Quan trắc khả năng di chuyển của tôm càng xanh ở các lưu tốc nước trong điều kiện thí nghiệm thủy lực, với liên hệ thực tế cho đường di cư qua đập Phước Hòa
TÓM TẮT Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được đánh giá là loài thủy sản di cư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đập Phước Hòa trên sông Bé. Nghiên cứu này là tiền đề để đề xuất chế độ vận hành lưu tốc nước phù hợp cho tôm càng xanh (TCX) di cư ở đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) Phước Hòa. Nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Khảo sát hiện trạng vận hành lưu tốc nước và các thông số thiết kế của ĐDCQĐ Phước Hòa; (2) Quan trắc tỷ lệ và tốc độ TCX di chuyển qua kênh nước hở ở các lưu tốc nước; (3) Quan trắc tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở các lưu tốc nước trong các khoảng thời gian kéo dài. Nghiên cứu được thực hiện trên hai cỡ TCX là 7,5-9,5 cm (TCX cỡ I) và 13,5-15,5 cm (TCX cỡ II), với kênh tạo lưu tốc nước dài 18 m trong điều kiện phòng thí nghiệm thủy lực. Kết quả khảo sát hiện trạng vận hành lưu tốc nước của ĐDCQĐ Phước Hòa ghi nhận mức lưu tốc nước trung bình vào mùa khô, mùa mưa và lưu tốc nước tối đa vào mùa mưa của ĐDCQĐ Phước Hòa lần lượt là 0,26, 0,59 và 0,90 m/s, làm cơ sở cho ba mức bố trí lưu tốc nước (0,3, 0,6 và 0,9 m/s) trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả quan trắc tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m trong 10, 20 và 30 phút ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 13,33, 68,33, 94,17% cho TCX cỡ I; và 21,66, 76,00, 98,33% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 2,50, 50,83, 79,16% cho TCX cỡ I; và 9,16, 61,66, 90,83% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,9 m/s, tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m là 0%. Tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s lần lượt là 1,15 và 0,92 m/phút cho TCX cỡ I; 1,18 và 0,96 m/phút cho TCX cỡ II, cho thấy TCX cỡ I và II cần tối thiểu lần lượt là 11,81 và 11,51 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s; 14,76 và 14,15 giờ ở lưu tốc nước 0,6 m/s để di chuyển giữa các hồ nghỉ xa nhất trên ĐDCQĐ Phước Hòa. Tỷ lệ TCX duy trì trên kênh trong 5, 10 và 15 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 88,33, 69,17, 30,83% cho TCX cỡ I; và 91,67, 83,33, 47,50% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 70,83, 36,67, 0% cho TCX cỡ I; và 82,50, 48,33, 12,50% cho TCX cỡ II. Kết quả của nghiên cứu được liên hệ thực tế cho ĐDCQĐ Phước Hòa với đề xuất chế độ vận hành lưu tốc nước xung quanh 0,6 m/s và bổ sung thêm hồ nghỉ dọc ĐDCQĐ để tăng hiệu quả di chuyển của TCX qua ĐDCQĐ Phước Hòa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan trắc khả năng di chuyển của tôm càng xanh ở các lưu tốc nước trong điều kiện thí nghiệm thủy lực, với liên hệ thực tế cho đường di cư qua đập Phước Hòa
ợc ghi nhận tại các mốc thời gian 10, 20 và 30 phút. Kết thúc 30 phút thử nghiệm, toàn bộ tôm sẽ được đưa ra khỏi kênh và ghi nhận kết quả. - Quy trình thử nghiệm quan trắc tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở các lưu tốc nước trong các khoảng thời gian kéo dài 5, 10 và 15 giờ: Tôm cũng có thời gian 30 phút để làm quen môi trường nước mới ở lưu tốc nước 0,2 m/s trước khi bắt đầu thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, tiến hành quan trắc đặc điểm về tập tính di chuyển ngược dòng của TCX ở các lưu tốc nước; ghi nhận tỷ lệ tôm duy trì đầu kênh (đoạn kênh từ 12 m đến 18 m) đối với những tôm di chuyển qua kênh dài 18 m trong các khoảng thời gian 5, 10 và 15 giờ. Kết thúc 15 giờ thử nghiệm, tôm sẽ được đưa ra nghỉ và ghi nhận kết quả. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng vận hành lưu tốc nước và các thông số thế kế của ĐDCQĐ Phước Hòa Kết quả khảo sát tại công trình ĐDCQĐ Phước Hòa cho thấy, (1) lưu tốc nước trung bình của ĐDCQĐ vào mùa mưu và mùa khô lần lượt là 0,59 m/s (trong đó, lưu tốc cao nhất là 0,90 m/s và thấp nhất là 0,31 m/s) và 0,26 m/s (lưu tốc cao nhất là 0,54 m/s và thấp nhất là 0,03 m/s); (2) độ sâu mực nước trung bình vào mùa mưa và mùa khô lần lượt là 0,95 m (độ sâu lớn nhất là 1,9 m và nhỏ nhất là 0,33 m) và 0,26 m (độ sâu lớn nhất là 0,8 m và nhỏ nhất là 0,07 m); (3) độ dốc trung bình là 1,48% (độ dốc lớn nhất là 6,65% và thấp nhất là 0,7%); (4) chiều dài khoảng cách giữa các vị trí nghỉ xa và ngắn nhất lần lượt là 815 m (khu vực 4) và 125 m (khu vực 1); (iv) chiều rộng mặt nước trong kênh trung bình vào mùa mưa và mùa khô lần lượt là 3,99 (chiều rộng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35 lớn nhất là 8 m và nhỏ nhất là 2,50 m) và 0,83 m (chiều rộng lớn nhất là 3,60 m và nhỏ nhất là 0,21 m. Ngoài ra, chiều rộng mặt nước trung bình khu vực 3 và 4 lần lượt là 0,55 và 0,57 m) (bảng 2). Từ kết quả khảo sát trên, nghiên cứu đã chọn lựa các thông số lưu tốc nước và thiết kế kênh nước hở thử nghiệm như sau: (i) Các lưu tốc nước gồm: 0,3, 0,6 và 0,9 m/s; (ii) Độ sâu mực nước là 0,3 m; (iii) Độ dốc cố định là 1,45%; (iv) Chiều rộng kênh nước hở là 0,55 m; (v) Các khoảng thời gian kéo dài là 5,10 và 15 giờ. Hình 3. Kiểm tra lưu tốc nước và quan trắc TCX di chuyển ở kênh nước hở. Hình 4. ĐDCQĐ Phước Hòa vào mùa mưa (7/2017) (bên trái) và mùa khô (3/2018) (bên phải). 36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 2. Kết quả kiểm tra các điều kiện thủy lực trong kênh nước hở thử nghiệm Trong 48 lần thử nghiệm với kênh nước hở, kết quả kiểm tra giới hạn sai số ở các lưu tốc nước 0,3, 0,6 và 0,9 m/s nhìn chung đều nằm trong phạm vi sai số cho phép (TCVN 8214: 2009) (bảng 3). Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt giữa lưu tốc mặt và đáy kênh, cụ thể: Lưu tốc nước mặt kênh thường cao hơn lưu tốc nước đáy kênh là 0,04 m/s ở lưu tốc nước 0,3 m/s; 0,08 m/s ở lưu tốc nước 0,6 m/s; và 0,09 m/s ở lưu tốc nước 0,9 m/s. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng dữ liệu lưu tốc nước mặt kênh để tính toán nên sự khác biệt trên không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu; lưu tốc nước đáy kênh chỉ có ý nghĩa đối chiếu do TCX là loài di chuyển đáy. Bảng 2. Các thông số lưu tốc nước và thiết kế được đo đạc thực tế trên công trình ĐDCQĐ Phước Hòa TT Thông số đo đạc trên ĐDCQĐ Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 4 Trung bình mùa mưa Trung bình mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 1 Lưu tốc nước (m/s) 0,48 ± 0,03 0,22 ± 0,16 0,64 ± 0,26 0,24 ± 0,21 0,55 ± 0,05 0,27 ± 0,20 0,68 ± 0,11 0,32 ± 0,24 0,59 ± 0,09 0,26 ± 0,04 2 Độ sâu (m) 1,08 ± 0,52 0,43 ± 0,32 0,87 ± 0,55 0,29 ± 0,18 1,00 ± 0,78 0,16 ± 0,08 0,83 ± 0,68 0,16 ± 0,10 0,95 ± 0,12 0,26 ± 0,13 3 Độ dốc (%) 0,72 ± 0,07 2,73 ± 3,39 1,08 ± 0,33 1,40 ± 0,95 1,48 ± 0,88 4 Chiều dài (m) 125 180 780 815 475 5 Chiều rộng mặt nước (m) 5,17 ± 1,50 1,20 ± 1,82 4,10 ± 2,35 1,07 ± 1,67 3,50 ± 3,04 0,55 ± 0,65 3,20 ± 2,14 0,57 ± 0,64 3,99 ± 0,87 0,83 ± 0,36 Bảng 3. Kết quả kiểm tra các giới hạn sai số lưu tốc nước ở kênh nước hở Lưu tốc nước cài đặt trong kênh nước hở (m/s) Lưu tốc nước đo thực tế trong kênh nước hở (m/s) Đầu kênh Giữa kênh Cuối kênh Lưu tốc nước trung bình 0,3 Lưu tốc nước mặt 0,31 ± 0,01 0,30 ± 0,01 0,29 ± 0,01 0,30 ± 0,01 Lưu tốc nước đáy 0,27 ± 0,01 0,26 ± 0,01 0,25 ± 0,01 0,26 ± 0,01 0,6 Lưu tốc nước mặt 0,62 ± 0,01 0,60 ± 0,01 0,63 ± 0,01 0,62 ± 0,01 Lưu tốc nước đáy 0,55 ± 0,01 0,52 ± 0,01 0,55 ± 0,01 0,54 ± 0,01 0,9 Lưu tốc nước mặt 0,87 ± 0,02 0,90 ± 0,02 0,92 ± 0,02 0,90 ± 0,02 Lưu tốc nước đáy 0,79 ± 0,02 0,82 ± 0,02 0,83 ± 0,02 0,81 ± 0,02 Mặt khác, kết quả kiểm tra giới hạn trạng thái chảy thông qua chỉ số Renold và Froute cho thấy, dòng chảy trong kênh ở các lưu tốc nước 0,3, 0,6 và 0,9 m/s đều thỏa mãi điều kiện là dòng chảy ổn định đều (chỉ số R < 1) và thuộc kiểu chảy rối, không đồng nhất (chỉ số Re > 2320). Bên cạnh đó, độ sâu mực nước trong kênh ở các thử nghiệm với lưu tốc nước 0,3, 0,6 và 0,9 m/s đều được duy trì là 0,3 m, song có sự chênh lệch giữa vị trí đầu, giữa và cuối kênh theo xu hướng tại những vị trí có lưu tốc nước cao thì độ sâu mực nước giảm và ngược lại (bảng 3 và 4). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37 3. Tỷ lệ và tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở các lưu tốc nước 3.1. Tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở các lưu tốc nước Kết quả quan trắc tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m trong 10, 20 và 30 phút ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 13,33, 68,33, 94,17% cho TCX cỡ I; và 21,66, 76,00, 98,33% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 2,50, 50,83, 79,16% cho TCX cỡ I; và 9,16, 61,66, 90,83% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,9 m/s, tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m là 0% (bảng 5). Trong đó, tỷ lệ TCX cỡ II di chuyển thành công qua kênh dài 18 m trong 10, 20 và 30 phút cao hơn TCX cỡ I lần lượt là 8,33, 7,67, 4,16% ở lưu tốc nước 0,3 m/s; và 6,66, 10,83, 11,67% ở lưu tốc nước 0,6 m/s. Bên cạnh đó, mặc dù TCX có thể di chuyển qua kênh dài 18 m ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s; nhưng tỷ lệ TCX di chuyển thành công ở lưu tốc nước 0,3 m/s trong 10, 20 và 30 phút luôn cao hơn ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 10,83, 17,50, 15,02% cho TCX cỡ I; và 12,50, 14,34, 7,50% cho TCX cỡ II. Đồng thời, cũng có sự khác nhau về đặc điểm tập tính di chuyển ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s, cụ thể như: (1) Đối với lưu tốc nước 0,3 m/s: TCX di chuyển chủ yếu bằng cách sử dụng chân ngực kết hợp khua chân bụng giúp tôm bơi lơ lững trong nước gần nền đáy với đầu tôm hướng về phía trước; (2) Đối với lưu tốc nước 0,6 m/s: Đa số tôm lại di chuyển bằng cách sử dụng chân ngực kết hợp khua chân bụng bò sát nền đáy với đầu tôm hướng về phía sau (ngoại trừ, một số trường hợp tôm vẫn di chuyển với đầu tôm hướng về phía trước hoặc gập thân mình bật phóng) (hình 3). Với đặc điểm về tập tính di chuyển như trên cho thấy, lưu tốc nước 0,6 m/s có sự tác động nhất định tới khả năng di chuyển của TCX, buộc TCX phải có sự thay đổi về kiểu di chuyển từ bơi lơ lững trong nước với đầu tôm hướng về phía trước sang kiểu di chuyển bò lùi ngược dòng nước với đầu tôm hướng về phía sau. Bảng 4. Các thông số thủy lực và nhiệt độ được đo đạc trong kênh nước hở Lưu tốc nước (m/s) Lưu lượng nước (m3/s) Độ sâu mực nước trong kênh nước hở (m) Nhiệt độ nước (oC) Số Reynolds (Re) Số Froude (Fr) Mực nước đầu kênh Mực nước giữa kênh Mực nước cuối kênh Mực nước trung bình 0,3 0,049 ± 0,02 0,32 ± 0,02 0,32 ± 0,02 0,33 ± 0,02 0,32 ± 0,02 25,5 - 26 2479,18 ± 27,54 0,17 ± 0,01 0,6 0,102 ± 0,02 0,29 ± 0,02 0,30 ± 0,02 0,29 ± 0,02 0,30 ± 0,02 25,5 - 26 3829,38 ± 42,18 0,36 ± 0,01 0,9 0,147 ± 0,02 0,33 ± 0,02 0,30 ± 0,02 0,27 ± 0,03 0,30 ± 0,02 25,5 - 26 5603,51 ± 160,60 0,52 ± 0,02 Bảng 5. Tỷ lệ và tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở các lưu tốc nước Cỡ tôm Lưu tốc nước (m/s) Số lần thử nghiệm (lần) Số TCX tham gia thử nghiệm (con) Tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m (m/phút) Tỷ lệ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở các lưu tốc nước trong 10, 20 và 30 phút (%) 10 phút 20 phút 30 phút TCX cỡ I 0,3 4 80 1,15 ± 0,07 13,33 ± 8,75 68,33 ± 6,83 94,17 ± 4,91 0,6 4 80 0,92 ± 0,06 2,50 ± 2,74 50,83 ± 7,36 79,16 ± 7,36 0,9 4 80 0 0 0 0 TCX cỡ II 0,3 4 80 1,18 ± 0,08 21,66 ± 6,83 76,00 ± 5,84 98,33 ± 2,58 0,6 4 80 0,96 ± 0,09 9,16 ± 4,91 61,66 ± 9,31 90,83 ± 2,04 0,9 4 80 0 0 0 0 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 3.2. Tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở các lưu tốc nước Kết quả quan trắc tốc độ TCX di chuyển qua kênh dài 18 m ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s lần lượt là 1,15, 0,92 m/phút cho TCX cỡ I; và 1,18, 0,96 m/phút cho TCX cỡ II. Trong đó, tốc độ TCX di chuyển ở lưu tốc nước 0,3 m/s nhanh hơn ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 0,23 m/phút cho TCX cỡ I và 0,22 m/phút cho TCX cỡ II. Đồng thời, TCX cỡ II cũng di chuyển nhanh hơn TCX cỡ I ở lưu tốc nước 0,3 và 0,6 m/s lần lượt là 0,03 và 0,04 m/phút. Đối với lưu tốc nước 0,9 m/s, do tôm không di chuyển thành công qua kênh dài 18 m và tôm có xu hướng bám giữ vị trí, ít di chuyển nên nghiên cứu không tính tốc độ di chuyển cho TCX ở lưu tốc nước này. Kết quả trên cho thấy, TCX cỡ I và II cần tối thiểu lần lượt là 11,81, 11,51 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s; và 14,76, 14,15 giờ ở lưu tốc nước 0,6 m/s để di chuyển giữa các hồ nghỉ xa nhất trên ĐDCQĐ Phước Hòa. Hình 5. TCX di chuyển ở lưu tốc nước 0,3 m/s (bên trái) và 0,6 m/s (bên phải). 4. Tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở các lưu tốc nước trong các khoảng thời gian kéo dài Kết quả quan trắc tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh trong 5, 10 và 15 giờ ở lưu tốc nước 0,3 m/s lần lượt là 88,33, 69,17, 30,83% cho TCX cỡ I; và 91,67, 83,33, 47,50% cho TCX cỡ II; ở lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 70,83, 36,67, 0% cho TCX cỡ I; và 82,50, 48,33, 12,50% cho TCX cỡ II (bảng 6). Đối với lưu tốc 0,9 m/s, do TCX không di chuyển qua kênh dài 18 m nên không tính tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở lưu tốc nước này (chiều dài khoảng cách xa nhất được ghi nhận đối với TCX cỡ I và II lần lượt là 3,85 và 8,21 m). Trong đó, tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh ở lưu tốc nước 0,3 m/s trong 5, 10 và 15 giờ lớn hơn so với lưu tốc nước 0,6 m/s lần lượt là 17,50, 30,50, 30,83% cho TCX cỡ I; và 9,17, 35,00, 35,00% cho TCX cỡ II. Tỷ lệ TCX cỡ II duy trì phía đầu kênh trong 5, 10 và 15 giờ cũng lớn hơn TCX cỡ I lần lượt là 3,34, 14,16, 16,67% ở lưu tốc nước 0,3 m/s; và 11,67, 11,66, 12,50% ở lưu tốc nước 0,6 m/s. Kết quả trên cho thấy, TCX cỡ I và II có thể di chuyển qua chiều dài khoảng cách xa nhất lần lượt là 1035, 1062 m ở lưu tốc nước 0,3 m/s; và 552, 864 m ở lưu tốc 0,6 m/s. Bảng 6. Tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh nước hở ở các lưu tốc nước Cỡ tôm Lưu tốc nước (m/s) Số lần thử nghiệm (lần) Số TCX tham gia thử nghiệm (con) Tỷ lệ TCX duy trì phía đầu kênh trong 5, 10 và 15 giờ (%) 5 giờ 10 giờ 15 giờ TCX cỡ I 0,3 4 80 88,33 ± 7,53 69,17 ± 7,36 30,83 ± 7,36 0,6 4 80 70,83 ± 8,61 36,67 ± 8,76 0 0,9 4 80 0 0 0 TCX cỡ II 0,3 4 80 91,67 ± 6,06 83,33 ± 6,83 47,50 ± 6,12 0,6 4 80 82,50 ± 8,22 48,33 ± 8,16 12,50 ± 7,58 0,9 4 80 0 0 0 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Lưu tốc nước 0,3 m/s là lưu tốc nước thuận lợi nhất (trong số 03 lưu tốc nước thử nghiệm) để TCX di chuyển trong điều kiện phòng thí nghiệm thủy lực. Ở lưu tốc nước này, TCX cỡ I và II đều có khả năng di chuyển qua chiều dài khoảng cách xa nhất giữa hai vị trí nghỉ trên ĐDCQĐ là 815 m (khu vực 4). Do đó, lưu tốc nước 0,3 m/s là lưu tốc phù hợp nhất để vận hành ĐDCQĐ Phước Hòa với khoảng cách bố trí các hồ nghỉ như hiện nay trên ĐDCQĐ ở Phước Hòa. - Lưu tốc nước 0,6 m/s cũng là lưu tốc nước phù hợp để TCX di chuyển trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng không thuận lợi bằng lưu tốc nước 0,3 m/s. Ở lưu tốc nước này, TCX cỡ II có khả năng di chuyển qua chiều dài khoảng cách 815 m, trong khi TCX cỡ I không thể vượt qua chiều dài khoảng cách trên. Do đó, để vận hành ĐDCQĐ Phước Hòa ở lưu tốc nước 0,6 m/s, cần bố trí thêm các hồ nghỉ trong khu vực 3 và 4 nhằm đảm bảo TCX cỡ I và II đều có thể di cư qua đập. - Lưu tốc nước 0,9 m/s là lưu tốc nước hạn chế khả năng di chuyển của TCX với một chiều dài khoảng cách nhất định (xa nhất đối với TCX cỡ I và II lần lượt là 3,85 và 8,21 m) trong điều kiện phòng thí nghiệm thủy lực. Do đó, đây là lưu tốc nước không phù hợp để vận hành công trình ĐDCQĐ ở Phước Hòa; song có thể được xem xét để áp dụng đối với các loại hình công trình ĐDCQĐ dạng "hồ" khi được xây dựng mới cho đối tượng mục tiêu là TCX. 2. Kiến nghị - Cần tiếp tục triển khai thử nghiệm khả năng di chuyển của TCX với các lưu tốc nước 0,3, 0,6 và 0,9 m/s trong điều kiện thực tế tại công trình ĐDCQĐ ở hồ chứa nước Phước Hòa để có kết quả thực nghiệm tốt hơn. - Bố trí thêm các thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm thủy lực đối với các lưu tốc nước trong khoảng từ 0,3 m/s đến 0,6 m/s và từ 0,6 m/s đến 0,9 m/s nhằm giới hạn phạm vi lưu tốc nước phù hợp với khả năng di chuyển của TCX cũng như xác định lưu tốc nước mà ở đó TCX có sự chuyển đổi từ kiểu di chuyển bơi với đầu tôm hướng về phía trước sang kiểu di chuyển bò với đầu tôm hướng về phía sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Ngọc Hừng (2005). Giáo trình Thủy lực công trình. Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ. 2. Vũ Vi An, Nguyễn Minh Niên và Nguyễn Nguyễn Du (2012). Hiện trạng và kế hoạch quản lý nguồn lợi thủy sản hồ Phước Hòa. Gói thầu MT4, Dự án Thuỷ Lợi Phước Hoà. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2. 3. Vũ Vi An, Nguyễn Minh Niên và Nguyễn Nguyễn Du (2013). Đánh giá kết quả bước đầu về đường dẫn cá ở đập Phước Hòa. Gói thầu MT4, Dự án Thuỷ Lợi Phước Hoà. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 2. Tiếng Anh 4. Katopodis, C. and Gervais, R. (2016). "Fish swimming performance database and analyses". DFO Can. Sci. Advis. Sec. Res. Doc. 2016/002. vi + 550 p. 5. Santos, HA, Pompeu, PS, Vicentini, GS, and Martinez, CB. (2008). "Swimming performance of the freshwater neotropical fi sh: Pimelodus maculatus Lacepède". Braz. J. Biol., 68(2): 433-439, 2008. 6. Upadhyay A. S, Kulkarni B. G and Pandey A. K. (2014). "Migration in prawns with special reference to light and water current as inducers in Macrobrachium rosenbergii". J. Exp. Zool. India Vol. 17, No. 1, pp. 33-48, 2014.
File đính kèm:
- quan_trac_kha_nang_di_chuyen_cua_tom_cang_xanh_o_cac_luu_toc.pdf