Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Hiện nay, E-learning trở thành một phương thức dạy và học phổ biến, nó đáp ứng

nhu cầu của người học và người dạy và giúp họ tận dụng ngày càng hiệu quả công nghệ

thông tin và truyền thông, đặc biệt trong giảng dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc triển khai

giảng dạy và học tập theo phương thức này có thực sự hiệu quả, đặc biệt đối với việc học

kỹ năng nói? Người học gặp những thuận lợi hay khó khăn gì, họ đã thực sự biết tận dụng

các ưu thế của E-learning? Nghiên cứu phản hồi của người học về phương thức dạy và học

ngoại ngữ này thực sự cần thiết. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,

chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề trên với khách thể là sinh viên tiếng Pháp năm 2, trường Đại

học ngoại ngữ, Đại học Huế. Trong bài cáo này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu

cũng như đưa ra các vấn đề thảo luận nhằm góp phần nâng cao hiệu quả E-Learning trong

giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy kỹ năng nói tiếng Pháp nói riêng.

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 7

Trang 7

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4660
Bạn đang xem tài liệu "Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Phản hồi của sinh viên khi học kỹ năng nói theo hình thức E-Learning: Trường hợp sinh viên Tiếng Pháp năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
c học cụ đa phương tiện: Người dạy và/hoặc người học sử dụng 
công cụ trình chiếu hay tài liệu đa phương tiện trên lớp học. Ví dụ: Sử dụng bài trình chiếu, khai 
thác tài liệu từ Internet. 
- Trực diện được tiết giảm hay tinh giản: phần chính của khoá học được tổ chức tập trung trực 
diện. Một số hoạt động được thay thế bằng các hoạt động tự học, bài tập cá nhân hay làm việc 
nhóm từ xa. 
- Trực diện được tăng cường với hoạt động từ xa trước và sau buổi học: Toàn bộ người dạy và 
người học đều có hộp thư điện tử. Trước và sau buổi học, người dạy gửi cho người học một số 
tài liệu có thể truy cập từ xa. 
- Trực diện xen kẽ: Khoá học có sự xen kẽ giữa thời gian dạy học trực diện và dạy học từ xa. 
Theo nghiên cứu của chúng tôi, dù hình thức hay đối tượng nào, việc giảng dạy trực 
tuyến muốn thành công cần phải có các phương tiện hỗ trợ đầy đủ và có hệ thống tổ chức quản 
lý chất lượng và với kim chỉ nam luôn là lựa chọn phương pháp giảng dạy hợp lý và xây dựng 
một kịch bản cho tiến trình giảng dạy một cách khoa học. 
E-learning và triết lý “lấy người học làm trung tâm” 
Khi nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào dạy học, chúng tôi vẫn chú trọng quan niệm 
“lấy người học làm trung tâm”, đúng hơn là một triết lý sư phạm hiện nay. Bởi chúng tôi muốn 
nhấn mạnh phương pháp dạy học, kịch bản khóa học mà giáo viên lựa chọn phải hướng đến 
người học, để tránh hướng đi “lấy người thầy làm trung tâm” hay “lấy công nghệ làm trung 
tâm” khi người dạy muốn thể hiện các chức năng ưu việt của công nghệ mà quên đi đối tượng 
chính của việc học tập. Quan điểm này có thể được hiểu như sau: 
“Dạy học “lấy người học làm trung tâm” có tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho HS hoạt động tích 
cực, sáng tạo, lấy tự học làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm 
phương tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập”; “Lấy 
người học làm trung tâm” là quan điểm không phải hạ thấp vai trò của người thầy, đưa người 
thầy xuống trở thành người “quan sát”, “chứng kiến” hoạt động của HS. Mà ngược lại vì “lấy 
người học làm trung tâm” nên càng yêu cầu cao đối với năng lực của người thầy. Người thầy 
phải là người có khả năng tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của HS, giúp HS học tập tốt nhất.” 
(Hoàng, 2013) 
Đối với giảng dạy ngoại ngữ cũng không nằm ngoài xu hướng này, dù với đường hướng 
giao tiếp hay các phương pháp giảng dạy tích cực hiện nay đều “lấy người học làm trung tâm”. 
Hoạt động học tập “bởi người học và vì người học” có nghĩa người học là trung tâm của quá 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
41 
trình học tập, chịu trách nhiệm chính việc học của mình. Như vậy, một nhiệm vụ của giảng dạy 
hay phương pháp giảng dạy cần giúp người học chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc học của 
mình. Đặc biệt với phương thức E-learning, tính chủ động tự giác của người học cần thiết hơn 
bao giờ hết. Đồng thời, các khoá học và phương thức học tập phải đáp ứng nhu cầu, mục tiêu 
của người học, phù hợp với người học. 
Cũng chính quan niệm này chúng tôi ý thức cần hiểu rõ người học, điều chỉnh, hoàn 
thiện các phương thức dạy học để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của đối tượng người 
học. Cụ thể, chúng tôi đã tìm hiểu phản hồi của sinh viên về phương thức giảng dạy trực tuyến 
vừa qua trong việc học tập kỹ năng nói tiếng Pháp. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Chúng tôi thực hiện khảo sát sinh viên tiếng Pháp năm 2, K15 thuộc Khoa Tiếng Pháp-
Tiếng Nga, Trường ĐHNN, ĐHH. Sau khi đã học học phần Nói 4 với hình thức E-learning 
trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết và kết quả điều tra. 
- Phương pháp định lượng: điều tra bằng bảng hỏi trong quá trình học và sau khi học. 
Công cụ nghiên cứu đã được sử dụng gồm: 
- Bảng hỏi dành cho SV sau khi học gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở. 
- Google form là phần mềm phục vụ việc điều tra và tổng hợp số liệu. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Chúng tôi đã khảo sát tất cả sinh viên năm 2, K15, các sinh viên này học học phần nói 4 
theo 3 nhóm lớp. 
52/54 SV đã tham gia trả lời khảo sát và chúng tôi đã có những kết quả chính như sau: 
Đa số sinh viên đều có các phương tiện để truy cập Internet và học trực tuyến, 100% SV 
đều có điện thoại thông minh, 60% có máy tính xách tay, 10 % có máy tính bàn và 69% có 
Internet tại nhà. 
SV nhận thấy họ vừa có nhiều thuận lợi khi học trực tuyến: 
- Có phương tiện hỗ trợ đầy đủ 
- Có hướng dẫn của giáo viên về phương pháp học 
- Có khả năng truy cập Internet ở nhiều nơi 
- Có hệ thống học trực tuyến của trường (lms.hucfl.edu.vn) 
- Kỹ năng ứng dụng CNTT của bản thân tốt 
- Có bản hướng dẫn và video cụ thể của Trường khi đăng ký học E-learning 
- Đã từng theo các khóa học trực tuyến khác 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
42 
- Có sự giúp đỡ của bạn bè 
- Tài liệu học tập trong khóa học phong phú 
Trong đó thuật lợi lớn nhất là khả năng kết nối Internet nhiều nơi (98%), và hơn 50% 
SV lựa chọn các thuận lợi còn lại. 
Về khó khăn trong việc theo học bằng phương thức E-learning, SV đã gặp những vấn đề 
sau đây: 
- Không có đầy đủ thiết bị công nghệ hỗ trợ 
- Các hướng dẫn về phương pháp học không rõ ràng 
- Việc sử dụng trang học qua mạng của trường phức tạp 
- Các vấn đề kỹ thuật của trang học qua mạng của trường 
- Các vấn đề kỹ thuật của các công cụ phục vụ học qua mạng 
- Khó liên hệ với giáo viên 
- Khó liên hệ với bạn bè 
- Ít tương tác với giáo viên 
- Ít tương tác với người học 
- Thiếu khả năng tự học 
- Thiếu tài liệu tham khảo trong khóa học. 
Trong đó, ba khó khăn lớn nhất của tất cả SV đó là: Sử dụng chưa thành thạo trang web 
học ( Các vấn đề kỹ thuật của trang học qua mạng của trường; Ít tương 
tác với giáo viên. 
Về công cụ kỹ thuật số phục vụ học tập, trong khi một số SV cho rằng đây là thuận lợi 
của họ thì không ít SV cho rằng đây là một khó khăn, họ thiếu các phương tiện học tập trực 
tuyến. Điều đó đặt ra vấn đề khoảng cách kỹ thuật số trong sinh viên. 
Đối với việc học kỹ năng nói, SV cho biết các phương tiện học tập mà họ đã dùng khi 
học học phần nói 4: 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Zoom G Meet Tài liệu 
nghe nhìn 
trên LMS
Tài liệu 
văn bản 
trên LMS
Giáo trình 
như học 
trực tiếp
Phương tiện học tập
Tỉ lệ
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
43 
Theo kết quả trên, phương tiện được dùng nhiều nhất là nền tảng hội nghị trực tuyến 
Zoom, đồng thời hơn 50% SV được học kết hợp với nhiều phương tiện khác. 
Điều chúng tôi quan tâm hơn cả đó là nhận xét của người học về hiệu quả của việc học 
tập này qua các câu hỏi tiếp theo: 
Xét trên tổng số SV năm 2 của cả 3 nhóm qua câu hỏi đánh giá theo 5 bậc từ “không 
hiệu quả” đến “rất hiệu quả”, thì 60% cho rằng khá hiệu quả, không SV nào chọn rất hiệu quả 
và chỉ gần 1% cho rằng hiệu quả và 5% cho rằng không hiệu quả. Như vậy, nhìn chung việc học 
tập trực tuyến chưa thực sự đạt được chất lượng cao. 
Tuy nhiên so sánh giữa các nhóm thì có sự phân hóa: 
Theo kết quả thu được nhóm 1 các SV nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng nói là hiệu quả 
và khá hiệu quả. Điều này có thể giải thích qua các nguyên nhân: nhóm học này ít SV (09 SV), 
và họ có đầy đủ phương tiện hỗ trợ học trực tuyến, 100% có máy tính và/hoặc điện thoại thông 
minh, Internet tại nhà. Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ đây là nhóm đầu vào đa số là D3, tức là đã có 
học tiếng Pháp ở phổ thông, so với 2 nhóm còn lại thì trình độ ngôn ngữ của nhóm này cao hơn. 
Hơn nữa, các hoạt động trực tuyến của nhóm này cũng đa dạng hơn, họ không có khó khăn 
trong tương tác với giáo viên và sinh viên trong quá trình học. 
Đề tài nghiên cứu việc học kỹ năng nói nên chú trọng các hoạt động rèn luyện kỹ năng 
này như thuyết trình, đóng vai, hội thoại. Điều đáng chú ý là các hoạt động này đều được đánh 
giá có hiệu quả và khá hiệu quả, chỉ 25% sinh viên cho rằng ít hiệu quả. 
Điều đó được giải thích bởi các thuận lợi mà SV có được sau đây: 
 Đối với thuyết trình: SV có thể luyện tập nhiều lần trước khi quay lại bài thuyết trình, 
chính luyện tập nhiều lần sinh viên tiến bộ và tự tin khi nói (ý kiến của 50% SV), thuận lợi lớn 
nhất mà nhiều SV lựa chọn (70%) là lưu lại được và lại lại để rút kinh nghiệm, ngoài ra cũng 
cần kể đến: phát huy sức sáng tạo của bản thân, chủ động, và rèn luyện được kỹ năng tin học. 
Đối với các hoạt động như hội thoại và đóng vai, thì có chức năng «chia phòng» của Zoom để 
từng nhóm SV luyện tập không bị nhiễu tiếng ồn của nhóm khác như học trực tiếp. Ngoài ra, 
theo quan sát của người nghiên cứu và trực tiếp dạy, chúng tôi nhận thấy các SV vốn nhút nhát 
thì trở nên mạnh dạn phát biểu và thực hiện các nhiệm vụ qua mạng rất tích cực. 
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
Không hiệu 
quả
Ít hiệu quả Khá hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
44 
 Tuy nhiên cũng cần lưu ý các khó khăn mà SV gặp phải: Vấn đề kỹ thuật đường truyền 
Internet (100% SV đã nêu ra), thiếu thiết bị tạo video, thiếu kỹ năng ứng dụng CNTT. 
 Tiếp theo, chúng tôi tìm hiểu nguyện vọng của SV về việc tiếp tục học theo phương 
thức E-learning kỹ năng nói, phần lớn SV của 3 nhóm mong muốn tiếp tục, trong đó 100% SV 
nhóm 1, 55% SV của nhóm 2 và 3. Trong số các SV mong muốn học trực tuyến, đa số chọn tỉ lệ 
học trực tuyến/trực tiếp là 2/5 (73 %). 
Như vậy, đa số SV mong muốn học theo hình thức hỗn hợp, kết hợp trực tuyến và trực tiếp tuy 
nhiên thời lượng học trực tiếp phải chiếm tỉ trọng lớn hơn. 
Cuối cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyện vọng và đề xuất của SV, SV hầu hết đều mong 
muốn: 
- Nhà trường và Khoa hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cấp hệ thống LMS. 
- Giảng viên đưa các tài liệu học tập và hướng dẫn cụ thể hơn. 
- Các hoạt động và bài tập cần đa dạng, tránh tất cả giáo viên cùng yêu cầu một nhiệm vụ, gây 
nhàm chán và mất nhiều thời gian (tránh yêu cầu làm thuyết trình nhiều môn cùng một lúc, hoặc 
làm nhiều bài tập qua hình thức tạo video cùng thời điểm). 
- Nhiều SV đề nghị GV chú ý gửi “feedback” thay vì ra nhiều bài tập mà không phản hồi kịp 
thời. 
Đây là những nhận xét của SV mà giảng viên cũng như các cấp quản lý cần quan tâm 
xem xét để hoàn thiện hơn chương trình E-learning hiện nay. 
5. Thảo luận và khuyến nghị 
Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy rằng việc giảng dạy E-learning tại trường Đại 
học Ngoại ngữ, Đại học Huế đang theo hướng hỗn hợp. Để đạt được hiệu quả, theo TS. Nguyễn 
Tấn Đại trong khóa học Hỗ trợ giảng dạy E-learning đã khuyến cáo: 
“- Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chất lượng nội dung của giáo trình, học liệu. 
- Học tập không chỉ là đọc tài liệu hay nghe giảng để hiểu bài. 
- Đọc/nghe qua máy tính không đương nhiên dễ dàng hơn đọc/nghe 
- Người học qua máy tính bị rơi vào tình trạng cô lập khỏi một môi trường thuần tuý dành cho 
học tập. 
- Sự tương tác có vai trò rất quan trọng để giúp phá vỡ tình trạng cô lập của người học, nhưng 
đó không phải là bản sao máy móc của quan hệ tương tác trên lớp học tập trung. 
- Dạy học trực tuyến cần tránh tạo ra bất công trong tiếp cận thông tin, nội dung học tập, thực 
hành, thi cử.” 
Như vậy chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng kịch bản như thế nào và tham khảo 
các kịch bản của các học phần giảng dạy song song tránh chồng chéo các nhiệm vụ. Hơn nữa, 
GV cần tăng cường tương tác và hướng dẫn người học, không để người học cô lập trước máy 
tính. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
45 
Không thể không nhắc đến điều kiện kỹ thuật để vận hành đào tào trực tuyến cũng như 
học tập. Từ phản hồi SV, chúng tôi nhận thấy có sự phân hoá về điều kiện tiếp cận công nghệ vì 
vậy trường và khoa, GV cần quan tâm hơn đối tượng này, có thể tạo ra không gian tự học có 
máy tính kết nối Internet mà SV có thể sử dụng học trực tuyến. 
Ngoài ra, giảng viên cần trang bị các kiến thức kỹ năng dạy E-learning, sử dụng thành 
thạo các chức năng sử dụng khoá học trên LMS của Trường cũng như cách thiết kế khóa học và 
tài liệu giảng dạy như thế nào để đáp ứng mục tiêu của chương trình và nhu cầu của người học. 
6. Kết luận 
Trên đây chúng tôi giới thiệu nội dung và kết quả chính của đề tài nghiên cứu phản hồi 
của SV tiếng Pháp sau khi học kỹ năng nói qua hình thức E-learning. Nghiên cứu này giúp 
chúng tôi thấy rằng dù đối với kỹ năng thực hành tiếng cần tương tác cao này, phương thức hỗn 
hợp vẫn có thể thực hiện được và đã thể hiện một số thuận lợi nhất định. Chúng ta không thể 
thay thế hình thức trực tiếp bằng trực tuyến nhưng sự kết hợp hợp lý giúp SV học tập hiệu quả. 
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy việc xem xét phản hồi của người học luôn là hướng nghiên 
cứu cần thiết trong đào tạo, nó đã giúp chúng tôi trong việc cải thiện việc giảng dạy kịp thời và 
đúng hướng. 
Tài liệu tham khảo 
Ben Henda M. (2020). Cẩm nang triển khai phương thức đào tạo hỗn hợp. Tổ chức Đại học Pháp ngữ 
(AUF), Ban Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (DRAP). 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT Quy định Ứng dụng công nghệ thông 
tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng. 
Horton, W.K. (2002). Using E-learning, American society for training and development. 
https://books.google.com.vn/ tra cứu ngày 14/09/2020. 
Nguyễn Lê Hoàng (2013). Bàn về quan điểm giáo dục: “Lấy người học làm trung tâm”, Báo Giáo Dục 
online, https://www.giaoduc.edu.vn/ban-ve-quan-diem-giao-duc-lay-nguoi-hoc-lam-trung-tam.htm, tra 
cứu ngày 14/09/2020. 
Nguyễn Tấn Đại (2020). E-learning: Dẫn nhập về phương pháp tiếp cận.  tra 
cứu ngày 14/09/2020. 
STUDENT'S FEEDBACK AFTER LEARNING SPEAKING SKILLS 
BY E-LEARNING: A CASE STUDY OF SECOND YEAR FRENCH 
STUDENTS, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, 
HUE UNIVERSITY 
Abstract: Nowadays, e-learning has become a popular teaching and learning method that meets the 
demands of learners and teachers and helps them make more and more effective use of information and 
communication technology, especially in foreign language learning and teaching. However, is the 
implementation of teaching and learning in this way really effective, especially for learning speaking 
skills? What advantages or disadvantages do learners faces and do they really take advantage of e-
learning? Studying learners’ feedback on this method of foreign language teaching and learning is 
absolutely necessary. In our study, we have investigated the above questions with second year French 
students, University of Foreign Languages, Hue University. In this report, we present the research 
findings as well as discussing issues to improve the effectiveness of e-learning in foreign language 
teaching, in general and in teaching French speaking skills, in particular. 
Keywords: e-learning, speaking skills, feedback of learners 

File đính kèm:

  • pdfphan_hoi_cua_sinh_vien_khi_hoc_ky_nang_noi_theo_hinh_thuc_e.pdf