tích tăng trưởng đàn tôm càng xanh chọn giống thế hệ thứ 5 thu hoạch năm 2013. Số liệu phân tích dựa trên 5.820 cá thể được cân khối lượng tổng. Theo kết quả thu được, khối lượng tôm đạt trung bình 32,5 ± 17,4 g sau 4 tháng nuôi sau đánh dấu, trong đó tôm cái có khối lượng trung bình 27,5 ± 7,1 g và của tôm đực là 43,9 ± 26,3 g. Tỷ lệ tôm cái cao (69,4 %), chiếm ưu thế về số lượng trong đàn. Tỷ lệ tồn dấu trên tôm nuôi đến thời điểm thu hoạch là 98,7 %. Tỷ lệ mất dấu trên tôm cái (1 %) thấp hơn tôm đực (2 %). Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể ở mức trung bình (0,18 ± 0,04), cao ở tôm cái (0,47 ± 0,10) và rất thấp ở tôm đực (0,08 ± 0,03). Tương quan di truyền giữa tôm cái và tôm đực 0,81 ± 0,10 là tương đối lớn, cho thấy khả năng chọn lọc gián tiếp con đực qua con cái có thể mang lại hiệu quả cải thiện tăng trưởng của đời con. Từ khóa: Tôm càng xanh, chương trình chọn giống, hệ số di truyền, tương quan di truyền, tăng trưởng I. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu sâu về cấu trúc quần đàn tôm càng xanh và các cơ chế điều khiển tăng trưởng trên đối tượng này đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất sớm, khi nghề nuôi tôm càng xanh mới bắt đầu (Barki, 1992; Barki, 1997; Karplus, 1995; 1992a; 1986a; b; 1992b; Wohlfarth, 1985). Sự phân bố khối lượng lớn giữa các kiểu hình tôm trưởng thành và đặc biệt là trên tôm đực là một rào cản rất lớn cho việc tăng năng suất tôm nuôi. Khối lượng phân bố lớn phản ánh cấu trúc phức tạp của quần đàn, bao gồm ba loại kiểu hình của tôm đực: đực càng xanh, đực càng cam và đực nhỏ, mà rất khác nhau ở hình thái, sinh lý và hành vi. Tương tác trong quần đàn giữa tôm giống (juvenile) và tôm trưởng thành (mature) ảnh hưởng đến tăng trưởng của quần đàn (Karplus, 2005). Từ đó, Karplus (2005) nêu ra bốn cơ chế đã điều khiển tăng trưởng ở tôm càng xanh: (1) cạnh tranh thức ăn (chiếm đóng vùng lãnh thổ riêng), (2) sự thèm ăn thịt nhau (hao hụt), (3) gia tăng tiêu tốn năng lượng (đánh nhau) và (4) một nhóm cá thể hoạt động mạnh (bơi lội tránh sự đuổi bắt như kiểu hình đực nhỏ). Tất cả các cơ chế này đều liên quan đến tính hung hăng của tôm và trật tự xã hội của loài này. Theo VázquezAcevedo (2009), tập tính hung hăng có liên quan đến một loại neuropeptide điều khiển việc chiếm giữ vùng lãnh thổ riêng đối với tôm càng xanh và tôm càng cam. Sự ảnh hưởng của màu sắc càng cũng được nhắc tới trong nghiên cứu của Karplus (1992a), một kết quả khác cho thấy việc cắt càng trên tôm có thể dẫn tới kích cỡ quần đàn đồng đều hơn và tăng tỷ lệ sống (Karplus, 1992a). Một vài minh chứng cho thấy tương tác trong quần đàn đóng vai trò lớn ở tăng trưởng tôm càng xanh; việc loại bỏ các cá thể

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 176 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 04/2014
g and Bassac rivers to determine the development model for sustainable 
catfish farming throughout each region and the whole area in the most appropriate way. The results 
showed that the scale of catfish farming development in provinces along the Mekong river and Bas-
sac river in 2020 was determined at 3 levels: (i) low level: yield: 1,563,503 tons, area: 7,774 ha; (ii) 
Moderate level: yield: 2,102,558 tons, area: 10,414 ha; (iii) high level: yield: 2,641,614 tons, area: 
13,053 ha. However, the planning for catfish farming should be applied at moderate level since this 
level does not require high socio-economic development but still ensure fish production; and it is 
important to ensure the environmental carrying capacity of Mekong and Bassac rivers.
Keywords: catfish, environmental carrying capacity, Mekong Delta, planning, sustainability.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic - Research Institute for Aquaculture No.2. 
2 Research Institute for Aquaculture No.2. 
* Email: luuducdienria2@yahoo.com
170 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Thông tin khoa học
CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) 
THEO TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG TẠI VIỆN NCNTTS2
Đinh Hùng1
Tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 
1798) là một trong những đối tượng nuôi thủy 
sản có giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu đi 
nhiều nước. Vì vậy, chọn giống nhằm hướng tới 
việc chủ động sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh, 
có chất lượng di truyền tốt là cần thiết. Trên 
cở sở tiếp nhận những kết quả đạt được từ hai 
nghiên cứu 1) Gia hoá khép kín vòng đời và sản 
xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống sạch bệnh 
và 2) Ứng dụng công nghệ sinh học và các công 
nghệ khác nhằm nâng cao sức sinh sản của tôm 
sú (Penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều 
kiện nhân tạo, Viện NCNTTS2 đã mạnh dạn 
tiến hành chương trình chọn giống trên tôm sú. 
Mục tiêu của chương trình nhằm tạo ra nguồn 
vật liệu ban đầu có tính đa dạng di truyền cao 
và chọn lọc nâng cao tốc độ sinh trưởng tôm sú.
Vật liệu gốc bao gồm bốn dòng tôm sú bố 
mẹ có nguồn gốc địa lý khác nhau trong đó ba 
dòng có nguồn gốc tự nhiên là Ấn Độ Dương, 
Thái Bình Dương, tôm tự nhiên của Việt Nam 
(thu thập từ Cà Mau, Đà Nẵng, Phú Yên) và 
nhóm thứ tư là dòng tôm Gia hóa. Tất cả tôm bố 
mẹ sau khi thu thập đều được tầm soát các loại 
mầm bệnh virus nguy hiểm bao gồm: WSSV, 
YHV, IHHNV, LSNV. Chỉ những cá thể sạch 
(âm tính) với tất cả các loại virus kể trên mới 
được sử dụng. Vật liệu ban đầu (G
0
) được hình 
thành bằng cách phối ghép hỗn hợp giữa bốn 
dòng tôm bố mẹ. Kết quả đã tạo ra 69 gia đình từ 
16 ghép phối. Vật liệu này được nuôi tại Trung 
tâm nghiên cứu trong hệ thống bể xi măng tuần 
hoàn đáy cát và nuôi thử nghiệm trong các ao 
tại miền Trung (Nha Trang), miền Tây Nam Bộ 
(Bạc Liêu) và miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa). Kết 
quả đánh giá dòng thông qua tăng trưởng tại 
Trung tâm nghiên cứu cho thấy có sự hiện diện 
của ưu thế lai. Các ghép phối có sự tham gia của 
dòng tôm gia hóa đều cho kết quả tăng trưởng 
tốt. Tương tác kiểu gen – môi trường (G x E) 
cũng được tìm thấy giữa bốn địa điểm nuôi khác 
nhau và là tương quan thuận, ở mức độ nhẹ (rg 
= 0,29 – 0,85). Tôm bố mẹ hậu bị hiện đạt trọng 
lượng trung bình khoảng 80 g và đang được nuôi 
theo chế độ nuôi vỗ thành thục trong hệ thống 
bể xi măng đáy cát có hỗ trợ hệ thống tuần hoàn 
nước. Các bể nuôi tôm bố mẹ đều được bố trí hệ 
thống injector bổ sung khí đáy và tăng tuần hoàn 
nước trong bể nuôi. Chế độ chiếu sáng nhân tạo 
bao gồm 14 giờ chiếu sáng (ban ngày) và 10 giờ 
hoàn toàn tối (ban đêm). Dự kiến nguồn vật liệu 
này sẽ được sử dụng để tái tạo quần đàn F1 cho 
chọn giống vào cuối năm 2014. Dự kiến từ năm 
2015 trở đi đề tài có thể từng bước cung cấp tôm 
bố mẹ đã qua chọn lọc cho các trại sản xuất giống 
để sản xuất ra số lượng lớn tôm giống chất lượng 
cao, sạch bệnh.
Mặc dù đề tài đã cơ bản đã giải quyết được 
những vấn đề chính trong quy trình nuôi gia hóa, 
khép kín vòng đời tôm sú. Tuy nhiên, những khó 
khăn, tồn tại cũng còn đáng kể. Hiện tượng tôm 
từ giai đoạn 30 g trở đi chết rải rác nhưng chưa rõ 
nguyên nhân chính chứng tỏ quy trình hiện nay 
vẫn cần được cải tiến. Những hiểu biết liên quan 
đến dinh dưỡng cho tôm sú bố mẹ, hệ thống công 
trình nuôi cho từng giai đoạn phát triển và các 
vấn đề liên quan đến an toàn sinh học đòi hỏi cần 
có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Đây vẫn sẽ là 
những thách thức không nhỏ của đề tài, của Viện 
trong thời gian sắp tới trước khi Viện có thể hoàn 
toàn làm chủ công nghệ sản xuất tôm sú bố mẹ 
cung cấp cho người nuôi tôm trong cả nước. 
1 Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 
* Email: dinhhungria2@gmail.com
171TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Thông tin khoa học
PHÁT HIỆN GEN GÂY ĐỘC CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila 
GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA
 Nguyễn Thị Hiền1
Bệnh xuất huyết hiện nay là một trong những 
bệnh vi khuẩn nguy hiểm cho cá tra nuôi nói riêng 
và các loài nuôi nước ngọt khác nói chung. Tác 
nhân gây bệnh xuất huyết là vi khuẩn Aeromonas 
hydrophila, một trong các loài thuộc nhóm di 
động và ưa nhiệt độ trung bình (mesophilic) của 
giống Aeromonas. Bệnh xuất hiện hàng năm, khi 
thời tiết bất lợi làm cho cá yếu và phù hợp với 
điều kiện phát triển của vi khuẩn, bệnh thường 
gặp vào mùa mưa và hiếm gặp vào mùa khô. Các 
triệu chứng thường gặp của bệnh xuất huyết trên 
cá tra do A. hydrophila gồm: cá bơi lờ đờ; xuất 
huyết các gốc vây, vùng quanh miệng, xoang 
miệng, vùng da bụng và hậu môn; mắt mờ đục, 
lồi mắt; xuất huyết phần da mặt trong bụng, xuất 
huyết ruột, xuất huyết gan, trướng bụng. Trước 
đây, A. hydrophila được xem là tác nhân cơ hội 
và có độc lực thấp. Tuy nhiên, qua quá trình thực 
hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu di truyền 
học các chủng Aeromonas hydrophila gây bệnh 
trên cá tra” (năm 2012-2014), chúng tôi nhận 
thấy rằng ngoài những chủng A. hydrophila độc 
lực thấp (LD
50
, liều gây chết 50% cá thí nghiệm 
> 106 vi khuẩn/cá) còn có những chủng có độc 
lực trung bình và rất cao, một số chủng có LD
50
chỉ khoảng 101 vi khuẩn/cá. Bằng việc kết hợp 
giữa nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng phương 
pháp sinh học phân tử, đề tài rút ra được kết 
quả quan trọng là mối liên hệ giữa độc lực và 
di truyền của vi khuẩn A. hydrophila. Độc lực 
của vi khuẩn được xác định thông qua xác định 
LD
50
. Di truyền của A. hydrophila được xác định 
bằng cách xác định sự hiện diện của các gen gây 
độc trên A. hydrophila từ những mẫu phân lập tại 
các tỉnh ĐBSCL. Ở đây, chúng tôi xin trình bày 
tóm tắt kết quả phát hiện các gen gây độc trên A. 
hydrophila phân lập từ cá tra nuôi ở ĐBSCL.
Trong thời gian ba năm, 2012-2014, chúng 
tôi đã thu được 1.111 mẫu gồm mẫu cá bệnh, 
mẫu cá khỏe và mẫu nước ao nuôi từ sáu tỉnh 
gồm Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Bến 
Tre, Cần Thơ và Tiền Giang trong các tháng cao 
điểm mùa mưa (tháng 6,7,8,9) và các tháng mùa 
khô (tháng 11 và tháng 1). Qua nuôi cấy phân 
lập và định danh vi khuẩn bằng kiểm tra sinh 
hóa cũng như phương pháp PCR, chúng tôi xác 
định được 269 mẫu là A. hydrophila. Các mẫu 
này sau đó được tiến hành PCR để xác định sự 
hiện diện của các gen gây độc gồm gen AerA 
(mã hóa Aerolysin, chất gây dung giải tế bào), 
ahh1 (mã hóa hemolysin, gây tan huyết), alt 
(cytotonic enterotoxin, không bền với nhiệt), 
ahpA (mã hóa serine protease bền với nhiệt), lip 
(mã hóa lipase), ast (cytotonic enterotoxin, bền 
với nhiệt) và gen ahsA (mã hóa S-layer, lớp tinh 
thể bề mặt, ngoài cùng của vi khuẩn).
Kết quả PCR cho thấy các mẫu vi khuẩn A. 
hydrophila phân lập trên cá tra nuôi ở ĐBSCL 
chỉ có 6 trên tổng số 7 gen độc khảo sát. Không 
có mẫu A. hydrophila nào mang gen ahsA, là 
gen mã hóa lớp tinh thể bề mặt của vi khuẩn. 
Sáu gen còn lại đều hiện diện trên các mẫu phân 
lập từ 3 nguồn khác nhau (Đồ thị 1). Ngoại trừ 
gen ast, các gen AerA, ahh1, alt, ahpA và lip 
hiện diện với tỉ lệ cao (54-95%) và hiện diện 
trên mẫu phân lập từ cá bệnh cao hơn so với hai 
nguồn mẫu còn lại.
1 Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản 2. 
* Email: nguyenhien05@gmail.com
172 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đồ thị 1. Tần xuất hiện diện của các gen gây 
độc trên A. hydrophila phân lập từ mẫu cá 
tra bệnh xuất huyết (Bệnh), mẫu cá tra bình 
thường (Khỏe) và mẫu nước ao nuôi (Nước) 
Đồ thị 2. Tần xuất hiện diện của các gen gây 
độc trên A. hydrophila phân lập từ cá tra nuôi ở 
các tỉnh ĐBSCL
Gen ast, mã hóa nội độc tố bền với nhiệt 
của A. hydrophila không hiện diện trên các mẫu 
phân lập trên cá tra giống tại Tiền Giang và hiện 
diện với tỉ lệ thấp nhất so với các gen khác ở các 
tỉnh còn lại (Đồ thị 2). Năm gen AerA, ahh1, alt, 
ahpA và lip hiện diện khá đồng đều, với tỉ lệ cao 
nhất ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, tiếp theo 
là An Giang, Bến Tre và Cần Thơ.
Kết quả trên cho thấy vi khuẩn A. hydrophila 
rất đa dạng về di truyền. Các chủng khác nhau 
có thể được phân lập trên cá tra từ các nguồn 
khác nhau, gồm cá tra bệnh, cá tra khỏe và mẫu 
nước ao nuôi. Ngoài ra, vùng địa lý và thời điểm 
phân lập cũng cho phép thu được các chủng 
có kiểu gen khác nhau. Vào khoảng mùa mưa 
(tháng 6, tháng 7), cá tra giống thường chỉ bị 
bệnh xuất huyết và cấy phân lập vi khuẩn chỉ 
thuần một loại A. hydrophila, kiểu gen độc lực 
cao (mang 5-6 gen gây độc khảo sát). Sang 
tháng 8, tháng 9, ngoài bệnh xuất huyết còn gặp 
thêm bệnh gan thận mủ, trắng mang trắng gan. 
Lúc này, vi khuẩn A. hydrophila, ngoài chủng 
độc lực mạnh còn có thêm các chủng có độc lực 
yếu hoặc trung bình, các vi khuẩn này có thể là 
vi khuẩn cơ hội, xuất hiện cùng hoặc sau khi cá 
tra bị bệnh gan thận mủ.
173TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hoạt động khoa học
HỢP TÁC KHOA HỌC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢI 
DƯƠNG ĐÀI LOAN
Nguyễn Văn Trọng1
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
Trong chương trình hợp tác KHCN với các 
cơ quan nghiên cứu và Trường Đại học nước 
ngoài, vào ngày 16 tháng 6 năm 2014 tại Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2, TS Nguyễn 
Văn Hảo - Viện trưởng đã ký kết Biên bản ghi 
nhớ về hợp tác KHCN với GS TS. Ching Fong 
Chang, Hiệu trưởng - Trường Đại học Quốc gia 
Hải dương Đài Loan (NTOU).
NTOU được thành lập từ năm 1953 với định 
hướng mục tiêu tập trung nghiên cứu và đào 
tạo trong các lĩnh vực liên quan đến hải dương. 
Hiện NTOU có 6 trường trực thuộc (Colleges) 
gồm: Khoa học và Quản lý biển; Khoa học sự 
sống(có Khoa Nuôi trồng thuỷ sản); Khoa học 
hải dương và Tài nguyên biển; Công nghệ; Công 
nghệ điện và Khoa học Máy tính; và Khoa học 
xã hội và nhân văn. Các trường này có tất cả 28 
Khoa và học viện phục vụ cho công tác đào tạo 
sinh viên Đại học và Sau đại học.
Trong biên bản ghi nhớ ký kết giữa Viện 
NCNTTSII và NTOU, hai bên đã thống nhất 
nội dung hợp tác KHCN bao gồm việc trao đổi 
chuyên gia trong công tác giảng dạy, tư vấn các 
lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành thuỷ sản; 
xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu, 
cử cán bộ sang cơ quan đối tác để học hỏi, trao 
đổi nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ 
cao; tham gia các khoá tập huấn ngắn hạn hoặc 
các chương trình đào tạo Sau đại học. Ngoài ra 
việc trao đổi thông tin, tài liệu thư viện giữa hai 
đơn vị cũng là một nội dung được hai bên quan 
tâm trong biên bản ghi nhớ. Một trong những 
thành quả đầu tiên của sự hợp tác KHCN giữa 
Viện và NTOU là anh Lê Quốc Bình, cán bộ 
nghiên cứu của Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản 
Minh Hải, đã nhận được học bỗng cho chương 
trình đào tạo Thạc sĩ tại NTOU niên khoá năm 
2014 – 2015. 
174 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
1 Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 
Email: vominhsonria2@yahoo.com
Hoạt động khoa học
MỞ RỘNG NGHỀ NUÔI ARTEMIA TRONG RUỘNG MUỐI 
TẠI VIỆT NAM
Võ Minh Sơn1
Artemia được nhập vào Việt Nam và bắt 
đầu nuôi ở Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết, 
Vĩnh Châu vào những năm 1980. Cho đến nay, 
nghề nuôi Artemia và sản xuất trứng bào xác 
chủ yếu tập trung ở Vĩnh Châu, Bạc Liêu và 
trở thành hai vùng trọng điểm cung cấp trứng 
Artemia chất lượng cao cho thị trường trong và 
ngoài nước với sản lượng ước tính hàng năm 
khoảng 30-50 tấn bào xác nguyên liệu. Hiện 
nay, song song với quy trình nuôi trứng bào 
xác, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành 
nuôi thử nghiệm sản xuất Artemia sinh khối 
trong ruộng muối Vĩnh Châu – Bạc Liêu, năng 
suất Artemia sinh khối (đông lạnh) dao động 
từ 2-4 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, nuôi Artemia sinh 
khối chưa được áp dụng đại trà do phương 
pháp quản lý ao và thu hoạch chưa ổn định, 
chưa có phương pháp chế biến và sử dụng 
phù hợp từng đối tượng nuôi. Hiện nay, nhu 
cầu trứng bào xác Artemia và sinh khối trên 
thị trường trong nước và ngoài nước rất lớn 
nên việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công 
nghệ nuôi và mở rộng địa bàn nuôi Artemia là 
rất cần thiết. 
Thu sinh khối Artemia
175TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tại cuộc hội thảo Quốc tế về Artemia tổ 
chức vào tháng 3/2012 tại Trường Đại học Cần 
Thơ cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn sản 
xuất trứng bào xác và sinh khối Artemia trong 
ruộng muối ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông 
Nam Bộ (Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc 
Trăng, Vũng Tàu) và Miền Trung (Bình Thuận, 
Khánh Hòa). 
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên 
cứu Artemia của Trường Đại học Ghent (Bỉ), 
Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản 2 triển khai dự án “Mở 
rộng mô hình nuôi Artemia trong ruộng muối tại 
Việt Nam” nhằm mục tiêu tăng sản lượng trứng 
bào xác và sinh khối Artemia ở vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long do Đại học Cần Thơ phụ trách 
và khu vực Miền Trung do Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản 2 phụ trách.
Dự án thực hiện trong 3 năm: Năm 1: 
Chọn địa điểm nuôi Artemia ở miền Trung và 
miền Nam; Chọn và chuẩn bị thử nghiệm nuôi 
Artemia với quy mô pilot tại vùng nuôi mới ở 
miền Trung và miền Nam. Năm 2: Thử nghiệm 
quy trình nuôi Artemia quy mô pilot tại vùng 
nuôi mới; Tập huấn cho các nông hộ nuôi 
Artemia về kỹ thuật và quy trình nuôi phù hợp 
với từng vùng miền. Năm 3: Triển khai nuôi 
Artemia quy mô thâm canh; Chuyển giao công 
nghệ, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi 
thâm canh Artemia trong ruộng muối.
Sinh khối Artemia
Ruộng muối nuôi Artemia
Trứng bào xác Artemia

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghe_ca_song_cuu_long_so_042014.pdf