Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Động từ năng nguyện (còn gọi là trợ động từ) có vị trí quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng

Hán hiện đại, nó có đặc điểm ngữ pháp không giống với động từ thường. Do đó động từ năng

nguyện là một hiện tượng ngữ pháp tương đối phức tạp trong tiếng Hán, đồng thời cũng là một

phần ngữ pháp tương đối khó đối với sinh viên nước ngoài khi học tiếng Hán. Trong hệ thống

động từ năng nguyện thì động từ “”(yao) là một trong những động từ có tần số xuất hiện nhiều

nhất, có ngữ nghĩa đa dạng và ngữ pháp phức tạp. Do đó người nước ngoài đặc biệt là người mới

bắt đầu học tiếng Hán thường mắc những lỗi sai khi sử dụng câu có động từ năng nguyện “”.

Bài viết thông qua phát phiếu khảo sát lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “” cho 160 sinh

viên năm thứ nhất ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên đã tổng hợp

các lỗi câu sai mà sinh viên hay gặp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị trong

quá trình dạy và học động từ năng nguyện, giúp sinh viên hiểu rõ cách dùng của động từ này.

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1120
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

Phân tích lỗi sai khi sử dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ nhất ngành Tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
oặc khẳng 
định. Ví dụ: 
(11)你要不要吃水果? 
Dịch nghĩa: Anh muốn dùng chút hoa quả 
không? 
- Dùng trong câu phản vấn 
Câu phản vấn là trong câu không có từ phủ 
định nhưng ngữ nghĩa của câu là phủ định, 
ngược lại có từ phủ định nhưng lại mang 
nghĩa khẳng định.Ví dụ: 
(12)这件事情,你真的要怨恨我吗? 
Dịch nghĩa: Về chuyện này, anh thật sự muốn 
oán trách tôi sao? 
(13)做错了就是做错了,谁要听你的解释呢? 
Dịch nghĩa: Sai thì đã sai rồi, ai còn nghe bạn 
giải thích nữa chứ? 
3.3. Khảo sát thực trạng sử dụng động từ 
năng nguyện “要” của sinh viên năm thứ 
nhất ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại 
ngữ - Đại học Thái Nguyên 
3.3.1. Mục đích, đối tượng và nội dung khảo sát 
- Mục đích khảo sát: Thông qua khảo sát thực 
trạng sử dụng động từ năng nguyện “要”của 
sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Trung 
Quốc - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái 
Nguyên để tìm ra những lỗi thường gặp của 
sinh viên khi sử dụng, đồng thời phân tích 
nguyên nhân dẫn đến lỗi sai đó và đưa ra một 
số kiến nghị trong thực tế dạy và học. 
- Đối tượng khảo sát trong bài viết là sinh 
viên năm thứ nhất ngành tiếng Trung Quốc - 
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. 
- Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát được chia 
làm 3 phần: 
Phần 1: Chọn từ điền vào chỗ trống để khảo 
sát sinh viên có biết cách phân biệt giữa “要, 
想” và “要, 愿意” hay không. 
Phần 2: Yêu cầu sinh viên phán đoán đúng sai 
10 câu, chủ yếu khảo sát sinh viên phán đoán 
đúng sai về ngữ nghĩa và cách dùng của động 
từ năng nguyện “要”. 
Phần 3: Căn cứ vào những từ cho sẵn yêu cầu 
sinh viên sắp xếp thành câu đúng. 
3.3.2. Phân tích kết quả khảo sát 
Tổng số phiếu phát ra là 160 phiếu và thu về 
160 phiếu, trong tổng số 32 câu của phiếu 
khảo sát làm đúng nhiều nhất được 28 câu, 
đúng ít nhất được 11 câu. 
Bảng 1 thống kê cụ thể kết quả khảo sát thực 
trạng sử dụng động từ năng nguyện “要” của 
sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Trung 
Quốc - Khoa Ngoại ngữ: 
Bảng 1. Thống kê kết quả khảo sát 
sử dụng động từ năng nguyện “要” 
Nội dung 
khảo sát 
Số 
câu 
Số câu 
đúng 
Tỷ lệ câu 
đúng 
(%) 
Số 
câu 
sai 
Tỷ lệ 
câu sai 
(%) 
Phần 1 18 2160 75,0 720 25,0 
Phần 2 10 1323 83,1 277 16,9 
Phần 3 4 557 87,3 83 12,7 
Tổng 32 4040 78,9 1080 21,1 
Thông qua phân tích kết quả khảo sát chúng 
ta thấy rằng sinh viên năm thứ nhất chuyên 
ngành tiếng Trung Quốc – Khoa Ngoại ngữ 
có lỗi sai sử dụng nhầm 3 động từ năng 
nguyện “要,想,愿意” và lỗi này chiếm tỷ 
lệ cao nhất, điều này thể hiện rõ sinh viên vẫn 
chưa nắm rõ và phân biệt sự khác nhau về 
ngữ nghĩa và cách dùng của 3 động từ năng 
nguyện này. Ngoài ra còn tồn tại các lỗi khi 
sử dụng như: thiếu động từ năng nguyện 
“要”, thừa động từ này và sai trật tự từ này 
trong câu được thống kê trong bảng 2. 
Bảng 2. Thống kê lỗi sai khi sử dụng 
động từ năng nguyện “要” 
Lỗi sai Số câu sai 
Tỷ lệ câu sai 
(%) 
Thiếu động từ 335 31,0 
Thừa động từ 158 14,6 
Sai trật tự từ 34 3,2 
Dùng nhầm từ 553 51,2 
Sau đây bài viết sẽ phân tích cụ thể các loại 
lỗi sai mà sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng 
Trung Quốc – Khoa Ngoại ngữ gặp phải khi 
sử dụng động từ năng nguyện “要” và nguyên 
nhân dẫn đến các lỗi sai này. 
Ngô Thị Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 427 - 433 
 Email: jst@tnu.edu.vn 431 
- Lỗi sai sử dụng thiếu động từ năng nguyện “要” 
Lỗi sai này là do dùng thiếu hoặc chưa nắm rõ 
cách dùng của động từ năng nguyện “要”. 
Ví dụ: 
 (14) 妈妈告诉我努力学习汉语。 
Dịch nghĩa: Mẹ bảo tôi chăm chỉ học tiếng Hán. 
Trong ví dụ trên cần thêm động từ năng 
nguyện “要” trước “努力”, ví dụ (14) sẽ là: 
妈妈告诉我要努力学习汉语 (Dịch nghĩa: 
Mẹ bảo tôi cần phải chăm chỉ học tiếng Hán). 
Xuất hiện lỗi sai này còn do trong quá trình 
giao tiếp hàng ngày cũng có lúc sử dụng và 
không sử dụng động từ năng nguyện “要” 
không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu, điều 
này có khả năng tạo ra sự nhầm lẫn cho người 
học, họ có thể cho rằng động từ năng nguyện 
“要” không quan trọng. Trong hệ thống ngữ 
pháp tiếng Hán có lúc lược bỏ động từ năng 
nguyện nhưng câu vẫn được thành lập vì động 
từ năng nguyện đứng trước động từ hoặc 
thành phần động từ biểu thị đặc điểm hoặc 
trạng thái của động tác. Ví dụ: 
(15) a. 她去上海出差。 
 Dịch nghĩa: Cô ấy đi Thượng Hải công tác 
 b.她要去上海出差。 
Dịch nghĩa: Cô ấy phải đi Thượng Hải công tác. 
Trong ví dụ trên cả hai câu đều không sai 
nhưng có sự khác biệt: câu a không có động 
từ năng nguyện “要”, câu b thì có. Câu a là 
biểu đạt tình huống sự việc đã xảy ra, câu b là 
yêu cầu cấp trên đối với cấp dưới hay cũng có 
khả năng cách nghĩ của bản thân như thế là 
đúng. Nếu sinh viên chưa nắm chính xác 
nghĩa của động từ năng nguyện “要” thì xuất 
hiện lỗi sai này là bình thường có thể xảy ra. 
- Lỗi sai khi dùng thừa động từ năng nguyện “要” 
Động từ năng nguyện là thành phần quan 
trọng trong câu. Trong quá trình học sinh viên 
thường gặp lỗi sai là chỗ cần dùng thì không 
dùng, ngược lại chỗ không cần dùng thì lại 
thêm vào cũng tạo ra lỗi sai và làm cho câu có 
sự khác biệt về ngữ nghĩa. Ví dụ: 
(16)她说如果我有什么不明白的事,我尽
管要问她。 
Dịch nghĩa: Cô ấy nói nếu tôi có việc gì 
không hiểu, tôi cứ phải hỏi cô ấy. 
Trong ví dụ trên“要” cần lược bỏ ví dụ (16) sẽ 
là: 她说如果我有什么不明白的事,我尽管问她 
(Dịch nghĩa: Cô ấy nói nếu tôi có việc gì 
không hiểu, tôi cứ hỏi cô ấy.) 
- Lỗi sai khi dùng nhầm động từ năng nguyện “要” 
Người học tiếng Hán đều biết trong hệ thống 
từ vựng tiếng Hán hiện đại rất hay gặp từ đa 
nghĩa hay gần nghĩa, với hiện tượng này thì 
đối với động từ năng nguyện loại biểu thị 
mong muốn, ước muốn càng thể hiện rõ. Do 
đó đặc trưng này gây khó khăn cho người 
nước ngoài học tiếng Hán. 
Khách quan mà nói tiếng Hán là loại ngôn 
ngữ có độ khó không nhỏ, là một loại ngôn 
ngữ có đặc thù riêng. Có lúc sự khác biệt ngữ 
nghĩa giữa các từ là rất nhỏ khiến cho người 
Trung Quốc cũng có thể dùng sai huống chi là 
người nước ngoài trong giai đoạn đầu học 
tiếng Hán, do đó xảy ra lỗi sai này là điều khó 
tránh khỏi. Ví dụ: 
*(17) 我下课后想去休息,不要学习。 
Dịch nghĩa: Sau khi tan học tôi muốn nghỉ 
ngơi, không cần học . 
*(18) 我一定想拿到奖学金。 
Dịch nghĩa: Tôi nhất định muốn lĩnh được 
học bổng 
*(19) 我真不要离开中国。 
Dịch nghĩa: Tôi thật sự không cần rời xa 
Trung Quốc 
Trong ví dụ (17) 不要 nên bỏ và sửa thành 
不愿意, ví dụ (18) 想 nên bỏ và sửa thành 要, 
ví dụ (19) 不要 nên bỏ và sửa thành不想. Do 
đó các câu đúng của 3 ví dụ trên là: 
(17)我下课后想去休息,不愿意学习。 
Dịch nghĩa: Sau khi tan học tôi muốn nghỉ 
ngơi, không muốn học. 
(18)我一定要拿到奖学金。 
Dịch nghĩa: Tôi nhất định phải lĩnh được 
học bổng 
(19)我真不想离开中国。 
Dịch nghĩa: Tôi thật sự không muốn rời xa 
Trung Quốc 
“要,想,愿意” là những động từ năng 
nguyện điều biểu thị ngữ nghĩa mong muốn, 
có trường hợp chúng có thể dùng thay thế cho 
Ngô Thị Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 427 - 433 
 Email: jst@tnu.edu.vn 432 
nhau nhưng có trường hợp không thể thay thế 
cho nhau. 
- Lỗi sai khi dùng sai vị trí của động từ năng 
nguyện “要” 
Trong quá trình học tiếng Hán một số sinh 
viên do không hiểu chính xác hoặc nắm rõ qui 
tắc ngữ pháp của động từ năng nguyện “要”, 
do đó rất dễ dùng sai vị trí của từ này trong 
câu nên chúng ta gọi là lỗi sai trật tự từ.Ví dụ: 
*(20)我去游乐场想玩旋转木马。 
*(21)他静坐想一会儿。 
*(22)可是我们总要得吃饭。 
Trong ví dụ (20) trật tự đúng của câu là “ 
我想去游乐场玩旋转木马” do trong câu 2 
động từ liên tiếp đứng cạnh nhau thì động từ 
năng nguyện phải là động từ đứng trước. 
Trong ví dụ (21) trật tự đúng là: 
他想静坐一会儿 căn cứ vào ngữ pháp tiếng 
Hán hiện đại sau động từ năng nguyện là 
động từ có tính vị từ do đó trật tự thông 
thường của câu là: Chủ ngữ + động từ năng 
nguyện + Vị ngữ + Tân ngữ. 
Trong ví dụ (22) trật tự đúng là 
可是我们总得要吃饭 vì phó từ bắt buộc phải 
đứng trước động từ năng nguyện “要”. 
3.4. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi sai của 
sinh viên năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ - 
Đại học Thái Nguyên khi sử dụng động từ 
năng nguyện “要” 
3.4.1. Nguyên nhân khách quan 
Thứ nhất, do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Mỗi 
loại ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng 
biệt với các loại ngôn ngữ khác, trong quá 
trình học người học luôn tìm ra những đặc 
trưng giống với tiếng mẹ đẻ, nhưng có điểm 
giống nhau và có điểm không giống nhau nên 
rất dễ dùng sai. Do đó trong quá trình dạy học 
và so sánh giáo viên giúp sinh viên khắc phục 
sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. 
Thứ hai, do độ khó nhất định của động từ 
năng nguyện“要”. 
Động từ năng nguyện “要” là một trong 
những động từ có ngữ nghĩa đa dạng và ngữ 
pháp phức tạp; do đó khi sử dụng sinh viên 
rất dễ dùng sai nếu không nắm rõ về ngữ 
nghĩa và cách dùng của động từ này. 
Thứ ba, do tài liệu học tập và tài liệu tham 
khảo chưa phong phú, chưa tập trung tổng 
hợp miêu tả hết cách dùng và ý nghĩa của 
động từ năng nguyện“要”. Cách dùng của 
động từ năng nguyện “要” không được giới 
thiệu tập trung ở một bài học mà nằm rải rác 
ở các bài trong giáo trình, do đối tượng khảo 
sát là sinh viên năm thứ nhất mới bắt đầu học 
tiếng Hán, vì vậy chưa biết tổng hợp cách 
dùng của động từ này nên rất dễ dùng sai. 
3.4.2. Nguyên nhân chủ quan 
Thứ nhất, do khả năng nhận thức có hạn của 
sinh viên. 
Mỗi sinh viên có sự khác nhau về sức khỏe, 
trạng thái tâm lí, trình độ nhận thức nên việc 
nhận thức ngôn ngữ sẽ khác nhau, có sinh 
viên nhận thức rất tốt nhưng ngược lại có sinh 
viên lại có biểu hiện kém hơn, do đó sinh viên 
kém sẽ rất khó để tiếp thu kiến thức và nắm 
chắc kiến thức ngay từ đầu. 
Thứ hai, do bản thân sinh viên và phương 
pháp học chưa phù hợp. 
Kế hoạch học tập và phương pháp học của 
mỗi người trong quá trình học đều ảnh hưởng 
đến sự thu nhận ngôn ngữ của người đó. 
Người học thông thường đều biết trình tự học 
tập của bản thân, trong cả nội dung của quá 
trình học thì người học là chủ đạo do đó mỗi 
sinh viên có kế hoạch học tập và phương pháp 
học ngay từ đầu sẽ nắm chắc được kiến thức. 
3.5. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả 
trong quá trình dạy và học động từ năng 
nguyện “要” 
Để khắc phục những lỗi sai nêu trên khi sử 
dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên 
năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ nhóm tác giả 
đưa ra một số kiến nghị sau: 
3.5.1. Đối với sinh viên 
Thứ nhất, hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng 
Việt trong quá trình học, tiếng Việt và tiếng 
Hán có rất nhiều điểm ngữ pháp giống nhau 
nên tạo động lực tích cực cho sinh viên dễ 
dàng tiếp thu nhưng không phải lúc nào cũng 
giống nhau. Chẳng hạn động từ năng nguyện 
“要” dịch nghĩa tiếng Việt tương đương là 
“cần, phải” nhưng phủ định của nó là “不想” 
dịch tiếng Việt là “không muốn” chứ không 
Ngô Thị Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 427 - 433 
 Email: jst@tnu.edu.vn 433 
phải là “không cần, không phải” nên sinh viên 
mới bắt đầu học tiếng Hán rất dễ nhầm. 
Thứ hai, động từ năng nguyện “要” có ngữ 
nghĩa phức tạp và phân bố rải rác ở các bài 
trong giáo trình do đó học đến phần ngữ 
nghĩa nào sinh viên nên có kế hoạch và 
phương pháp học tập để bản thân tự ghi nhớ 
củng cố từng phần. 
Thứ ba, để nhớ sâu hơn kiến thức trong quá 
trình học sinh viên nên tự tạo ra tình huống 
giao tiếp để vận dụng các cách dùng và ngữ 
nghĩa của động từ năng nguyện “要” một 
cách thường xuyên. 
3.5.2. Đối với giáo viên 
Thứ nhất, giúp sinh viên hạn chế sự ảnh hưởng 
của tiếng mẹ đẻ trong quá trình dạy học, động 
từ năng nguyện “要” là động từ đa nghĩa có 5 
lớp nghĩa do đó trong quá trình giảng dạy giáo 
viên cần phân tích rõ từng lớp nghĩa và khi so 
sánh dịch sang tiếng Việt thì “要” tương 
đương với từ nào để sinh viên dễ dàng sử dụng 
không bị nhầm lẫn sang từ khác hoặc dùng 
thừa thiếu động từ năng nguyện “要”. 
Thứ hai, để giúp sinh viên phân biệt được cách 
dùng của 3 động từ năng nguyện gần nghĩa 
“要,想,愿意” đầu tiên giáo viên nên đưa ra 
tình huống có sự xuất hiện của 3 từ này sau đó 
phân tích sự khác nhau về ngữ nghĩa giữa 
chúng giúp sinh viên hiểu rõ về cách dùng và 
cuối cùng đưa ra các dạng bài tập vận dụng 
(thay thế, điền vào chỗ trống, sửa lỗi sai) để 
sinh viên làm thực hành khắc sâu kiến thức. 
Thứ ba, để khắc phục lỗi sai trật tự từ khi sử 
dụng động từ năng nguyện “要” trong câu có 
nhiều thành phần, giáo viên nên viết rõ công 
thức câu (chủ ngữ + (phó từ) + “要” + động 
từ thường + thành phần khác) lên trên bảng 
đồng thời lấy ví dụ minh họa phân tích, sau 
đó yêu cầu sinh viên vận dụng thực hành lấy 
ví dụ theo mẫu câu. 
Thứ tư, trên lớp giáo viên thường xuyên tạo ra 
các ngữ cảnh giao tiếp có sử dụng động từ 
năng nguyện “要” để sinh viên thường xuyên 
vận dụng nhằm nâng cao khả năng giao tiếp 
và nắm vững cách dùng. Đồng thời khích lệ 
sinh viên tự tạo ra các tình huống có sử dụng 
các lớp ngữ nghĩa của động từ năng nguyện 
“要” để sinh viên có thể tự hiểu và tự vận 
dụng nhằm ghi nhớ kiến thức sâu hơn. 
Thứ năm, căn cứ vào tình hình nắm kiến thức 
của sinh viên khi sử dụng động từ năng 
nguyện “要” giáo viên thường xuyên đưa ra 
các dạng bài tập tổng hợp như: thay thế, điền 
từ vào chỗ trống, sửa lỗi sai, dịch câu nhằm 
củng cố tổng hợp toàn bộ cách dùng và ngữ 
nghĩa của động từ này để giúp sinh viên nắm 
chắc kiến thức. 
4. Kết luận 
Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng sử 
dụng động từ năng nguyện “要” của sinh viên 
năm thứ nhất ngành tiếng Trung Quốc - Khoa 
Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên chúng ta 
thấy rằng: sinh viên khi sử dụng động từ này 
vẫn còn tồn tại một số lỗi sai như: dùng thiếu 
và thừa động từ năng nguyện “要”, dùng sai 
vị trí từ và dùng nhầm trong câu. Trên cơ sở 
phân tích kết quả chúng ta thấy rõ nguyên 
nhân xảy ra những lỗi này là do: ảnh hưởng 
một phần của tiếng Việt, độ khó nhất định của 
động từ này, tài liệu học tập và tham khảo 
chưa phong phú, trình độ nhận thức của sinh 
viên có hạn, phương pháp và kế hoạch học 
tập của sinh viên chưa phù hợp. Vì thế bài 
viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng 
cao hiệu quả học tập của sinh viên khi sử 
dụng động từ năng nguyện này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. T. T. Lu, Analysis of Chinese grammar 
problems. Beijing University Press, 1979. 
[2]. N. K. Ly, “Issues related to auxiliary verbs,” 
Literary journals , vol. 87, no. 6, pp. 22-27, 1993. 
[3]. Beijing Language Research Institute, Analysis 
and statistics of Chinese vocabulary. Beijing 
Foreign Language Education Publishing 
House, 1985. 
[4]. T. T. Dinh, Discussion on modern Chinese 
grammar. Beijing University Press, 2004. 
[5]. L. Vuong, An overview of Chinese grammar. 
Beijing University Press, 1979. 
[6]. D. H. Chu, Teaching grammar. Beijing 
University Press, 1986. 
[7]. T. T. Lu, 800 modern Chinese words. Beijing 
University press, 2009, pp. 291-293. 
[8]. C. Dong, Understanding Chinese words’ 
meanings. Central University of Broadcasting 
Publisher,1985. 
[9]. D. H. Chu, “Grammatical structure in sentences,” 
Language newspaper, Liaoning University, 
China, vol. 132, no. 6, pp. 32-37, 1982. 
[10]. T. T. Lu, Modern Chinese Grammar in Use. 
Beijing University press, 1980. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_loi_sai_khi_su_dung_dong_tu_nang_nguyen_cua_sinh_v.pdf