Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy

Thái độ học tập của người học là một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng giảng dạy. Thực tế

giảng dạy đại học cho thấy, nhiều sinh viên còn chưa có thái độ học tập đúng đắn trong quá trình

học tập. Trong bài viết này, chúng tôi làm rõ các vấn đề chất lượng giảng dạy, thái độ học tập và

mối quan hệ của thái độ học tập với chất lượng giảng dạy, đồng thời đưa ra kết quả nghiên cứu

về thái độ học tập của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại tại trường Đại học Ngoại

thương thông qua phương pháp điều tra cơ bản.

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 1

Trang 1

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 2

Trang 2

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 3

Trang 3

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 4

Trang 4

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 5

Trang 5

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 6

Trang 6

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 600
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy

Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương mại và vấn đề chất lượng giảng dạy
ng giờ học. Có lúc môn học vốn đã 
kém hấp dẫn, lại thêm phương pháp giảng dạy của 
giảng viên tẻ nhạt, không truyền được cảm hứng 
học tập, không thu hút được sự chú ý của sinh 
viên, vì thế mà các em lên lớp thiếu đi sự hứng 
khởi, chỉ chờ điểm danh và mong cho giờ học qua 
nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh các lý do khách quan, 
bảng khảo sát cũng thu thập được một số lý do 
chủ quan. Nhiều em sinh viên do ngày đi học kết 
hợp đi làm thêm, tối về muộn học bài khuya nên 
thường đến lớp với trạng thái thiếu ngủ, vì vậy sự 
tập trung cho bài giảng cũng bị giảm sút. Ngoài 
ra cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù sinh viên có ý 
thức học tập tốt, nhưng nhiều bạn vốn có tính “lơ 
đãng” nên không thể tập trung quá lâu trong thời 
gian học ở trên lớp. Vì thế mà nhiều bạn có lúc 
chăm chú lắng nghe bài giảng, nhưng có lúc lại 
bị hấp dẫn bởi những âm thanh hoặc sự việc khác 
xung quanh. Theo kết quả khảo sát, số sinh viên 
chưa thực sự nghiêm túc trong việc lắng nghe bài 
giảng trên lớp còn khá cao (43,4%). Sự thiếu tập 
trung sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với 
kết quả học tập môn học, nhất là những môn học 
đòi hỏi có sự tập trung cao, mà sinh viên chỉ lơ là 
một chút thôi sẽ có thể bỏ lỡ rất nhiều thông tin 
quan trọng. Cũng từ các ý kiến nói trên của các em 
sinh viên, chúng tôi thấy rằng ngoài ý thức học tập 
của bản thân sinh viên thì tỷ lệ sinh viên tập trung 
chú ý nghe bài giảng cao hay thấp còn phụ thuộc 
vào nội dung bài học và khả năng truyền nhiệt của 
giảng viên. Điều đó cho thấy, giảng viên có vai trò 
vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự tập trung 
chú ý của người học, đặc biệt khi sinh viên không 
tìm thấy sự hứng thú ở môn học. 
Song song với việc chú ý nghe giảng thì ghi 
chép bài giảng là một việc không thể thiếu đối với 
những người đi học. Đây là cách giúp người học 
lưu giữ thông tin và kiến thức cần thiết của môn 
học. Chính vì ngay tại buổi học, người học không 
thể nhớ hết những nội dung giảng viên trình bày 
ở trên lớp, do đó người học cần ghi chép lại để về 
nhà có thể xem, ôn lại những kiến thức đó và cũng 
để nắm chắc hơn về bài học. Tuy nhiên, việc ghi 
chép cần phải có phương pháp và nó phụ thuộc 
vào sự lựa chọn của từng người học, nhưng yêu 
cầu chung của việc ghi chép là phải chú ý đến tính 
khoa học, tính rõ ràng thì mới đạt đến các hiệu 
quả học tập. Đối với nội dung “chăm chỉ ghi chép 
bài giảng”, số liệu khảo sát của chúng tôi cho biết, 
có 60,2% sinh viên chăm chỉ ghi chép bài học. 
Nhưng 39,8% sinh viên cho ý kiến ngược lại, các 
em không chăm chỉ ghi chép lại những nội dung 
đã có trong giáo trình và tài liệu mà chỉ ghi chép 
những nội dung mới, những phần cần chú ý hoặc 
những vấn đề các em quan tâm. Đây là một cách 
ghi chép ngắn gọn và tiết kiệm thời gian. Đồng 
thời, nó cũng giúp các em sinh viên chưa có thói 
quen vừa ghi chép vừa nghe giảng có nhiều thời 
gian lắng nghe bài giảng mà khi ghi chép cũng 
không bỏ sót những kiến thức quan trọng.
Bên cạnh việc nghe giảng và ghi chép nội dung 
bài giảng, việc tương tác với giảng viên không chỉ 
tạo không khí sôi nổi cho lớp học mà còn giải đáp 
được rất nhiều vấn đề liên quan đến nội dung bài 
học. Kết quả khảo sát cho thấy, 49.4% số sinh 
viên có tinh thần hợp tác với giảng viên. Sự hợp 
tác của sinh viên thể hiện ở việc chủ động giơ tay 
phát biểu, đưa ra các ý kiến xây dựng bài học, đưa 
ra các câu hỏi thắc mắc xung quanh nội dung bài 
học. Tuy nhiên, vẫn còn nửa số sinh viên (50.6%) 
chưa thực sự chủ động và tích cực trong việc xây 
dựng bài học trên lớp cùng giảng viên. Khi được 
phỏng vấn về vấn đề này, nhiều sinh viên đã đưa 
ra lý do không hợp tác là vì: Thứ nhất, thái độ học 
tập hăng hái và tích cực của sinh viên còn phụ 
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
thuộc vào mức độ yêu thích môn học, mức độ tập 
trung trong giờ học, độ khó và số lượng các câu 
hỏi mà giảng viên đưa ra; Thứ hai, một bộ phận 
sinh viên có tâm lý ngại phát biểu ý kiến, cũng có 
trường hợp sinh viên không biết cách biểu đạt và 
thể hiện ý nghĩ của mình hoặc còn sợ sai nên chưa 
mạnh dạn, tự tin khi đưa ra ý kiến xây dựng bài 
học. Có lẽ, đây là vấn đề mà giảng viên cần hết 
sức chú ý khi lên lớp dạy học. Giảng viên với vai 
trò là “người tổ chức”, “người điều khiển” trong 
lớp học nên khuyến khích sinh viên phát biểu ý 
kiến bằng nhiều hình thức khác nhau để tăng sự 
hứng thú đối với việc học và cũng để sinh viên 
cảm thấy thoải mái, tự tin khi đưa ra quan điểm 
trước thầy cô giáo và bạn học.
Từ kết quả khảo sát thái độ học tập trên lớp 
của sinh viên, chúng tôi có thể đánh giá như sau: 
Phần lớn sinh viên (83,1%) đã nghiêm túc trong 
việc “đi học đầy đủ và đúng giờ” Đối với việc 
“tập trung chú ý nghe giảng” (56,6%) và “chăm 
chỉ ghi chép bài giảng” (60,2%), mặc dù đã có 
hơn ½ số sinh viên được khảo sát đạt yêu cầu 
nhưng con số đạt được chưa thực sự cao, mới chỉ 
dừng ở mức trung bình. Ngoài ra, số sinh viên 
tích cực tương tác với giảng viên qua việc giơ tay 
phát biểu xây dựng bài cũng chỉ đạt 49.4%, tức là 
chưa vượt qua con số 50%. Tổng hợp các số liệu 
trên cho thấy, sinh viên chưa hoàn toàn có thái độ 
học tập tích cực trên lớp. Điều này ít nhiều sẽ ảnh 
hưởng đến chất lượng học tập và giảng dạy trên 
lớp cho sinh viên.
3.2. Thái độ học tập ở nhà của sinh viên
Cùng với việc học trên lớp, việc học ở nhà có 
ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên học 
tập tốt các môn học. Vì thời gian học trên lớp cho 
một môn học không nhiều nên việc sinh viên tự 
giác học ở nhà cũng là một trong những yếu tố 
quyết định lượng kiến thức sinh viên nắm được và 
nhớ được sau khi nghe giảng. Tuy nhiên, không 
phải sinh viên nào cũng có ý thức học bài ở nhà, 
ngay cả khi các em biết rằng việc học ở nhà là rất 
cần thiết. Để hiểu hơn về thái độ học tập của sinh 
viên khi ở nhà, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 
sinh viên về các nội dung chuẩn bị bài mới, ôn 
bài, làm bài tập và tự học. Khi được hỏi về các nội 
dung trên, 83 sinh viên được khảo sát cho kết quả 
điều tra như sau (xem bảng 2). 
“Chuẩn bị bài mới” (ví dụ như xem trước nội 
dung bài học, tìm hiểu các vấn đề liên quan, tự giải 
đáp câu hỏi, xem trước phần bài tập...) thường là 
công việc sinh viên phải làm trước ở nhà. Để khi 
đến lớp, các em có thể tận dụng tối đa thời gian 
trên lớp nắm bắt nội dung bài học, tự tin tham gia 
các hoạt động phát biểu ý kiến xây dựng bài, đưa 
ra các câu hỏi thảo luận, yêu cầu giải đáp những 
chỗ chưa rõ ràng và tương tác được với giảng viên 
nhiều hơn. Với ý nghĩa như vậy, đối với bất kỳ 
môn học nào thì việc chuẩn bị bài mới cũng là một 
công việc có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng 
đến hiệu quả học tập trên lớp của sinh viên. Theo 
như kết quả khảo sát tại bảng 2, chỉ 44,6% sinh 
viên có chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nhưng có 
Bảng 2: Kết quả khảo sát sinh viên về thái độ học tập ở nhà
Nội dung khảo sát
Ý kiến sinh viên
Có Không
Chuẩn bị bài mới 37/83 44,6% 46/83 55,4%
Ôn bài 49/83 59% 34/83 41%
Làm bài tập 48/83 57,8% 35/83 42,2%
Tự học 47/83 56,6% 36/83 43,4%
98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tới 55,4% sinh viên không chuẩn bị bài. Giải thích 
về việc không chuẩn bị bài: Một số sinh viên nêu 
lý do (khi được phỏng vấn) là không chắc chắn về 
nội dung sẽ học; nhiều sinh viên lấy lý do không 
có thời gian hoặc ngại chuẩn bị bài; còn lại một số 
ít sinh viên mức độ chuẩn bị không thường xuyên, 
có bài chuẩn bị có bài không, tùy vào thời gian 
rảnh rỗi của bản thân hay là nội dung của bài học. 
Những con số trên cho thấy, ý thức chuẩn bị bài 
ở nhà của đa số sinh viên vẫn còn chưa tốt, điều 
đó có nghĩa sinh viên chưa có sự chủ động và tích 
cực trong việc học ở nhà, chưa biến việc chuẩn bị 
bài ở nhà thành một công việc đương nhiên phải 
làm trước khi lên lớp. Điều này sẽ hạn chế việc 
giảng viên cung cấp thêm các kiến thức mới và 
các kiến thức nâng cao đối với một bài giảng trong 
khuôn khổ số tiết và thời lượng cho phép của một 
môn học trên lớp.
Đối với sinh viên, một công việc quan trọng 
không kém việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp đó 
là ôn lại những nội dung đã học. Việc ôn lại những 
nội dung đã học sẽ giúp sinh viên củng cố kiến 
thức và vận dụng thành thạo những kiến thức đó 
vào thực tế. Mặc dù việc ôn bài có ý nghĩa như 
vậy, nhưng khi được hỏi về việc “ôn bài” trước khi 
đến lớp, thì vẫn còn 41% sinh viên chưa có thói 
quen giành một khoảng thời gian nhất định trong 
ngày để thực hiện công việc ôn bài. Số 59% sinh 
viên còn lại, tuy trả lời có ôn bài, nhưng khi được 
hỏi thêm chúng tôi biết rằng, việc ôn bài của các 
em có lúc là sự ngẫu hứng, có lúc là sát ngày thi 
chứ không phải là công việc đều đặn hàng ngày. 
Trong con số 59% này, số sinh viên ôn bài với 
mức độ thường xuyên chỉ đạt 25%. Kết quả điều 
tra cho thấy bên cạnh những sinh viên có ý thức 
trong việc ôn bài ở nhà thì vẫn còn nhiều sinh viên 
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ôn bài. 
 “Học đi đôi với hành”, trong đó “học” là quá 
trình tiếp nhận kiến thức, còn “hành” là quá trình 
áp dụng kiến thức vào thực tế. Như vậy, “làm bài 
tập” chính là sự cụ thể hóa kiến thức lý thuyết 
thông qua các dạng bài tập thực hành từ đơn giản 
đến nâng cao. Thông qua việc làm bài tập, sinh 
viên sẽ hiểu rõ bản thân đã nắm được kiến thức 
bài học như thế nào, khả năng vận dụng kiến thức 
ra sao, từ đó có thể củng cố ôn lại các kiến thức lý 
thuyết mà các em cảm thấy chưa chắc chắn trong 
quá trình thực hành. Xét ở góc độ ý nghĩa của việc 
làm bài tập thì như vậy, song kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy, bên cạnh 57,8% sinh viên 
chăm chỉ làm bài tập, cũng có tới 42,2% sinh viên 
chưa nhiệt tình với công việc này. Mặc dù các em 
sinh viên ý thức được vai trò của việc làm bài tập 
trên lớp cũng như ở nhà, nhưng nhiều em thực 
tế lên lớp vẫn chưa làm bài hoặc có làm thì cũng 
làm với thái độ miễn cưỡng, làm lấy lệ cho đủ để 
không bị giảng viên trừ điểm chuyên cần.
Tự học vốn là quá trình người học tự giác và 
tích cực chiếm lĩnh tri thức. Trong nhà trường đại 
học, tự học là một trong những kỹ năng quyết định 
chất lượng học tập và giảng dạy. Thực tế giảng 
dạy cho thấy, nếu người dạy có giỏi đến mấy mà 
người học không chịu khó học tập và tự mình 
nghiên cứu mở rộng kiến thức thì người học khó 
đạt được kết quả học tập tốt hơn và cũng khó tránh 
khỏi việc bị lạc hậu so với sự phát triển của xã hội. 
Trong cùng một điều kiện môi trường học như 
nhau, sự khác biệt giữa các sinh viên thể hiện ở 
năng lực tự học. Đối với vấn đề “tự học”, kết quả 
khảo sát sinh viên cho biết, có 47 sinh viên (tức là 
56,6%) có kỹ năng tự học. Việc tự học của các em 
thể hiện ở sự sắp xếp một cách hợp lý thời gian và 
không gian học tập trong ngày, tham gia nghiên 
cứu khoa học, tìm kiếm tài liệu, chuẩn bị bài học, 
tự đặt tình huống và tìm cách giải quyết các vấn 
đề đặt ra Số 43,4% sinh viên còn lại, các em 
vẫn phụ thuộc vào sự truyền thụ tài liệu của giảng 
viên mà chưa rèn luyện được cho bản thân ý thức 
tự học. Con số này sẽ là cơ sở để giảng viên đại 
học chú ý điều chỉnh phương pháp dạy học hướng 
đến “dạy tự học” nhằm dẫn dắt sinh viên ra khỏi 
cách học thụ động và kém hiệu quả. 
 Từ kết quả khảo sát thái độ học tập ở nhà 
của sinh viên (thể hiện ở bảng 2), chúng tôi có 
thể đánh giá tổng hợp như sau: Hơn một nửa số 
sinh viên được khảo sát (khoảng 56,6% ~ 59%) 
99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
đã có ý thức trong việc ôn bài, làm bài tập và tự 
học. Mức độ tập trung cho các công việc trên 
chưa phải là cao nhưng tương đối đồng đều, do đó 
mức chênh giữa việc ôn bài, làm bài tập và tự học 
không nhiều. Số liệu khảo sát cho thấy, sinh viên 
rất có ý thức trong việc ôn bài (đạt mức cao nhất 
59% trong toàn bộ kết quả khảo sát thái độ học 
tập ở nhà của sinh viên). Ngoài ra, bảng số liệu 
cũng cho thấy, sinh viên không thích nhất là việc 
chuẩn bị bài mới nên cũng có quá nửa số sinh viên 
được khảo sát không làm việc này (55,4% ). Điều 
này càng làm rõ hơn tâm lý học thụ động của sinh 
viên. Các em cho rằng những kiến thức mới trong 
bài học dù gì cũng sẽ được giảng viên truyền thụ 
trong các buổi lên lớp, vì thế các em không cần 
mất thêm thời gian chuẩn bị và lâu dần với cách 
nghĩ này sẽ khiến sinh viên nảy sinh tâm lý ỷ lại 
và phụ thuộc vào người dạy. 
4. KẾT LUẬN
Thái độ học tập là những suy nghĩ, việc làm, 
cảm xúc của người học đối với việc học tập. Biểu 
hiện của thái độ học tập sẽ phản ánh người học 
đối với việc học tập có nghiêm túc hay không và 
là yếu tố quyết định không nhỏ đối với kết quả học 
tập của sinh viên và chất lượng giảng dạy của một 
nhà trường đại học. 
Từ lý luận đến thực tế nghiên cứu, số liệu của 
bài viết cho thấy ý thức tự giác học tập của sinh 
viên vẫn chưa đạt 100%. Đối với nội dung mang 
tính bắt buộc, có kiểm tra thường xuyên như đi 
học đầy đủ và đúng giờ thì số sinh viên nghiêm 
túc thực hiện đạt mức cao nhất 83,1%. Còn ở 
những nội dung khác như tập trung nghe giảng, 
ghi chép bài giảng, tương tác với giảng viên, ôn 
bài, làm bài tập và tự học, tuy số sinh viên có ý 
thức thực hiện không quá thấp, nhưng số liệu bài 
viết thu thập được cũng chỉ đạt ở mức trung bình 
(50%~60%). Kết quả nghiên cứu này phản ánh, 
một bộ phận sinh viên vẫn thích cách dạy áp đặt 
và tiếp thu kiến thức một cách bị động qua việc 
truyền đạt của giảng viên mà không có bước đối 
chiếu, so sánh với những kiến thức lẽ ra sinh viên 
cần tìm hiểu và chuẩn bị trước đó. Ngoài ra, kết 
quả nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh những 
sinh viên có ý thức tích cực chủ động chiếm lĩnh 
kiến thức, thì vẫn còn nhiều sinh viên ngại học, 
hoặc học theo cảm hứng và học để đối phó, thậm 
chí sinh viên còn tranh thủ giờ học để làm việc 
riêng. Sở dĩ còn hiện tượng như vậy là do sinh 
viên chưa nghiêm túc trong học tập và chưa nhận 
thức đúng đắn về vai trò của việc học trên lớp 
cũng như việc học ở nhà./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Xuân Hải (2002), “Lý luận và phương 
pháp dạy học đại học”, Tài liệu tham khảo cho 
học viên cao học, Viện Đảm bảo chất lượng giáo 
dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Đặng Xuân Hải (2009), “Quản lý chất 
lượng”, Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý nhà 
trường các cấp, Viện Đảm bảo chất lượng giáo 
dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đào Lan Hương (1998), “Tự đánh giá thái 
độ học tập môn Toán của sinh viên”, Tạp chí 
Nghiên cứu giáo dục, số 3.
4. Đặng Bá Lãm (2005), “Quản lý nhà nước 
về giáo dục - lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Quang (1998), “Nguyễn Ngọc 
Quang - Nhà sư phạm, Người góp phần đổi mới 
lý luận dạy học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, 
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lí chất lượng (ISO 
9000:2000).
7. Viện Ngôn ngữ học (2010), “Từ điển tiếng 
Việt”, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfthai_do_hoc_tap_cua_sinh_vien_tieng_trung_thuong_mai_va_van.pdf