Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long

TÓM TẮT

Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ chiếm 12,24% diện tích cả nước, nhưng được

đánh giá là vựa cá lớn nhất của cả nước. Sinh vật ngoại lai được đánh giá là một trong những nguyên

nhân tác động mạnh nhất đến tính đa dạng sinh học (đứng thứ hai sau yếu tố mất môi trường sống)

(IUCN 2004). Nghiên cứu về sự phân bố và mức độ phong phú của cá Lau Kiếng (Pterygoplichthys

disjunctivus) ở ĐBSCL được thực hiện từ 09/2012 đến tháng 06/2013 với các loại hình thủy vực

được khảo sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang.

Kết quả chỉ ra rằng cá Lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) là loài cá có nguồn gốc từ Nam

Mỹ và được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1990, do thoát ra ngoài từ việc nuôi cá cảnh, kích

thước lớn nhất ghi nhận được ở ĐBSCL là 1,2kg. Phân bố của cá Lau kiếng rất rộng, chúng xuất

hiện ở tất cả các loại hình thủy vực nước ngọt bao gồm sông (32%), kênh (20%) và ao tự nhiên

(48%). Sự phong phú của cá Lau kiếng ở mức độ kém phong phú (mức 3) và đang tiến gần đến mức

độ phong phú (mức 2). Đây cũng là loài cá ngoại lai xâm lấn, chúng có khả năng sinh trưởng và

sinh sản rất nhanh, và có một số đặc tính sinh học vượt trội so với các loài cá bản địa như chịu được

khô hạn vẫn sống sót sau 10 ngày, sinh sản nhiều, tỉ lệ sống của cá con 70% (Oanh, 2012). Điều này

sẽ làm cho một số loài cá bản địa mất dần và làm cho mất cân bằng hệ sinh thái ở một số thủy vực

ở ĐBSCL (đặc biệt ở những đống chà ven sông). Cần có những biện pháp hữu hiệu hay biện pháp

giảm nhẹ tác động của loài cá này.

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 11040
Bạn đang xem tài liệu "Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long

Sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) ở đồng bằng sông Cửu Long
iểm 
thu mẫu.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm MS Excel, MS Word được sử 
dụng để lưu trữ, phân tích dữ liệu và viết báo 
cáo tổng hợp.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nguồn gốc xuất hiện cá Lau Kiếng
Cá Lau kiếng hiện nay rất phổ biến và hầu 
như có mặt khắp vùng ĐBSCL. Cá Lau kiếng 
bắt đầu xuất hiện khá nhiều ở các thuỷ vực tự 
nhiên vùng ĐBSCL từ những năm 1990 cho đến 
nay. Nguồn gốc xuất hiện của loài cá này được 
cho là từ việc nuôi cá cảnh của người dân. Kết 
quả khảo sát cho thấy cá Lau kiếng xuất hiện 
ngoài từ nhiên ở ĐBSCL vào từ năm 2001 và 
sự phổ biến của cá này được biết nhiều nhất tập 
trung vào năm 2005.
Vị trí cá Lau kiếng trong Hệ thống phân 
loại cá:
Bộ: Siluriformes
 Họ: Loricariidae
 Họ phụ: Hypostominae
 Giống: Pterygoplichthys
Loài: Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 
1991)
Tên tiếng Việt: Cá Lau kiếng hay cá cọ bể
Tên tiếng Anh: Vermiculated sailfin catfish 
(Nguồn: Mô tả định loại cá Đồng bằng sông 
Cửu Long, Việt Nam, 2013)
Hình 2. Cá Lau kiếng Pterygoplichthys 
disjunctivus (Weber, 1991)
Đặc điểm chính để nhận dạng loài cá này là: 
có 1 vi mỡ; vi lưng có 10 – 14 tia vi; vi hậu môn: 
3 – 5 tia vi; vi ngực: 6 – 7 tia vi; vi bụng 5 – 6 tia 
vi (Fishbase, 2013). Ngoài ra, cá còn có những 
đặc điểm nhận dạng khác: có các vẩy sừng trên 
thân, có vây mỡ, miệng dưới, môi có gai thịt, vi 
lưng có 12 - 14 tia, có nhiều sọc hoa văn ở mặt 
bụng (Định và et al., 2013).
155TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đặc điểm sinh học của cá Lau kiếng:
Đây là loài đẻ trứng trong hang và cá đực có 
nhiệm vụ canh giữ tổ trứng. Chỉ số đa dạng phát 
sinh loài cao (PD
50
 = 0,50); Mức dinh dưỡng = 
2,0; khả năng thích ứng cao, quần đàn có thể 
tăng gấp đôi trong thời gian 1,4 – 4,4 năm; khả 
năng bị tác động thấp (30/100) (Fishbase, 2013).
Cá Lau kiếng sinh trưởng nhanh trong 2 
năm đầu: chiều dài đạt hơn 35cm sau 2 tuổi và 
kích thước lớn nhất ghi nhận được là 70cm. Cá 
thường sinh sản ở kích thước 25cm (Mendoza 
et al., 2009). Sức sinh sản cũng cao với 472 – 
1.283 – 3.000 trứng/cá thể, đặc biệt cá có kích 
thước càng lớn thì sức sinh sản càng cao (Devick 
1988, 1989; Mendoza et al., 2009). Mùa vụ sinh 
sản tập trung trong mùa hè, nhưng cũng sinh sản 
quanh năm (Mendoza et al., 2009).
Cá Lau kiếng thích nghi tốt trong điều kiện 
môi trường khắc nghiệt. Cá có thể phân bố trong 
môi trường có nồng độ oxy hoà tan trong nước 
rất thấp (Fishbase, 2013). Thực tế cho thấy cá 
Lau kiếng có thể sống trong môi trường ẩm 
thấp, ngay cả khi mực nước thấp hơn miệng 
hang (Burgess, 1989; Sandford và Crow, 1991). 
Những đặc điểm này giúp cá Lau kiếng có thể 
lấn át và vượt trội so với những loài thuỷ sản 
khác trong môi trường tự nhiên và nhân tạo.
3.2. Phạm vi phân bố của cá Lau kiếng 
Kết quả chỉ ra rằng cá Lau kiếng xuất hiện 
ở tất cả các loại hình thủy vực được khảo sát 
(Hình 3). Số lượng cá Lau kiếng đánh bắt được 
nhiều nhất ở loại hình ao tự nhiên (48%), thấp 
nhất là ở kênh (20%), còn lại 32% tổng số lượng 
cá bắt được là ở sông.
Trên địa bàn tỉnh An Giang xuất hiện cá Lau 
kiếng với mật độ dày ở hầu hết các sông, kênh, 
rạch, ao, hồ. Cá Lau kiếng chiếm tỷ lệ cao 
trong sản phẩm thu hoạch của ngư dân qua các 
nghề khai thác truyền thống như: Chất chà, cất 
vó, chài, kéo lưới (Báo An Giang, 18/12/2013).
Hình 3. Tỉ lệ số lượng cá thể cá Lau kiếng bắt 
được ở các loại hình thủy vực
3.3. Mức độ phong phú của cá Lau kiếng
Nhìn chung, mức độ phong phú của cá 
Lau kiếng ở các loại hình thủy vực ở mức kém 
phong phú (mức 3). Hình 4 cho thấy rằng cá 
Lau kiếng ở mức độ kém phong phú nhất ở loại 
hình thủy vực ao tự nhiên. Tuy nhiên, cũng nên 
chú ý ở hai loại hình thủy vực sông và kênh, sự 
phong phú của cá Lau kiếng đang gần tiến tới 
mức độ phong phú. 
Hình 4. Phần trăm mức độ phong phú của cá 
Lau kiếng ở các thủy vực
Kết quả phân tích sản lượng khai thác trên 
một đơn vị diện tích (CPUA, g/m2) của cá Lau 
kiếng ở các loại hình thủy vực cho thấy CPUA 
rất thấp, thấp nhất ở ao tự nhiên CPUA = 0,0007 
g/m2 , còn ở sông và kênh tương đương nhau, 
lần lượt là 0,31 g/m2 và 0,34 g/m2 (Hình 5)
156 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 5. CPUA ở các thủy vực
Hình 6. CPUE ở các thủy vực
Tương tự, sản lượng khai thác cá Lau kiếng 
trong 1 giờ kéo lưới ở ngư cụ cào (CPUE, g/giờ/
cào) cũng rất thấp, ở sông CPUE = 3,26 g/giờ/
cào, tuy nhiên ở kênh CPUE cao hơn với 3,57 g/
giờ/cào. (Hình 6)
So sánh sản lượng của cá Lau kiếng so với 
sản lượng các loài cá bản địa cho thấy tỉ lệ này 
rất thấp chiếm khoảng 3%. (Hình 7)
Hình 7. Tỉ lệ trọng lượng cá Lau kiếng so với 
các loài cá bản địa
Bên cạnh đó, số lượng cá thể của cá Lau 
kiếng so với số lượng cá thể các loài cá bản địa 
có chiếm tỉ lệ cực kỳ thấp chỉ 1%. (Hình 8)
Hình 8. Tỉ lệ cá thể cá Lau kiếng so với các 
loài cá bản địa
3.4. Ảnh hưởng của cá Lau kiếng đến 
nguồn lợi thủy sản tự nhiên
Trong rất nhiều trường hợp tác động của các 
loài cá ngoại lai khó đánh giá, khó định lượng 
hay dự báo tác động đến nguồn lợi thủy sản và 
môi trường tự nhiên (Moyle và Light 1996).
Từ những phân tích và đánh giá về sản 
lượng khai thác, các đặc điểm sinh học và các 
nhận định về các tác động của cá Lau kiếng đến 
nguồn lợi thủy sản địa phương thông qua khảo 
sát ngư dân, chúng tôi nhận định rằng: quần đàn 
cá Lau kiếng phát triển nhanh, có thể phát tán và 
sinh trưởng ở tất cả các thủy vực, và sẽ đe dọa 
đến tính bền vững nguồn lợi thủy sản và tính 
đa dạng sinh học ở các thủy vực tự nhiên. Thực 
tế khảo sát tại các bến cá và chợ địa phương 
cho thấy, cá Lau kiếng được đánh bắt rất nhiều 
(Hình 9).
Hình 9. Thu mua cá Lau kiếng từ các ngư 
dân khai thác ở Thốt Nốt
157TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Cá Lau kiếng có tính cạnh tranh cao về thức 
ăn và nơi cư trú đến các loài cá khác và sự xuất 
hiện của loài cá này làm giảm đi sự xuất hiện 
của những loài cá khác, đặc biệt là ở những 
đống chà ven sông (11% ngư dân được phỏng 
vấn). Do đó, sự xuất hiện của cá Lau kiếng sẽ đe 
dọa đến sự tồn tại của các loài cá khác. 
Sự xuất hiện của cá Lau kiếng có một số lợi 
ích tức thời về mặt kinh tế xã hội của nông hộ. 
Hiện loài cá này có giá ở thị trường từ 10 – 20 
ngàn đồng/kg và được người tiêu thụ ưa chuộng 
do thịt ngon, có thể chế biến các món ăn như 
làm chả cá, nướng, luộc và hầm với sả. 
IV. THẢO LUẬN
Cá lau kiếng phân bố chủ yếu ở vùng nước 
ngọt, nhưng chúng cũng bắt gặp ở cả vùng nước 
lợ, gần cửa sông ven biển (Vũ Vi An và Đoàn 
Văn Tiến, 2012). Cũng trong nghiên cứu này 
cho thấy sản lượng khai thác cá lau kiếng chiếm 
2,68% tổng sản lượng khai thác đối với các loại 
lưới bén và lưới ba màng. Đối với một số loại 
ngư cụ khác thì sản lượng cao hơn nhiều, ví dụ 
như dỡ chà: sản lượng cá lau kiếng trung bình 
chiếm 23,5% tổng sản lượng khai thác (Phạm 
Văn Khánh và Thi Thanh Vinh, 2005).
Cá lau kiếng còn khá phổ biến trong các 
ao nuôi cá vùng ĐBSCL. Ví dụ như ao nuôi 
cá tra (1.200m2) ở An Giang: khi thu hoạch đã 
bắt được khoảng 400kg cá Lau kiếng trong ao. 
Khoảng 90% số ao khi nuôi cá khi thu hoạch 
đều có sự xuất hiện của cá Lau kiếng (Đức 
Vịnh, 2012).
Cá Lau kiếng sinh sản rất nhanh, lượng 
trứng rất nhiều 250.000 – 300.000 trứng (Oanh, 
2012) và chúng có khả năng sống sót sau 10 
ngày trong điều kiện khô cạn không có nước ở 
các thủy vực nông. Đây là loài cá thích nghi cao 
ở vùng nhiệt đới như ở ĐBSCL.
Quần đàn cá Lau kiếng đang phân bố rộng 
ở ĐBSCL sẽ tiếp tục tăng nhanh về số lượng, 
đến một lúc nào đó chúng lấn át các loài cá bản 
địa khác thông qua cạnh tranh về môi trường 
sống và nơi cư trú, có thể trong tương lai gần, 
sản lượng khai thác thủy sản ở ĐBSCL chủ yếu 
là cá Lau kiếng, ngược lại một số loài cá địa 
phương đang phổ biến hiện nay như cá Linh, Rô, 
Lăng và cá Bống tượng sẽ có thể giảm nghiêm 
trọng. Do đó, người dân không nên phát tán cá 
Lau kiếng ra sông, rạch; khi đánh bắt được loại 
cá này nên tiêu hủy hoặc tiêu thụ làm thức ăn.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Cá Lau kiếng (Pterygoplichthys 
disjunctivus) là loài cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ 
và được di nhập vào Việt Nam từ những năm 
1990, do thoát ra ngoài từ việc nuôi cá cảnh. 
Đây là loài cá có kích thước lớn, kích thước lớn 
nhất nghi nhận được ở ĐBSCL là 1,2kg, người 
dân cho rằng kích thước cá Lau kiếng còn lớn 
hơn nhiều, tuy nhiên thông tin này chưa được 
kiểm chứng. 
Phân bố của cá Lau kiếng rất rộng, chúng 
xuất hiện ở tất cả các loại hình thủy vực nước 
ngọt. Sự phong phú của cá Lau kiếng ở mức độ 
kém phong phú (mức 3) và đang tiến gần đến 
mức độ phong phú (mức 2).
Đây là loài cá ngoại lai xâm lấn, quần đàn 
cá phát triển nhanh, có thể phát tán và sinh 
trưởng ở tất cả các thủy vực nước ngọt, và sẽ 
đe dọa đến tính bền vững nguồn lợi thủy sản và 
tính đa dạng sinh học ở các thủy vực tự nhiên. 
Điều này sẽ làm cho một số loài cá bản địa mất 
dần và làm cho mất cân bằng hệ sinh thái ở một 
số thủy vực ở ĐBSCL. 
5.2. Đề xuất
Đây là loài cá ngoại lai xâm lấn có tác động 
mạnh mẽ đến nguồn lợi thủy sản địa phương và 
tính đa dạng sinh học, do đó không nên phân tán 
loài cá này đến những thủy vực khác và cần có 
những biện pháp hữu hiệu hay biện pháp giảm 
nhẹ tác động của loài cá này.
Tiếp tục hợp tác với các cơ quan nghiên 
cứu hay trường đại học để theo dõi và nghiên 
cứu tác động của loài cá ngoại lai xâm lấn này 
158 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nhằm tư vấn cho chính quyền địa phương có 
biện pháp giảm nhẹ tác động kịp thời.
Ngoài ra để hạn chế sự phát tán các loài cá 
ngoại lai nên tăng cường quản lý và xây dựng 
các văn bản pháp lý các loài cá nhập nội, tăng 
cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc 
tế trong việc phòng ngừa việc du nhập, kiểm 
soát và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt
Đức Vịnh, 2012. Tràn ngập  cá Lau Kiếng. Báo tuổi 
trẻ Online ngày 29/12/2003.
Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai 
Thiên, 1979. Ngư loại học. NXB Đại Học và 
Trung Học Chuyên Nghiệp. Hà Nội. 235 trang.
Phạm Văn Khánh, Thi Thanh Vinh, 2005. Đánh 
giá ảnh hưởng của loài tỳ bà hay cá Lau kiếng 
(Hypostomus plecostomus) xâm nhập lên nghề 
nuôi cá truyền thống và đa dạng sinh học tại Châu 
thổ sông Mekong, Việt Nam. Báo cáo kết quả 
khảo nghiệm. 11 trang.
Trần Đắc Định, K. Shibukawa, P.T. Nguyen, H.P. Ha, 
L.X. Sinh, H.V. mai and Utsugi, 2013. Mô tả định 
lọai cá Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam. Nhà 
xuất bản Đại học Cần thơ. 174 trang.
Huỳnh Thị Hoàng Oanh, 2012. Nghiên cứu một số đặc 
điểm sinh học của cá Lau kính (Pterygoplichthys 
disjunctivus). Luận văn tốt nghiệp Cao học. 79 
trang.
 /newsdetails / 1247ECEF 
DDCC / Xuat_hien_nhieu_ca_lau_kieng_cuoi_
mua_lu.aspx (18/12/2013)
Tài liệu tiếng Anh
IUCN, 2004. A global species assessment. 2004 IUCN 
Red list of threatened species.
Fishbase, 2013. Fishbase (
search.php). Cập nhật ngày 04/06/2013.
Devick, W. S., 1989. Disturbances and fluctuations 
in the Wahiawa Reservoir ecosystem. Project 
F-14-R-13. Job 4. Study I. Division of Aquatic Re 
sources. Hawaii Department of Land and Natural 
Resources. 189-213.
Mendoza, R.E., Cudmore, B., Orr, R., Balderas, 
S.C., Courtenay, W.R., Osorio, P.K., Mandrak, 
N., Torres, P.A., Damian, M.A., Gallardo, C.E., 
Sanguines, A.G., Greene, G., Lee, D., Orbe-
Mendoza, A., Martinez, C.R., and Arana, O.S, 
2009. Trinational Risk Assessment Guidelines for 
Aquatic Alien Invasive Species. Commission for 
Environmental Cooperation. 393. rue St-Jacques 
Ouest. Bureau 200. Montréal (Québec). Canada. 
ISBN 978-2-923358-48-1.
Burgess, W. E., 1989. An atlas of freshwater and marine 
catfishes – A preliminary survey of the Siluriformes. 
TFH Publications. Neptune City. NJ.
Sandford, G., and Crow, R., 1991. The manual of tank 
busters. Tetra Press. Morris Plains. NJ.
Moyle, P.B., Light, T., 1996. Biological invasions of 
freshwater: emperical rules and assembly theory. 
Biological Conservation, vol 78, 149-161.
Hubilla, M., Kis, F., & Primavera, J., 2007. Janitor 
Fish Pterygoplichthys disjunctivus in the Agusan 
Marsh: a Threat to Freshwater Biodiversity. Journal 
of Environmental Science and Management. 
10(1), 10-23.
Nico, L., 1999. Pterygoplichthys disjunctivus. (Weber 
1991). Nonindigenous aquatic species fact sheet 
766.” United States Geological Survey.
A Key to the Genera of Loricariidae. 
edu/academic/science_math/cosam/collections/
fish/lor_key/key.html. Update 04/06/2013.
Key to the Species of Pterygoplichthys by J.W. 
Armbruster and L.M. Page (partially modified 
from Weber, 1992) . 
academic/science_math/res_area/loricariid/fish_
key/pterygo/pterygo.html. Update 04/06/2013.
159TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
DISTRIBUTION AND ABUNDANCE OF VERMICULATED SAILFIN CATFISH 
(Pterygoplichthys disjunctivus) IN THE MEKONG DELTA, VIETNAM
Nguyen Nguyen Du1
ABSTRACT
Mekong Delta is about 12.24% area of Vietnam but it was considered as the biggest fish house of 
whole country. Invasive species is one of the causes of affecting to biodiversity (the second after 
loss live habitat) (IUCN, 2004). Study of distributions and abundance of Vermiculated sail fin cat-
fish (Pterygoplichthys disjunctivus) in the Mekong Delta was carried out from September 2012 to 
June 2013 included river, canal and wild pond at An Giang, Dong Thap, Can Tho and Hau Giang 
provinces. Result showed that (Pterygoplichthys disjunctivus) is original from South America was 
imported to Vietnam in 1990s. They are exited out wild habitat from aquarium. The biggest weight 
was 1.2kg recorded in Mekong Delta. Distribution of mouth sucker was very broad, they presented 
in almost of fresh-water body. Abundance of mouth sucker was at low level and this advances to 
abundance level. This is a invasive species, they is grow and spawn rapidly, their bio-characteristics 
are higher than native species such as high sustained ability with out of water conditions in 10 days, 
much breeding, alive rate of larvae with 70% (Oanh, 2012). This causes that native fishes will disap-
pear in the future and it will be unbalance of eco-systems in fresh-water bodies Mekong Delta. This 
suggests that useful solutions will propound and mitigate impact of this fish.
Keywords: mouth sucker, distribution, abundance, water body, evaluation
Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Niên
Ngày nhận bài: 10/02/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/02/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 Inland Fisheries Resources and Capture Division, Research Institure for Aquaculture No2 
 Email: didzu72@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfsu_phan_bo_va_muc_do_phong_phu_cua_ca_lau_kieng_pterygoplich.pdf