Sử dụng hình thái đá tai định loại một số loài cá vùng hạ lưu sông Mê Kông
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá tính chính xác của việc định loại tám loài cá (thuộc bảy giống, năm họ và
ba bộ) dựa trên đặc điểm hình thái của đá tai bằng phương pháp phân tích thống kê. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hình thái đá tai có thể được sử dụng để bổ sung cho mục đích định loại cá. Tính chính
xác đạt 91% đối với định loại tới mức loài, 95% ở mức giống và 97% ở mức họ. Trong tám loài
cá nghiên cứu, cá Lưỡi trâu (Cynoglossus lingua) được định loại chính xác 100%, các loài cá còn
lại (Plotosus canius, Pangasius krempfi, P. elongatus, Arius maculatus, Cephalocassis borneensis,
Osteogeneiosus militaris, và Boesemania microlepis) đạt độ chính xác thấp hơn (≥ 84%). Những
ứng dụng định loại bằng đá tai được thảo luận trong bài báo này: đánh giá đa dạng sinh học, xác
định quần đàn, phổ thức ăn và khảo cổ học. Mặc dù định loại cá dựa vào đá tai không thể đạt chính
xác tuyệt đối, nhưng phương pháp này được sử dụng để định loại cá trong một số trường hợp khi cá
thể không còn nguyên vẹn hay chỉ thu được mỗi đá tai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng hình thái đá tai định loại một số loài cá vùng hạ lưu sông Mê Kông
o trutta) và cá Lựu xanh (Macruronus novaezelandiae) được thu ở nhiều thủy vực khác nhau để xem xét sự khác biệt về hình thái đá tai giữa các vùng nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu này khẳng định: hình thái một số mẫu đá tai có sự khác nhau giữa các khu vực thu mẫu, do đó có thể phân biệt được quần đàn của các loài cá này nhưng không đạt kết quả cao (25-86%) (Hamer et al., 2012; Rashidabadi et al., 2020). Tác giả này giải thích thêm tính chính xác được cải thiện khi sử dụng đá tai những cá thể chưa trưởng thành. Tương tự đối với cá Kiếm (Xiphias gladius), tính chính xác chỉ đạt ở mức 30% (Mahé et al., 2016). Cá kiếm là một loài cá có kích thước rất lớn, nhưng lại có đá tai rất nhỏ. Có lẽ đây là lý do mà nghiên cứu này không thể đạt được độ chính xác cao. Ứng dụng thứ ba là về nghiên cứu phổ thức ăn. Thông thường đá tai không bị tiêu hóa và tồn tại trong bao tử cá trong một thời gian nhất định. Do đó, một số nghiên cứu thu thập đá tai trong bao tử cá để định loại những loài cá làm thức ăn cho chúng (Curcio et al., 2014). Ví dụ nghiên cứu những loài cá làm thức ăn cho hải cẩu (Pierce et al., 1991). Tuy nhiên, đối với cá Mập (Lamna nasus), mặc dù đá tai được tìm thấy trong bao tử cá Mập (39% số mẫu), nhưng hầu hết đá tai này bị phân hủy một phần, do đó, định loại các mẫu đá tai này gặp nhiều khó khăn (Jawad, 2018) . Tương tự đối với một loài động vật bậc cao như chim Cánh cụt có thể tiêu hóa đá tai trong 24 giờ (Van Heezik & Seddon, 1989). Bên cạnh đó, kích thước của đá tai còn có thể sử dụng để xác định kích thước con mồi, tuy nhiên kích thước của đá tai bị bào mòn một phần trong bao tử kẻ ăn mồi, do đó ước tính kích thước con mồi không chính xác cao (Jobling & Breiby, 1986). Ứng dụng cuối cùng là về khảo cổ học. Đá tai có thể tồn tại trong lòng đất rất lâu, thu thập đá tai để xác định loài cá cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu khảo cổ học. Ví dụ đá tai của một số loài cá được tìm thấy ở khu di tích lịch sử ở Kuwait, các nhà khoa học so sánh hình thái các mẫu đá tai này với đá tai các loài cá trong khu vực bằng phương pháp phân tích biệt thức như trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy đá tai thu ở khu di tích lịch sử trên thuộc về hai loài cá Úc (Netuma bilineata và Plicofollis tenuispinis) (Chen et al., 2011). V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Tính chính xác của việc định loại một số loài cá dựa vào đá tai đạt 91% ở mức loài, 95% ở mức giống và 97% ở mức họ. Trong đó, cá Lưỡi trâu (Cynoglossus lingua) đạt tính chính xác tuyệt đối, các loài cá khác có độ chính xác thấp hơn (≥84%). Do đó, phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác (phương pháp hình thái cá hay di truyền phân tử) mà chỉ mang tính bổ sung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt phương pháp này tỏ ra hữu dụng khi cá thu được không còn nguyên vẹn hay đã bị phân hủy hoàn toàn chỉ còn lại đá tai. Định loại cá dựa vào đá tai được ứng dụng vào việc nghiên cứu và đánh giá đa dạng sinh học, xác định quần đàn, phổ thức ăn 71TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II và khảo cổ học. Nghiên cứu này chỉ sử dụng một số đặc điểm hình thái liên quan đến chiều dài, chiều cao, độ dày và trọng lượng của đá tai để định loại. Những nghiên cứu sắp tới nên sử dụng nhiều chỉ số hình thái bằng cách phân tích hình ảnh của đá tai để cải thiện độ chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Trần Văn Cường, 2012. Tuổi và sinh trưởng của cá Miễn sành gai (Enynnis cardinalis Lacepède, 1802) ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ, Tạp chí Khoa học Công nghệ biển, T12(2), tr.64-76. Hà Phước Hùng, và Hồ Kim Lợi, 2013. Nghiên cứu hình thái đá tai của họ cá chép (Cyprinidae) phân bố ở An Giang và Cần Thơ, Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 26, tr.50-54. Cao Văn Hùng, 2012. Tìm hiểu đặc điểm sinh học cá tráo mắt to (Selar crumenolphthalmus Block, 1793) ở vùng biển Đông nam bộ, Đại Học Nha Trang, Nha Trang. Võ Văn Khoan, 2011. Đặc điểm hình thái đá tai và tương quan chiều dài, trọng lượng của các loài thuộc họ cá chép (Cyprinidae) phân bố dọc tuyến sông hậu, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Quốc Sơn, 2011. Hình thái đá tai và một số đặc điểm sinh học của cá lóc (Channa), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. Tài liệu tiếng Anh Bani, A., Poursaeid, S., and Tuset, V. M., 2013. Comparative morphology of the sagittal otolith in three species of south Caspian gobies, Journal of Fish Biology, 82(4), tr.1321-1332. Campana, Steven E., 1992. Measurement and interpretation of the microstructure of fish otoliths. In ‘Otolith microstructure examination and analysis’. (Eds David K. Stevenson and S. E. Campana.) Vol. Canadian Special Publication of Fisheries and Aquatic Sciences 117, tr. 59-71. (Canada Communication Group: Ottawa.) Campana, Steven E., 1999. Chemistry and composition of fish otoliths: Pathways, mechanisms and applications”, Marine Ecology Progress Series, 188, tr.263-297. Campana, Steven E., 2005. Otolith Elemental Composition as a Natural Marker of Fish Stocks. In ‘Stock Identification Methods’. (Eds Steven X. Cadrin, Kevin D. Friedland and John R. Waldman.) tr. 227-245. (Academic Press: Burlington.) Campana, Steven E., and Jones, Cynthia M., 1992. Analysis of otolith microstructure data. In ‘Otolith microstructure examination and analysis’. (Eds David K. Stevenson and Steven E. Campana.) Vol. Canadian Special Publication of Fisheries and Aquatic Sciences 117, tr. 73- 100. (Canada Communication Group: Ottawa.) Carlson, Andrew, J., Ward, Matthew, and D.S., Graeb, Brian, 2016. Using otolith microchemistry to classify yellow perch as stocked or naturally produced, The Prairie Naturalist, 47, tr.52-55. Chen, Weizhong, Al-Husaini, Mohsen, Beech, Mark, Al-Enezi, Khlood, Rajab, Sara, and Husain, Hanan, 2011. Discriminant analysis as a tool to identify catfish (Ariidae) species of the excavated archaeological otoliths, Environmental Biology of Fishes, 90(3), tr.287-299. Curcio, Nadia, Tombari, Andrea, and Capitanio, Fabiana, 2014. Otolith morphology and feeding ecology of an Antarctic nototheniid, Lepidonotothen larseni, 26(2), tr.124-132. De La Cruz-Agüero, José, García-Rodríguez, Francisco, De La Cruz-Agüero, Gustavo, and Díaz-Murillo, Bertha 2012. Identification of gerreid species (actinopterygii: Perciformes: Gerreidae) from the pacific coast of mexico based on sagittal otolith morphology analysis, Acta Ichthyologica et Piscatoria, 42(4), tr.297- 306. Deng, Xiaohong, Wagner, Hans-Joachim, and Popper, Arthur N., 2011. The inner ear and its coupling to the swim bladder in the deep-sea fish Antimora rostrata (Teleostei: Moridae), Deep Sea Research Part I: Oceanographic Research Papers, 58(1), tr.27-37. Hamer, Paul A., Kemp, Jodie, Robertson, Simon, and Hindell, Jeremy S., 2012. Multiple otolith techniques aid stock discrimination of a broadly distributed deepwater fishery species, blue grenadier, Macruronus novaezelandiae, Fisheries Research, 113(1), tr.21-34. Hermann, Theodore W., Stewart, Donald J., Limburg, Karin E., and Castello, Leandro, 2016. Unravelling the life history of Amazonian fishes through otolith microchemistry, Royal Society Open Science, 3(6), tr.1-16. Jawad, Laith A., 2018. A comparative morphological investigation of otoliths of six parrotfish species (Scaridae) from the Solomon Islands, Journal of Fish Biology, 93(6), tr.1046. 72 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Jobling, Malcolm, and Breiby, Anne, 1986. The use and abuse of fish otoliths in studies of feeding habits of marine piscivores, Sarsia, 71(3-4), tr.265-274. Kerr, Lisa A., and Campana, Steven E., 2014. Chemical composition of fish hard parts as a natural marker of fish stocks. In ‘Stock Identifcation Methods’. 2nd edn. (Eds Steven X. Cadrin, Lisa A. Kerr and Stefano Mariani.) tr. 205–234. (Academic Press: San Diego.) Lin, Chien-Hsiang, De Gracia, Brigida, Pierotti, Michele E. R., Andrews, Allen H., Griswold, Katie, and O’Dea, Aaron, 2019. Reconstructing reef fish communities using fish otoliths in coral reef sediments, PLoS ONE, 14(6), tr.e0218413. Long, James M., and Stewart, David R., 2010. Verification of otolith identity used by fisheries scientists for aging channel catfish, Transactions of the American Fisheries Society, 139(6), tr.1775-1779. Mahé, K., Evano, H., Mille, T., Muths, D., and Bourjea, J., 2016. Otolith shape as a valuable tool to evaluate the stock structure of swordfish Xiphias gladius in the Indian Ocean, African Journal of Marine Science, 38(4), tr.457-464. Mapp, James, Hunter, Ewan, Van Der Kooij, Jeroen, Songer, Sally, and Fisher, Mark, 2017. Otolith shape and size: The importance of age when determining indices for fish-stock separation, Fisheries Research, 190, tr.43-52. McLachlan, Geoffrey J., 1992. Discriminant analysis and statistical pattern recognition (Wiley: New York.) Morales-Nin, B., and Panfili, J., 2002. Age estimation. In ‘Manual of fish sclerochronology’. (Eds J. Panfili, H. de Pontual, H. Troadec and P. J. Wright.) tr. 91-98. (IFREMER‐IRD: Brest, France.) Panfili, Jacques, Tomás, Javier, and Morales-Nin, Beatriz, 2009. Otolith microstructure in tropical fish. In ‘Tropical fish otoliths: Information for assessment, management and ecology’. (Eds Bridget S. Green, Bruce D. Mapstone, Gary Carlos and Gavin A. Begg.) tr. 212-248. (Springer: London.) Paxton, John R., 2000. Fish otoliths: do sizes correlate with taxonomic group, habitat and/ or luminescence?, Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences, 355(1401), tr.1299-1303. Pierce, G. J., Boyle, P. R., and Diack, J. S. W., 1991. Identification of fish otoliths and bones in faeces and digestive tracts of seals, Journal of Zoology, 224(2), tr.320-328. Ranaldi, Melinda Marie, and Gagnon, Marthe Monique, 2010. Trace metal incorporation in otoliths of pink snapper (Pagrus auratus) as an environmental monitor, Comparative Biochemistry and Physiology, Part C, 152(3), tr.248-255. Rashidabadi, Fahimeh, Abdoli, Asghar, Tajbakhsh, Fatemeh, Nejat, Farshad, and Avigliano, Esteban, 2020. Unravelling the stock structure of the Persian brown trout by otolith and scale shape, Journal of Fish Biology, 96(2), tr.307-315. Reichenbacher, Bettina, Sienknecht, Ulrike, Küchenhoff, Helmut, and Fenske, Nora, 2007. Combined otolith morphology and morphometry for assessing taxonomy and diversity in fossil and extant killifish (Aphanius, †Prolebias), Journal of Morphology, 268(10), tr.898-915. Salimi, Nima, Loh, Kar Hoe, Kaur Dhillon, Sarinder, Chong, Ving Ching, and Esteban, María Ángeles, 2016. Fully-automated identification of fish species based on otolith contour: using short- time Fourier transform and discriminant analysis (STFT-DA), PeerJ, 4(2) Secor, David H., Dean, John Mark, and Laban, Elisabeth H., 1992. Otolith removal and preparation for microstructural examination. In ‘Otolith microstructure examination and analysis’. (Eds David K. Stevenson and Steven E. Campana.) tr. 19-57. (Canadian Special Publication of Fisheries and Aquatic Sciences 117: Ottawa.) Tran, Ngan T., Labonne, Maylis, Hoang, Huy D., and Panfili, Jacques, 2019. Changes in environmental salinity during the life of Pangasius krempfi in the Mekong Delta (Vietnam) estimated from otolith Sr:Ca ratios, Marine and Freshwater Research, 70, tr.1734–1746. Tuset, V. M., Farr, eacute, M., Otero-Ferrer, J. L., Vilar, A., Morales-Nin, B., and Lombarte, A., 2016. Testing otolith morphology for measuring marine fish biodiversity, Marine and Freshwater Research, 67(7), tr.1037-1048. Tuset, Víctor Manuel, Azzurro, Ernesto, and Lombarte, Antoni, 2011. Identification of Lessepsian fish species using the sagittal otolith, Scientia Marina, 76(2), tr.289-299. Van Heezik, Yolanda, and Seddon, Philip, 1989. Stomach Sampling in the Yellow-Eyed Penguin: 73TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Erosion of Otoliths and Squid Beaks (Erosión de otolitos y picos de calamares en el estómago de Pingüinos (Megadyptes antipodes)), Journal of Field Ornithology, 60(4), tr.451-458. Wang, Yingjun, Ye, Zhenjiang, and Liu, Qun, 2010. Use of otolith shape for the identification of trumpeter sillago (Sillago maculata) and silver sillago (Sillago sihama), Journal of Ocean University of China, 9(3), tr.286-291. Wright, P.J., Panfili, J., Morales-Nin, B., and Geffen, A.J., 2002. Otoliths. In ‘Manual of fish sclerochronology’. (Eds J. Panfili, H. de Pontual, H. Troadec and P. J. Wright.) tr. 31-29. (IFREMER-IRD: Brest, France.) Yokouchi, Kazuki, Mai, Hieu Van, Vo, Toan Thanh, Wakiya, Ryoshiro, Kawakami, Tatsuya, Tanaka, Chikaya, Yoshinaga, Tatsuki, Wada, Minoru, Tran, Dinh Dac, Ha, Hung Phuoc, Takita, Toru, and Ishimatsu, Atsushi, 2018. Early life history of oxudercine goby Pseudapocryptes elongatus in the Mekong Delta, Vietnam, Marine Biological Association of the United Kingdom, 98(3), tr.597-604. 74 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 16 - THÁNG 6/2020 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II OTOLITHS USED FOR FISH IDENTIFICATION IN THE LOWER MEKONG BASIN Vu Vi An1*, Nguyen Nguyen Du1, Nguyen Van Phung1 ABSTRACT This study identified eight Mekong fish species (belonging to seven genera, five families, and three orders) based solely on the morphological characteristics of otoliths. The results showed that accuracy of this analysis was 91% at species level, 95% at genus level, and 97% at family level. Classification of one fish species (Cynoglossus lingua) was absolutely correct (100%), accuracy for other fish species (Plotosus canius, Pangasius krempfi, P. elongatus, Arius maculatus, Cephalocassis borneensis, Osteogeneiosus militaris, và Boesemania microlepis) is lower (≥ 84%). Applications of fish identification based on otolith morphology was discussed in this paper: biodiversity assessment, fish stock identification, feeding ecology, and archeology. Although using otoliths for fish identification cannot replace conventional methods, it is used to identified fish individuals that are damaged or only otoliths left. Keywords: otolith, morphology, fish identification, Mekong River. Người phản biện: TS. Hà Phước Hùng Ngày nhận bài: 22/5/2020 Ngày thông qua phản biện: 18/6/2020 Ngày duyệt đăng: 20/6/2020 Người phản biện: PGS.TS. Hoàng Đức Huy Ngày nhận bài: 28/5/2020 Ngày thông qua phản biện: 16/6/2020 Ngày duyệt đăng: 20/6/2020 1 Research Institute for Aquaculture No. II * Email: anria2@yahoo.com
File đính kèm:
- su_dung_hinh_thai_da_tai_dinh_loai_mot_so_loai_ca_vung_ha_lu.pdf