Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014

TÓM TẮT Nhu cầu cấp thiết về nguồn tôm giống càng xanh toàn đực (Macrobrachium rosenbergii) đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Giải pháp công nghệ sinh học mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và xã hội hóa là công nghệ can thiệp RNA nhằm bất hoạt việc giải mã hormone được sinh ra từ tuyến đực cho mục đích tạo ra con tôm cái giả (neo-Female) để sản xuất con giống tôm càng xanh toàn đực. Kết quả hiện đạt được nghiên cứu là tổng hợp thành công sợi đôi double-stranded RNA (dsRNA) trình tự mRNA mã hoá gen tuyến đực Androgenic Gland Hormone. Tôm post càng xanh toàn đực có độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả chuyển cái càng cao. Tôm chuyển cái thành công thì sau 3,5 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tiêm sẽ thành thục sinh dục và tham gia sinh sản. Tỷ lệ chuyển cái sau 2,5 – 3 tháng tiêm hiện đạt 88-92%, tần xuất tiêm sợi đôi dsRNA cho hiệu quả chuyển cái cũng như cho tỷ lệ sống cao là 2 tuần/lần. Từ khóa: tôm càng xanh, chuyển giới, can thiệp gen. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi đối tượng này; do đó nhu cầu về con giống cho việc nuôi đại trà là rất lớn. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ tạo ra nguồn tôm giống toàn đực là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Việc khám phá cơ chế xác định giới tính trên tôm đã góp thêm giải pháp đầy tiềm năng phục vụ trong sản xuất tôm nuôi. Chuyển đổi giới tính trong tôm nuôi có những lợi ích vượt bậc như: chọn giới tính có biểu hiện tăng trưởng vượt trội, đạt kích thước thương phẩm lớn, tăng sản lượng thu hoạch. Tôm càng xanh là đối tượng kiểu mẫu cho ứng dụng chuyển giới tạo quần thể đơn tính do những thuận lợi về mặt giải phẫu học tuyến đực. Cơ sở chính trong nghiên cứu sản xuất nguồn tôm giống toàn đực là tạo ra được con tôm cái neo-female (con tôm cái được chuyển đổi giới tính từ con đực). Trên nền tảng cấu trúc đặc biệt của cơ quan sinh sản của tôm càng xanh nói chung và nhóm giáp xác Decapod nói chung: tinh sào là cơ quan chuyên tạo tinh, còn tuyến đực (androgenic gland – AG), một cơ quan biệt lập khác có chức năng tiết ra hormone, tuyến này thường nằm ở cận cuối và bám nhẹ vào ống dẫn tinh, tham gia vào sự biệt hóa giới tính và phát triển những đặc điểm sinh dục thứ cấp, ảnh hưởng lên kích thước và sự tăng trưởng (Sagi, 1995). Tuyến đực được chứng minh là có vai trò chính trong điều chỉnh biệt hoá tính đực và tạo tinh ở tôm (Charniaux - Cotton và Peyen

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 176 trang xuanhieu 4720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 03/2014
on vào nuôi thành 
thục. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2014 sẽ 
tiến hành nhiều đợt kích thích sinh sản nhân tạo 
để từng bước xây dựng quy trình ương nuôi từ cá 
bột lên cá giống và thăm dò nuôi thương phẩm. 
Cho đến nay Viện II là đơn vị duy nhất có công 
trình nghiên cứu và thành công trong sinh sản 
nhân tạo loài cá quý hiếm này. Tháng 6/2014 
vừa qua, Lãnh đạo Sở NN & PTNT Thành phố 
Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đề tài, xây 
dựng chương trình phát triển đối tượng cá chìa 
vôi, vốn là đối tượng quý hiếm, đặc hữu của 
Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 2. Các giai đoạn phát triển phôi
Hình 3. Cá giống 45 ngày tuổi, chiều dài 7cm. 
171TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Thông tin khoa học
NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG SINH SẢN NHÂN TẠO 
CÁ TRÀ SÓC
 Thi Thanh Vinh1
1 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 
 Email: vinhthanhthi@yahoo.com
Cá trà sóc có 3 loài thuộc giống Probarbus 
(P. jullieni; P. labeaminor; P. sp) đều được ghi 
vào sách đỏ của tổ chức bảo tồn tự nhiên thế 
giới (IUCN). P. jullieni được xếp vào mức độ 
"Bị đe dọa", hai loài còn lại được xếp mức 
độ "Quý hiếm". Kể từ năm 2000, P. Jullieni 
được phân hạng nâng lên mức độ "Nguy cấp" 
và đã được ghi trong phụ lục 1 của Công ước 
buôn bán quốc tế những loài hoang dã có nguy 
cơ (CITES). Ủy hội Quốc tế sông Mekong 
(Mekong River Commission, MRC) xếp cá trà 
sóc vào danh sách các loài cá sông quan trọng 
ở hạ lưu sông Mekong cần được bảo vệ. Ở 
Việt Nam, cá trà sóc là đối tượng có nguy cơ 
tuyệt chủng lớn trong danh sách ban hành của 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 
2008. Hiện chúng là một trong những loài cá 
quý của sông Mekong và là loài “đầu tàu” của 
khu vực (Mattson et al., 2002).
Là đối tượng được đánh giá cao về mức độ 
bảo tồn, kể từ năm 2007 đến năm 2011, cá trà sóc 
(P. Jullieni Sauvage, 1880) được thuần dưỡng 
và nuôi lưu giữ trong ao tại Trung tâm Quốc gia 
giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ thuộc đề tài 
cấp nhà nước “Lưu giữ nguồn gen và giống thủy 
sản khu vực Nam Bộ’’. Cá có thân thon dài, đầu 
rộng, mõm tròn, mắt màu đỏ. Có 2 đôi râu, râu 
hàm dài bằng đường kính mắt, râu mõm ngắn 
hơn. Đường bên thẳng chấm dứt ở giữa cuống 
đuôi. Thân cá màu nâu nhạt, có 6 - 7 sọc đen chạy 
dọc thân từ sau nắp mang đến gốc vây đuôi. Đây 
là đặc điểm phân biệt với 2 loài còn lại.
Là đơn vị nghiên cứu về thủy sản nước 
ngọt phía nam, Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ 
sản Nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thủy sản 2 đã nghiên cứu tạo ra 
những con cá trà sóc đầu tiên ở Việt Nam bằng 
phương pháp sinh sản nhân tạo, thuộc đề tài 
“Thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá trà sóc, 
2011-2014’’ cấp nhà nước thuộc chương trình 
Khai thác nguồn gen. Đây là thành công to lớn 
của các nhà nghiên cứu và có ý nghĩa rất quan 
trọng trong việc bảo tồn và khai thác nguồn gen 
thủy sản. Năm 2013 đàn cá bố mẹ được chọn 
lựa 80 con từ đàn cá nuôi thuần dưỡng đưa vào 
nuôi vỗ trong ao. Cá bố mẹ khối lượng 2,7 -5,9 
kg/con được nuôi vỗ bằng ăn thức ăn viên có 
hàm lượng đạm > 30% và chất bổ sung (dầu 
mực, vitamin, khoáng). Sau thời gian nuôi vỗ 
7-8 tháng cá thành thục và tham gia sinh sản. 
Hình 1. Cá trà sóc (Probarbus jullieni)
172 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tuổi thành thục lần đầu cá đực >4 tuổi, cá cái 
>5 tuổi. Tỷ lệ cá thành thục đạt 42%. Hệ số 
thành thục là 7,8%, sức sinh sản đạt 23.811 
trứng/kg cái. Mùa vụ sinh sản của cá tập trung 
từ tháng 11-12 hàng năm. 
Cá bố mẹ được kích thích sinh sản bằng 
phương pháp tiêm chất kích thích bao gồm 
não thùy cá, hoặc HCG (Human Chorionic 
Gonadotropin), hoặc LH-RHa (Luteinising 
Hình 2. Thu trứng cá
Hình 3. Các giai đoạn phát triển phôi
Hormone - Releasing Hormone analogue) và 
DOM (Domperidone). Sau khi tiêm 6 - 7 giờ cá 
cái rụng trứng, tỷ lệ rụng trứng đạt 67 - 100%. 
Trứng thụ tinh được khử dính và ấp trong 
bể Composite. Ở nhiệt độ 27 - 290C thời gian 
phát triển phôi đến trứng nở thành cá bột là 47 
giờ. Cá bột ương lên cá giống 60 ngày, cá giống 
đạt khối lượng > 5g/con.
173TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hoạt động khoa học
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ “ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP SỐ LIỆU 
BỔ SUNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA 
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH 
SÔNG MEKONG TỚI NGUỒN LỢI THỦY SẢN”
Vũ Vi An1
1 Phòng Nguồn lợi và Khai thác Thủy sản Nội địa, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 
 Email: anria2@yahoo.com
Trong bối cảnh 12 dự án thủy điện đã được 
đề xuất trên dòng chính thuộc lưu vực hạ lưu 
sông Mekong, Dự án “Nghiên cứu tác động 
của các công trình thuỷ điện trên dòng chính 
sông Mekong” do Chính phủ Việt Nam đề xuất 
và công ty quốc tế DHI được lựa chọn để thực 
hiện Dự án này nhằm đánh giá tác động các bậc 
thang thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong 
đến hạ lưu sông, đặc biệt là Đồng bằng sông 
Cửu Long của Việt Nam và Cambodia. 
Dự án này chủ yếu dựa trên các số liệu sẵn 
có từ nhiều nguồn khác nhau và đội ngũ tư vấn 
quốc tế để phân tích và đánh giá tác động. Cuối 
năm 2013, Dự án đã xác định tất cả 6 nghiên 
cứu bổ sung (phù sa, dinh dưỡng, nguồn lợi 
thuỷ sản, đa dạng sinh học, kinh tế xã hội, và 
giao thông thuỷ) được đồng loạt thực hiện trong 
năm 2014 để bổ sung các thông tin và số liệu 
con thiếu cho Dự án này.
“Điều Tra và Thu Thập Số Liệu Bổ Sung 
Để Đánh Giá Tác Động Của Các Công Trình 
Thuỷ Điện Trên Dòng Chính Sông Mekong Tới 
Nguồn Lợi Thuỷ Sản” là một trong 6 nghiên 
cứu bổ sung của Dự án và Viện Nghiên Cứu 
Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2 được chọn để thực hiện 
Nhiệm vụ này. Ngoài ra, Viện Nghiên Cứu Nuôi 
Trồng Thuỷ Sản 2 cùng hợp tác với Viện Nghiên 
Cứu và Phát triển Thuỷ sản Nội Địa (IFReDI) 
của Campuchia để cùng thực hiện Nhiệm vụ 
này trong thời gian một năm (2014).
Phạm vi của nghiên cứu này bao gồm các 
vùng sinh cảnh đất ngập nước và hệ thống sông 
vùng đồng bằng Việt Nam và Campuchia thuộc 
lưu vực sông Mekong. Mục tiêu của nghiên cứu 
này là thu thập các số liệu bổ sung về thành 
phần loài cá ở dạng sinh cảnh khác nhau ở vùng 
Đồng bằng và vùng ngập lũ của Việt Nam và 
Campuchia; các dạng di cư đặc trưng của các 
loài cá quan trọng về mặt kinh tế cũng như đa 
dạng sinh học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu 
Long.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ Sản 2 đã 
tổ chức hàng loạt cuộc họp với Ban quản lý Dự 
án và Tư vấn quốc tế để trao đổi và thống nhất 
phương pháp nghiên cứu trước khi thực hiện. 
Nhiệm vụ này gồm 3 nội dung nghiên cứu:
1. Thu mẫu cá theo từng sinh cảnh: thu mẫu 
hàng tháng.
2. Quan trắc về sản lượng khai thác thuỷ 
sản theo sinh cảnh: quan trắc hằng ngày theo Sổ 
nhật ký ngư dân.
3. Phỏng vấn ngư dân: phỏng vấn theo bảng 
câu hỏi.
Ba nội dung này được thực hiện đồng thời 
ở 39 điểm nghiên cứu, đại diện cho 3 loại sinh 
cảnh khác nhau như: Dòng chính – dòng nhánh 
(10 điểm); Vùng đồng bằng (26 điểm); và Vùng 
ven biển (3 điểm). Trong đó, 34 điểm ở Việt Nam 
và 5 điểm ở Campuchia. Năm điểm nghiên cứu 
ở Campuchia được thực hiện bởi Viện Nghiên 
174 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
cứu và Phát triển Thuỷ sản Nội Địa (IFReDI) – 
Tổng Cục Thuỷ Sản của Campuchia.
Đây là Nhiệm vụ có khối lượng công việc 
rất lớn và áp lực về thời gian thực hiện. Do đó, 
Ban lãnh đạo Viện đã trực tiếp điều phối thực 
hiện Nhiệm vụ này và nhân sự của Phòng Nguồn 
Lợi và Khai Thác Thuỷ Sản Nội Địa được huy 
động hoàn toàn để thực hiện. Ban lãnh đạo Viện 
đã tổ chức nhiều cuộc họp để tổ chức và phân 
công triển khai Nhiệm vụ này đạt hiệu quả nhất 
và kịp tiến độ như kế hoạch. Ngoài ra, các Đơn 
vị khác có thể cùng tham gia thực hiện trong 
các công tác nội nghiệp. Bên cạnh đó, các công 
tác thực địa sẽ còn phối hợp với địa phương để 
cùng thực hiện.
Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự 
điều phối và sắp xếp một cách nhịp nhàng vì 
khối lượng công việc lớn và áp lực về thời gian. 
Tuy nhiên, đây là một Nhiệm vụ có tầm quan 
trọng cấp quốc gia, góp phần đặc biệt quan 
trọng trong việc đánh giá tác động của các công 
trình thuỷ điện trên thượng nguồn tới vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long, là vựa cá và vựa lúa 
lớn nhất của cả nước.
Ngoài ra, đây là cơ hội rất tốt cho các cán 
bộ của Viện được làm việc trực tiếp và gián tiếp 
với tư vấn quốc tế để nâng cao về chuyên môn.
175TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hoạt động khoa học
TRIỂN KHAI DỰ ÁN ACIAR TÔM LÚA TẠI XÃ HÒA MỸ CÙNG 
VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ VIỆN LÚA ĐBSCL
Lưu Đức Điền1
1 Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
 Thủy sản 2 . 
 Email: luuducdienria2@yahoo.com
Sau buổi hội thảo khởi động vào ngày 
17/10/2013, dự án chính thức triển khai thực địa 
tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. 
Các nông hộ tham gia vào dự án được chia thành 
2 nhóm: nhóm thực nghiệm gồm 6 hộ (tuân thủ 
nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của dự án) và 
nhóm đối chứng gồm 6 hộ (tự quyết định về quy 
trình kỹ thuật nuôi của mình).
Nội dung đầu tiên rất quan trọng đó là thiết 
kế lại đồng ruộng nhóm thử nghiệm để bắt buộc 
phải có ao xử lý nước (ao lắng), ao ương, ao 
nuôi bán thâm canh và ruộng quảng canh cải 
tiến. Thiết kế ao ương nằm cạnh ao ruộng 
QCCT và được sử dụng để ương tôm ở tháng 
đầu trước khi thả vào ruộng QCCT. Ao ương 
này còn được sử dụng như là ao chứa nước ngọt 
để thêm vào ruộng QCCT làm giảm độ mặn 
trong hệ thống nuôi tôm lúa truyền thống 
trong thời gian trồng lúa khi trời ít mưa. Ngoài 
ra, ao nuôi bán thâm canh được nuôi song song 
cùng thời gian với ruộng QCCT truyền thống 
với mục tiêu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho 
người nông dân. Ruộng QCCT được gia cố lại 
bằng cơ giới và được bố trí để vừa giữ nước 
mặn (nuôi tôm trong mùa khô) và giữ nước ngọt 
trong mùa mưa (để vừa trồng lúa được và vừa 
nuôi tôm được vào mùa mưa). Đây chính là 
những điểm nổi bật của việc cải tiến thiết kế để 
vừa nuôi tôm trong mùa khô và kết hợp trồng 
lúa-nuôi tôm trong mùa mưa.
Dự án cũng đã lắp đặt các thiết bị cảm ứng 
tự ghi (logger) nhằm theo dõi các thông số của 
môi trường như độ mặn, nhiệt độ nước, lượng 
mưa, nhiệt độ không khí để liên tục theo dõi 
diễn biến các chỉ tiêu này và kịp thời chỉ đạo. 
Việc tăng độ mặn là hậu quả của sự biến đổi 
điều kiện môi trường và việc quản lý nước của 
lưu vực; đây chính là nỗi lo ngại lớn nhất 
của bà con nông dân vì làm cho vụ lúa 
tổn thất, giảm sút năng suất lúa. Việc theo dõi 
liên tục giá trị độ mặn là rất quan trọng để có 
kế hoạch cải tạo, xử lý cho vụ lúa-tôm vào mùa 
mưa. Từ trước đến nay chưa có một thí nghiệm 
nào có thể quan trắc môi trường liên tục và chặt 
chẽ như trong dự án này.
Quỹ dinh dưỡng là một nội dung khoa 
học rất quan trọng của dự án để xác định quỹ 
cacbon, nitơ và photpho cho cả vụ lúa và chu kỳ 
nuôi tôm. Ngoài việc thu mẫu và phân tích mẫu 
nước hàng tháng, dự án cũng thu mẫu và phân 
tích tất cả các đối tượng khác có liên quan đến 
quỹ dinh dưỡng như thực vật và động vật đáy 
(trong trảng và trong mương), thức ăn, phân bón 
và tôm khi thu hoạch. Như vậy, tổng khối lượng 
của nước trong ao, việc thay nước, hàm lượng 
chất dinh dưỡng trong nước, sinh khối chất lắng 
tụ của vật chất hạt trong nước, trảng và gốc rạ sẽ 
được xác định. Ngoài ra, số lượng lúa giống và 
tôm giống, sản lượng lúa và tôm thu hoạch, thức 
ăn/phân bón đầu vào cũng sẽ được đánh giá.
Việc sử dụng chất đồng vị phóng xạ nhằm 
theo dõi quá trình hấp thu dinh dưỡng trong 
tôm và cây lúa cũng được tiến hành nghiên cứu. 
Điều này liên quan đến các vi lô thí nghiệm 
(microplot) tại thực địa cho phép đánh dấu lúa 
với phân ure có chứa Nitơ 15N và cho phép kết 
hợp đưa tín hiệu vào trong cây lúa. Sau khi thu 
hoạch, giá trị Nitơ 15N trong gạo và rạ được 
xác định, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng phân 
bón trong vụ lúa. Nitơ 15N trong rạ sẽ được 
176 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
truy xuất trong chuỗi thức ăn đến các thực vật 
phụ sinh trong những lô thí nghiệm nhỏ này. 
Trong một thí nghiệm thực địa riêng về đánh 
dấu Nitơ 15N, vận hành song song với các vi lô 
thí nghiệm, bằng cách thêm 15N vào nước, và 
qua thu mẫu tôm và các thực vật phụ sinh để 
xác định việc di chuyển 15N từ thực vật phụ 
sinh và các loài tảo đáy trên trảng vào tôm 
như thế nào. Sự di chuyển của 15N từ bùn thải 
vào vụ trồng lúa tiếp theo cũng được xác định. 
Thí nghiệm kết hợp này được thực hiện thử vào 
năm 2014, sau đó sẽ được điều chỉnh và lặp lại 
trong năm 2015. Dữ liệu có được dùng để định 
lượng sự đóng góp của nitơ từ chu kỳ trồng lúa 
sang sản xuất tôm.
Về quản lý sức khoẻ tôm, ngoài việc hàng 
ngày kiểm tra các thông số môi trường quan 
trọng như pH, oxy hoà tan, độ kiềm,thì định 
kì thu mẫu tôm và mẫu nước để kiểm tra Vibrio 
parahaemolytycus: tiến hành diệt khuẩn khi có 
Vibrio trong nước, và/hoặc sử dụng kháng sinh 
khi Vibrio có trong tôm.
Trong vụ lúa, mỗi nông hộ sẽ được cung 
cấp các giống lúa chịu mặn chủ yếu là giống 
OM9921, bên cạnh đó các giống lúa có tiềm 
năng về chống chịu mặn, phèn và có phẩm chất 
gạo tốt như OM9605, OM2431-996 và OC10. 
Trong đó giống OM9921 đã qua thực nghiệm 
tại chỗ có khả năng thích nghi tốt, năng suất cao 
và phẩm chất gạo ngon. Các thí nghiệm về biện 
pháp canh tác lúa bao gồm bón phân, làm đất, 
rửa mặn, sạ và cấy lúa cũng như so sánh năng 
suất các giống lúa mới có tiềm năng về chịu 
mặn, phẩm chất gạo ngon và chống chịu với các 
loại sâu bệnh chủ yếu cũng sẽ được thực hiện.
Về đánh giá chất lượng bùn đáy ao, thu mẫu 
để kiểm tra đặc tính đất, cũng như lắp đặt các 
thiết bị thu mẫu bùn trong ruộng lúa và ao nuôi 
tôm bán thâm canh. Bùn thải được thu mẫu và 
định lượng từ một số ao nuôi để xác định thành 
phần hóa học (như tổng C hữu cơ, N, P, K, 
S và độ mặn) của bùn trong hệ thống. Các 
thực nghiệm thực địa, sử dụng vi lô thí nghiệm 
(microplot), sau đó sẽ được thực hiện trong vụ 
lúa để xác định giá trị thay thế phân bón của 
bùn ở các trang trại được lựa chọn.
Việc triển khai thực hiện này là sự kết hợp 
giữa 3 đơn vị, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ 
sản 2 (Lĩnh vực tôm) – Đại học Cần Thơ (Lĩnh 
vực đất) – Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 
(Lĩnh vực lúa). Sau 6 tháng dự án đã chính thức 
triển khai tại hiện trường, nông dân rất phấn 
khởi vì hiệu quả mô hình mang lại. Toàn thể cán 
bộ, thành viên thực hiện dự án đều quyết tâm 
tìm lời giải về mô hình tôm-lúa bền vững, tăng 
thu nhập cho bà con nông dân.
Hình 1. Thu mẫu tại hiện trường Hình 2. Kiểm tra sức khoẻ tôm

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghe_ca_song_cuu_long_so_032014.pdf